Thư đến: '... Tôi nói ra đây là lời kêu cứu cuối cùng của tự mình để tìm đến với tình thương đồng đạo ...'
Việt Nam, Ðà Nẵng, ngày 12 tháng 1 năm 1997 (4 tháng 12 Nhâm Tý)

Nam Mô A Di Ðà Phật,
Kính gởi Hội Ái Hữu Vô Vi Hoa Kỳ,
Lời đầu tiên của bần đạo gởi về Hội Vô Vi là lời chúc toàn thể những tu sĩ trong hội và nhân dân Hoa Kỳ được ngày và đêm đều an lành.
Kính thưa Hội! Vừa qua bần đạo có tìm hiểu và tu theo PLVVKHHBPP cho nên bần đạo đã hiểu được ít nhiều về đạo thiền, nay có cơ duyên bần đạo muốn biết thêm về sự thiền qua băng video để nắm vững trong lúc thiền cho đạt được kết quả khả quan. Bần đạo có đôi dòng gởi đến Hội để giúp đỡ bần đạo nắm vững sự tu tập trong khi hành thiền và cũng giới thiệu để Hội được rõ tên tuổi của bần đạo: NTKC (tên), pháp danh Quảng Chánh, 36 tuổi hiện tại ở tại tổ H, thôn Bình Thuận, xã Hòa Phát, nay đã chuyển khu vực này về gia nhập thành phố Ðà Nẵng; Vì mới gia nhập nên chưa rõ địa chỉ mới, xin quý Hội liên lạc bần đạo qua địa chỉ tạm: KC số nhà 77, đường Hùng Vương, TP Ðà Nẵng (sau bìa thư nhờ chị D chuyển hộ đến KC).
Kính thưa hội! Gia đình bần đạo hiện nay gồm một vợ chồng 4 con: 2 trai 2 gái, cho nên sự sống đơn thuần và khó khăn. Nhưng thưa tổng Hội, sự an nhiên tự tại của một người đã đi vào con đường thiền, giúp cho bần đạo quen dần trong cuộc sống không hay, nhận trong thanh điển của lúc thiền định, bần đạo có thấy một vị cho bần đạo biết rằng có địa chỉ của Hội, và sau đó đúng, bần đạo đã tìm ra địa chỉ trong một cuốn sách. Trong lúc đang gặp điều gay cấn mà các vị có thể giúp đỡ bần đạo qua tình thương, bần đạo cũng xin trình bày hoàn cảnh như sau:
Trước đây từ lúc sơ sinh đôi mắt của bần đạo đã bị đục lệch thủy tinh thể, nhờ có sự giúp đỡ của một vị cha đỡ đầu đã đưa bần đạo đến bệnh viện Quân Y nhận là con của ông ấy để khai giấy tờ và mổ được một con mắt cách đây đã 12 năm, là năm Ất Sửu (1985) đến nay còn lại một con mắt vẫn chịu để mù, mà không có điều kiện để mổ vì trong gia đình không có ai lo được kinh tế chính để nuôi con, chồng thì đau tim, may nhờ pháp thiền mới đỡ chứ không thì chết mất; Cho nên không làm việc nặng được, chỉ có một mình bần đạo và một con trai lớn nhất là 16 tuổi phải nghỉ học để làm phụ giúp nuôi cha mẹ và em. Bây giờ nếu bần đạo mổ mắt nằm điều trị phải ba tháng sau mới có thể hoạt động lại; Trong thời gian này thì gia đình sẽ sinh sống bằng cách nào. Bởi vậy bần đạo viết thư này gởi đến tất cả Hội Ái Hữu, ai có lòng bác ái hãy giúp đỡ cho bần đạo dù của ít lòng nhiều để bần đạo có thể mổ thêm một mắt nữa vì đã đến lúc đau nhức và không thấy gì nữa, chỉ cậy vào mắt đã mổ trước, để lâu sợ ảnh hưởng đến mắt kia, vì đục mà còn lệch, chứ phải đục không thì dễ . Kính thưa tất cả quý đồng đạo! Tôi nói ra đây là lời kêu cứu cuối cùng của tự mình để tìm đến với tình thương đồng đạo tất cả những ai đã có lòng giúp đỡ tôi xin tỏ lòng thành thật biết ơn và hẹn quý vị trong kỳ Long Hoa Hội sẽ gặp. Kính thư xin chúc quý vị hưởng một mùa xuân an lạc nhất. Kính bút.

Nam Mô A Di Ðà Phật,
Pháp danh Quảng Chánh,
NTKC
 
Thư đi:
Chúng tôi nhận được thư chị đề ngày 12/1/97, được biết chị có tâm tu và đã nhận lãnh một pháp danh Quảng Chánh, tức là lanh quanh cuộc đời cũng về đường chánh mà đi. Ngày nay, chị được biết tới Vô Vi mà cầu cứu, đó là duyên lành mà thôi. Nếu chúng ta là người tu, có tâm hướng về Trời Phật thực hành thì chắc tương lai sẽ được cứu. Người tu dấn thân hành đạo bằng tâm thì mới thật sự cứu đời, nếu bằng áo mão thì sẽ tạo sóng sông mê cho chúng sanh mà thôi. Chúng tôi là người tu thực hành, có gì nói nấy, ăn thiệt làm thiệt, sửa thiệt, không nói lý Phật mà không thấu triệt. Nếu chúng ta tu Phật, phải biết được luật nhân quả của Trời Ðất. Nhân tốt thì quả tốt, nhân xấu thì quả không ngon. Hiểu được điều này nên nhịn nhục mà sửa mình thì nhiên hậu mới có cơ hội tiến hóa. Trời Phật không đui, nhưng người đời hay làm tội mà thôi. Tâm làm thì thân chịu. Người tu phải nhịn và phải chịu nhục mới thật sự là người tu.
Chị đã có duyên thỏ thẻ với chúng tôi. Chúng tôi là người tu thực hành, xa quê hương, xa đất tổ, xa Trời Ðất, nhưng ngày hôm nay chúng tôi được vun bồi tâm thức nhẹ nhàng thì chẳng có xa ai cả. Tôi có vài câu để bàn bạc cùng chị để chị thấy rõ nghiệp lực của chị hơn, hướng tâm về PLVVKHHBPP mà tự giải nghiệp tâm thì điều lành sẽ đến. Tu đứng đắn, hết lo tức là hết nghiệp. Mọi điều sẽ tiến tốt đẹp ở tương lai. Ðó là sự dày công của chính chị, vì chị đã nguyện với Trời Phật: Tu theo Phật thì phải khổ, gặp khổ không than, gặp lửa không sợ, đó là tâm hồn dứt khoát theo Phật. Chưa thành Phật thanh nhẹ thì không bao giờ có cơ hội dự Ðại Hội Long Hoa. Tâm hồn không phát triển thì Long Hoa nào mời chúng ta đến dự? Vài lời thô thiển của chúng tôi, mong chị thông cảm, cảm thông cho người thực hành thích nói thật và không thích nói láo. Kính chúc anh chị và gia đình vui khỏe, tự giữ niềm tin để thoát nạn.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
 
của tổng cộng 727 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 29 30 31 32 33 34 35 36 37
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: