Thư đến: '... Xin Thầy chỉ dẫn cho con... vượt qua sự tham dục đó, mọi thử thách đến với con nhứt là tình cảm'
C, ngày 28 tháng... năm 1993

Kính thăm Thầy!
Nhân dịp anh Hòa về V N lần thứ 2, anh có ghé thăm chúng con, được biết tin tức của Thầy rất khỏe, chúng con rất vui mừng khi nghe nhắc đến Thầy, như có một điều an tâm trong lòng mình hơn, nhứt là câu Thầy hỏi thăm con: "Con An ra sao? Còn mua bán hột xoàn không?" Thầy ơi! Khi nghe Thầy nhắc đến tên con, lòng con rất sung sướng, nhẹ nhõm , cởi mở, thoải mái; Có một sự an ủi trong lòng con rất nhiều.
Kính Thầy! Con xin đảnh lễ với tâm thức của con. Kính lạy Thầy, kính lạy Thầy, kính lạy Thầy . Thắm thoát 10 năm qua con không liên lạc với Thầy, con vẫn biết Thầy rất bận rộn với nhiều việc để lo cho chúng sanh; Vì lẽ đó con lo tự tu tự tiến mà Thầy đã giảng trong băng nhiều năm, mặc dù con của Thầy rất động loạn với cuộc sống hằng ngày mà con lúc nào cũng nhớ và nghĩ đến Thầy rất nhiều. Trong hành trình của con tu học vừa đời lẫn đạo, con đã thấy thế nào là chân giá trị của phương pháp mà Thầy đã trao cho mọi người mà không phải riêng con - rất hay, hay lắm Thầy ơi! Chỉ có hành giả tự thức, tự đi, đúng như lời Thầy giảng không sai một li. Niềm tin sẵn có với ý chí thăng tiến mới có thể giúp con vượt qua mọi nghịch cảnh đang đến với con. Con thấy phương pháp rất là siêu diệu. Lên và xuống đều do mình; Trí ý con cũng theo dõi sự tham dục như thế nào? Xin Thầy chỉ dẫn cho con phần này để con vượt qua sự tham dục đó, mọi thử thách đến với con nhứt là tình cảm, con có sự sáng suốt hơn, để dứt khoát một cách dễ dàng, không có trì trệ. Nếu không có phương pháp thiền giải của Thầy chắc con ĐIÊN, không giải tỏa được dục; Nó rất bực tức, dễ sốc, sân si đủ thứ. Con đã chứng nghiệm ở chính con. Khi con vượt qua được do trì niệm, tịnh nhiều thì thấy lạ lùng; Trí mở, lòng từ bi có, tánh quảng đại, vui vẻ đủ thứ hết. Thấy đời là mình được học hỏi, thăng tiến. Thưa có phải đúng như vậy không Thầy? Hành trang tu học thiền của con phải hành như thế nào? Ý lực của con chưa dũng, buông bỏ chưa can đảm (về tiền). Tình tiền lây quây với con. Tình một năm qua đã được Thầy nhắn nhủ chuyển giải cho con một phần nào để con tịnh trở lại. Thầy đã giảng rất nhiều mà con vẫn còn hẹn và trì trệ, đó là trách nhiệm con phải chịu, điều đó là do mình thôi. Một lần nữa con xin Thầy chiếu rọi sự sáng suốt cho con để con cố gắng nhiều hơn, con cố gắng để Thầy vui. Ngày Thầy về chúng con được tiếp đón Thầy một cách sung sướng và tràn đầy tình thương.
Cuối thư con kính chúc Thầy, bà Tám AN KHANG, TRƯỜNG THỌ.

Kính bái,
Con của Thầy,
Bé A ( LTVA)

TB: Mồng một Tết anh Hòa có ghé chúc Tết và tất cả anh em rất vui, nhớ Thầy nhiều lắm.
 
Thư đi:
Hòa Lan, ngày 12 tháng 9 năm 93

V A,
Lâu ngày Thầy mới nhận được thư con, được biết con đang tiến trong tình tiền duyên nghiệp. Nếu trên đời này không có tình tiền duyên nghiệp thì không có thể gọi là đời, nhưng nó chỉ là tạm mà thôi; Còn sự vĩnh cửu là ánh sáng phát triển trong tâm thức của chính con mới là vĩnh cửu.
Dù cho tốn bao nhiêu công của, đạt được một ý dục chỉ thỏa mãn trong mấy giây mà thôi, rốt cuộc cũng phải ôm lấy nghiệp chướng hóa hóa sanh sanh mà tiến hóa. Ngược lại người chịu tu phát triển mọi giới ô trược trong cơ tạng và tâm linh, cuối cùng sẽ đạt được sự vinh quang và thoải mái. Những gì con cảm thấy khổ và thoải mái, những gì con cảm thấy khổ và vày xéo cũng là tạm mà thôi. Còn về pháp môn Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp là toàn năng tâm thức phải tự hướng về cõi vô sanh bất diệt thì mới giải tỏa được nghiệp chướng trong nội tâm, chỉ có siêng hành chứ không có thuyết mà không thành. Trong hành trình tu học luôn luôn phải đụng chạm mọi sự kích động và phản động nhiên hậu mới đạt được sự thanh nhẹ ở tương lai. Tâm từ bi sẽ được phát triển nhiên hậu mới quán thông được mọi trở lực trong cuộc đời mà tiến; Đến đây cũng một mình và cũng sẽ đi có một mình mà thôi; Không nên tạo thêm duyên nghiệp trì trệ và tai hại đến tâm linh tiến hóa.
Cần nhịn nhục tối đa thì tâm thức mới có cơ hội thăng hoa tốt đẹp. Nhịn để tiến, nhịn để sáng, nhịn để hiểu hơn là nên nhịn hơn là động. Động để hại, động để phá hoại, động để chậm tiến, tức là không cần thiết.
Con đã cương quyết nhiều lần trong cảnh trồi sụt của nhân gian, ngày nay con nhìn lại xung quanh con, con vẫn bình an hơn mọi người. Con thương nhớ nguồn đạo con nên sống hẳn vào tâm đạo thay vì vá víu tình đời vô ích và không cứu được chính mình.
Ý dục là yếu hèn, phá hoại tâm thân; Con nên chú ý điều này thì con sẽ được cứu rỗi. Mang xác phàm mà sống gần Tiên Phật thì mọi điều khổ nạn sẽ vượt qua tốt đẹp. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
261. Ngày 05-10-1996. Người viết: NVNL
262. Ngày 23-10-1996. Người viết: NTHM
263. Ngày 12-10-1996. Người viết: LVL
264. Ngày 22-09-1996. Người viết: LTQ
265. Ngày 15-09-1996. Người viết: TVL
266. Người viết: HTT
267. Ngày 01-09-1996. Người viết: NTNS
268. Ngày 26-06-1996. Người viết: NXB
269. Ngày 11-04-1996. Người viết: VMP
270. Ngày 03-08-1995. Người viết: TTT
271. Ngày 15-02-1995. Người viết: HMN
272. Ngày 04-08-1996. Người viết: HLT
273. Ngày 02-07-1996. Người viết: LTB
274. Ngày 30-06-1996. Người viết: Soeur Dòng Áo Trắng
275. Ngày 20-06-1996. Người viết: LMS
276. Ngày 24-06-1996. Người viết: TQC
277. Ngày 07-07-1995. Người viết: VH
278. Ngày 15-06-1996. Người viết: NL
279. Ngày 27-05-1996. Người viết: NTHM
280. Ngày 27-05-1996. Người viết: NT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 10 11 12 13 [14] 15 16 17 18  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: