Thư đến: '... Càng tu luyện theo phương pháp Vô Vi, thân mẫu tính tình càng nóng nảy, buồn vui bất thường, mặc dù rất nhiều cảnh tượng lạ lùng huyền bí'
Kính thưa ông Tám,
Những câu hỏi sau đây có tính cách cá nhân và trong gia đình, nên không tiện hỏi giữa công chúng và cũng mong ông Tám trả lời riêng giùm:
1) Thân mẫu của người hỏi là bà P, năm nay cũng ngoài 70, là một trong những người tu luyện theo phương pháp Vô Vi đã hơn 25 năm nay. Cách đây khoảng hơn ba năm, thân mẫu có nhận được một lá thư gởi về từ Canada, trên phong bì có đề tên người gởi là ông Lương Sĩ Hằng. Nội dung chỉ có bốn câu thơ nói về sự phù du của công danh phú quý. Xin ông Tám cho biết:
a. Mục đích của lá thư trên rõ ràng hơn.
b. Hay là có một người nào đó đang mạo danh ông Tám.
2) Càng tu luyện theo phương pháp Vô Vi, thân mẫu tính tình càng nóng nảy, buồn vui bất thường, mặc dù rất nhiều cảnh tượng lạ lùng huyền bí. Xin ông Tám làm ơn cho biết:
a. Đó có phải là kết quả tự nhiên của pháp tu Vô Vi hay không?
b. Có cách nào thay đổi được không?
3) Pháp môn Vô Vi đặt trọng tâm trong vấn đề thiền định giữa khuya, tự tu tự tiến; Rất ít nói đến luật nhân quả hay là chỉ nói phớt qua. Bởi vậy có người rất chăm chỉ lo tu luyện ngày đêm, chỉ mong cho được xuất hồn lên cõi Tiên Phật để hưởng phước, hoàn toàn không để ý gì đến luật nhân quả: Thân vẫn làm ác, miệng vẫn nói ác, ý vẫn nghĩ ác. Điều này không được thuận lý cho lắm, nghiệp dữ chưa dứt mà cứ mơ cảnh Bồng Lai. Xin ông Tám làm ơn cho biết ý kiến.
4) Bùa chú có khả năng làm gia tăng những hình ảnh huyền bí thần tiên của người thiền theo pháp Vô Vi giữa khuya hay không?
5) Có người nói: Tôi theo pháp Vô Vi nên tôi không tới gần người bệnh tật, người chết, người nghèo hèn, đám đông..., sợ làm mất THANH ĐIỂN của tôi. Chỉ có tôi tu mới có thanh điển, tất cả mọi người còn lại đều là trược điển. Thái độ ngã mạn đó đâu có đúng với đức hạnh từ bi của Phật dạy?
Người viết chỉ mong được giải đáp những gút mắc trong tâm tư. Nếu lời văn không được xuôi hay có điều chi xúc phạm, đều ngoài chủ ý của người viết, xin ông Tám niệm tình thứ lỗi.

Kính thư,
C T L
 
Thư đi:
Montréal, ngày 29 tháng 4 năm 1995

TL,
Ông Tám có nhận được thư con, được biết mẫu thân của con đã và đang tu Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp. Đó là duyên phước lớn cho chính người. Thiền đứng đắn thì đầu óc sẽ được tân tiến và khỏe mạnh. Còn việc thấy cảnh này cảnh nọ cũng là do duyên kiếp của người, nay tái ngộ trở lại để học hỏi mà tiến hóa trở về không, chứ không phải nuôi dưỡng những hình ảnh đó mà sống.
Còn về bốn câu thơ viết cho người thì ông Tám không bao giờ viết võn vẹn bốn câu thơ. Thực hành đứng đắn pháp môn chỉ có đạt được quân bình trong tâm thức, vui hòa với mọi người. Nếu đi ngược lại thì phải lưu ý thần kinh bất ổn. Lớn tuổi rồi, cần trường chay để nhờ chất nhờn của rau cải thanh lọc bộ ruột thì trí óc càng ngày mới càng minh mẫn hơn. Tu Vô Vi là hoàn toàn tự do tu tiến trở về với tự nhiên và hồn nhiên. Nóng nảy buồn vui bất thường là vì bộ ruột không ổn, cần khuyên người ăn gạo lức muối mè một tuần lễ để thanh lọc ruột.
Phương pháp Vô Vi đã dọn sẵn đường cho mọi người tiến thân. Cần nghe băng giảng nhiều để hiểu rõ mình là một khả năng trong vũ trụ, chứ không phải ôm lý thuyết đời mà tiến thân được. Tự sửa mình mới tiến hóa được. Đâu đó có trật tự, không hành thì không hiểu, không thể hỏi ngang và nói bướng được. Khoa học tức là khai triển tâm thức, chứ không phải chèn ép mà không tiến. Hướng thượng thanh nhẹ tức là nhân tốt thì sẽ đạt tới quả lành, không ngoài luật nhân quả của Trời Đất. Mang xác làm người không hành đúng pháp, tức là không khai sáng được chính mình, dựa vào Thần, Thánh, Tiên, Phật là tự làm suy yếu tâm thân, thần kinh bất ổn, sẽ không biết được từ đâu đến đây rồi sẽ về đâu, tự tạo sự mê tín dị đoan, ỷ lại không tiến.
Tu đứng đắn không có bùa chú nào xâm chiếm được. Người tu Pháp Lý Vô Vi chỉ thực hiện chuyện cần thiết và không làm những chuyện không cần thiết. Những chuyện nào có thể phá hoại tâm thân thì không tham gia mà thôi. Việc lo tu sửa hằng ngày rất cần thiết, còn nếu chuyện nào tạo động cho mình thì không cần thiết. Xã hội nhân gian sống như vậy sẽ mang lại trật tự hữu ích cho chung. Ngược lại nếu xía vào chuyện cá nhân của mọi người đều là mất trật tự hết. Thành thật cảm ơn những câu hỏi ngoài đường lối tu học của Vô Vi.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
561. Ngày 24-09-1999. Người viết: LTTL
562. Ngày 19-10-1999. Người viết: LTB
563. Ngày 04-10-1999. Người viết: HS
564. Ngày 26-07-1998. Người viết: N C
565. Ngày 30-12-1999. Người viết: (một bạn đạo)
566. Ngày 25-12-1999. Người viết: Ðể TMD
567. Ngày 16-10-1999. Người viết: H
568. Ngày 02-04-1999. Người viết: TVS
569. Ngày 19-11-1999. Người viết: TTH
570. Ngày 14-11-1999. Người viết: TVTh
571. Ngày 16-01-2000. Người viết: M2K
572. Ngày 16-01-2000. Người viết: MVC
573. Người viết: (một bạn đạo)
574. Ngày 07-09-1997. Người viết: TTNT
575. Ngày 17-12-1998. Người viết: CVH
576. Ngày 23-08-1999. Người viết: LQL
577. Ngày 18-11-1999. Người viết: Soeur N
578. Tháng 08-1999. Người viết: ÐQT
579. Ngày 17-03-1999. Người viết: T
580. Ngày 19-07-1999. Người viết: KS
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 25 26 27 28 [29] 30 31 32 33  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: