Thư đến: '... Vì gia đình khó khăn nên tôi đã thôi ăn chay'
M X, ngày 2 tháng 11 năm 1994

Kính gởi ông Tám trong Pháp Vô Vi,
Tôi tên P T T. Tôi đã ăn chay trường hai năm nay. Vì gia đình khó khăn nên tôi đã thôi ăn chay. Năm nay tôi đã 64 tuổi, không làm ra tiền, may cũng nhờ bổn đạo giúp đỡ cho địa chỉ của ông Tám, một người mù trong đạo ở Sóc Trăng, tên Hợp, đã từng nghe băng của ông Tám giúp đỡ lâu rồi nhưng tôi không có tiền gởi nên nhờ một đứa cháu đi ở cho người ta giúp giùm để gởi cho ông có cơ hội giúp đỡ cho tôi, suốt đời tôi vẫn mang ơn ông Tám. Tôi cũng biết làm việc này rất phiền ông Tám nhưng tôi không còn cách nào hơn, mong ông Tám nhiệt tình giúp đỡ cho tôi, tôi rất cảm ơn sự nhiệt tình và lòng từ bi của ông Tám giúp đỡ giùm tôi để tôi có cơ hội ăn chay vào đạo của Pháp Vô Vi. Cuối thư xin chúc ông Tám dồi dào sức khỏe và bổn đạo được nhiều sức trên con đường hành đạo.

P T T
 
Thư đi:
Ngày 28/11/1994

Chị T,
Tôi đã nhận được thư chị đề ngày 2/11/94, được biết chị muốn ăn chay để tu. Tu là do tâm thức giác mới tu được, chứ không phải ăn chay mới tu được đâu. Không nên lầm lẫn giữa sự ăn chay và tu. Tâm con người muốn tiến hóa thì phải hiểu phần hồn là duy nhất. Phần hồn không tham, không dục, là sẽ tạo được sự kiên nhẫn và thăng hoa. Xưa kia, đâu có xài tiền bạc qua lại nhưng sử dụng công lực của chính người trồng tỉa nuôi thân, có tâm tu cũng thành đạo. Tu thì phải dùng ý lực của chính mình, tự tu tự tiến, đem sự sáng suốt của chính mình đóng góp và phục vụ quần sanh thì cơm Trời sẽ không thiếu. Tôi năm nay 72 tuổi tròn, chỉ biết đem ngày lo tu và phục vụ mọi người. Tôi tự cảm thấy xung quanh tôi đều thương quý. Tôi chỉ biết cặm cụi lo tu để tự dẹp lòng tham dâm của chính mình. Tu thiền thanh tịnh, trí sáng tâm minh, hành trình xán lạn, Trời Phật quang chiếu. Của Trời vô tận, biết hồn vô sanh là đời đời yên vui. Tôi chỉ lo tu cũng không làm gì ra tiền như chị. Có thể giúp chị về tình thương của Phật Pháp, chứ còn vật chất thì tôi cũng xin bó tay. Kính chúc chị vui khỏe.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
701. Ngày 16-06-1981. Người viết: L
702. Ngày 06-07-1981. Người viết: HDT
703. Ngày 07-06-1980. Người viết: NTB
704. Ngày 14-06-1981. Người viết: MNP
705. Ngày 26-09-1980. Người viết: LH
706. Ngày 02-01-1981. Người viết: TKH
707. Ngày 25-09-1999. Người viết: HKL
708. Ngày 25-09-1999. Người viết: LTD
709. Ngày 20-02-1999. Người viết: LTP
710. Ngày 22-09-1999. Người viết: LNB
711. Ngày 06-11-1999. Người viết: HTKH
712. Ngày 17-02-1999. Người viết: NTH
713. Ngày 25-12-1999. Người viết: ĐTMD
714. Ngày 18-03-1999. Người viết: LMD - TD
715. Ngày 19-09-1999. Người viết: UXT
716. Ngày 04-04-1999. Người viết: CPC
717. Ngày 03-09-1999. Người viết: NMT-TL
718. Ngày 24-08-1990. Người viết: BMT
719. Ngày 01-10-1990. Người viết: TS
720. Ngày 05-08-1990. Người viết: NTT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 29 30 31 32 33 34 35 [36] 37  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: