Thư đến: '... nhờ Thầy giải đáp một số câu hỏi để chúng con được vững tiến trên đường đạo'
P T, ngày 25 tháng 6 năm 1994

Kính thưa Thầy!
Được tin Thầy đến thăm thiền viện 00, chúng con mạo muội viết ít dòng, trước kính thăm Thầy, kính chúc Thầy tuổi thọ an khương để dẫn dắt chúng sinh thoát vòng tứ khổ, sau là nhờ Thầy giải đáp một số câu hỏi để chúng con được vững tiến trên đường đạo.
1) Thưa Thầy, một bạn đạo khi ngồi thiền có cảm giác như mất cái đầu. Bạn này sợ không dám công phu nữa. Xin Thầy giải thích để bạn ấy an tâm tiếp tục hành pháp.
2) Thưa Thầy, khi ngồi thiền người con như muốn ngã về phía sau, nhưng không té. Muốn hết trạng thái này phải làm thế nào?
3) Bạch Thầy, con tu đã lâu, mỗi lần ngồi thiền được 2-3 tiếng, xương sống luôn luôn thẳng, sức khỏe tốt, nhưng rất ít khi định trí được, trì lục tự, ổn định được một chút rồi cũng nghĩ lung lung. Thầy có cách nào để giúp con định trí được không?
4) Thưa Thầy, con hành pháp có những triệu chứng sau đây, xin Thầy giải thích và chỉ cho con cách điều chỉnh lại:
- Khi Soi Hồn thường thấy ê nặng nhiều chỗ trong đầu và có cảm giác đầu và thân mình bị chênh lệch, không cân xứng.
- Về Pháp Luân: Có lúc đang thở, hơi như bị nấc lên dưới bụng dưới lỗ rún. Nhiều lúc mới vô Soi Hồn hay Pháp Luân là tim đập mạnh.
- Khi Soi Hồn hay Thiền Định, nếu tập trung giữa hai chân mày thì thấy nhức chỗ đó.
5) Thưa Thầy, sau một thời gian dài hành thiền, trong vòng sáu tháng nay con bắt đầu áp dụng mở băng niệm Phật của Thầy và niệm theo, kết quả:
- Thường rất dễ quên những chuyện thông thường. Khi cần nhớ 1 vấn đề gì con nhắc đi nhắc lại trong trí thì không bao giờ quên nữa.
- Làm ăn, buôn bán không còn thấy thích hợp nữa, chỉ muốn buông bỏ hết để tu.
- Khi ngồi thiền, những lúc lòng vắng lặng, tự đặt câu hỏi, cái trí trả lời những bí ẩn của mình cũng như của người khác một cách mạch lạc (minh sư trí). Tiếng nói phát khởi từ bên trong chứ không phải nghe ngoài tai. Đây có phải là nhờ niệm Phật nên phần trí được khai.
6) Thưa Thầy, tu thiền đến giai đoạn khai mở có thể khôi phục lại những kiến thức, học thức và ngôn ngữ từ tiền kiếp hay không? (không học mà biết)
7) Thưa Thầy, con sống bằng nghề nông, muốn bảo vệ cây trồng phải sử dụng thuốc trừ sâu, làm cho các loài động vật phải chết hàng loạt, mỗi lần như vậy con thấy thương xót vô cùng! Nhưng nếu không làm như vậy thì hoa màu sẽ bị tàn phá. Vậy theo Thầy, con nên xử lý như thế nào để tránh nghiệp sát?
8) Thưa Thầy, có những pháp tu thiền chủ trương không cần luyện, chỉ cần định tâm cho phẳng lặng, dẹp bỏ mọi vọng tưởng thì cũng đi đến chỗ thanh nhẹ. Xin Thầy cho biết ý kiến về vấn đề này.
Xin cảm ơn Thầy!


Thầy kính mến!
Con rất xúc động khi được Thầy chứng tâm cho phép xây dựng Thiền Viện tại Bình Thuận. Do điều kiện và hoàn cảnh chưa cho phép, nên TV ở tỉnh nhà chưa thể công khai được. Chúng con chỉ có vài cái cốc, không có phòng thiền, chưa có nhà khách. Chỉ lấy tâm thức làm phòng thiền, lấy khung cảnh thiên nhiên làm phòng khách và nhất là lấy không khí trong lành và thanh khí điển làm thức ăn tinh thần. Chúng con tạm bằng lòng với cuộc sống hiện tại, ngày vui thú ruộng vườn, nghe tiếng nước suối chảy róc rách, tiếng chim hót líu lo, đêm công phu nhẹ nhàng thơi thới...
Vừa rồi trong giấc ngủ, con thấy bà Lê Thị Nhiễu tới thăm, đi cùng với bà còn rất nhiều người mặc âu phục toàn trắng. Nhờ đó con biết khối cộng đồng Vô Vi ở cõi vô hình rất lớn mạnh.
Xin Thầy ban cho các bạn đạo tại tỉnh nhà một vài lời để làm đà tiến bước.

Kính bút!
Thay mặt cho bạn đạo P. Thiết
con,
HĐL
 
Thư đi:
Ngày 4/12/1994

HĐL,
Thầy nhận được thư con đề ngày 25/6/94 với nhiều thắc mắc như sau:
1) Ngồi thiền thấy mất đầu, tức là bộ óc thần kinh được nhẹ, ngũ uẩn giai không - Hiện tượng này tốt. Khuyên nên tiếp tục thực hành PLVV hướng tâm về thanh tịnh mà hành, kết quả sẽ tốt.
2) Khi ngồi thiền, muốn không ngã về phía sau thì cần làm Pháp Luân Thường Chuyển nhiều, thông nhâm đốc thì sẽ không còn trạng thái đó.
3) Muốn định trí phải thường xuyên niệm Phật, hướng tâm về Đức Di Đà mà niệm, co lưỡi răng kề răng mà niệm từ từ. Siêng năng Soi Hồn trong ngày thì sẽ dễ nhập định hơn.
4) Khi Soi Hồn, thấy đầu và thân chênh lệch thì cần Soi Hồn xong, phải làm Pháp Luân Thường Chuyển liền để hai luồng điển hợp nhất mới định. Tim đập mạnh là do sự vận hành trong cơ tạng từ tim, thận, gan không điều hòa, cho nên mới cảm thấy đập mạnh. Vậy cứ tiếp tục làm Pháp Luân Thường Chuyển, biết rằng đem nguyên khí của cả càn khôn vũ trụ vô hỗ trợ cơ tạng, sẽ không còn bỡ ngỡ và sợ chết nữa.
Khi tập trung giữa hai chân mày thì thấy nhức. Cứ tiếp tục tập trung thì lâu ngày sẽ cảm thấy nhẹ.
5) Niệm Phật đúng thì trí sáng tâm minh.
6) Đúng như vậy; Mở một cách tự nhiên và hồn nhiên. Sẽ hội tụ khả năng tốt đẹp. Dũng mãnh thực hành pháp môn và phục vụ quần sanh.
7) Việc làm phục vụ quần sanh không sao hết. Tâm người tu hướng về phục vụ mà làm. Không phải hướng tâm về hưởng thụ thì không có nạn.
8) Pháp môn nào cũng có trật tự cả, không nên tu pháp này nghĩ pháp kia thì chỉ tạo loạn cho chính mình mà thôi. Môn Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp giúp người trở lại hồn nhiên và tự nhiên, tương lai niệm như không niệm, hành như không hành thì mới đạt được chơn thức mà tiến hóa.
Người tu Vô Vi ai ai cũng có phát nguyện, sau khi lìa khỏi xác phàm cũng hướng tâm phục vụ quần sanh, cho nên khối Vô Vi tự nhiên hình thành tốt đẹp ở các cõi cũng do sự phát tâm của hành giả mà thôi, như hiện tại con đã phát tâm làm thiền viện cho chung, tương lai cũng sẽ có ngày thành tựu. Ưng vô sở trụ, di sanh kỳ tâm. Lời nguyện hứa không chỗ chứa nhưng tâm vẫn thành. Chúc các con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
401. Ngày 07-10-2001. Người viết: MTMU
402. Ngày 23-12-2002. Người viết: TL
403. Ngày 10-01-2002. Người viết: NTKC
404. Người viết: MK
405. Ngày 17-02-2003. Người viết: NP
406. Người viết: NP
407. Ngày 13-07-2002. Người viết: NTT
408. Ngày 16-08-2002. Người viết: N
409. Ngày 08-08-2002. Người viết: TTN
410. Ngày 28-08-2002. Người viết: PTPM
411. Ngày 03-09-2002. Người viết: TTAH
412. Ngày 10-09-2002. Người viết: BC
413. Ngày 06-05-2002. Người viết: LKP
414. Ngày 27-03-2002. Người viết: TVK
415. Người viết: VHH
416. Ngày 17-09-2001. Người viết: NVC
417. Ngày 10-06-2002. Người viết: MB
418. Ngày 14-06-2002. Người viết: ĐNTT
419. Ngày 28-10-2000. Người viết: PLH
420. Ngày 20-07-2000. Người viết: NVT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 17 18 19 20 [21] 22 23 24 25  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: