Thư đến: '... ma bệnh tại sao cứ đeo mãi suốt đời con, sống không ra sống, chết không ra chết'
TP H C M , ngày 1/9/1994

Kính thưa Thầy,
Nghĩ tới đời người như giấc mộng, nào khác cái bông sớm nở tối tàn, lật bật con nay đã tròn 64 tuổi (Tân Mùi), với cái tên có lần Thầy ghép vào bốn câu thơ dưới đây:
"Huỳnh thiên can đản chiếu nhân sinh
Trung giới điển hình hợp kết tinh
Hiếu nghĩa vẹn bồi tâm phước đức
Hành thông chơn Pháp đạt thanh khinh"
Và còn bốn câu thơ con còn nhớ đời:
"Tịnh xá nơi tâm bớ bạn hiền
Thành tâm tu luyện phước triền miên
Minh tâm kiến tánh là điều giác
Vạn vật quy nguyên thấu diệu huyền"
Con làm việc bên ngành điện, có 3 người đồng nghiệp cùng tu Pháp Lý Vô Vi. Lúc Thầy còn ở VN, chúng con đồng tâm, đồng ý, quyết chí tu hành, đến khi Thầy rời khỏi quê nhà, mỗi người mỗi hoàn cảnh, người thì qua đời, người thì xuất cảnh, người thì địa vị cao sang sanh bệnh phàm ngả, còn con chẳng may mang chứng bệnh trầm kha đó là chứng khiếp sợ, ám ảnh, mỗi mỗi cái gì cũng sợ, hễ sợ càng sợ thêm, tim đập, áp huyết tăng, choáng váng, cơ thể mất thăng bằng, đi đứng không vững, thật là đau khổ. Đến cuối năm 1994, con đã nghỉ hưu. Con nhớ một đoạn thư Thầy gởi về cho các bạn đạo khuyên đời đạo song tu, xin trích ra dưới đây:
"Tiến trong thức giác từng giờ
Chia ly đời đạo giấc mơ khó thành
Quay về căn bản thực hành
Khai thông chơn pháp gieo màn đạo tâm
Thức hành tự đạt diệu thâm..."
Đời cũng tạm xong, bổn phận làm con đối với mẹ (86 tuổi) lúc nào cũng thương kính và làm vui lòng mẹ, làm chồng cũng vẹn đạo tào khang, làm cha cố gắng lo cho con ăn học đến nơi đến chốn, được con ngoan ngoãn có đời sống ổn định, đối với xã hội lúc nào cũng thương yêu hòa nhã và lễ độ với tất cả mọi người, với đất nước dù bên này hay bên kia, con là con của tổ quốc Việt Nam, còn đạo thì sao? Rất tiếc con đường tu học của con không được như mình mong muốn, luôn luôn trì trệ, khoảng 5 năm về trước, công phu ngồi kiết già 3,4 tiếng như không, điện chạy rần trên bộ đầu, tim nhịp trên hà đào thành, ánh sáng xoáy ngay trung tâm chơn mày, công phu xong nằm xuống thấy bay, càng niệm Phật càng bay lên cao, giờ đây hiện tượng ấy dường như không còn nữa, cố gắng lắm mới được 2 tiếng. Con nghĩ ma bệnh tại sao cứ đeo mãi suốt đời con, sống không ra sống, chết không ra chết, dở khóc dở cười chỉ có mình và bác sĩ điều trị biết, người ngoài ai thấy cũng khen cùng cho dồi dào sức khỏe vì thân con nặng ngoài 70 kgs.
Định luật sanh trụ hoại diệt, phiền não, nghiệp chướng, khổ ách nào ai tránh khỏi, nhưng con là người tu thiền tại sao không hóa giải nổi động loạn thành thanh tịnh, xấu xa thấp hèn thành trong sáng thanh cao, để bù đắp, con cố gắng làm công quả tùy theo khả năng, gặp chùa nghèo con cúng dường, hằng tháng phóng sanh, người nghèo khó con giúp đỡ, thậm chí khoảng 15 năm không tin tức, sau này gặp lại đó là chú Tư Sự ở Long Thành, thỉnh thoảng con có lên trên ấy được người quan tâm và khuyến khích cho đến khi lâm trọng bệnh nằm bệnh viện, gia đình con có lo nuôi cho đến khi viên tịch, sau này đệ tử người có cần gì xuống nhà con đều thành tâm thành ý giúp đỡ.
Sẵn dịp có dì con (mẹ em Quý, Phú Xuân) về thăm quê nhà, con gởi đến Thầy 2 điều thắc mắc:
1) Có phải kém phước đức, tiền kiếp sai lầm ghê gớm nên không hỗ trợ cho phần tu huệ được.
2) Hành pháp có sai không (con thường lên chú Sáu Lung hỏi, chú cười và nói đau bệnh là điều đáng mừng, sao lại buồn vì đã trả được nghiệp quả, lời nói thật là cao siêu, tâm đạt đến trình độ vô quái ngại.)
Đến đây cũng đã dài, con xin dừng bút nơi đây, kính mong Thầy từ bi giải đáp, giúp đỡ con tiếp tục tu trong cuộc đời còn lại của con. Rất mong tin Thầy.
Nam Mô A Di Đà Phật Vạn Vật Thái Bình,
Nam Mô A Di Đà Phật Vạn Vật Thái Bình,
Nam Mô A Di Đà Phật Vạn Vật Thái Bình,
Nam Mô Vĩ Kiên Phật,
Nam Mô Vĩ Kiên Phật,
Nam Mô Vĩ Kiên Phật,

Đệ Tử Kính Bái,
H T H
 
Thư đi:
Ngày 14/9/94

H T H,
Thầy đã nhận được thư con đề ngày 1/9/94, được biết con đang lâm phải nghiệp thân.
Nghiệp là gì? Nghiệp là căn bản của sự tham lam từ tiền kiếp đến bây giờ, tạo thành tập quán xấu, quên sự sáng suốt phục vụ chính mình, cho nên kiếp này ăn uống sai lầm, dục và suy tư sai lầm, tạo thành bệnh hoạn. Chính mình đã làm khổ mình rất nhiều nhiên hậu mới tìm đường tu, nhưng tu mà không sửa thì mới tạo nghiệp thân, ăn năn sám hối chịu sửa mới tu được. Sửa từ miếng ăn, trật tự, biết suy tư sự thanh nhẹ của Trời Đất đang ban chiếu cho chúng ta, toàn là sự từ bi thanh nhẹ mà chính chúng ta không chịu phát triển sự từ bi thanh nhẹ đó thì làm sao nhận được ánh sáng tận độ tâm thân. Vậy con nên suy nghĩ cho kỹ - hàng ngày ăn uống những gì thích hợp với tổ chức tinh vi mỏng mảnh ở bên trong, toàn là điện năng hóa giải tâm thức phù hợp với tình Trời Phật không? Mỗi mỗi đều có định luật nhân quả. Nếu ăn nhiều tự chèn ép ngũ tạng, không có cơ hội làm việc phù hợp với nguyên lý của vũ trụ quang thì sự vận hành ở bên trong giữa tim gan thận sẽ bị tắt nghẽn và xảy ra bệnh tim và máu cao. Hỏi ai đã hại chúng sanh bệnh? Sự thật là do nơi sự bất cẩn của chính mình đã tạo ra nhiều năm rồi nên bây giờ mới xảy ra bệnh nan y, tâm thần bấn loạn. Có cơ hội tu nhưng không tu được là vậy? Vậy con nên tìm cách thanh lọc bộ ruột để hỗ trợ cho sự vận hành của ngũ tạng thì mong ra có cơ hội tự cứu bệnh căn.
Pháp không bao giờ sai mà chính người đã tự hành sai mà thôi. Hướng về rời Phật thì toàn diện phải được thanh nhẹ thì mới đúng đường. Biết mình là ánh sáng tại mặt đất thì phải dũng mãnh thực hành chơn pháp khử trược lưu thanh thì mới hội tụ được ánh sáng. Hiện tại con nhìn kỹ ánh sáng mặt trời có phải thanh tịnh không? Còn ánh sáng từ bi lại càng thanh tịnh hơn. Con nhìn đó mà tự phát triển tâm từ bi. Đó là Vô Tự Chơn Kinh luôn luôn trực diện với chính con nhưng nào có hay biết gì? Nhật Quang Phật đó con! Trực diện với Ngài nhưng chưa bao giờ thanh tịnh để đón rước sự từ bi tương trợ của Ngài. Ăn ít tu nhiều, thiền nhiều thì kết quả sẽ được nhanh, ngược lại tham sống sợ chết thì toàn diện sẽ mất ánh sáng, dũng mãnh thanh tịnh không còn nữa. Thầy ở xa, không thể phục vụ con bằng thuốc men nhưng chỉ có đôi lời nhắn nhủ con thực hành. Hồn là trên hết, luôn luôn phải nhớ hồn mà tu, cũng như nhớ Trời Phật, không nên tranh chấp và lo âu nữa. Gốc của chúng ta là vô sanh bất diệt giữ lấy ý niệm này thì mới thấy sự hạnh phúc giữa Trời và người không ly gián.
Chúc con sớm thức và vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
481. Ngày 25-12-1996. Người viết: NVN
482. Ngày 16-03-1997. Người viết: ĐTNS
483. Ngày 06-02-1997. Người viết: TT
484. Ngày 30-05-1997. Người viết: TTTT
485. Ngày 28-02-1997. Người viết: HNM
486. Năm 1997. Người viết: NTHM
487. Năm 1997. Người viết: MCNMAT
488. Năm 1997. Người viết: TĐ Hoàng Yến Hồng
489. Ngày 28-01-1997. Người viết: PTT
490. Năm 1997. Người viết: VTS
491. Năm 1997. Người viết: NTD, HND, VNL
492. Ngày 11-08-1997. Người viết: NVS
493. Ngày 16-07-1997. Người viết: TĐ
494. Ngày 09-12-1996. Người viết: TTĐ
495. Ngày 16-11-1996. Người viết: NXT
496. Ngày 26-03-1997. Người viết: PNQ
497. Năm 1997. Người viết: Lương Sĩ Hằng
498. Ngày 23-06-1997. Người viết: TVH
499. Ngày 07-07-1997. Người viết: HTA
500. Ngày 02-08-1997. Người viết: THT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 21 22 23 24 [25] 26 27 28 29  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: