Thư đến: '... Tuy bị khảo đảo và rớt từ Pháp Môn Quán Âm , con vẫn giữ được ăn chay'
N B Y, ngày 5 tháng 1 năm 1993

Kính thưa Thầy Tám,
Con là L M T, vượt biên qua Nhật năm 1987, trước đó vào những năm 1975, 1976 con cũng đã được may mắn gặp Thầy ở Thiền Đường Ông Hồ Văn Em cũng như ở nhà riêng của Thầy trong Chợ Lớn.
Kính thưa Thầy! Vào những năm 1975, 1976 con bắt đầu được biết Pháp Môn Vô Vi và có thực hành. Nhưng thưa Thầy, thực hành chỉ được vài tháng rồi bị trì trệ không tập nữa.
Qua Nhật Bản, con có tập lại vào năm 1991; Lần này ngoài các giai đoạn: Nguyện, Soi Hồn, Pháp Luân Thường Chuyển, Thiền Định, con có tập luôn Chiếu Minh (78 hơi thở nằm), tất cả đều tập từ 12g30 đến gần 2 giờ đêm. Lần này chỉ sau 1 tháng trời, kết quả vô cùng mầu nhiệm, tâm trở thành bình an, thanh thoát. Tuy nhiên sau đó lại đến thời kỳ trì trệ, dù con có muốn thức dậy, có để đồng hồ báo thức cũng không tập được. Chỉ sau 4 tháng thực hành con đành bỏ cuộc. Con tự nhủ là vì mình còn ăn mặn nên bị khảo đảo dữ dội, vả lại ý chí con rất yếu đuối nên không vượt qua được. Có phải như thế hay là vì một lý do nào khác, thưa Thầy.
Kính thưa Thầy! Con vẫn thắc mắc hay là vì tập sai giờ. Tuy rằng sách Tôi Tầm Đạo mới (xuất bản in năm 1993 ở Hải Ngoại) ghi là thời gian tập từ 0 giờ đến 3 giờ đêm, nhưng trong tài liệu cũ ở Sài Gòn vào năm 1975, có in là chỉ tập trong giờ Tý 0 giờ - 2 giờ, đồng thời ghi chú thêm là trước đó trước năm 1975 giờ Tý từ 1 đến 3 giờ khuya. Thưa Thầy, giờ giấc phải chính xác, như thế nước Nhật Bản nằm trải dài trên 2 múi giờ thì giờ tập ở mỗi múi giờ có khác nhau không hay là chỉ cần thống nhất với giờ chuẩn của quốc gia là được rồi? Hơn nữa nếu giờ chuẩn của quốc gia nào đó khác với giờ tính toán theo giờ quốc tế thì sẽ chọn ra sao để tập đúng giờ Tý.
Kính thưa Thầy! Trở lại vấn đề chay mặn con vẫn nghĩ là sẽ chẳng bao giờ mình ăn chay được. Cuối năm 1991, con có xem được băng video của Sư Phụ Thanh Hải. Lời giảng của Sư Phụ Thanh Hải có sức thuyết phục mầu nhiệm khiến con đã ăn chay được và đã nhận truyền Tâm Ấn. Để sự tu hành được đúng đắn, con vẫn đọc lại quyển Tôi Tầm Đạo và nhất là để giải đáp những thắc mắc mà tài liệu bên Pháp Môn Quán Âm chưa in kịp. Lúc đó con mừng lắm Thầy ạ, vì nghĩ là mình có thể tu hành đến trọn đời. Nhưng chỉ 8 tháng sau cái đầu óc rắc rối hay nghi ngờ của con đã làm trì trệ sự tu hành. Pháp Môn Quán Âm đòi hỏi sự khiêm tốn và tin tưởng. Khiêm tốn thì con có đủ nhưng sự tin tưởng thì càng ngày càng giảm sút. Thoạt đầu con nghĩ là ma chướng phá phách, cứ phải cố gắng rồi sẽ vượt qua. Con đã cố gắng lắm nhưng cái bóng đen quái ác của sự nghi ngờ cứ lớn dần, lớn dần và sau cùng con phải bỏ cuộc sau 9 tháng thực hành.
Tổng kết sau giai đoạn 9 tháng đó, con đã học đã mở trí nhiều lắm, cũng đã đủ sức kiên nhẫn đọc một phần nào kinh Phật, dù chỉ là một phần nhỏ nhưng trước đó con không thể đọc được; Và con đã ăn chay được rồi. Ý chí của con đã ảnh hưởng đến một người bạn có bệnh suy nhược thần kinh (đã chữa trị Tây Y nhiều năm nhưng không bớt), người bạn này cũng thử ăn chay, sau 2 tháng thì bệnh xem như là gần hết.
Tuy bị khảo đảo và rớt từ Pháp Môn Quán Âm , con vẫn giữ được ăn chay. Sau đó 1 tháng con tập lại Pháp Môn Vô Vi. Tuy bị rớt con cũng cảm thấy mình may mắn vì giờ đây đúng theo ước nguyện trước đây, con đã ăn chay và tu theo Pháp Môn Vô Vi. Con hy vọng nhiều lắm Thầy ạ. Không biết hy vọng này có kéo dài được không, hay cũng chỉ là một thoáng chốc phù du của một ý chí yếu đuối đã từng bỏ cuộc nhiều lần.
Thưa Thầy, con có xem băng video "Lục Tự Khai Minh" của năm 1987 và biết rằng ông Hồ Văn Em và Đức Kim Thân đã bị bắt. Thưa Thầy, giờ này hai vị đã được trả tự do chưa? Và con cũng thường thắc mắc, nếu có về Thăm Việt Nam thì có ghé thăm Thiền Đường Hồ Văn Em được không? Hoặc muốn liên lạc với bạn đạo Việt Nam thì làm sao đây?
Qua chị Hoa Shrag ở Nhật Bản, chị ấy cho biết giờ này Thầy đang ở Úc; Con mạo muội có những dòng chữ này đến Thầy, để hỏi thăm sức khỏe Thầy và sự an nguy của Đức Kim Thân cùng quý vị bạn đạo khác còn ở Việt Nam. Con biết là Thầy bận rộn lắm không đủ thời giờ để trả lời thư từ của các người tầm học đạo khắp nơi. Nếu quả như thế thì Thầy đừng để tâm trả lời con nhé Thầy; Con sẽ cố gắng lắng nghe sự trả lời của Thầy vào những lúc con thiền định.
Cuối thư con xin chúc Thầy mãi mãi có đủ sức khỏe để du hành khắp nơi mở trí cho các bạn đạo.

Kính thư,
Con,
L M T
 
Thư đi:
Ngày 12/2/1993

T con,
Thầy vui nhận được thư con đề ngày 5/1/93, được biết con vẫn cố gắng tu học trên hành trình tiến hóa tùy duyên của con.
Con đã thích hợp duyên lành tận độ của sư phụ Thanh Hải do ý chí và tuệ giác con khai minh, con phải cố gắng hết sức để vượt qua những sự tâm tối của khối óc đã chuyển hóa đã nhiều kiếp cho đến bây giờ. Ở đời nầy, muốn thành công một điều gì cũng phải có một ý lực mạnh mẽ và một kỳ công liên tục khai mở, hướng về con đường tu học, trở về con đường đại thanh tịnh của Phật giới thì mới tránh khỏi khổ mà thôi. Nhận pháp để tu, chứ không phải nhận pháp để nghi ngờ rồi bỏ, oan uổng cho khúc đường tiến hóa của tâm linh. Sư phụ Thanh Hải cũng giữ giới, chăm lo tu học, thành thật với chính mình, tâm từ bi phát khởi mới có được ngày hôm nay. Vậy con theo sư phụ thì con phải thực tâm thật tình quý mến hạnh đức của sư phụ thì tuệ giác của con mới được khai minh, đồng hành đồng tiến thì sẽ có cuộc an vui của tâm hồn. Vô Vi cũng vậy, những người đến với Vô Vi, nhận pháp để thực hành cũng sẽ có cơ hội tiến hóa trong sự bình đẳng tương giao, trí tuệ khai minh, hành trình không chán. Chính là pháp của hành giả do Trời ân độ. Nếu không hành thì chỉ tự gạt mình mà thôi. Chay mặn cũng nằm trong nguyên lý hóa hóa sanh sanh, sanh sanh hóa hóa không ngừng nghỉ. Đó là cơ tiến hóa của trời đất, phân minh luật nhân quả. Nếu con ăn chay và hành đúng pháp thì dũng chí của con sẽ được tăng trưởng và thanh nhẹ. Khoảng giữa tháng 3 tới đây, Thầy sẽ có dịp ghé Nhật. Khi đến nơi, Thầy sẽ điện thoại cho con. Chúng ta sẽ có cơ hội trực tiếp bàn bạc về tâm đạo hơn. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
421. Ngày 19-06-2002. Người viết: NKK
422. Ngày 20-06-2002. Người viết: NHĐ
423. Ngày 17-10-2000. Người viết: TH
424. Ngày 27-10-2000. Người viết: HTC
425. Ngày 26-01-2002. Người viết: TVH
426. Ngày 11-02-2002. Người viết: TB
427. Ngày 15-03-2002. Người viết: NTT
428. Ngày 12-04-2002. Người viết: Thiền Đường Dũng Chí
429. Người viết: HT
430. Người viết: NTL
431. Ngày 26-03-0000. Người viết: N
432. Người viết: L
433. Ngày 14-02-0000. Người viết: ĐTTL
434. Ngày 10-01-0000. Người viết: LPL
435. Ngày 12-01-2001. Người viết: MH
436. Người viết: TL
437. Ngày 22-09-2001. Người viết: NVS
438. Ngày 23-03-2002. Người viết: NKH
439. Ngày 12-12-1994. Người viết: NNV
440. Người viết: MH
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 18 19 20 21 [22] 23 24 25 26  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: