Thư đến: '... con có vài vấn đề, xin ông Tám chỉ rõ từng điểm cho con được hiểu tường tận hơn.'
M , ngày 28 tháng 11 năm 82

Kính gởi Ông Tám,
Con xin tự giới thiệu, con là K G T; May mắn thay con được ông chú và anh con chỉ cho pháp tu thiền.
Trước hết cho con chúc ông Tám cùng gia đình dồi dào sức khỏe, vui tươi và hạnh phúc trên đất lạ quê người.
Ông Tám thương! Con có rất nhiều câu hỏi mà không ai trả lời giùm cho con, cho nên con đành mạo muội viết thư cho ông Tám, để xin ông Tám giúp đỡ và dìu dắt con trên bước đường tu hành, con rất cảm ơn ông Tám.
Con đã tập pháp này cũng hơi lâu rồi, nhưng hay gián đoạn, không siêng năng thực hành và cũng một phần không có thời gian vì con còn đi học. Con rất hối hận và xấu hổ khi tự hứa mà không làm tròn, con biết tội đó rất nặng đối với con.
Nhiều lúc hối hận con gọi Phật và ông Tám để bớt những lo sợ và buồn phiền, khi con cảm thấy sung sướng khi hướng về Phật trong lúc đó.
Ông Tám ơi! Con rất buồn cho con, sanh sau trong hạ ngươn này, gặp pháp lại trễ mà con thì lại làm biếng; Con cố gắng ngồi, dù rằng nhiều hay ít, chỉ mong Đấng Cha Lành cứu vớt con, để trốn lánh trần gian này, con quá sợ, nhờ sự đối diện mà hiện nay con bỏ được một chút xíu. Hiện giờ con có vài vấn đề, xin ông Tám chỉ rõ từng điểm cho con được hiểu tường tận hơn.
1) Con có thể Soi Hồn và hít thở nằm vào khoảng 4 giờ trở lên được không, vì con mới tập lại pháp môn này, vì thường gián đoạn. Sau khi Soi Hồn và hít thở nằm, con có cần xả thiền không?
2) Nếu như nhiều lúc không thể thức 12 giờ khuya hoặc nhiều lúc ngủ quên, con có thể thiền bất cứ giờ nào có tốt không sau những giờ từ 2 giờ trở lên?
3) Tại sao con ngồi trong lúc thiền định thì chóng mặt muốn ói, cho nên con không thể ngồi được thêm nữa, tại sao lạ quá, ông Tám có thể giúp cho con biết vì tại sao không? Hay là con làm sai pháp, con vẫn thường ngồi, Nguyện, Soi Hồn, Pháp Luân Thường Chuyển và Thiền Định, xin ông Tám giảng giùm cho con được rõ hơn.
4) Tại sao con ngồi mà hơn nữa tiếng trở lên thì rất tê chân. Ông Tám có thể chỉ cho con bằng cách nào để được bớt tê chân, được ngồi lâu hơn, tuy rằng con ngồi thực hành cũng hơi lâu rồi.
5) Khoảng 5 giờ sáng con có thể ngồi Nguyện, Soi Hồn, hít thở ngồi và Thiền Định, có được không, hay lại ngồi để nhớ lại hôm qua mình đã làm sai cái gì; Trong 2 pháp, phải ngồi pháp nào? Xin ông Tám viết cho con biết.
6) Khi con nhớ đến ông, con niệm Vĩ Kiên Phật, ông có đến với con trong vô hình không, nhiều khi con niệm đến ông con cảm thấy bớt nổi lo âu, con không dám niệm đến Đấng Cha Lành vì con chưa đủ điều kiện để gọi, cho nên bây giờ con muốn siêng năng để cố gắng đảnh lễ Cha và ông Tám, ông Tư tuy rằng con chưa biết mặt, nhưng con sẽ cố gắng.
7) Trong lúc thiền định con có thể nghe băng cassette của ông Tám niệm Nam Mô A Di Đà Phật được không?
Con biết con đã làm phiền ông Tám rất nhiều, mong ông Tám cố gắng hồi âm cho con, vì ngoài ông Tám ra, không ai chịu trả lời cho con. Mong rằng thư này đến, ông Tám sẽ vui lòng từ bi mà dẫn dắt cho con trên bước đường giải thoát.
Cuối thư con không biết chúc gì hơn, con xin gởi đến ông Tám cùng gia đình những lời tốt đẹp nhất.

Kính Thư,
K G T

TB: Con rất trông thư ông Tám lắm trong một ngày gần đây.
 
Thư đi:
Vancouver, ngày 7 tháng 6 năm 1993

K G T,
Ông Tám đã nhận được thư con, được biết tâm con chưa dứt khoát để hành thiền. Muốn tu Vô Vi phải ý thức rõ ràng là tu để làm gì? Những phương pháp đề ra có hại cho tâm lẫn thân hay không? Hay là giúp cho tâm thân được khỏe mạnh, lạc quan và hành triển.
Phải ý thức rõ ràng phần hồn đang làm chủ và trách nhiệm đối với thể xác, thực hành phương pháp để đào sâu chơn lý của chính mình và sẽ không còn bị bỡ ngỡ trên đường đạo. Những gì con thắc mắc cũng do bản chất lười biếng của con chưa dẹp được, phải có một ý chí vô cùng thì mới chiến thắng con ma lười biếng trong lòng mà mọi người đều có. Luôn luôn nó ám ảnh, tạo ra những lý do giả ảo không thật. Con nên hiểu rõ là khối óc của con không có một ai có thể chế tạo được tên thế gian này, chỉ có con chịu tu và phát triển điển quang trên bộ đầu thì mới thấy rõ vị trí của con là đã và đang trách nhiệm tái lập nền tảng thương yêu. Luật Trời được thể hiện qua xác của con, từ mỗi cử chỉ cho đến hành động đều an bài trật tự do thanh quang đã và đang chuyển hóa cho con để con được tự thức. Vậy con chần chừ gì mà không lập lại trật tự để thăng hoa và lập lại quân bình cho chính mình.
Phương pháp mà ông Tám đã đề ra, tức là ông Tám đã và đang thực hành hằng ngày chứ không phải nói mà không làm. Gần đây ông Tám đi du thuyết khắp nơi, mọi người đều nhìn nhận là ông Tám đã được trẻ lại và khỏe mạnh hơn, đó cũng do ý chí cương quyết và thực hành đúng pháp liên tục, không ngừng nghỉ thì mới đạt được một chút quý giá, được mọi người khen tặng. Phương pháp mà con đang hành gặp trở ngại là từ lý do ăn uống, máu huyết không thông nên cảm thấy chân tê ngồi không được lâu. Con nên xét kỹ lại những món ăn hàng ngày của con làm sao cho dễ tiêu hóa, như ăn cơm thì nên ăn cơm với rau đậu, còn nếu ăn protein thì ăn cùng với rau. Không nên ăn chất protein chung với tinh bột, vì như thế chậm tiêu hơn. Khi sự vận hành giữa tim, gan, thận không giao thông được thì con dễ bị chóng mặt và tê chân.
Còn về băng cassette, con nên thường nghe bất cứ băng giảng nào của ông Tám cũng như con đang học triết vậy. Nghe nhiều thì chấn động điện năng của ông Tám sẽ giúp con ổn định hơn trong chu trình tiến hóa của tâm linh. Tu Vô Vi, đêm đêm ngồi thiền tức là bước vào khóa học của cả càn khôn vũ trụ, tâm từ bi sẽ được khai triển và thông minh hơn. Tốt nhất là thiền khoảng 11 giờ đêm, tức là giờ tý thông khai, điện năng của mình sẽ liên hệ được điện năng của vũ trụ, chỉ có phát triển chứ không có lùi. Nếu nuôi dưỡng sự lười biếng thì sẽ bước vào bóng tối, không bao giờ thoát ra được. Mỗi buổi sáng, khoảng 5 giờ con nên tăng thêm 15 phút Soi Hồn thì bộ óc sẽ được minh mẫn hơn và xóa được những sự phiền muộn sái quấy trong tâm, khi không nghĩ nhiều về sự động loạn thì sẽ thật sự ổn định hơn. Nếu có dịp, con nên thanh lọc cơ tạng thanh nhẹ thì lúc tu sẽ có kết quả hơn. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
221. Ngày 22-01-1997. Người viết: H
222. Ngày 20-12-1996. Người viết: NHM
223. Ngày 22-01-1997. Người viết: NHC
224. Ngày 01-02-1997. Người viết: PTM
225. Ngày 27-09-1997. Người viết: NT
226. Ngày 20-08-1997. Người viết: NT
227. Ngày 19-08-1997. Người viết: NT
228. Người viết: NT
229. Ngày 14-02-1997. Người viết: ĐTKT
230. Ngày 12-01-1997. Người viết: NDH
231. Ngày 04-08-1997. Người viết: LTB
232. Ngày 07-10-1997. Người viết: TVN
233. Ngày 05-10-1996. Người viết: ĐTNS
234. Ngày 01-07-1997. Người viết: P
235. Ngày 20-05-1997. Người viết: T
236. Ngày 15-07-1997. Người viết: TC
237. Ngày 28-06-1997. Người viết: LSH
238. Ngày 15-04-1997. Người viết: VK
239. Ngày 06-01-1997. Người viết: TVT
240. Ngày 19-06-1996. Người viết: DVH
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 8 9 10 11 [12] 13 14 15 16  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: