Thư đến: '... Sau khi con thiền giờ chánh tý xong (xả thiền rồi), con có thể thiền lại lần nữa không?'
S, ngày 5 tháng 10 năm 1996

Kính thưa Thầy,
Con có những thắc mắc trong việc tu học, con rất mong Thầy giải đáp cho con được hiểu.
Trong LED Weekly 55, Thầy có nói: Soi Hồn tốt nhất là 3 lần trong ngày, chứ không phải 3 lần trong đêm..." Vậy sau khi con thiền giờ chánh tý xong (xả thiền rồi), con có thể thiền lại lần nữa không? Với đủ 4 động tác: Nguyện, Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định? Thầy giảng: Làm Pháp Luân nhiều thì tốt... Con không hiểu điều này. Trong pháp lý Thầy dạy đêm công phu thở Pháp Luân Thường Chuyển từ 6 đến 12 hơi. Vì vậy ngày và sau giờ thiền đêm, con hay ngồi (với tư thế thiền rồi) từ từ hít thở 6 hơi Pháp Luân Thường Chuyển (con chỉ thở 6 hơi là con thấy mệt), xong thì con niệm Phật, rồi con lại hít thở, và con lại niệm Phật..., con làm nhiều lần. Thưa Thầy có được không?
Trong buổi thiền khi đã qua Thiền Định rồi, vậy mà con vẫn thường làm Pháp Luân Thường Chuyển, thưa Thầy vậy có tốt không? Kính thưa Thầy! Những lời giải đáp của Thầy có thể áp dụng với bạn đạo khác không? Hay chỉ riêng cá nhân con? Con kính chào Thầy.

ĐTNS
 
Thư đi:
Sydney, ngày 16 tháng 3 năm 1997

NS con,
Thầy vui nhận được thư con thắc mắc về thực hành công phu như sau: Thứ nhứt, con hỏi về Soi Hồn. Soi Hồn phải ý thức rõ là làm gì? Soi Hồn là tập trung, khí điển trung tâm bộ đầu phát triển đi lên, hòa hợp với tinh ba của vũ trụ. Tinh khí phát triển hòa hợp với tinh ba của vũ trụ, lúc đó được thanh nhẹ rồi mới đời đạo song tu. Soi Hồn tốt nhất là ba lần: Sáng một lần, trưa một lần, tới khuya trong giờ công phu Soi Hồn một lần nữa; Đó là ba lần.
Sau giờ chánh tý, khi thiền rồi và hồi trở lại thì nên cho xác nghỉ, con mới có thể tiếp tục tu thiền được. Muốn tiếp tục thiền phải làm đủ môn: Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định - vì làm nhiều để gây một tập quán tốt và thần kinh khai triển đều. Khi mà đạt tới thanh nhẹ, dùng ý thiền, dùng ý tưởng là khí điển chuyển ngay. Khi làm Pháp Luân là nó sẽ chuyển tự động ngay. Bây giờ con phải khổ công làm đều như vậy mới tốt. Con có thể làm Pháp Luân Thường Chuyển bất cứ lúc nào, nhớ đầy rún, đầy bụng tung lên bộ đầu. Khi quen rồi thì con ngồi đâu, dùng ý cũng có thể chuyển khí điển hòa hợp với tự nhiên - tự động nó chuyển. Môn thiền này do ý chí người hành và chịu phát triển đồng đều, tức là nhắc nhở chính mình, nhiên hậu mới đạt được sự thanh nhẹ tốt đẹp bằng ý, bằng trí, chớ không phải bằng lý luận. Trí ý là hành về điển giới thanh nhẹ, làm đúng cách với 6 hơi là cũng đủ mệt rồi. Phải nhập định tham thiền, ngồi càng lâu càng tốt. Nếu cơ thể mệt mỏi, phải cho nó nghỉ. Làm Chiếu Minh để hỗ trợ cơ thể, nhiên hậu mới ngồi lại thiền được. Nếu con có thì giờ làm nhiều lần là rất quý, càng làm được nhiều lần càng gây được tập quán tốt, tiến tới toàn thân chuyển chạy như vậy. Pháp Luân Thường Chuyển huệ tâm khai, là hòa hợp với Pháp Luân Thường Chuyển của càn khôn vũ trụ, mà dựa vào đó để tiến hóa. Diêu Trì Kim Mẫu độ chúng sinh bằng Pháp Luân Thường Chuyển. Nhờ chúng ta hành, khả năng chúng ta phát triển đi lên, nhiên hậu mới nhận được. Đừng có cầu xin, Mẫu không đến mà ma đến, lúc đó nó nhập xác nói bậy nói bạ: Đây là điển ông Tám, đây là điển ông Tư, nói tùm lum hết, cái đó không đúng! Thực hành đứng đắn lên thì thấy rõ mà sửa mình, chớ không phải thấy để nói cho người khác mê tín, làm cho người khác động loạn trong lúc ta chưa có khả năng tiến tới đó.
Làm Pháp Luân Thường Chuyển thường xuyên sẽ tốt và có hiệu lực. Cũng có thể làm Pháp Luân Thường Chuyển trong lúc làm việc cho nó điều hòa. Làm bằng trí ý là khí nó chuyển chạy tự động. Phần hồn lúc đó thanh nhẹ , học những chuyện ở bên trên, ai chọc cũng không giận, ai chưởi cũng không ghét họ; Bất cứ hành động nào từ bên ngoài kích động vào bên trong là chúng ta chỉ biết cảm ơn mà thôi. Thực hành cho đứng đắn, cứ thực hành như vậy đi tới. Đêm đêm tu, ngày ngày tưởng nhớ, có dịp cũng tu luôn, có sao đâu! Hữu ích mà! Lấy nguyên khí của Trời Đất giải mở chính mình. Người nào có khả năng làm được là có thể làm, chớ không phải dành riêng cho ai. Mà thật sự người nào dày công, cố công người đó sẽ tận hưởng sự thanh nhẹ của Đại Bi, rất rõ rệt. Cứ thực hành đi, lấy kinh nghiệm của chính mình nói chuyện với người khác nghe là đủ rồi. Tu bằng trí, bằng ý; Thân xác chúng ta biết là tạm, trí ý chúng ta là vô cùng, phải dùng trí ý, ngày đêm nhớ cái đường lối tu học của chính mình là tốt. Khi qua Thiền Định, đã định rồi là xong, có thể xả, nghỉ ngơi làm việc, còn việc sanh sống nữa, chớ không phải là chuyện tu không! Rồi cái duyên nó sẽ đưa đến, chúng ta mới phục vụ, chúng ta sẽ có cơm ăn áo mặc, vui hòa và làm việc tận tâm; Đâu đâu cũng cần người tận tâm, không cần người hỗn ẩu, lười biếng. Khi mà thở 6 hơi rồi, cảm thấy mệt vẫn còn yếu, thở đúng 6 hơi là mặt mày hồng hào, nhẹ nhàng không còn mệt nữa. Lúc đó là lần lần đi tới tự động rồi nhớ tưởng nguyên lý Nam Mô A Di Đà Phật. Nhớ Nam Mô A Di Đà Phật khó hơn niệm. Đi tới giai đoạn đó là toàn thân tự động rồi, thì không lâu nó sẽ phát sáng, không còn mê chấp nữa, hóa giải những kích động từ đâu đưa đến. Pháp lực lúc đó mạnh rồi, phải thanh tịnh, khiêm nhường học hỏi, chớ không nên cho ta là đủ - chưa đủ đâu - đi tới vô cùng mà học hoài sẽ được tiến hoài. Thầy chỉ có bao nhiêu lời, mỗi mỗi đều do ý chí của mỗi hành giả tự tu thôi. Người có ý chí lười biếng thì không có thể tu được. Siêng năng trật tự thì mới có thể tu được; Nếu làm biếng thì suốt cuộc đời không tiến thân nổi. Làm sao giải tỏa được con ma làm biếng thì mới thật là người tu. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
81. Ngày 16-08-1994. Người viết: KGT
82. Ngày 24-08-1994. Người viết: TVT
83. Ngày 30-04-1994. Người viết: KH
84. Ngày 14-04-1994. Người viết: Bạn Đạo Cà Mau
85. Ngày 14-04-1994. Người viết: ND
86. Ngày 02-11-1994. Người viết: TNN
87. Ngày 06-10-1994. Người viết: V K
88. Ngày 17-11-1994. Người viết: AT
89. Ngày 09-08-1994. Người viết: LQT
90. Ngày 30-10-1994. Người viết: HQK
91. Ngày 15-05-1994. Người viết: NTT
92. Ngày 06-11-1993. Người viết: DL
93. Ngày 02-11-1994. Người viết: PTT
94. Ngày 28-01-1996. Người viết: NN
95. Ngày 25-04-1994. Người viết: NVT
96. Ngày 15-04-1994. Người viết: NNT
97. Ngày 18-08-1994. Người viết: NNV
98. Ngày 14-01-1995. Người viết: HTL
99. Ngày 15-04-1994. Người viết: TVH
100. Ngày 13-12-1993. Người viết: HKL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 1 2 3 4 [5] 6 7 8 9  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: