Thư đến: '... Con kính mong được Thầy chỉ giáo thêm cho con những lỗi lầm sai sót để con tu sửa'
T N, ngày 25 tháng 9 năm 1992

Kính Thầy.
Con tên H N Đ, 59 tuổi, ngụ tại khu phố..., phường...,thị xã T N.
Con chưa một lần diện kiến Thầy; Qua hình ảnh của Thầy thì con thấy và con cũng nghe được một ít băng của Thầy giảng.
Thưa Thầy! Con đi theo Pháp Lý Vô Vi này vào năm 1984 đến nay, nhưng mấy lúc sau này con cảm thấy mình trì trệ quá và kém quá, không tự biết được điều gì, có lẽ tại nghiệp con quá nặng và con cũng đã tự nguyện ăn chay từ hơn 10 năm nay.
Con kính mong được Thầy chỉ giáo thêm cho con những lỗi lầm sai sót để con tu sửa. Con là tín đồ Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Con kính lạy Thầy và kính chúc Thầy mạnh khỏe để dạy dỗ và dìu dắt bạn đạo chúng con tên đường tu tiến.

Kính lạy Thầy,
Con, HNĐ
 
Thư đi:
Hongkong, ngày 29/2/93

Đ Con,
Thầy nhận được thư con, được biết con đang ở trong hành trình tu học. Muốn thực hiện PLVVKHHBPP thì phải tự gạt bỏ tất cả những sự mê tín dị đoan trong óc, thực hành đúng pháp, khai thông khối óc, triền miên phát triển điển giới, khai thông đời đạo, minh chánh và sáng suốt. Tâm làm thân chịu; Phải sửa tiến, hợp thời thanh nhẹ chứ không nhờ đỡ và lợi dụng Bề trên nữa.
Mỗi chúng sanh đều có khối óc tinh vi và cơ thể thâu phóng tất cả những sự kích động và phản động trong chu trình tiến hóa. Chỉ có hướng thượng cảm thông điển giới, nhiên hậu mới có cơ hội giải mở và thăng hoa rõ rệt. Tu để tự giải nghiệp tâm chứ không phải tu để tạo nghiệp.
Vạn sự trên đời là không; Chỉ cần sửa tiến tâm thân, thanh nhẹ chánh giác thì sẽ không còn mê chấp nữa. Lúc nào cũng vui hòa với nguyên khí hiện hữu của Trời Đất. Cảnh đời là bãi trường thi, hoàn cảnh là ân sư; Nhờ hoàn cảnh kích động và phản động, chịu nhịn nhục phát triển tâm từ bi thì sẽ giải nạn và không còn tạo nạn nữa. Tự tu tự thức là chánh pháp. Vạn vật đồng nhất thể đều chịu luật hóa hóa sanh sanh. Cố gắng thực hành chánh pháp thì dù ở một góc trời nào cũng không phải lo âu cả.
Chúc con giữ tâm thanh tịnh để tiến hóa.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
601. Ngày 12-04-1999. Người viết: VT
602. Ngày 07-04-1999. Người viết: PL
603. Ngày 17-01-1999. Người viết: HT
604. Ngày 22-08-1998. Người viết: T
605. Ngày 02-03-1999. Người viết: L
606. Ngày 30-11-1981. Người viết: NTN
607. Ngày 24-12-1981. Người viết: TH
608. Ngày 06-12-1981. Người viết: T
609. Ngày 16-02-1982. Người viết: LNT
610. Ngày 21-02-1982. Người viết: C
611. Ngày 16-03-1982. Người viết: LCH-Nhân viên CADT
612. Ngày 22-03-1982. Người viết: HA
613. Ngày 17-02-1982. Người viết: TMC
614. Ngày 23-01-1982. Người viết: HVH
615. Ngày 21-03-1982. Người viết: L
616. Ngày 04-07-1981. Người viết: THL
617. Tháng 06-1982. Người viết: Ðạo hữu T
618. Ngày 24-02-1982. Người viết: M/M
619. Ngày 09-01-1982. Người viết: TNT
620. Ngày 04-10-1981. Người viết: M
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 27 28 29 30 [31] 32 33 34 35  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: