Thư đến: '... Biết rằng đó là nghiệp, nhưng đến nay vẫn chưa hành pháp vào mỗi đêm được nữa, mặc dầu vẫn thường xuyên niệm Lục Tự Di Ðà...'
Palawan, ngày 15/12/81

Kính thưa Ông Tám,
Con tin rằng ông Tám đã biết thư này sẽ đến tay ông Tám. Trước hết, con xin tự giới thiệu, con là một bạn đạo của PLVVKHHBPP khi còn ở VN. Trước đây, sau khi học tập cải tạo và được thả về, thì may mắn và có duyên phần, con gặp được Pháp Lý này qua người bạn đạo. Người này hiện còn ở VN, tất cả gia đình anh đều theo Pháp Lý này. Nhận biết được là thực tiễn, giúp ích cho phần tâm linh, nên con đã theo hành pháp này ngay. Sau thời gian gần một năm, con thấy kết quả và con đã gặp anh Sáu L, đã viết thư cho ông Tám nhiều lần, và con vinh hạnh có đọc thư của ông Tám khi còn ở VN, qua thư của anh L, mà ông Tám gởi, và được anh hướng dẫn thêm. Từ ngày vượt biên tìm tự do đến Philipines, ở trại tỵ nạn này 6 tháng nay, có thể vì nghiệp còn quá nặng, con đã không tiếp tục hành pháp, nhưng vẫn niệm Lục Tự Di Ðà, đã và đang ăn chay, để phần nào tu bổ con người mình. Và ở đây, con gặp một vài bạn đạo và may mắn đã có chép được nguyên tắc hành pháp này.
Thưa ông Tám! Khi còn ở VN, khi anh L nhận được thư của ông Tám gởi về từ Manila. Ðược biết ông Tám ra đi khoảng năm 1979 và sau đó là ở Canada, bạn đạo lúc nào cũng mong được những lời khuyến tu của ông Tám.
Riêng phần con, khi ra đi, lênh đênh trên biển cả, máy tàu hư, bánh lái gãy, hết lương thực, nhưng lúc nào con cũng niệm các câu chú và Lục Tự Di Ðà. Ðã và tin tưởng vững mạnh nơi Pháp Lý, và con đã đến bến bờ bình an. Nay ngồi viết thư này kính gởi đến ông Tám để mong được những lời chỉ dạy của ông Tám, và con có đọc tờ báo Tiền Phong xuất bản ở Mỹ, có một bài mà một bạn đạo viết về Pháp Lý Vô Vi. Nhưng thú thật với ông Tám, như con hiểu thì tất cả do tâm, mà tại sao con vẫn còn bị ràng buộc quá. Biết rằng đó là nghiệp, nhưng đến nay vẫn chưa hành pháp vào mỗi đêm được nữa, mặc dầu vẫn thường xuyên niệm Lục Tự Di Ðà.
Con qua đây gồm gia đình vợ chồng và một đứa con, và gia đình bên vợ, cả thảy 9 người. Gia đình vợ con đạo Cao Ðài.
1) Một bạn đạo nữ mà con quen ở đây cho con biết là chị có một người anh thiền theo Pháp Lý Vô Vi nói rằng: "Muốn đạt pháp thì phải đi qua con đường Cao Ðài Vô Vi và ly gia cắt ái", làm con thắc mắc nhiều.
2) Các câu niệm trong sách ông HVE thì anh L, bạn đạo, nói rằng ở trên khuyên là đừng niệm câu Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Ðế Vô Cực Ðại Thiên Tôn có đúng không?
3) Ý chí tập trung tại Hà Ðào Thành mà không tập trung nơi chân mày nữa, có đúng không?
Ðó là ba thắc mắc lớn, xin nhờ ông Tám chỉ dạy cho con. Con xin ông Tám cho con những lời khuyên bảo để con được mạnh tiến trên đường hành Pháp Lý này, và đồng thời để con gởi về cho các bạn đạo còn ở VN, đang có thắc mắc như con. Và có điều con xin được mạn phép hỏi ông Tám: Có người nói rằng nếu mình tu rồi thì cần chi vượt biên nữa. Ðó là một điều khó trả lời và cũng là thắc mắc của con.
Cuối thư, con kính chúc ông Tám được vui vẻ và sẽ đón nhận được những lời khuyên bảo của ông Tám, để đó là niềm vui sướng cho con vào dịp Giáng Sinh này.

Một bạn đạo đang ở trại tỵ nạn Palawan,
THH

TB: Ông Tám có gởi thư cho con, xin ông Tám đề tên đúng như ngoài bì thư, vì ở đây lãnh thư phải nói đúng tên người gởi mới cho nhận.
 
Thư đi:
HongKong, ngày 15/2/82

HH,
Tôi đã nhận được thư anh đề ngày 15/12/81, được biết anh và gia đình đã được may mắn đến đất liền, sau bao nhiêu ngày thử thách và đánh giá được niền tin là vô cùng tận. Lại được thấy rõ sự an bài của Bề Trên, kẻ ở người đi. Mọi người vẫn được ôm lấy hơi thở để mà sống thanh tịnh, lại được thấy rõ Thượng Ðế hơn. Thượng Ðế là ai? Có phải là một người xa lạ không? Thưa không. Chính Ngài là vô hình vô tướng. Ngài là một khối hào quang vô cùng thanh nhẹ và vô cùng sống động, hằng hữu trong tâm khảm của muôn loài vạn vật. Niệm danh Ngài để làm gì? Ðể nhắc phần hồn của chính ta và thấu triệt chân lý của Ngài hơn.
Tại sao phải niệm Phật? Là để hòa tan với nguyên lý đương sinh. Nam là lửa, Mô là khí điển, A là thủy điển, Di là trụ hóa vô cùng, Ðà là khai triển màu vàng điển quang thanh nhẹ, Phật là trụ tâm, tự mình hiểu mình hơn.
Càng tu càng hiểu về cõi thanh nhẹ hơn. Nguyên Lý của Nam Mô A Di Ðà Phật là tự khai mở để tiến hóa tùy theo trình độ. Nó cũng là chìa khóa của tâm linh. Người tu không nên chấp lý, nhưng chỉ tự thực hành để minh cảm thì mới thực tế hơn và sẽ có cơ hội sử dụng khả năng sẵn có của chính mình, nhiên hậu mới thực hiện được Tình Thương và Ðạo Ðức.
Anh hiểu được tất cả đều do tâm, vậy tâm là gì? Và tâm ở đâu? Tâm là thức hồi sinh vô cùng. Loài người và vạn linh đang được Thượng Ðế điêu luyện, từ hoàn cảnh này đến hoàn cảnh khác để thức tâm, là biết được chơn tâm hòa hợp với cả càn khôn vũ trụ, nằm trong định luật Sanh Trụ Hoại Diệt. Thực hành lập lại trật tự cho bộ đầu, ngũ tạng và tứ chi. Mượn phương pháp Pháp Lý là Soi Hồn, Pháp Luân Thường Chuyển và Thiền Ðịnh. Rõ mình, rõ họ mới rõ chơn tâm.
Hồn là chủ của thể xác chớ không phải thể xác là chủ của Hồn. Tu theo môn Pháp Xuất Hồn thì mới thật sự là đời đạo song tu. Tu tại gia không khác gì Thích Ca tu trong rừng. Nếu chúng ta dùng ý chí hướng thượng, tự đạt thanh tịnh và sáng suốt. Nếu không động thì làm sao khao khát sự thanh tịnh mà đi tìm thanh tịnh. Khi chúng ta hiểu rõ sự thanh tịnh sẽ giải quyết tất cả thì chúng ta sẽ thấy rõ sự sáng suốt của Ðức Thích Ca. Ngài chỉ tìm sự sáng suốt trong sự động loạn để cứu Ngài và cứu chúng sanh, nếu chúng ta tự ý thức như Ngài. Gia đình đã dạy chúng ta học nhẫn và giúp cho chúng ta tiến tới Thềm Từ Bi là thương yêu và xây dựng.
Ý chí luôn phải tập trung nơi trung tim bộ đầu, hướng thẳng vào trung tâm sinh lực của cả càn khôn vũ trụ. Không có đạo nào bằng đạo tự xây dựng chơn tâm siêu nhiên hòa hợp với càn khôn và vũ trụ. Hai chữ Cao Ðài là siêu nhiên. Cơ bút giáng xuống để chứng minh cho mọi người thấy rõ có cảnh siêu nhiên của phần Hồn, để cho mọi người tự thức và ăn năn hối cải, thực hành trong thanh tịnh, trường chay diệt dục.
Ly gia cắt ái là nói về phần Hồn tự thức thực hiện để cứu khổ sanh linh trong thể xác của mọi người, do tứ đại hợp thành là nước, lửa, gió và đất, gọi là tiểu thiên địa. Thức hồi sinh của phần Hồn vô giới hạn. Ðạo nào thực hiện cho đúng rồi cũng được giải thoát và phải trở về với Vô Vi, tức là Hư Không Ðại Ðịnh.
Người tu ý chí hướng thượng thì không bao giờ thấy mình vượt biên cả. Nếu hượng hạ thì thấy rõ mình vượt biên, vì mình tự xa ông Trời.
Chúc anh và gia đình vui khỏe. Thành tâm chúng ta sẽ được tái ngộ dễ dãi.

Kính thư,
LSH
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
161. Ngày 10-12-1992. Người viết: TKV
162. Ngày 29-12-1992. Người viết: TBN
163. Ngày 29-01-1993. Người viết: HKP
164. Ngày 01-06-1993. Người viết: MH
165. Ngày 03-01-1992. Người viết: HTN
166. Ngày 22-12-1992. Người viết: TLT
167. Ngày 02-12-1992. Người viết: N
168. Ngày 27-12-1999. Người viết: VTS
169. Ngày 18-01-1993. Người viết: NNT
170. Ngày 07-03-1993. Người viết: TTL
171. Ngày 21-12-1992. Người viết: LTKP
172. Ngày 28-11-1982. Người viết: KGT
173. Ngày 29-06-1993. Người viết: Đ
174. Ngày 10-04-1993. Người viết: LTT
175. Ngày 10-02-1993. Người viết: TTNT
176. Ngày 26-00-1993. Người viết: LNB
177. Ngày 16-12-1992. Người viết: TVT
178. Ngày 26-06-1993. Người viết: PKL
179. Ngày 18-02-1993. Người viết: LTL
180. Ngày 29-07-1993. Người viết: TA
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 5 6 7 8 [9] 10 11 12 13  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: