Thư đến: '... Con lo sợ là khi lấy chồng sẽ bị ảnh hưởng đến việc công phu mỗi tối và những nỗi khổ về chồng con nữa'
Thành phố HCM, 28/5/1994

Kính thưa Thầy!
Đầu thư con xin chúc Thầy được dồi dào sức khỏe.
Con có chuyện này mà trong lòng con băn khoăn hoài, con không biết sử làm sao đây. Con xin Thầy giúp con và chỉ bảo con phải làm thế nào .
Thưa Thầy! Trước đây con có quen với một người bạn trai. Khi quen con cũng chẳng suy nghĩ gì; Con xem như người bạn bình thường thôi. Sau đó con đi hợp tác lao động ở Liên Xô, khi đi con cũng chẳng có nói câu nào với bạn con; Trong thời gian con đi, bạn con vẫn lui tới gia đình con chơi và giúp đỡ gia đình con nữa.
Sau bốn năm con về gặp lại, hai đứa con vui vẻ nói chuyện hỏi thăm về nhau nhưng chẳng được bao lâu thì tụi con giận nhau, con vẫn luôn là người giận trước và bạn con luôn là người làm lành trước; Dần dà về sau con thấy bạn con thật lòng đến với con, chẳng những đối với con tốt mà gia đình con cũng vậy. Khi má và em trai con bị bệnh, ngày nào bạn con cũng xuống chở má và em trai con đi bác sĩ, rồi sửa nhà, đủ thứ hết Thầy.
Bây giờ má của bạn con muốn lo cho gia đình bạn con; Bạn con hỏi ý của con và má con, nhưng con không đồng ý, còn gia đình con đồng ý. Con lo sợ là khi lấy chồng sẽ bị ảnh hưởng đến việc công phu mỗi tối và những nỗi khổ về chồng con nữa; Con sợ lắm và không dám nghĩ tới việc lấy chồng. Mỗi lần ý nghĩ ấy xuất hiện trong đầu là con xua đuổi ngay, con đã tu chậm tiến rồi mà giờ lấy chồng tu càng chậm nữa; Thưa Thầy, con không muốn như vậy. Nếu như con không lấy bạn con thì con thấy nợ làm sao đó Thầy. Bạn con đã hết lòng đối với con và gia đình con, chờ đợi con bao năm nay cho đến giờ thì con lại nói thôi, con thấy con là người tàn nhẫn quá.
Thưa Thầy! Con là người rất vụng về, ngay cả những việc lặt vặt trong gia đình mà con làm còn dở lắm đừng nói đến việc gì khác con không có tài giỏi về việc gì cả. Nếu bây giờ con đồng ý lấy, con sợ rằng sẽ không đem lại hạnh phúc cho bạn con.
Con đã nói điều này với bạn con nhiều lần rồi nhưng bạn con nói chấp nhận hết tất cả; Bây giờ con không biết phải sử làm sao đây. Đồng ý thì con sẽ bị chậm trễ việc tu hành và khổ lắm. Còn không đồng ý thì bạn con rất buồn, con thấy tội nghiệp bạn con quá.
Thưa Thầy! Con đâu còn là con gái còn trinh tiết nữa; Khi đi Liên Xô con đã bị một người bạn con cưỡng hiếp con; Con đã rất đau khổ và buồn phiền. Bạn con chưa biết chuyện này nhưng con định bụng sẽ nói cho bạn con biết. Nếu bạn con biết việc này chắc bạn con cũng chán con. Nhưng nếu bạn con vẫn chấp nhận thì con phải làm sao, thưa Thầy! Con sợ rằng thương thì đồng ý nhưng khi về ở với nhau thế nào cũng cằn nhằn con về việc này. Xin Thầy hãy giúp cho con và cho con lời khuyên rằng con phải làm sao. Con mong thư Thầy; Con xin chúc Thầy được nhiều sức khỏe.

Con,
TV
 
Thư đi:
Montreal ,ngày 5 tháng 7 năm 1994

TV con,
Thầy đã nhận được thư con đề ngày 28/05/1994, được biết con đang đứng trong tình trạng khó xử trong nội tâm. Cuộc sống đã và đang dìu tiến con bằng những trở lực bất đồng của chính con, vì đó con mới tìm một con đường tu học, trong thực hành hướng về con đường giải thoát, tức là không còn vướng vào nghiệp chướng ở tương lai, vấn vương trong một khổ nghiệp của một mối tình yêu tạm bợ mà con đã tự thức là hoàn toàn giả ảo và hôi tanh mà thôi.
Cuộc sống đắm chìm là bể khổ của duyên nghiệp! Con có quyền chọn một trong hai; Nhân nào quả nấy. Con biết tu và dốc lòng tu là tự giải quyết sự sống còn của phần hồn, còn vợ chồng là tạm cảnh hôi tanh của cuộc sống; Rốt cuộc cũng về không theo định luật.
Nếu con dứt khoát tu thì con sẽ tự cứu được tất cả. Nếu không thì con sẽ lâm vào vũng bùn càng ngày sẽ càng lún sâu. Con đang có một khối óc còn minh mẫn và phán xét trước khi hành động mọi việc liên quan đến phần hồn ở tương lai. Muốn tránh cảnh rách rưới và đau thương về sau thì phải dứt khoát ngay bây giờ. Ở đời này, có cặp vợ chồng nào được hạnh phúc và chung vui từ hồn lẫn xác. Thầy chỉ có bấy nhiêu lời phân tách cho con hiểu rõ cuộc sống tạm bợ ở cõi phù sanh này. Phần còn lại tùy con quyết định; Tâm làm thân chịu đó thôi!
Chúc con vui tiến trong thực hành.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
261. Ngày 05-10-1996. Người viết: NVNL
262. Ngày 23-10-1996. Người viết: NTHM
263. Ngày 12-10-1996. Người viết: LVL
264. Ngày 22-09-1996. Người viết: LTQ
265. Ngày 15-09-1996. Người viết: TVL
266. Người viết: HTT
267. Ngày 01-09-1996. Người viết: NTNS
268. Ngày 26-06-1996. Người viết: NXB
269. Ngày 11-04-1996. Người viết: VMP
270. Ngày 03-08-1995. Người viết: TTT
271. Ngày 15-02-1995. Người viết: HMN
272. Ngày 04-08-1996. Người viết: HLT
273. Ngày 02-07-1996. Người viết: LTB
274. Ngày 30-06-1996. Người viết: Soeur Dòng Áo Trắng
275. Ngày 20-06-1996. Người viết: LMS
276. Ngày 24-06-1996. Người viết: TQC
277. Ngày 07-07-1995. Người viết: VH
278. Ngày 15-06-1996. Người viết: NL
279. Ngày 27-05-1996. Người viết: NTHM
280. Ngày 27-05-1996. Người viết: NT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 10 11 12 13 [14] 15 16 17 18  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: