Thư đến: '... Chúng con có vài thắc mắc xin Thầy giải cho'
C , ngày 14 tháng 4 năm 1994

Kính thưa Đức Thầy Lương Sĩ Hằng,
Chúng con bạn đạo Cà Mau tại Việt Nam, đồng tâm chúc thọ Đức Thầy và chúc Đại Hội Vô Vi Canada 1994 thành công tốt đẹp.
Từ ngày Vô Vi hình thành và từ ngày Thầy rời Việt Nam đi hoằng dương đạo pháp trên khắp thế giới, chúng con tại Cà Mau, thị xã cuối miền đất Việt, đa số các bạn không được diện kiến cùng Đức Thầy qua hữu vi, cho nên chúng con rất ao ước khi Thầy về Việt Nam, xin Thầy xuống tận Cà Mau để chúng con được dịp học hỏi trực tiếp cùng Thầy, đó là ao ước và rất hy vọng sẽ thành hiện thực đó do Thầy ban cho thì ngày ấy chắc vui lắm, lúc đó chúng con sẽ không còn thấy bơ vơ nữa và ấm áp trong nỗi niềm thương kính.
Một lần nữa chúng con bạn đạo Cà Mau chúc thọ Đức Thầy và luôn mạnh khỏe để cứu độ chúng sinh. Chúng con có vài thắc mắc xin Thầy giải cho:
1) Vì say mê tu học (mặc dù trong lòng không có ý phản Thầy, phản đạo) nên nhảy qua pháp khác gần 2 tháng. Sau khi thấy không bằng Pháp Vô Vi nên rất hối hận và đã quay về. Như vậy Thầy, Tổ có tha thứ không?
2) Vùng cung trăng (xương giáp cốt phía sau cổ nóng ran, tốt hay xấu, phải làm sao?
3) Ban đêm nhìn đèn đường bằng mắt thường, ánh sáng biến thành màu vàng như sa mù?
4) Ánh sáng xẹt ra mắt bên trái và phải rồi bao trùm giữa trung tim chân mày, tốt hay xấu?
5) Trong lúc ngồi thiền từ một tiếng trở lên, từ dưới chân hút lên tới bộ đầu rồi mê luôn?
6) Nhà gần nghĩa trang con phải đi qua lại nhiều lần, như vậy có bị mất thanh điển không?
* Chúng con xin ảnh Thầy nhiều kiểu, nếu gởi phim về VN rửa hay hơn.
 
Thư đi:
Ngày 17/10/94

Mến gởi bạn đạo Cà Mau,
Tôi đã nhận được quý thư, được biết tâm tình của người tu không có lập trường thì sẽ tự cảm thấy bơ vơ mà thôi. Pháp nào cũng vậy, thực hành tinh tấn và có lập trường vững chắc thì sẽ không bị sự kích động bên ngoài mà tự tạo lầm tạo sai. Người tu PLVVKHHBPP tức là một pháp cho mọi pháp, chỉ do tâm của hành giả chịu hành hay không đó thôi. Nếu lầm tưởng pháp nào cũng vậy thì tự đóng cửa và sẽ không khai triển tâm thức được. Vô Vi là pháp của Trời cho chứ không phải của riêng một cá nhân nào. Khử trược lưu thanh, thực hành sẽ đến. Còn những ấn chứng cảm thấy nóng ở giáp cốt phía sau, đó cũng do thực phẩm và độc tố chuyển thành. Vậy con cần ăn chay tinh tấn, cần ăn rau xanh nhiều và hột kê thay cơm thì sẽ giải tỏa được phần đó.
Mắt nhìn lòa tức là mắt bắt đầu suy, nên gặp bác sĩ đo lại cặp mắt. Còn nhắm mắt nhìn thấy ánh sáng nơi trung tim chân mày xuất hiện tức là tốt, tương lai sẽ có cơ hội hội tụ Mô Ni Châu và hiểu sâu tâm đạo hơn.
Người tu Vô Vi bỏ pháp, tức là tự bỏ họ thôi. Trời không phạt mà Thầy cũng không có can thiệp. Mỗi người phải có một lập trường rõ rệt trước khi hành pháp và giữ pháp, thực hành tinh tấn trong một kiếp người thì sẽ có sự an vui trong nội thức. Tu cho chính mình tức là làm một việc cho mọi việc ở tương lai. Còn nhụm ba nhóm bảy thi đua nói đạo mà không hiểu đạo là gì tức là tự hại mà thôi. Nếu tu thanh tịnh tự khai triển là tự cứu giúp phần hồn và ảnh hưởng người kế tiếp ở tương lai.
Pháp Luân Thường Chuyển đầy rún đầy ngực tung lên bộ đầu tức là rút thẳng từ trung tim bộ đầu lên trên mới là đúng. Còn từ dưới chân rút lên bộ đầu tức là làm Pháp Luân Thường Chuyển có hơi mạnh thì mới có hiện tượng đó, không nhẹ bằng dùng ý chuyển đầy rún đầy ngực tung lên bộ đầu thì sẽ thanh thoát hơn và sáng chói hơn.
Nhà ở gần nghĩa trang không có liên hệ gì đến người tu cả. Người tu mà còn sợ ma thì chừng nào mới thấy Phật được. Đức nhịn nhục cao thì sẽ không có ma quỷ nào ám ảnh cả. Phần hồn của người chết rồi phải chịu luật nhân quả mà tiến hóa; Chúng ta người tu không nên nghĩ người chết sẽ hại ta. Nếu nghĩ như vậy, tâm của người tu phải chống trả lại ma quỷ thì sẽ gia tăng sự bận rộn của nội tâm thì làm sao định được. Hiểu được luật nhân quả thì sẽ không còn ngờ vực sự ngoại xâm nữa.
Dù Thầy có mặt hay không có mặt, tâm các bạn vẫn vững vàng hành pháp thì cũng sẽ có một ngày tái hội vui tươi ở cõi huyền vi cũng như ở mặt đất.
Thành thật cảm ơn những lời chúc tụng của quý bạn trong thư. Chúc các bạn vui tiến.

Quý thương
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
341. Ngày 25-05-1994. Người viết: T
342. Ngày 28-05-1994. Người viết: TV
343. Ngày 09-05-1994. Người viết: LBP
344. Ngày 19-05-1994. Người viết: VDL
345. Ngày 01-10-1999. Người viết: TTC
346. Ngày 15-12-1999. Người viết: VCT
347. Ngày 17-11-2000. Người viết: LHK
348. Ngày 23-08-1999. Người viết: TQN
349. Ngày 24-11-1999. Người viết: PVL
350. Ngày 30-12-1999. Người viết: NTTB
351. Người viết: M
352. Ngày 09-03-2000. Người viết: NVT
353. Ngày 18-12-1999. Người viết: LVĐ
354. Ngày 16-12-1999. Người viết: LĐT
355. Ngày 20-12-1999. Người viết: LU
356. Ngày 08-12-1999. Người viết: PBH
357. Ngày 19-12-1999. Người viết: NCB
358. Ngày 05-11-1999. Người viết: LH
359. Ngày 28-12-1999. Người viết: TQM
360. Ngày 14-12-1999. Người viết: CBL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 14 15 16 17 [18] 19 20 21 22  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: