Thư đến: '... Người mắng chúng tôi là tham tiền, xách bị ra ngoại quốc ăn xin, bất hiếu, bỏ cha ở lại quê nhà, không ai phục vụ, săn sóc.'
M , ngày 7 tháng 7 năm 1993

Kính thưa Ân Sư,
Trước hết chúng tôi, anh Vinh , cô Sương, bạn đời của tôi và tôi thành tâm cầu xin Bề Trên ban ơn phước cho Ân Sư, được thêm nhiều sức khỏe để dìu dắt các đạo tâm trên đường trở về nguồn cội còn rất nhiều chông gai cạm bẩy.
Kế đến chúng tôi xin phép Ân Sư cho chúng tôi được tiếp tục gọi Ân Sư bằng Ông Tám để tỏ lòng trước sau như một.
Hôm nay tôi có 2 vấn đề xin Ông Tám hộ trì cho tôi được thân tâm an lạc, vững bước trên đường giải thoát:
1) Nhạc phụ của tôi, suốt gần 50 năm tu học, buông bỏ tất cả sự đời, theo rất nhiều pháp môn. Sau cùng gặp được Ông Tám, kế đến Bảy Lủ. Cho đến ngày nay, mặc dầu người rất trì chí công phu, tâm tánh vẫn không thay, ngược lại còn khó khăn hơn. Người mắng chúng tôi là tham tiền, xách bị ra ngoại quốc ăn xin, bất hiếu, bỏ cha ở lại quê nhà, không ai phục vụ, săn sóc.
Thật vậy, khi chánh quyền Cộng Sản chiếm miền Nam, tôi bị đi cải tạo, tài sản mất sạch. Chúng tôi bị coi là tay sai của thực dân nên không còn chỗ đứng trong xã hội mới, không phương kế sinh nhai để nuôi sống. Đến lúc tài chánh kiệt quệ thì được Ơn Trên ban phước đem chúng tôi qua đất Pháp. Qua xứ người tuy vẫn còn khó khăn, phải chắt mót từ đồng để có dư gởi về phụ giúp gia đình cho nhạc phụ của tôi an tâm tu học.
Hôm Tết tôi có về thăm nhà thì bị nhạc phụ tôi la mắng một trận, kêu chúng tôi phải mau trở về lo mua bán, làm ăn, có tiền để phục vụ báo hiếu.
Tôi nghĩ trong xã hội Cộng Sản, muốn làm ăn có tiền phải lưu manh, móc ngoặc, xảo trá. Mình đã có tâm hướng thiện thì không thể nào chấp nhận điều đó được. Hơn nữa, nếu trở về với hai bàn tay trắng lấy gì để kinh doanh.
Vì các lý do trên, chúng tôi thành khẩn xin Ông Tám rủ lòng thương nhạc phụ tôi đã nhiều năm trì chí công phu, có ít lời cho người tỉnh tâm, giác ngộ, đừng mang quá nhiều hành trang khi muốn trở về nguồn cội. Như Ông Tám nhiều lần nhắc nhở các đạo tâm:"Đến thế gian với hai bàn tay không thì khi trở về cũng phải với chữ không".
Việc này tôi kính xin Ông Tám không nên cho nhạc phụ cũng như bạn đời tôi biết là tôi thành khẩn xin Ông Tám khuyên giải, vì nhạc phụ của tôi không muốn cho bất cứ ai biết rằng ông theo pháp môn của chú Bảy Lủ, còn bạn đời của tôi vì thương cha nên không muốn phiền lòng cha.
2) Vì kinh tế gia đình, chúng tôi phải ra đi bỏ lại cha già, con thơ, cháu dại ở lại quê nhà, ruột đứt từng đoạn. Trên đất Pháp, nhờ tới lui với bạn đạo nên trong những lúc thiền ngày 2 thời, tâm được tương đối an lạc, nhưng không ngày nào chúng tôi không nghĩ đến việc làm sao có được một số vốn để trở về quê hương. Có lẽ được như vậy, tâm thân chúng tôi được hoàn toàn an vui, ra vào tự tại, không phải lo kinh doanh làm giàu vì được sống sum họp với gia đình, giúp đỡ con cháu, phụng sự cha già để người không còn bận tâm đến việc con phải báo hiếu, có lẽ người sẽ tu tiến mau hơn.
Vì lẽ trên, chúng tôi kính xin Ông Tám rủ lòng thương, hộ trì, hướng dẫn chúng tôi phải làm thế nào để thực hiện được sở nguyện của mình.
Vốn không có, tài mua bán cũng không nên đành mỗi tuần mua một tấm vé số, ước mong trúng được một số tiền để vừa lòng công dưỡng dục của cha già.
Chúng tôi xin ông tám hoan hỷ nhận lời đa tạ của chúng tôi.

Kính thư,
C

TB: Từ ngày Ông Tám rầy: Đừng đi chơi nữa, hãy trở vô lo tu học (lúc đó trước giải phóng, tôi thường đi trong bản thể và có lúc bay lơ lửng trên ngọn cây). Từ đó tôi không còn xuất đi nữa, nhưng tánh hư tật xấu cũng giảm lần một cách tự nhiên, không cần gò ép.
 
Thư đi:
Reunion, ngày 30 tháng8 năm 1993

Kính gởi anh C,
Tôi đã nhận được thư anh đề ngày 7/7/93, được biết tâm trạng anh đang mang nghiệp hiếu ở trần gian.
Người tu Vô Vi phải tự dứt khoát thất tình lục dục nhân duyên, đó là tôn trọng luật tiến hóa của Trời Đất. Tâm làm thân chịu; Khi tu phải có lập trường, nếu tu mà nay đạo này mai đạo khác là chỉ tạo ra sự chậm trễ của chính mình. Khi chết thì phần hồn sẽ không được thanh thản. Còn ở thế gian tâm làm thân chịu, duyên nào nghiệp nấy. Tu Vô Vi là tự khử trược lưu thanh, cần mẫn dày công thì mới đạt được ánh sáng hồn nhiên, nhiên hậu mới có cơ hội hội nhập vào khối đại bi của Trời Đất, không còn oán trách một ai nữa; Cặm cụi lo tu là đúng pháp. Tất cả pháp môn tại thế cũng phải hướng về trời mà suy luận, chứ không phải quảng cáo như món hàng đang bán ngoài chợ.
Hành giả phải tự hành tự tiến với một lập trường dứt khoát thì may ra mới mòn được một phần duyên nghiệp tại trần gian. Tu mà chạy đông chạy tây tức là chỉ giam mình trong khúc quanh co mà thôi. Tu là phải biết khai thác khối óc sáng suốt của chính mình hòa với vũ trụ quang để tiến hóa. Không nên ỷ lại nơi ông Thầy này hoặc vị Phật kia mà làm cho mình mất cơ hội đến cõi vô sanh bất diệt.
Nếu muốn tu Vô Vi, anh phải dũng mãnh trì chí tham thiền nhập định thì mới có cơ hội trở về với tự nhiên và hồn nhiên xa xưa sẵn có. Tu về Vô Vi tùy duyên mà phát triển, lúc nào cũng hợp thời chứ không lạc hậu như các môn phái khác. Lập trường rõ rệt, tâm làm thân chịu, chẳng có than ván bất cứ một ai thì mới tiến hóa hợp thời được. Tôi vẫn đã và đang tu như anh, không giờ phút nào lãng quyên, đó mới chính là hành giả Vô Vi. Tuy tôi không tiền bạc như anh nhưng nhờ lập trường dứt khoát và sự tự hành độ tha tại thế tôi mới có cơ duyên may đi đây đi đó. Cuộc sống lúc nào cũng bình an với tinh thần phục vụ không bao giờ thay đổi.
Chuyện kiếm tiền là cạm bẩy của nhân gian. Khi bước vào đó anh sẽ mất đi tính chất tự nhiên. Khi đó anh làm sao sáng suốt được mà báo hiếu? Muốn báo hiếu thì cần lo tu ngày đêm lúc đó những người liên hệ về gia cang với mình mới có dịp thăng hoa, đó là cơ duyên báo hiếu. Tiền bạc không đi vào đâu mà còn mang họa nữa là khác. Cứ lo tu để phát triển tâm từ bi thì mới thấy rõ hiếu nghĩa là gì, sẽ tự dứt khoát nghiệp duyên mà tiến hóa.
Kính chúc anh chị vui khỏe và tâm thân an lạc.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
81. Ngày 16-08-1994. Người viết: KGT
82. Ngày 24-08-1994. Người viết: TVT
83. Ngày 30-04-1994. Người viết: KH
84. Ngày 14-04-1994. Người viết: Bạn Đạo Cà Mau
85. Ngày 14-04-1994. Người viết: ND
86. Ngày 02-11-1994. Người viết: TNN
87. Ngày 06-10-1994. Người viết: V K
88. Ngày 17-11-1994. Người viết: AT
89. Ngày 09-08-1994. Người viết: LQT
90. Ngày 30-10-1994. Người viết: HQK
91. Ngày 15-05-1994. Người viết: NTT
92. Ngày 06-11-1993. Người viết: DL
93. Ngày 02-11-1994. Người viết: PTT
94. Ngày 28-01-1996. Người viết: NN
95. Ngày 25-04-1994. Người viết: NVT
96. Ngày 15-04-1994. Người viết: NNT
97. Ngày 18-08-1994. Người viết: NNV
98. Ngày 14-01-1995. Người viết: HTL
99. Ngày 15-04-1994. Người viết: TVH
100. Ngày 13-12-1993. Người viết: HKL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 1 2 3 4 [5] 6 7 8 9  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: