Thư đến: '... Con cầu siêu dùng ý chí Nam Mô A Di Đà Phật'
TP Hồ Chí Minh, Ngày 19 tháng 1 năm 1996

Kính thưa Thầy,
Kính xin Thầy vui lòng minh giải một hiện tượng trên đường tu của con như sau:
Ngày 13/11 âm lịch (03/01/96) vừa qua, con trong lúc ngồi chơi bình thường đã thấy được ông nội (chết đã gần mười một năm). Con thấy ông nội mặc quần áo trắng rách rưới. Theo lời ông nội nói lại ông bị phạt tội tình cảm lúc sống. Sau đó vài ngày con không thấy. Cho đến ngày giỗ 20/11 âm lịch (10/01/96) gia đình tin tưởng cúng chay. Sau khi về hưởng đám giỗ xong, con tối đến lúc thiền bắt đầu cầu siêu cho ông nội nhẹ tội, được tu hành. Đêm đó con rất hoảng sợ vì thấy ma quỷ xung quanh. Hôm sau con bị bệnh sưng viêm họng. Sau đó con gặp dì Bảy Nguyệt, dì giải thích đó là ông nội còn bị giam giữ ở địa ngục. Dì chỉ cho con cầu siêu dùng ý chí Nam Mô A Di Đà Phật. Đêm đó con tiếp tục cầu nguyện; Con cũng thấy âm khí bao vây nhưng với ý lực Di Đà con chịu qua được, thấy mình có dũng thêm. Đêm sau thì con thấy nhẹ nhàng trở lại, con thấy ông nội được mặc áo cà sa ấm áp vui vẻ hơn. Con chỉ cầu nguyện tổng cộng là ba đêm với sự đồng tâm với dì Bảy. Ông nội con tên là TVC, chết ngày 20 tháng 11 âm lịch năm Nhâm Tuất 1983, chôn tại ấp BC 1, xã TL, huyện CĐ, tỉnh LA (hay là khu 1B, thị trấn CĐ, LA Việt Nam). Trước kia con cũng đã gặp bà ngoại đã chết, đến xin con dẫn đi lên tu. Sau đó con xin ông Tư giúp đỡ, con gặp lại bà ngoại đến cảm ơn vì đã được tu. Bà ngoại con tên là PTM, chết ngày 24/11 năm Đinh Mão 1987, chôn tại xã PĐ, thị trấn CĐ, LA.
Kính mong Thầy cho lời minh giải.

Kính thư,
TQM
 
Thư đi:
TQM con,
Con đã thực hiện nguyên ý NMADDP hướng tâm về người thân được kết quả tốt; Đó là niềm tin của con càng ngày càng vững lên, nên tiếp tục thực hành nguyên lý NMADDP để tương lai có cơ hội tận độ chính mình và quần sanh. Tâm hiếu thảo của con được phát triển, đó là thuận tình trời rất dễ tu. Mỗi khi con gặp người thân, con nên cúng một mâm cúng chay để cảm ơn những người thân về giúp đỡ con. Chúc con may mắn.
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
361. Ngày 19-02-2000. Người viết: NMT
362. Ngày 14-01-2000. Người viết: L
363. Ngày 20-08-2002. Người viết: N
364. Ngày 16-07-2002. Người viết: DH
365. Người viết: TVD
366. Ngày 19-09-2002. Người viết: HS
367. Ngày 15-09-2001. Người viết: TTĐ
368. Ngày 11-10-2001. Người viết: TQM
369. Ngày 30-06-2001. Người viết: DVH
370. Ngày 02-09-2001. Người viết: TM
371. Ngày 16-12-2001. Người viết: LVT
372. Ngày 11-10-2001. Người viết: ĐMT
373. Ngày 21-05-2002. Người viết: TVH
374. Ngày 26-12-2001. Người viết: TVH
375. Ngày 09-12-2001. Người viết: NKL
376. Ngày 10-03-2003. Người viết: NND
377. Ngày 16-05-2003. Người viết: PTTT
378. Ngày 09-01-2002. Người viết: NTNH
379. Ngày 29-09-2001. Người viết: NM
380. Ngày 13-01-2007. Người viết: LTL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 15 16 17 18 [19] 20 21 22 23  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: