Thư đến: '... Sao mỗi lần con ngồi soi hồn thì ý nghĩ vẫn vơ cứ tới chi phối mặc dầu con cố gắng gạt bỏ'
S , ngày 10 tháng 7 năm 1996

Kính thăm Thầy Lương Sĩ Hằng
Con đã nhận được thư trả lời của Thầy, con đọc thư của Thầy con rất xúc động, một nguồn thiêng liêng, một tình thương tự dâng trào bên trong tâm hồn con mà con không ngăn được dòng nước mắt, rồi con tự nhủ từ đây con sẽ thay đổi sửa tâm thay tánh để tâm hồn con được thanh tịnh. Đã bao lần con có dịp ngao du rồi con nhớ lời khuyên của Thầy phải giữ sự trong sạch thể xác lẫn linh hồn nên con rời bỏ và lòng ham muốn xuống.
Hai đứa con của con đã trở về thăm viếng con trong chốc lát, con cũng đã mừng rồi, còn chồng con thì không còn hy vọng vì bây giờ mỗi người theo một hướng, tất cả lỗi tại con; Bây giờ con ráng sống một mình cho đáng kiếp đời con.
Thầy à! Sao mỗi lần con ngồi soi hồn thì ý nghĩ vẫn vơ cứ tới chi phối mặc dầu con cố gắng gạt bỏ và không vướng mắc vào vật chất mà sao tâm chẳng yên, con muốn sống tỉnh tâm lắm, muốn và muốn lắm. Khi con hít thở chỉ khoảng 50 cái là ngủ quên mất; Con nghe lời Thầy thiền 2 lần trong ngày, sáng 6 giờ và tối 11 giờ, con ăn uống nhai kỹ và con đang tập ăn chay đã 2 tuần lễ nay.
Thỉnh thoảng khi con hít thở thì tim đập thật mạnh và cơn sợ hoảng hiện đến rồi tan đi vì con nửa ngủ nửa thức. Con cố đọc kinh trong trường hợp như thế.
Con đã cố gắng thiền bây giờ con có đưa sách "Tôi Tầm Đạo" cho bạn bè đọc và họ cũng tập thiền như con, trong gia đình họ trở lại hòa bình, con cứ tiếp tục đi đến từng gia đình và cho mượn sách "Tôi Tầm Đạo" để họ đọc, ai có duyên thì tự họ tình nguyện thiền theo.
Thầy có khuyên con nên mượn cassette của Thầy để về nghe; Ở đây Strasbourg, con là người đầu tiên biết về vấn đề thiền Vô Vi thì con đâu có quen ai để mượn sao lại, mà con có bạn chỉ đọc sách như con và chúng con dìu nhau thiền theo sách vở, đúng hay không con cũng không biết? Vì không Thầy đố mày làm nên; Con là người dẫn đầu mà con thì như người ấm a ấm ớ không làm sao giải đáp được các câu hỏi của bạn bè được. Các bạn con ai thiền cũng bỏ rượu và bỏ tật đánh bài, đánh vợ, đánh con, tật làm biếng, tật tham ăn như con, tật ganh đua lợi dụng lẫn nhau.
Vậy Thầy ơi! Thầy giúp con bành trướng phương pháp Vô Vi ở vùng Strasbourg, Colmar này vì bên Pháp chưa được thịnh hành như bên Mỹ. Con thật ra giống như "thằng mù" mà dẫn một đám mù đi hóng gió, không biết đi đúng hay sai, cứ đi đại với lòng thành.
Tụi chúng con ở Strasbourg là những căn nhà đang bị bốc cháy bừng bừng và cuốn sách "Tôi Tầm Đạo" Vô Vi là những "vị cứu hỏa pompier" xịt nước cho tắt. Ở Straspourg chúng con chỉ có một cuốn sách duy nhất mà thôi, chuyền nhau để đọc.

Con kính Thầy,
P
 
Thư đi:
Montreal, ngày 27/7/96

P con,
Thầy đã nhận được thư của con đề ngày 10/7/96, được biết con đang trên đường tự giải nghiệp qua phương pháp Vô Vi mà con đã lượm được trong quyển sách Tôi Tầm Đạo.
Con đã bắt đầu thấy được sự sai lầm của chính con. Con ơi! Trong cuộc đời này ai ai cũng gặp phải sự sai lầm của chính mình, nhiên hậu mới thức tâm. Chồng con là duyên nghiệp, nhờ nó mới dạy mình sớm thức tâm. Nếu con không nhận được sự kích động và phản động thì làm sao hiểu được khả năng của chính mình có thể vượt qua mọi trở ngại ở trên đời này? Dù cho có than vãn đến mấy đi nữa, rồi cũng phải chấp nhận mà thôi. Đó là luật nhân quả mà mỗi người phải trải qua, nhiên hậu mới có cơ hội tiến hóa. Con nên nhìn lại quá khứ, lúc con còn là một cô gái tràn đầy bản chất tự nhiên và hồn nhiên, nay lại gia tăng mọi sự phiền não, gọi là nghiệp lực như chồng con, từ bên ngoài mang vào tâm xác, không khác gì một cái còng, nhắc nhở con từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Phần hồn gánh nặng mọi sự nặng trược của tình đời, nay gặp được Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp, tự thức và tự hành để giải thì mới thấy rõ. Dùng ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật thường xuyên thì mới có cơ hội tự giải được mọi sự trần trược đã xâm chiếm tâm thân, ân cần tự sửa, từ có trở nên không. Chỉ có sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật mà có thể giải được mọi tạp niệm đã ẩn tàng trong thần kinh khối óc nhiều kiếp rồi mà không hay. Nay hiểu được nguyên lý Nam Mô A Di Đà Phật tự hành tự tiến về lãnh vực hư không và thanh tịnh ở tương lai. Đó là tín hiệu tự cứu, dần dần nó sẽ khôi phục tất cả, qua sự nhịn nhục mà thăng hoa, tiến tới đạo mầu tốt đẹp ở tương lai, sẽ không còn trì trệ và mê chấp nữa.
Trước kia Thầy cũng nhờ mọi sự trở ngại của cuộc đời mà tiến tới ngày hôm nay, được sống yên và bình an, vẫn hành triển thực chất của chính mình để dìu tiến quần sanh như con hiện tại. Vậy con nên noi gương thực hành - thiên địa nhơn - con là một phần hồn mang xác làm người đang có một thể xác, bao gồm - tim gan tỳ phế thận, đại diện - kim mộc thủy hỏa thổ. Vũ trụ có gì thì bên trong con có nấy, cộng với khối thần kinh chằng chịt vận hành tinh vi, hòa hợp với cả càn khôn vũ trụ. Hằng ngày con đã và đang tiếp thu tất cả điện năng của cả càn khôn vũ trụ mà hoạt động, trong trật tự của tự nhiên và hồn nhiên mà sống. Sự liên hệ với Trời Đất không ngừng nghỉ, người đời không hiểu lấy chính mình mà phân chia và xa cách lẫn nhau, tạo khổ cho nhau mà không tiến bước được. Phần hồn bị giam hãm trong cơ thể, thực hiện tham lam, tưởng lầm là đã làm đúng, cho nên phải nhận lấy sự đổ vỡ trong gia đình, xã hội cho đến phần hồn. Khổ, khổ, khổ mới bước vào biên giới của Phật Pháp mà tu. Nhơn thân nan đắc, pháp nan ngộ! Nay con có cả hai, chỉ thiếu hành mà thôi; Nên hành đúng theo lời chỉ dẫn của người đi trước thì sẽ gặt hái được kết quả tốt ở tương lai. Con cần có xác có tâm là tu được; Mỗi người một vị trí khác nhau, chịu tự tu tự tiến thì sẽ có cơ hội tự giải được mọi sự nan giải ở tương lai. Không cần kiếm bạn đạo mới tu được, hoàn cảnh là ân sư, cần sự nhịn nhục của chính mình thì mới học hỏi và tiến hóa kịp kỳ, hướng về phần hồn và Trời Phật mà tu thì sẽ được thanh nhẹ ở tương lai. Duyên đời tình đạo phân minh rõ rệt mà tiến hóa, rồi đây con sẽ có bạn đạo liên lạc với con và sẽ giúp con được thêm tài liệu nghiên cứu và tự tu. Con nhớ Soi Hồn ba lần trong một ngày thì sẽ giải tạp niệm. Chúc con tu tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
161. Ngày 10-12-1992. Người viết: TKV
162. Ngày 29-12-1992. Người viết: TBN
163. Ngày 29-01-1993. Người viết: HKP
164. Ngày 01-06-1993. Người viết: MH
165. Ngày 03-01-1992. Người viết: HTN
166. Ngày 22-12-1992. Người viết: TLT
167. Ngày 02-12-1992. Người viết: N
168. Ngày 27-12-1999. Người viết: VTS
169. Ngày 18-01-1993. Người viết: NNT
170. Ngày 07-03-1993. Người viết: TTL
171. Ngày 21-12-1992. Người viết: LTKP
172. Ngày 28-11-1982. Người viết: KGT
173. Ngày 29-06-1993. Người viết: Đ
174. Ngày 10-04-1993. Người viết: LTT
175. Ngày 10-02-1993. Người viết: TTNT
176. Ngày 26-00-1993. Người viết: LNB
177. Ngày 16-12-1992. Người viết: TVT
178. Ngày 26-06-1993. Người viết: PKL
179. Ngày 18-02-1993. Người viết: LTL
180. Ngày 29-07-1993. Người viết: TA
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 5 6 7 8 [9] 10 11 12 13  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: