Thư đến: '... bình thường mọi ngày con cảm ứng là trung tâm chân mày xoáy mạnh và thường xuyên và tê tê toàn thân'
C G, ngày 29/5/1993

Kính Ông Tám,
Từ ngày được duyên gặp Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp này, con có cảm nhận gắn bó với Pháp. Lúc đầu hành pháp rất suôn sẻ, tuy chưa đạt gì rõ nét tạm gọi là chứng nghiệm, con chỉ có sự thay đổi ít nhiều về cái tâm nhưng càng hành càng thấy tánh mình có nhiều thiếu sót xấu xa, thậm chí càng nhiều. Vấn đề này con có nghe qua vấn đáp của Thầy. Trên con đường công phu con cũng chưa làm đầy đủ và siêng năng, con xác nhận chủ nhân ông còn lười biếng, con ráng cố gắng.
Thưa Thầy! Trong quá trình công phu con có thắc mắc là lúc bình thường mọi ngày con cảm ứng là trung tâm chân mày xoáy mạnh và thường xuyên và tê tê toàn thân; Lúc ấy con làm Pháp Luân Chiếu Minh thì cảm giác đó rõ nét hơn, càng pháp luân càng tê. Tuy nhiên cảm giác đó lúc tối hoặc chiều con Pháp Luân Chiếu Minh là cảm giác tê tê từ đỉnh đầu rút rút, tê 2 tay, rồi 2 chân, rồi toàn thân. Con kính Thầy giải đáp thắc mắc cho con được thông, trạng thái trên tốt xấu ra sao? Nếu đó là không tốt xin Thầy chỉ cách con phải giải bằng cách nào. Kính Thầy! Hiện tượng này kéo dài khoảng 6 tháng nay, thật sự thì con vẫn còn tăm tối lắm, nhưng con luôn hạ quyết tâm cố gắng giữ đúng pháp không nản chí khi chưa chứng nghiệm được gì như các huynh đệ tỷ muội mình.

Con kính Thầy,
P T H
 
Thư đi:
Reunion, ngày 7 tháng 9 năm 1993

P T H,
Thầy vui nhận được thư con, được biết con đang nung nấu một ý chí thăng tiến.
Muốn tu PLVVKHHBPP thì lúc nào cũng phải nung nấu ý chí thăng hoa tâm thức. Khi con làm Pháp Luân Chiếu Minh mà cảm thức dưới chân tê tê là vì con thiếu chất vitamin B complex. Con có thể mua để tu bổ cơ tạng cho khỏe mạnh thì khi làm Chiếu Minh chỉ có ấm áp mà thôi. Phần điển tập trung giữa chân mày và khối óc là tốt. Còn về ăn uống thì phải nhớ rằng ăn sao cho dễ tiêu, như ăn cơm với rau để 4 tiếng sau tiêu hóa. Không nên ăn nhiều thứ một lần vì khi chậm tiêu thì sẽ sanh bệnh. Con cần đi bộ mỗi ngày một tiếng đồng hồ thì trong người sẽ được an vui hơn. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
21. Ngày 04-08-1996. Người viết: HT
22. Ngày 16-07-1996. Người viết: M
23. Ngày 20-07-1996. Người viết: TN
24. Ngày 16-07-1996. Người viết: NTT
25. Ngày 22-12-1995. Người viết: LN
26. Ngày 20-06-1996. Người viết: HBT
27. Ngày 11-11-1995. Người viết: TQM
28. Ngày 04-04-1996. Người viết: N
29. Ngày 05-12-1995. Người viết: LQT
30. Ngày 07-11-1995. Người viết: NTN
31. Ngày 10-05-1995. Người viết: NVT
32. Ngày 05-08-1995. Người viết: B
33. Ngày 30-05-1995. Người viết: NTTX
34. Ngày 24-05-1995. Người viết: NTC
35. Ngày 15-02-1995. Người viết: HMN
36. Ngày 01-06-1995. Người viết: T
37. Ngày 27-07-1995. Người viết: HDM
38. Ngày 02-07-1995. Người viết: LKT
39. Ngày 07-07-1995. Người viết: HVH
40. Ngày 11-07-1995. Người viết: LTB
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 1 [2] 3 4 5 6 7 8  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: