Thư đến: '... Con xin Thầy giải đáp giúp giùm con những điều thắc mắc sau đây'
S T, ngày 30 tháng 7 năm 1994

Kính gởi Đức Thầy,
Con xin kính Đức Thầy đại thọ và gia quyến vạn an. Con xin Thầy giải đáp giúp giùm con những điều thắc mắc sau đây:
1) Trong mình con thỉnh thoảng có một luồng hơi nóng và gần đây thường hay bị nặng ngực, bị nhói ngực và hơi khó thở.
2) Nơi con đang ở chật hẹp, chỗ công phu của con thì ồn ào và không khí bị nhiễm khói thuốc. Con có nên tiếp tục ở đó không?
3) Từ nhỏ đến giờ con rất sợ những vật nào nhỏ và tròn như hạt tiêu và trước đây con ngủ thường mơ thấy bị té xuống vực thẳm hay bị xe hủ lô sắp cán.
Trong cuộn băng cassette nhờ anh Thi gởi giùm trong "Du Hành Tự Thức 2", con có nhờ Thầy cho con biết hành trình tu học của con có đi đúng hướng hay không?
Con xin dừng bút, chờ phúc đáp của Thầy.

Con,
TVQ

TB: Nơi con công phu có đêm đang ngồi con cảm giác như có ai ở sau lưng hoặc bên hông, con phải làm thế nào?
 
Thư đi:
Ngày 1/12/94

Q,
Thầy nhận đượcthư con đề ngày 30/7/94, vì quá bận rộn nên thư con được phúc đáp trễ, xin con tha lỗi cho.
Triệu chứng mà con đã viết trong thư, bị nặng ngực là vì sự vận hành trong nội tạng không thông. Vậy con nên đi xem thầy thuốc bắc, uống ít thang thuốc đã thông kinh mạch. Ban ngày rảnh rỗi phải đi bộ khoảng 1 tiếng đồng hồ một ngày. Ở VN có cơ hội toát mồ hôi, đem độc tố ra khỏi thể xác. Đêm thiền cần làm pháp luân thường chuyển nhiều, cũng là cơ hội giải độc tố ra ngoài bằng hơi thở. Lúc ngồi thiền phải ngồi thẳng lưng, hít đầy rún đầy ngực tung lên bộ đầu, hỗ trợ cho máu huyết lưu thông. Nên ăn gạo lức muối mè, nhai cho kỹ và các loại rau xanh, nhai kỹ, thanh lọc bộ ruột trong vòng hai tuần lễ. Sau đó phải ăn cá để tăng thêm chất đạm của thú vật trong người thì cơ tạng sẽ được khỏe ra.
Khói thuốc hại phổi, không thuận tiện cho người tu pháp lý, vậy con nên tìm nơi trong lành hơn mà tu. Không nên ở nơi không khí bị ô nhiễm. Tim yếu mới thường mơ thấy mình té xuống vực thẳm. Con cần đi bộ, hoạt động cho tim mạnh khỏe lại.
Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
Tìm: