Thư đến: '... nếu bên Úc có thiền viện, con xin qua bên đó tu và dìu dắt đứa con gái đó tu luôn'
3/12/1996

Kính thưa ông Tám,
Con đã được thư ông và con có hỏi qua ý kiến các con rồi. Vậy ông vui lòng gởi đơn cho con, con sẽ nộp đơn nhờ cứu xét. Tiện đây con có thắc mắc: Giấy tờ di dân sang Pháp ai lo? Con phải có người bảo lãnh ở Pháp thì mới qua được chứ. Rồi kinh tế, tiền bạc, cuộc sống của con, ai bảo đảm? Mọi thắc mắc xin ông Tám vấn đáp. Con cái con nó muốn con vui, mà con chỉ vui ở thiền đường. Nếu ông có lòng dẫn dắt thì xin đưa con trên con đường tu, đội ơn ông. Kính thưa ông Tám, con cũng muốn ở nhà tu nhưng thấy các con nó không muốn con tu theo ông Tám, ý nó muốn con tu chùa, thờ Phật, đốt nhang, nhưng con bị đau mắt không thấy đường rõ, vả lại bây giờ con không nhà, con sợ ở với chúng nó nói bậy nghi ngờ đủ thứ sanh ra nhiều tội lỗi mà đường tu của con cũng động khó tu. Từ ngày qua đây con thấy đường tu con không tiến, con buồn quá. Con muốn tránh đi tu để cho các con thấy đạo này là đạo tình thương. Hiện giờ con ở nhà đứa con gái lớn, thằng rể nó thấy con ăn rồi đọc kinh, nó khinh bỉ và cười con làm không giống ai hết họ bị bắt, ở Naug này không có ai tu như má hết, coi chừng bị gạt. Ban ngày con vô phòng làm pháp luân thở chiếu minh, chúng nó nói tối ngày ở trong phòng hoài, đứa cháu ngoại mở cửa ra vô hoài, con khó tu quá, còn chiều tối nó bảo con cũng ra phòng khách xem tivi, nó thuật chuyện cười, vợ chồng con chúng nó cười, con ngồi bù nhìn đâu biết Vauy mà cười, con vô phòng nghe băng kinh cũng không yên, nó nói má tu đạo gì kỳ quá không giống ai hết. Ăn cơm con cũng không dám đọc kinh, làm gì cũng bị phá như vậy, con làm sao tu được.
Cúi xin ông Tám thương chỉ dạy giùm con, hoàn cảnh như thế đó con phải làm sao tu. Con mới gả đứa con gái nó theo chồng qua Úc tháng 12 này là một năm mà vợ chồng nó gây gổ, chồng nó đòi ly dị nhưng chưa được 3 năm làm sao ly dị, phải chờ. Bà má chồng nó khó lắm - người Tàu, hiện giờ còn ở chung nhà, nó cũng khổ sở lắm, chỉ có một mình ở bển bơ vơ. Cúi xin ông Tám thương, nếu bên Úc có thiền viện, con xin qua bên đó tu và dìu dắt đứa con gái đó tu luôn.
Nếu được vậy đời con phước đức vô cùng. Cúi lạy ông Tám thương chỉ dạy giùm con phải làm thế nào cho con tu được.

Đội ơn ông Tám nhiều,
T
 
Thư đi:
Singapore, ngày 20/12/96

T con,
Ông Tám vừa nhận được thư con đề ngày 3/12/96, được biết con đang bị thử thách trên đường tu. Đó là nghiệp lực của chính con, nếu con thật tâm hướng về Trời Phật và thành tâm tu học thì trí tâm của con sẽ được phát triển nhanh. Các con của con còn ham chưa biết đạo là gì! Tội nghiệp cho tâm thân của chúng vẫn bơ vơ chạy theo ngoại cảnh làm thành cuộc sống cho chúng.
Người tu Vô Vi thì ngược lại, chấp nhận nghịch cảnh, lấy oán làm ân mà tu thì mới tiến. Con nên kiên nhẫn nhịn nhục gần con cái để có cơ hội thực hiện tâm từ bi của chính con, dốc lòng hành pháp tự cứu và độ tha tại trần, không dễ gì có được một gia cang của Trời Đất đã sắp đặt. Con nên cố gắng dẹp bỏ tự ai mà sống với các con của con, còn hơn vào thiền viện tu.
Thiền viện Vô Vi là do mọi người đóng góp mà hình thành. Mọi người đến đó với một khả năng của chính mình, ăn ở tự túc, không có người phục vụ như ở nhà. Điều kiện của con rất tốt, được gần con cháu, vậy con nên thật tâm phục vụ các cháu, tạo thành hạnh đức để tu, vạn sự khởi đầu nan - lần lần các cháu sẽ hiểu. Thiền viện không có làm thủ tục bảo đảm cho ai cả và không có tài chánh để nuôi người tu. Tiền bạc thì nghèo nhưng tâm hướng về Trời Phật mà tự tu tự tiến, chứ không phải những chỗ khác, rủ ren và sẽ gây rối về sau. Phương pháp Vô Vi là phải tự tu tự tiến, dấn thân làm việc thì lục căn lục trần mới có cơ hội thức tâm. Con nên vui sống với các con cháu mà tu thì mới đúng đời đạo song tu. Chúc con và gia đình vui khỏe.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
601. Ngày 12-04-1999. Người viết: VT
602. Ngày 07-04-1999. Người viết: PL
603. Ngày 17-01-1999. Người viết: HT
604. Ngày 22-08-1998. Người viết: T
605. Ngày 02-03-1999. Người viết: L
606. Ngày 30-11-1981. Người viết: NTN
607. Ngày 24-12-1981. Người viết: TH
608. Ngày 06-12-1981. Người viết: T
609. Ngày 16-02-1982. Người viết: LNT
610. Ngày 21-02-1982. Người viết: C
611. Ngày 16-03-1982. Người viết: LCH-Nhân viên CADT
612. Ngày 22-03-1982. Người viết: HA
613. Ngày 17-02-1982. Người viết: TMC
614. Ngày 23-01-1982. Người viết: HVH
615. Ngày 21-03-1982. Người viết: L
616. Ngày 04-07-1981. Người viết: THL
617. Tháng 06-1982. Người viết: Ðạo hữu T
618. Ngày 24-02-1982. Người viết: M/M
619. Ngày 09-01-1982. Người viết: TNT
620. Ngày 04-10-1981. Người viết: M
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 27 28 29 30 [31] 32 33 34 35  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: