Thư đến: '... mong Thầy cho con lời dạy bảo tánh hư tật xấu để con mau kịp sửa chữa hầu theo Thầy học đạo'
16/11/94

Kính thưa Thầy!
Lá thư thứ hai con viết cho Thầy, mong sao Thầy có thì giờ đọc và độ cho con ráng lo tu-học-sửa đặng con được nhẹ nhàng tâm linh.
Hôm nay là ngày cuối của con súc ruột lần thứ hai, con đến để khoe với Thầy và mong Thầy cho con lời dạy bảo tánh hư tật xấu để con mau kịp sửa chữa hầu theo Thầy học đạo.
Cúi lạy Thầy.

Từ ngày thụ pháp của Thầy
Con đây tự thấy lần lần đổi thay
Ngồi thiền thấy nhẹ như bay
Tâm tư cởi mở không hay đang thiền
Đến khi chợt tỉnh du viên
Mới hay giấc ngủ đảo điên tánh trần

Thưa Thầy! Như vậy là con đang mê trong giấc ngủ hay là con đang thiền mà có như vậy. Nếu Thầy có thì giờ thì cho con biết, còn không thì con chờ Thầy năm sau con sẽ đến gặp Thầy.
Con kính lạy thầy.
Thương nhớ thầy nhiều.
Cầu ơn trên độ Thầy mạnh khỏe sống lâu.

Con, L L
Bạn L V
 
Thư đi:
1/12/94

L con,
Thầy nhận được thư con cộng với món quà con gởi đến, thành thật cảm ơn con. Con có duyên với Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp, tức là con đã nắm được một cái pháp thực hành để khai triển tâm linh cho một kiếp người trong cõi phù sanh này. Con là con người nhiệt huyết đấu tranh cho mọi người kế tiếp, đó là tạo lập chánh nghĩa cho bản thân, tức là chánh trị ở mặt đất. Thăng trầm thế sự, đảo điên tâm hồn. Ngày nay con thực hành được Pháp Lý VVKHHBPP, tức là một pháp cho mọi pháp tự khai triển nguyên ý bất khuất của thể xác như tâm linh, không nhầm lẫn trong cảnh tạm và quyết tiến tới vô cùng, tâm thân sẽ được thường lạc. Tập quán đã qua, nay con là người tự tháo gỡ. Nguyên điển thanh tịnh sẽ thành tựu và con sẽ tác ra những ý thơ đau khổ mê loạn của trần gian. Nhờ đó, con sẽ được tiến lên một tần số thanh nhẹ hơn sau khi thực hành và cải tiến tâm linh. Lần lần con sẽ ý thức chuyện cần thiết chính con phải làm, tức là trở về với thanh tịnh và sáng suốt. Cần nhịn nhục hành thiền trước hết nhiên hậu mới nếm được mùi vị thơm tho của đạo mầu. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
601. Ngày 12-04-1999. Người viết: VT
602. Ngày 07-04-1999. Người viết: PL
603. Ngày 17-01-1999. Người viết: HT
604. Ngày 22-08-1998. Người viết: T
605. Ngày 02-03-1999. Người viết: L
606. Ngày 30-11-1981. Người viết: NTN
607. Ngày 24-12-1981. Người viết: TH
608. Ngày 06-12-1981. Người viết: T
609. Ngày 16-02-1982. Người viết: LNT
610. Ngày 21-02-1982. Người viết: C
611. Ngày 16-03-1982. Người viết: LCH-Nhân viên CADT
612. Ngày 22-03-1982. Người viết: HA
613. Ngày 17-02-1982. Người viết: TMC
614. Ngày 23-01-1982. Người viết: HVH
615. Ngày 21-03-1982. Người viết: L
616. Ngày 04-07-1981. Người viết: THL
617. Tháng 06-1982. Người viết: Ðạo hữu T
618. Ngày 24-02-1982. Người viết: M/M
619. Ngày 09-01-1982. Người viết: TNT
620. Ngày 04-10-1981. Người viết: M
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 27 28 29 30 [31] 32 33 34 35  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: