Thư đến: '... Pháp môn tu tập này xuất phát từ đâu? Ai đã sáng chế ra? Nhằm vào mục đích gì?...'
Pennsylvania, ngày 5/1/82

Kính gởi ông Lương Sĩ Hằng,
Trong báo VN Tiền Phong, mục Thiền theo Pháp Lý Vô Vi, do ông Hoàn Nguyên dẫn giải, tôi được biết rằng Ngài đã đắc đạo nhờ tu tập theo pháp môn này. Tôi là người cũng muốn cầu đạo, những điều tôi muốn được Tôn Sư dẫn giải như sau:
1) Pháp môn tu tập này xuất phát từ đâu? Ai đã sáng chế ra? Nhằm vào mục đích gì?
2) Xin Ngài giảng giải về sự giải thoát như thế nào? Ðức Phật Thích Ca, một hôm nọ, giảng đạo đã cầm cành hoa và mỉm cười, trong khi mọi người chú ý để nghe mà không nghe Phật giảng giải gì. Mahakaxidabaha bỗng phát lên cười. Phật Thích Ca mới bảo: "Tu có một ý kính thiện đi vào, Mahakaxidabaha lãnh hội được, vậy ta truyền y bát cho người". Theo Tôn Sư thì Tôn Sư giảng giải ra sao? Theo Tôn Sư thì khi nào đắc pháp? Xin Tôn Sư giảng giải cho tôi cái Ðạo.
Chúc Tôn Sư và quý quyến một năm mới vui vẻ.

VHT
 
Thư đi:
HongKong, ngày 19/2/82

Kính gởi ông T,
Tôi đã nhận được thư ông đề ngày 15/1/82, được biết ông muốn biết thêm về Nguyên Lai pháp môn mà tôi đã và đang hành.
1) Pháp môn này xuất phát từ ý chí của Ðấng Tạo Hóa, tức là Ngọc Hoàng Thượng Ðế Vô Cực Ðại Thiên Tôn, đấng Cha lành của nhân loài vạn vật, đã chuyển cho con người thức tâm tầm đạo tại VN là ông Cao Minh Thiền Sư, tại Cầu Bông Sài Gòn. Người kế tiếp là Ông Ðỗ Thuần Hậu, tức là ông Tư Nhơn, tại Sa Ðéc, trở về Sài Gòn cư ngụ tại số 93 đường PTG Ða Kao, VN.
Trước kia hai vị này cũng đã được điêu luyện bởi sự gian khổ của cảnh đời. Vì yêu dân tộc, yêu muôn loài vạn vật, được nhồi quả, tự tầm qua đạo pháp, chữa bệnh bằng bùa, bằng thuốc và sử dụng khả năng sẵn có của chính Ngài, thừa võ hóa văn, mới thành đạt được pháp môn lưu lại tại thế, truyền bá cho mọi người kế tiếp, với tinh thần bất vụ lợi. Mục đích người đã thành đạt như sau:
- Sức khỏe dồi dào để đương đầu với mọi nghịch cảnh đương sinh, nằm trong cơ luật tiến hóa sanh và khắc.
- Tâm linh càng ngày càng ổn định và sáng suốt.
- Xuất hồn để thấu đáo nguyên lai bổn tánh.
Còn về sự giải thoát là trở về với chính mình, biết được từ đâu đã đến và sẽ trở về đâu. Mỗi người đều có một căn cơ khác nhau. Cho nên, tại thế mỗi phần hồn được quyền làm chủ trong một thể xác, mắt mũi tai miệng như nhau. Nhưng nhìn ra thì khác, muôn muôn triệu triệu đều khác nhau. Người phàm mắt thịt cho là chủ nghĩa bắt buộc con người phải theo khuôn khổ của mình sáng chế, nhưng có nhà cách mạng nào đã thành công tại thế đâu. Rốt cuộc rồi cũng phải tự thức sửa mình để tiến hóa thì mới nhận thức được sự du dương hòa điệu bởi thanh quang điển lành của Thượng Ðế. Thoát khỏi phàm thân thì mới thấy rõ được phần Hồn là bất diệt.
2) Còn về Ðức Phật Thích Ca giảng đạo cầm cành hoa mỉm cười là Ngài chỉ cho mọi người được biết tâm hồn của mọi người đều tươi đẹp và thanh nhẹ như cành hoa.
Hòa cảm và phấn khởi hòa hợp với mọi ánh quang của cả càn khôn vũ trụ. Nhưng mấy ai đã chịu tu thiền để lập lại trật tự và tự vun bồi tâm thức sáng suốt ấy. Chính bản thân của Ngài, từ cảnh giàu sang quyền lực trong tay, mà Ngài cũng phải tìm ra lối thoát cho chính Ngài và ảnh hưởng chúng sanh tự thức và tự tiến. Ngược lại thế gian đã đề cao Ngài mà không chịu hành như Ngài thì làm sao đắc đạo. Bí thế chỉ biết cầu xin. Lấy sự thông minh eo hẹp mà lợi dụng Ðấng Trọn Lành. Ðã tối tăm lại còn tối tăm thêm hơn. Ðức Phật đã tu trong rừng động loạn và tự đạt tới sự thanh tịnh thì mới thật sự thanh tịnh. Pháp là vô cùng.
Muốn đắc pháp thì phải tận dụng ý chí vô cùng của mỗi phần Hồn thì mới được bước vào thanh quang Vô Vi, không không gian, không thời gian.
Nếu ông muốn biết thêm nhiều điều nữa thì xin ông liên lạc với ông Hoàn Nguyên, nơi đó sẽ có đủ tài liệu trình ông nghiên cứu.
Kính chúc ông vui khỏe.

Kính thư,
LSH
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
401. Ngày 07-10-2001. Người viết: MTMU
402. Ngày 23-12-2002. Người viết: TL
403. Ngày 10-01-2002. Người viết: NTKC
404. Người viết: MK
405. Ngày 17-02-2003. Người viết: NP
406. Người viết: NP
407. Ngày 13-07-2002. Người viết: NTT
408. Ngày 16-08-2002. Người viết: N
409. Ngày 08-08-2002. Người viết: TTN
410. Ngày 28-08-2002. Người viết: PTPM
411. Ngày 03-09-2002. Người viết: TTAH
412. Ngày 10-09-2002. Người viết: BC
413. Ngày 06-05-2002. Người viết: LKP
414. Ngày 27-03-2002. Người viết: TVK
415. Người viết: VHH
416. Ngày 17-09-2001. Người viết: NVC
417. Ngày 10-06-2002. Người viết: MB
418. Ngày 14-06-2002. Người viết: ĐNTT
419. Ngày 28-10-2000. Người viết: PLH
420. Ngày 20-07-2000. Người viết: NVT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 17 18 19 20 [21] 22 23 24 25  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: