Thư đến: '... có nhiều lúc ngồi thiền, khi con bắt ấn hai đầu ngón tay cái của con tự nhiên một lát nữa nó dính chặt vào nhau'
B , January 3, 1992

Kính Thưa Thầy yêu!
Đầu thư con xin chúc cho Thầy được nhiều sức khỏe, vạn sự như ý.
Đã lâu lắm rồi con không có được tâm sự cùng Thầy. Con đã theo đạo từ nhỏ cho đến lớn, nhưng con chưa có một câu hỏi nào thắc mắc muốn hỏi Thầy cả. Nay con có một câu hỏi muốn nhờ Thầy giải đáp cho con được hiểu thêm. Con không biết tại sao có nhiều lúc ngồi thiền, khi con bắt ấn hai đầu ngón tay cái của con tự nhiên một lát nữa nó dính chặt vào nhau, muốn lấy ra cũng không được và nó nóng nữa. Trong lúc đó thì hầu như con cảm thấy rất nhẹ và ngồi được lâu nữa. Như vậy là sao vậy Thầy?
Và thời gian vừa mới đây khoảng 3,4 tuần nay, không biết tại sao đầu óc con cứ suy nghĩ về chuyện tình cảm hoài. Con không biết tại sao có nhiều lúc con nghĩ con sẽ không bao giờ lập gia đình và con cũng không hề nghĩ đến chuyện đó, nhưng cũng có đôi lúc con nghĩ nếu sau này giả sử có ai thương con thì con nghĩ con sẽ nói với người đó là sẽ không có con, nếu sau này về ở với nhau. Hơn nữa người đó phải biết tu hành thì con mới đồng ý. Có lúc con biết là con đang bị lôi cuốn về đời, con ráng cố gắng quên đi không muốn suy nghĩ đến nữa mà sao nó cứ quanh quẩn đầu óc con hoài. Mặc dù vậy nhưng con vẫn giữ ngồi thiền mỗi đêm và ban ngày không buông bỏ và ráng cố gắng trì niệm Lục Tự Di Đà cho quên đi tất cả những gì trắc ẩn buồn phiền quanh con.
Hôm nay chỉ có bấy nhiêu muốn tâm sự cùng Thầy, mong được sự giải đáp của Thầy, con rất cảm ơn.

Con của Thầy,
HTN
 
Thư đi:
Vancouver, ngày 1 tháng 6 năm 1993

H con,
Thầy đã nhận được thư con đề ngày 3/1/1993, được biết con đang trên đường tu học. Theo như con nói trong lá thư thì luồng điển con bắt đầu được rút trên bộ đầu, nên hai bàn tay tự động bắt ấn lại. Còn khi tâm thức con hướng về tình cảm, tức là Pháp Luân còn yếu. Con phải cố gắng làm Pháp Luân Thường Chuyển, đầy rún đầy ngực tung lên bộ đầu nhiều lần trong ngày thì luồng điển của tâm thức sẽ được thuần dương, khi đó con mới không bị lôi cuốn bởi tình cảm nữa. Mỗi buổi sáng, con nên cố gắng làm thêm Soi Hồn 15 phút để khối óc con có thể tập trung, hướng thượng và sẽ hóa giải được mọi sự trần trược có thể lôi cuốn con.
Đối với người tu Pháp Lý Vô Vi, quan trọng là có Soi Hồn và Pháp Luân Thường Chuyển. Con cần phải tập nhiều lần hai pháp đó trong ngày nếu có thì giờ rảnh, để gặt hái được sự cởi mở thanh cao. Thầy có bai nhiêu lời nhắn nhủ con, mong con ghi nhớ và thực hành đứng đắn. Chúc con vui khỏe.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
81. Ngày 16-08-1994. Người viết: KGT
82. Ngày 24-08-1994. Người viết: TVT
83. Ngày 30-04-1994. Người viết: KH
84. Ngày 14-04-1994. Người viết: Bạn Đạo Cà Mau
85. Ngày 14-04-1994. Người viết: ND
86. Ngày 02-11-1994. Người viết: TNN
87. Ngày 06-10-1994. Người viết: V K
88. Ngày 17-11-1994. Người viết: AT
89. Ngày 09-08-1994. Người viết: LQT
90. Ngày 30-10-1994. Người viết: HQK
91. Ngày 15-05-1994. Người viết: NTT
92. Ngày 06-11-1993. Người viết: DL
93. Ngày 02-11-1994. Người viết: PTT
94. Ngày 28-01-1996. Người viết: NN
95. Ngày 25-04-1994. Người viết: NVT
96. Ngày 15-04-1994. Người viết: NNT
97. Ngày 18-08-1994. Người viết: NNV
98. Ngày 14-01-1995. Người viết: HTL
99. Ngày 15-04-1994. Người viết: TVH
100. Ngày 13-12-1993. Người viết: HKL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 1 2 3 4 [5] 6 7 8 9  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: