Thư đến: '... Vậy theo pháp môn Vô Vi Thầy dạy chúng con có nên tin ngày "trùng" vậy không?'
Ngày 10/4/93

Kính bạch Đức Thầy.
Con là mẹ của I , bạn thiền của cậu Thắng ở Toulouse Pháp.
Trước con xin kính chúc Thầy và quý đạo hữu mọi sự vạn an tân tiến trong đạo pháp. Sau con xin trình bày; Trong mấy năm qua con không đặng phúc gặp Thầy song con không quên Thầy. Con không biết địa chỉ chánh thức hiện tại Thầy ở đâu. Nay có người bạn đi Canada, con kính gởi thư này nhờ người tìm Thầy vì bà cũng là có lòng tu thiền mộ đạo; May ra đến gặp Thầy hoặc gặp một ai biết Thầy để con kính lời thăm hỏi Thầy qua đạo hữu đó.
Bạch Thầy! Con không dám than thở song con nghĩ Thầy cũng quá rõ hoàn cảnh con rồi. Con chỉ xin Thầy ra ơn xuống phước chỉ dạy cho con làm sao để bớt nỗi khổ trong lúc tuổi già đã 78 rồi. Nguyên con có một người con, anh của Icard, tuổi Kỷ Sửu 45 đã mạng chung ở Việt Nam, ngày 3 tháng 11 Âm Lịch năm Thân vừa qua. Vợ nó có lại chùa gần nhà xem ngày giờ để tuẫn và táng. Ông sư ở đó dạy 10 giờ đêm cùng ngày tuẫn và táng ngày mùng 6. Việc xong con trở lại Mỹ xem lịch của chùa Dược Sư thì bảo ngày chết, tuẫn và ngày táng là ngày xấu "trùng". Từ ngày ấy cả gia đình con sợ hãi chữ "trùng", ám ảnh con khổ sở quá song mọi việc đã rồi con không biết tính sao. Vậy theo pháp môn Vô Vi Thầy dạy chúng con có nên tin ngày "trùng" vậy không?
Trước ngày chết con của con có trối với vợ nó là nó có nhà cửa, gia đình con cái không đem vô chùa thờ nó, phải thờ ở nhà, mà bây giờ người ta khuyên nên đem vô chùa thờ, vậy thì vợ nó bảo thà chết chớ nó thương chồng không dời đi đâu cả.
Bạch Thầy! Con chả biết có dị đoan hay không...mê tín cấm kỵ trong Vô Vi không. Chớ lúc gần chết con tôi trối rất kỹ. Nó bảo tuy nó ở Sài Gòn song nhà đó là nhà của anh nó ra đi Mỹ để lại, nó xuống ở để giữ giùm. Vậy khi nó chết đem về quê nhà nó ở Biên Hòa chôn, phải ghé qua nhà của nó để nó xem lại nhà của nó rồi hãy đem ra chôn. Khi xe tang đến gần nhà nó, tự nhiên xe nổ bánh phải ngừng lại để thay vỏ. Phải đem hình và bài vị của nó vô nhà nó mấy phút y lời nó bảo rồi mới đem ra nghĩa trang gia đình chôn.
Bạch Thầy! Gia đình con nhất là con từ mấy tháng nay khổ sở vì ông sư xem ngày chôn cất sao kỳ vậy; Lựa ngày xấu "trùng" rồi vỡ lẽ ra hỏi lại ông bảo có sợ đem lại chùa ông mà thờ.
Bây giờ gia đình con làm thế nào, thưa Thầy? Con có nói việc này cho Icard biết, nó làm thinh không có ý kiến, để tự con. Bạch Thầy! Xin Thầy cứu con, chỉ dạy con nên làm thế nào.
Cúi lạy Thầy, con cầu vái Phật Trời cho con đặng tin Thầy, cho người đem thư gặp đặng hoặc thiền đường hoặc phúc đức gặp Thầy, để cầu xin Thầy đọc những lời cầu khẩn của con.

Kính Thầy,
LTT
 
Thư đi:
Atlantic City, ngày 13 tháng 6 năm 93

Bác T,
Tôi đã nhận được thư bác, được biết bác vẫn bình an. Lúc nào tôi cũng hướng về người tu.
Khi thấy có sự khổ trong tâm, đó là vì thực hành pháp lý không đứng đắn thì lúc đó mới cảm thấy khổ. Nếu theo dõi những băng giảng của tôi liên tục thì mới thấy rõ vạn sự ở trên đời này là không. Chẳng có việc gì đáng lo tiếc cả. Còn sống một ngày là phải tu một ngày - điều đó là đúng hơn hết. Làm người trên mặt đất đều có duyên nghiệp để học nhịn nhục và tiến hóa.
Khi chết rồi, người kế tiếp tin về chiều hướng nào thì sẽ cảm nhận được chiều hướng đó, chứ kỳ thật là phần hồn của mỗi con người phải tự gánh vác nhịn nhục mới có cơ hội tiến hóa. Luật nhân quả rõ ràng. Tâm làm thân chịu, không thể đổ lỗi cho người khác được. Bác làm mẹ thì lúc nào cũng thương quý con cái, càng nhớ con thì tâm từ bi càng phát triển, càng thực hiện pháp lý lại càng minh mẫn hơn.
Còn định luật sanh khắc của giờ giấc để sắp đặt cho người chết cũng là niềm tin an ủi tạm thời mà thôi. Bác là người mẹ, tức là gốc gác của tình thương. Vậy bác nên tu nhiều, nhiên hậu mới có cơ hội ban chiếu hạnh đức cho phần hồn của người con sớm siêu thăng tịnh độ, thay vì bị vất vưởng. Thế gian lập chùa miễu, bày ra đủ chuyện nhưng không đi vào đâu cả. Chính ông thầy cũng buông xuôi hai tay mà ra đi như con mình vậy. Ông cũng phải chấp nhận định luật tiến hóa. Người còn sợ tai nạn của gia cang là người chưa thông nguyên lý căn bản của đạo đức. Khi hiểu được nguyên lý căn bản của đạo đức thì chẳng còn hướng về sự động loạn ấy thì tự động sẽ lui về lãnh vực thanh tịnh của mình mà an nhiên tự tại, tiến hóa.
Nếu dốc lòng chịu tu và tiến hóa theo Pháp Lý Vô Vi KHHBPP thì chẳng nghe chuyện bên ngoài mà chỉ lo sửa bên trong của chính mình mà thôi. Mang xác làm người thì phải chịu định luật sanh lão bệnh tử, khổ; Đó là quy luật sắp sẵn của Trời Đất đã hằng hữu trên mặt đất này, không bao giờ thay đổi được. Nếu hướng về tâm linh thì sẽ có cơ hội giải nghiệp tâm, nhiên hậu mới sáng suốt chấp nhận và tiến hóa hơn. Lâu ngày không có cơ hội gần bác và bàn bạc về tâm đạo, tiện đây tôi có đôi lời thô thiển phân tách kể trên. Xin bác bình tĩnh phân xét và tự đổi chiều hướng thanh nhẹ thay vì động loạn.
Chúc bác vạn an.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
241. Ngày 15-04-1997. Người viết: VK
242. Ngày 06-01-1997. Người viết: TVT
243. Ngày 19-06-1996. Người viết: DVH
244. Ngày 20-04-1996. Người viết: NTH
245. Ngày 04-03-1997. Người viết: TBT và VTP
246. Ngày 26-02-1997. Người viết: TBT
247. Ngày 18-02-1997. Người viết: TBT, PVĐ, LVL
248. Ngày 21-11-1996. Người viết: XH
249. Ngày 01-10-1996. Người viết: TTL
250. Ngày 30-07-1996. Người viết: HH
251. Ngày 08-01-1997. Người viết: LVM
252. Người viết: T
253. Ngày 28-11-1996. Người viết: M
254. Ngày 21-09-1996. Người viết: TM
255. Ngày 29-08-1996. Người viết: MVC
256. Ngày 22-02-1995. Người viết: NTV và Bé Hai
257. Người viết: TVK
258. Ngày 21-06-1996. Người viết: T A
259. Ngày 31-10-1996. Người viết: TVL và LTQ
260. Ngày 01-02-1995. Người viết: LVH và PVB
 
của tổng cộng 727 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 9 10 11 12 [13] 14 15 16 17  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: