Thư đến: '... xin ông Tám cho con một bài giảng dạy con tu cho đúng đường lối của ông Tám đã đi trước'
B H, ngày 20/6/94

Kính gởi Đức Ông Tám,
Con tên N T Q, năm nay được 35 tuổi ta, con đã thực hành theo pháp môn của ông Tám từ 1981, cùng ăn trường chay từ năm 81 đến nay, con vẫn tiếp tục thực hành. Càng thiền con càng kính nể phục Thầy, con thấy con có đại phước mới gặp được phương pháp tu của Thầy hướng dẫn, tuy chưa được gặp mặt Thầy bằng xác phàm nhưng con rất tin và luôn luôn nhớ Thầy. Mỗi khi nghe băng Thầy giảng con có cảm tưởng như Thầy đang ngồi cạnh con giảng cho con nghe, nhiều khi xúc động trước những lời khuyên hết sức chân tình đầy những ý nghĩa sâu xa, con rơi nước mắt nghĩ thương Thầy nhiều lắm! Thầy nói như vậy mà nhiều người chưa chịu thức tâm lo tu thật là tiếc, tu càng ngày con càng thương nhớ ông Tám nhiều hơn. Con mong ơn trên ban bố con có duyên lành được gặp ông Tám bằng xác phàm để cảm nhận sự thanh nhẹ của ông cùng tướng đi đứng nói chuyện để thỏa nguyện sự nhớ nhung của con. Sau buổi thiền con cũng được gặp ông Tám đến khuyến tu nói chuyện được vài lần. Con hiện nay đang tham gia công tác tại tổ đông+tây kết hợp tại phường Quyết Thắng, Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.
Tuy ở xa ông Tám nhưng con lúc nào cũng có cảm tưởng ông luôn luôn đứng ở bên trên nhìn xuống và sẵn sàng trả lời khi con cần hỏi một điều gì. Dạ thưa ông Tám! Trong ngày nếu rảnh khi bụng trống con làm Pháp Luân Thường Chuyển hay Chiếu Minh càng nhiều thì càng mau tu tiến đúng không ông.
- Mỗi đêm khi thở Pháp Luân Thường Chuyển nếu nghe chưa thành nhẹ, con tiếp tục làm nhiều hơn nữa cho đến khi hít vô thấy đầy con mới bắt đầu ngồi định, niệm Phật đưa ý trí lên giữa đỉnh đầu như vậy có đúng hay không xin ông giảng rõ cho con.
- Muốn cho bộ đầu nứt khi thở Pháp Luân nên thở ra nhiều để hơi lên đỉnh đầu công phá lớp vỏ não, như vậy có đúng không ông Tám? Con xin ông Tám chỉ cách thở để khai mở bộ đầu.
- Con xin ông Tám cho con một bài giảng dạy con tu cho đúng đường lối của ông Tám đã đi trước.
Lâu lâu ông Tám nhín chút ít thời gian viết ít hàng gởi cho con cùng bạn đạo ở Biên Hòa được sưởi ấm tình thương bao la rộng lớn của ông, con cố gắng tu để đền đáp công ơn của ông. Cầu nguyện ơn trên Cha Trời ban ân điển cho ông Tám ngày càng mãnh lực hơn để truyền bá cứu độ quần sanh. Nam Mô A Di Đà Phật, Vạn Vật Thái Bình.

Con nhớ ông Tám nhiều,
NTQ

Tái bút: Ông Tám gởi cho con theo địa chỉ...
 
Thư đi:
Olympia, ngày 3/8/94

Q con,
Ông Tám nhận được thư con đề ngày 20/6/94, được biết con đang nuôi dưỡng ý lực tu tiến.
Người tu Vô Vi phải ý thức rõ rệt phương pháp mình đang thực hành:
a) Soi Hồn
b) Pháp Luân Thường Chuyển
c) Thiền Định

Soi Hồn là một ý lực tập trung luồng điển ngay trung tâm chân mày, nhắm mắt nhìn ngay ngắn. Khi đủ lực lượng, ý điển tập trung, tức là hành giả sẽ được sửa tâm sửa tánh, giải nghiệp tâm.
Pháp Luân thường Chuyển huệ tâm khai tức là nguyên khí của càn khôn vũ trụ tương hòa tương hợp với tâm thức, khai mở trí tâm sáng suốt, nhìn đời hiểu đời, nhìn đạo hiểu đạo. Lúc làm Pháp Luân Thường Chuyển luôn luôn hạ lệnh đầy rún đầy ngực tung lên bộ đầu, liên tục làm như vậy thì căn nặng cũng trở thành căn nhẹ. Huệ tâm sẽ bừng sáng. Đối với thể xác tự thanh lọc hàng ngày sẽ thoát ra từ lỗ chân lông cho đến đại tiện và tiểu tiện.
Thiền Định: Hai pháp bên trên đã khai thông trong trật tự thì luồng điển thăng hoa sẽ được nhập định nơi cõi thanh nhẹ. Thiền cho đến lúc luồng điển hồi trở lại thể xác mới thôi, cứ vậy hành hoài thì có một ngày nào đó đầy đủ ý lực mở mắt tâm thức cũng có thể rời thể xác được, kiểm chứng rõ rệt những gì ta đã thấy ta đã nghe từ các cõi mà hành sự. Quán thông được mọi sự việc thì mới biết được hạnh phúc là gì. Càng gia công tu luyện thì càng được mạnh khỏe và trẻ trung, phản lão hườn đồng là vậy. Nói như không nói làm như không làm, đó mới thật là vô vi.
Con luôn tưởng nhớ đến ông Tám, tức là con nuôi dưỡng một ý lực đồng hành với ông Tám cho đến vô cùng tận, triền miên học hỏi thì trên đường tu học không bao giờ chán cả, càng tham thiền nhập định thì càng được học lực học của chấn động vũ trụ quang văn minh nhất của thời đại.
Người chịu tu Vô Vi tương lai sẽ phát minh được nhiều điều quý giá, cống hiến cho những người kế tiếp. Chúc con vui tiến trong thực hành để tự khám phá nguyên lý và thực chất của chính mình.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
261. Ngày 05-10-1996. Người viết: NVNL
262. Ngày 23-10-1996. Người viết: NTHM
263. Ngày 12-10-1996. Người viết: LVL
264. Ngày 22-09-1996. Người viết: LTQ
265. Ngày 15-09-1996. Người viết: TVL
266. Người viết: HTT
267. Ngày 01-09-1996. Người viết: NTNS
268. Ngày 26-06-1996. Người viết: NXB
269. Ngày 11-04-1996. Người viết: VMP
270. Ngày 03-08-1995. Người viết: TTT
271. Ngày 15-02-1995. Người viết: HMN
272. Ngày 04-08-1996. Người viết: HLT
273. Ngày 02-07-1996. Người viết: LTB
274. Ngày 30-06-1996. Người viết: Soeur Dòng Áo Trắng
275. Ngày 20-06-1996. Người viết: LMS
276. Ngày 24-06-1996. Người viết: TQC
277. Ngày 07-07-1995. Người viết: VH
278. Ngày 15-06-1996. Người viết: NL
279. Ngày 27-05-1996. Người viết: NTHM
280. Ngày 27-05-1996. Người viết: NT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 10 11 12 13 [14] 15 16 17 18  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: