Thư đến: '... Tuy biết Ðạo hai mươi mấy năm, con tu hành trì trệ nên lúc nào cũng như người bắt đầu tu...'
Việt Nam, ngày 30 tháng 1 năm 1997

Kính gởi Ðức Thầy,
Con không biết viết thế nào cho Ðức Thầy vì cầm đến giấy là con có cảm giác Ðức Thầy biết hết rồi; Con có viết là chỉ vì lòng tham của con còn!
Chú H về VN đã giúp đỡ chúng con rất nhiều, đã khám bệnh một số bạn đạo chúng con. Nhất là con, bệnh nhiều lắm! Vì con ở giòng sông đen Thầy ạ! Ngày con mới đến thì nước sông trong xanh, đến bây giờ thì nước sông đen kịt như nước cống, mà con thì chưa có phương tiện để đi. Nhớ năm xưa Thầy cho con bài thơ mà hai câu cuối bài là:
"Thiên cơ quá đỗi nhiệm mầu
Giam hồn nơi cảnh có đầu có đuôi"
Ðúng với hoàn cảnh của con hiện tại, luật nhân quả mà con phải chấp nhận thôi, Thầy ơi! Con có cảm giác là Thầy đã chuyển chú H đến với chúng con, một người mà chúng con phải học tánh khiêm nhường, điềm đạm! Dù làm việc nhiều vì các bạn đạo bao vây chờ khám bệnh, chú ấy vẫn vui vẻ dịu dàng không để lộ nét mệt mỏi. Chỉ tiếc thời gian quá ít, chúng con không có thì giờ đàm đạo cùng nhau. Thầy ơi! Chúng con rất nhớ Thầy! Chúng con chỉ còn biết cố gắng tu để được gần Thầy, tùy theo trình độ của mỗi người. Riêng con thì nặng nề quá Thầy ạ! Con có một bạn đạo cho một mề đay "Lục Tự Di Ðà" mà Thầy đã ban ân điển, con đeo mới có 2 ngày, nó đen như chì! Nhìn mề đay, con có cảm giác căn cơ con quá nặng, quá khứ tội lỗi quá nhiều. Tuy biết Ðạo, biết Thầy, hai mươi mấy năm con tu hành trì trệ quá, ngu si và chậm mở trí, nên lúc nào cũng như người bắt đầu tu. Nhớ lại những ngày chưa tu PLVV, nếu chậm gặp Thầy, con đã khùng điên rồi. Như vậy con cũng tiến theo trình độ của con thôi.
Con xin dừng viết, viết nữa, con viết lung tung Thầy xem mệt. Thầy có thì giờ Thầy viết vài chữ cho con đỡ nhớ, nếu bận con không dám, vì con đang tập tánh hồn nhiên và tự nhiên để hoàn thành một điều ao ước trên bước đường tu học, v...v...
Kính chúc Thầy mạnh khỏe, trẻ mãi không già!

Kính thư,
Con,
NTL
 
Thư đi:
Sydney, ngày 10 tháng 2 năm 1997

L con,
Thầy vui nhận được thư con nhắc nhở lúc con tương ngộ Thầy với con tại quê nhà. Chúng ta có duyên mới gặp nhau, người thực hành ảnh hưởng người chưa thực hành. Chính con đã học, hiểu một phần cuộc sống của chính mình và nghiệp lực của chính mình. Con có duyên lành ngộ được PLVVKHHBPP. H. cũng vậy, H. là một người nhịn nhục, thầm kín tu học, không có ỷ lại tranh chấp với ai, chỉ lo tu sửa mình vì hiểu rõ nghiệp lực của chính chúng ta không phải ở kiếp này, mà từ nhiều kiếp rồi. Nếu chúng ta không hành triển, phát triển cái PLVVKHHBPP, khứ trược lưu thanh thì làm sao giải được nghiệp tâm của chính mình.
Ngày hôm nay con có duyên lành được phù hiệu Lục Tự để nhắc nhở con tự thức tự tu, nhưng cơ tạng con ô trược, không có thanh sạch cho nên mồ hôi làm hoen ố phù hiệu con đã đeo, điều đó chứng minh là cơ tạng con không sạch, bộ ruột con không có trong sạch. Cố gắng làm PLTC đi, Soi Hồn rồi nó sẽ giải qua hơi thở, qua mồ hôi, rồi từ từ cái mồ hôi con bớt mặn thì nó sẽ không đen.
Con quá khổ, quá thiếu thốn, nhờ sự kích động và phản động của tình đời, con lại hiểu con nhiều hơn, con thấy rõ nghiệp lực của con, chính con đã làm cho con khổ. Khi con ý thức rồi, con phải lấy nguyên khí của Trời Ðất tự tu tự giải, thì mới kịp thời. Con nhìn được con sông trong lành, biến tới đen dơ, tại do đâu? Do sự lưu thông của xã hội không thông suốt, cho nên bị ứ đọng. Xác của chúng ta cũng vậy, ăn một ngày ba buổi, rất nhiều, ứ đọng thành độc tố hôi tanh, thì trược khí xâm chiếm khối óc của chúng ta và tạo sự rắc rối cho chính mình, không hiểu mình là ai, từ đâu đến rồi sẽ về đâu?
Con đề cập đến luật nhân quả thì con phải hiểu nguyên lý này, ôm lấy nguyên khí của Trời Ðất làm gốc để giải tỏa những trược khí trong nội tâm của chính mình, mà lo tu. Con cũng như Thầy, Thầy cũng như con, chỉ có thực hành thì mới tự cứu được, chẳng có ai cứu mình ngoài sự thực hành tực cứu mà thôi. H. đêm đêm lo tu, hạ mình học hỏi, ngày hôm nay Người mới có cơ duyên trực diện với các con và cống hiến những gì Người đã hiểu biết trong thật thà và khiêm tốn. Nhịn nhục là chánh. Tiên, Phật cũng nhờ nhịn nhục mới tiến hóa. Các con cũng vậy, hoàn cảnh là ân sư giáo dục con, bắt buộc phải nhịn nhục để tiến hóa, chính mình sai chẳng có ai sai, sửa mình để tiến, không nên để nghiệp lực lôi cuốn nữa, áp dụng rốt ráo. Pháp lực càng ngày càng mạnh mới giải được những gì ứ đọng trong người của con. Con hiểu thì con phải cố gắng, mới có cơ hội trở về với gốc gác của chính mình, dày công sẽ đạt được kết quả, đặt niềm tin nơi Thượng Ðế. Nếu con còn tham lam, ô trược, không chịu tự giải thì cái ô trược này con không có thể rời khỏi được. Lấy oán làm ân con mới thấy sự lầm của chính con. Tất cả những gì xung quanh đang được hình thành, đã và đang dẫn tiến chúng ta hướng về thanh tịnh mà tu. Tu mới cảm nhận được sức mạnh của Thượng Ðế đã và đang ân độ các giới, bất cứ từ hoàn cảnh nào cũng có cơ hội tiến hóa, kể cả Ðịa Ngục.
Con ráng tu đi, hướng về thanh tịnh mà tu, con sẽ thấy con nhiều hơn, thấy nghiệp lực của con, con mới giải được, chớ không thấy nghiệp lực của con, làm sao con giải được, còn ẩn tàng trong khối óc, thần kinh, và trong cơ tạng của chính con? Mỗi ngày lời nói của con mới tu tiến, nhưng mà sự tham lam, việc ăn uống, suy nghĩ không dứt khoát, khó tiến, và trí không mở. Chúng ta dứt khoát thất tình lục dục, nhân duyên, thì chúng ta sẽ có cơ hội mở trí. Thất tình lục dục nó bao vây khối óc của chúng ta. Nếu chúng ta bằng lòng tự giải thì trí sẽ mở, tâm sẽ khai, bằng lòng tu để ảnh hưởng người kế tiếp, làm đại sự không có làm tiểu sự.
Hiểu mình trong thanh tịnh, mới có cơ hội ảnh hưởng người kế tiếp, hiểu được chính họ, hiểu được phần hồn của họ, hiểu được khả năng sẵn có của chính họ, là điều may mắn nhất ở trần gian này. Con cũng vậy, cố gắng tu đi, hoàn cảnh sẽ thay đổi, hoàn cảnh là ân sư, hoàn cảnh luôn luôn theo dõi con, mới giúp đỡ con tiến hóa và không chịu tu học rõ rệt thì sự tiến hóa không thành. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
481. Ngày 25-12-1996. Người viết: NVN
482. Ngày 16-03-1997. Người viết: ĐTNS
483. Ngày 06-02-1997. Người viết: TT
484. Ngày 30-05-1997. Người viết: TTTT
485. Ngày 28-02-1997. Người viết: HNM
486. Năm 1997. Người viết: NTHM
487. Năm 1997. Người viết: MCNMAT
488. Năm 1997. Người viết: TĐ Hoàng Yến Hồng
489. Ngày 28-01-1997. Người viết: PTT
490. Năm 1997. Người viết: VTS
491. Năm 1997. Người viết: NTD, HND, VNL
492. Ngày 11-08-1997. Người viết: NVS
493. Ngày 16-07-1997. Người viết: TĐ
494. Ngày 09-12-1996. Người viết: TTĐ
495. Ngày 16-11-1996. Người viết: NXT
496. Ngày 26-03-1997. Người viết: PNQ
497. Năm 1997. Người viết: Lương Sĩ Hằng
498. Ngày 23-06-1997. Người viết: TVH
499. Ngày 07-07-1997. Người viết: HTA
500. Ngày 02-08-1997. Người viết: THT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 21 22 23 24 [25] 26 27 28 29  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: