Thư đến: '... từ lúc lọt lòng mẹ cho đến lớn lúc nào con cũng đau, chạy hết thầy mà con không hết bệnh'
V T, ngày 1 tháng 12 năm 1993

Kính gởi Đức Ông Tám,
Con kính thăm sức khỏe Đức Ông Tám, quý ông, quý bà, cùng chư đạo hữu Hội Ái Hữu Vô Vi Hoa Kỳ.
Hôm rồi về thăm quê con có nghe cô Sáu kể ông Tám mới gởi về một băng video và một quyển "Phương Pháp Công Phu". Vì gấp quá nên con không xem được băng, cô Sáu cho con mượn cuốn sách, tết về con sẽ trả lại, con đã xem xong.
Kính Đức Ông Tám! Con xin ông Tám giảng rõ cho con được biết thời gian ngồi công phu (xin ông Tám viết thư cho con). Từ 4 giờ 30 sáng đến 7 giờ 30 tối kể như con bận làm nhiều việc, từ 7 giờ 30 tối đến 9 giờ tối con có thời gian nghỉ ngơi xem sách, báo, học bài và ngồi niệm Phật. Từ 9 giờ tối đến 4 giờ sáng ngủ. 4 giờ sáng con thức dậy niệm Phật đến 4 giờ 30 bắt tay vào việc trong ngày. Có một lúc con ngủ từ 9 giờ đến 12 giờ đêm con thức dậy ngồi niệm Phật, được chừng 1 tuần là sức khỏe con không chịu đựng được, con đau luôn cả tuần do đó con không dám thức như vậy nữa.
Từ lúc con biết ngồi niệm Phật, khoảng vài tháng sau thì mỗi khi ngồi tập trung ý trí ngay ấn đường là con đã nghe có một luồng gió mát như gió quạt máy hoặc cầm một nắm hương đưa lên cao nghe có hơi ấm mát từ ấn đường dài lên mí tóc và chung quanh bộ đầu, hơn một năm nay là mỗi lần niệm Phật dù đang đi đứng nằm ngồi gì con cũng vẫn nghe có cảm giác đó, có lúc con đang xem mạch cho bệnh nhân con cũng nghe có cảm giác y như vậy. Cảm giác đó có tốt không ông Tám, vì con không nghe điển chạy hay rút gì như ông Tám đã nói.
Con nghe ba mẹ con kể lại là từ lúc lọt lòng mẹ cho đến lớn lúc nào con cũng đau, chạy hết thầy mà con không hết bệnh; Từ lúc con biết và nhớ cho đến nay cũng vậy thôi. Tròn 6 năm nay con ăn chay niệm Phật, xin vào phòng thuốc nam phước thiện để làm công quả và học làm y sĩ tịnh độ, từ lúc theo hội kể như con được giảm bệnh từ 80-90%. Cứ ban ngày làm công quả ban đêm niệm Phật rồi ngủ, có đôi lúc buồn vui trong huynh đệ con trở về gia đình chừng vài tháng thì cũng đau ngơ ngẩn mất thở, con lại trở về chùa thì lại hết, cứ vậy 3 lần rồi.
Kính Đức Ông Tám! Con không biết đến bao giờ con mới hết được cái nghiệp này để con trở về gia đình làm phụ em út để nuôi cha già cho tròn bổn phận làm con, hơn nữa mình có gì ăn cái đó, có áo quần mới hay rách cũng là của mồ hôi mình tạo ra, mình tự tiêu dùng nó dễ hơn.
Con nghĩ ở hội khó lắm phải không ông Tám? Nhất là công đức đâu mình có đủ để bù đắp lại áo cơm đừng nói chi đến các món khác, thì lương tâm nào mình lại đi giành các cái quyền lợi để làm gì? Không biết bao giờ con mới trả được hết cái nghiệp này, theo ý con cái nghiệp này quá nặng phải không ông? Không biết kiếp trước con làm gì nên tội mà kiếp này con không được tự do làm ăn mua bán hay ở đợ kiếm được đồng tiền để sống riêng biệt cho mình như bao nhiêu người khác.
Con tên Nguyễn Thị T, 40 tuổi, đang làm công quả tại phòng thuốc nam phước thiện, 92 Nguyễn Văn Trổi, Phường 4, Thành Phố Vũng Tàu. Gia đình mẹ mất 20 năm, cha và các em ở Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An cách đây trên dưới 170km.
Mỗi lần ngồi niệm Phật con chỉ kiểm lại trong ngày con đã làm được gì, không được gì, thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân, chủ ý con chỉ tập trung ý trí ở ấn đường và niệm Nam Mô A Di Đà Phật, lúc nào buồn nản quá con niệm Quan Thế Âm thôi chứ con không có công phu như ông Tám đã giảng trong quyển sách này, do đó con không biết nhiều về phương pháp này.
Con kính mong lòng từ bi của Đức Ông Tám vui và giảng cho con.

Phật Tử,
NTT

Địa chỉ ...
 
Thư đi:
Ngày 4 tháng 12 năm 1994

NTT,
Thầy đã nhận được thư con, được biết con đang theo chiều hướng tu theo chùa và làm công quả, tạo hạnh đức hướng về đường tu, bớt sự sầu muộn của đường đời chứ không phải hết bệnh đâu.
Bệnh là do nghiệp của tiền kiếp hay bây giờ tự tạo ra qua sự ăn uống bất cẩn, hủy hoại cơ thể sanh bệnh. Muốn cải sửa bệnh hoạn hiện tại thì phải dấn thân tu học, siêng năng hành pháp. Muốn tu thì phải biết tu bổ sửa chữa tâm thân chứ không phải nói miệng tu mà không biết chính mình là ai, chạy theo ngoại cảnh, gọi là công quả nhưng mà không biết kết quả tiến hóa của phần hồn thì chỉ gieo khổ nạn cho chính mình mà thôi. Tu về tịnh độ, phải dụng pháp cải tiến tâm thân thanh tịnh mới độ tha tại trần được. Nếu con muốn tu Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp là tu bổ tâm thân, đúng theo hành trình tiến hóa của chính mình, ý thức vạn sự trên đời là không. Không nên ôm lấy sự lo lắng mà tạo cho khối óc thần kinh bất ổn, hành không tiến.

Khi bước vào Vô Vi là sẽ có cơ hội cải sửa tâm linh rõ rệt, ý thức rõ ràng mà hành chứ không mê tín làm những điều mình không biết được, tương lai sẽ đi đâu, đặt nặng tinh thần hướng ngoại, tin ông Phật này Phật nọ, không chịu tin khả năng của chính mình. Liên hệ với Trời Đất mà tu; Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng nhịn nhục và thực hành pháp môn càng ngày càng được cải sửa tốt đẹp và khỏe mạnh. Con niệm Phật bằng mở miệng - khẩu khai thần khí tán, cuối cùng sẽ không có kết quả gì hết, chỉ có hại thêm mà thôi. Còn về Pháp Lý Vô Vi dùng ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật, co lưỡi răng kề răng, nước miếng chuyển chạy, tức là có cơ hội thanh lọc máu huyết trong cơ tạng và khối óc, khác hơn niệm Phật ở chùa sẽ tiêu hao khí lực của chính mình. Ngược lại với ý niệm thì chỉ gia tăng ý lực mà thôi. Người tu phải lui về góc thanh tịnh mà tu, chứ không phải lý luận ồn ào, tạo khổ cho nhau. Con xem lịch sử không có vị Phật nào ồn ào cả, lúc nào ngài cũng giữ sự thanh tịnh mà tu tiến. Thanh tịnh tức là sáng suốt, thanh tịnh giải nạn tai bệnh hoạn.
Vậy con nên nghiên cứu cho kỹ tài liệu của Vô Vi có dẫn giải rất rõ ràng. Nếu con có duyên nên thực hiện Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp là cơ hội tự cứu mình và độ tha tại trần. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
401. Ngày 07-10-2001. Người viết: MTMU
402. Ngày 23-12-2002. Người viết: TL
403. Ngày 10-01-2002. Người viết: NTKC
404. Người viết: MK
405. Ngày 17-02-2003. Người viết: NP
406. Người viết: NP
407. Ngày 13-07-2002. Người viết: NTT
408. Ngày 16-08-2002. Người viết: N
409. Ngày 08-08-2002. Người viết: TTN
410. Ngày 28-08-2002. Người viết: PTPM
411. Ngày 03-09-2002. Người viết: TTAH
412. Ngày 10-09-2002. Người viết: BC
413. Ngày 06-05-2002. Người viết: LKP
414. Ngày 27-03-2002. Người viết: TVK
415. Người viết: VHH
416. Ngày 17-09-2001. Người viết: NVC
417. Ngày 10-06-2002. Người viết: MB
418. Ngày 14-06-2002. Người viết: ĐNTT
419. Ngày 28-10-2000. Người viết: PLH
420. Ngày 20-07-2000. Người viết: NVT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 17 18 19 20 [21] 22 23 24 25  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: