Thư đến: '... Nên hôm nay con thú thật với Cậu bằng lương tâm nghèo....!'
Sài Gòn, ngày ... tháng... năm...

Kính thưa Cậu Tám,
Hôm tháng rồi con đã nhận được thư của cậu. Con vô cùng cảm ơn cậu dẫn dắt và giáo huấn con thêm những điều hay lẽ phải, và giúp cho con thêm phần ý chí kiên tâm và bền chí.
Vì nghiệp của con, con phải trả thôi. Cậu tu thì cậu hưởng. Còn con tu thì con hưởng, chớ biết làm sao đây? Có vay phải có trả. Gieo giống nào thì gặt giống nấy.
Cuộc đời chán quá cậu à. Ðời thì không an, đạo thì không ổn. Số phận thì lông bông, lao đao, lận đận, không được cố định mà con yên tâm nhàn hạ công phu. Hôm nay con cũng không phải là than vãn, thở dài với cậu, mong cậu đừng có chấp, đừng cười, hãy thương con và giúp con thêm phần phấn khởi lên nữa.
Con xin nói thiệt cậu, cuộc đời của con mới sanh ra chỉ biết và ý thức trong sự sanh lão bệnh tử thôi. Nên có lúc 16 tuổi, con thì thích tìm tòi sự huyền bí lắm. Nên có nhiều lần con ghé vùng Thất Sơn học Võ Phật. Tâm tư con và nguyện vọng của con kiếp này nếu mà Võ Phật thành tài, con sẽ rút ra cứu nhân độ thế. Nhưng Hoàng Thiên bất phụ tâm nhân. Nhưng con cũng không biết cách nào thoát khổ, sanh ly, biệt tử. Thành thử Trời xui Ðất khiến, con lượm được cuốn công phu mà quyết tâm tìm con đường Chân Lý, hầu giải thoát cuộc đời.
Lúc con chưa gặp pháp Vô Vi, con cũng nghiên cứu các tôn giáo khác, nào là Thông Thiên Học, Cảm Xạ Học, Cao Ðài, Tịnh Ðộ Cư Sĩ, Hiếu Nghĩa, Tăng Già Khất Sĩ, Việt Nam Phật Học Thống Nhứt. Nhưng con nhận định lại thì chỉ có một mối đạo thôi, nên về Giáo Lý phàm ngã trí tuệ con có căn bản vài lãnh vực.
Sau cùng, con hành pháp Vô Vi này, con công nhận rất là mầu nhiệm. Về tâm linh thì phát triển. Chưa được chứng minh cụ thể, chỉ thấy cảnh giới màu đẹp lắm. Cảnh màu này con thấy thường lắm, hồi lúc mấy năm đầu, nhưng sau này phát triển tâm tánh. Vì học đạo nhìn thấy tâm, thấy tánh mới thấu triệt được huyền cơ. Con không cần tâm linh vì biển tâm lặng mới thấy bóng Di Ðà.
Cậu Tám à! Tinh thần và vật chất phải đi đôi. Có thực mới vực được đạo. Con thì không ao ước gì cả. Chỉ ngày hai bữa cơm bần hàn, tối lại công phu là vui sướng biết bao với cảnh thiền môn tại thế. Con nghĩ lại, vì con mang ơn cậu Tư và cậu Tám, là người đem lại sự sáng suốt vô cùng tận đến các con, không biết các con trả ơn cậu bằng tấm lòng nào? Chắc tấm lòng này là tấm lòng nguyện hy sinh cho Chân Lý và phụng sự theo con đường của cậu đã vạch sẵn cho chúng sanh theo.
Sáu năm qua, con cũng trả nghiệp khổ lắm. Nhưng tất cả đã vượt qua cả. Con cũng nguyện cuộc đời con chỉ có Chân Lý và đóng góp vì tha nhơn, và con nguyện với bản thể con và tất cả Ơn Trên, khi một ngày nào con đã được phần nào Chân Lý , con sẽ ra cứu nhân độ thế. Sao bây giờ con nhìn con người và tất cả thế gian này đều đau khổ cả. Tại sao không chịu ý thức quay đầu trở về bản thể và tiểu hồn của Cha, để cùng Ðại Hồn, để nhận phần sáng suốt? Con thì ngu muội lắm cậu à. Chắc có lẽ con còn nhỏ tuổi.
Năm nay con 25 tuổi đầu rồi. Học hoài học mãi càng thấy ngu thêm cậu à. Có lúc nào rảnh rang, con đến nhà các bạn đạo thăm và trao đổi thêm phần học vấn này kia. Con thì nghèo lắm, vật chất của cải hồng trần này, con chỉ có hai bàn tay trắng. Vì cát bụi sẽ trở về với cát bụi thôi; Nên cuộc sống con chỉ có tinh thần đạo đức; Nên con nghĩ lại có lắm lúc cũng khổ lắm, thiếu thốn, ăn trước trả sau, nhưng cũng phải chịu cậu à. Vì đời sống thầy giáo mà đồng lương chỉ có 75 đồng thôi. Tại sao nhà nước không chịu dòm ngó dùm 75 đồng này tiêu thụ cái gì còn hoài. Nói thiệt cậu, trả tiền xe đò, xe cộ là hết rồi. Còn cái gì ăn quà, cà phê không có uống nữa cậu à. Cái này không xả phú cầu bần nữa. Không xả bần cầu đạo nữa. Nếu không có đạo để an ủi chắc con chết lẹ nữa. Cho nên, cắn răng mà chịu thôi cậu à. Ðịnh luật xoay chuyển hay quá. Khỏi cầu cũng đến. Nên hôm nay con thú thật với cậu bằng lương tâm nghèo. Cái nghèo này không phải bằng đời, vật chất hay tiền bạc cả. Cái đó là giúp bằng phàm ngã.
Ðây cũng nói lên sự lý trí cao cả mà nói, không biết cậu có giúp cho con không nữa? Vì lúc trước con có cái đồng hồ reo cũng cũ quá rồi, hư hoài, sửa mấy lần không được, nên con bỏ, định mót máy vài tháng lương để mua coi giờ để công phu. Rất tiếc, mắc quá, mắc quá cậu à. Ðến 200 đồng một cái đồng hồ đã quá cũ rồi. Nên với đồng lương con dành dụm mua không nổi, cũng khổ. Con công phu không đúng giờ giấc nên con buồn quá, nên hôm nay con xin cậu Tám có tiền mua cho con một cái đồng hồ reo, để con coi giờ công phu. Con rất cảm ơn cậu nhiều. Nếu con có tiền là con mua tại bên nhà rồi chớ con không làm phiền cậu đâu. Nên con biết cậu hiểu hoàn cảnh con lắm, nên con mới dám xin vậy thôi. Cậu có cho con, cậu gởi ngay bưu điện.
Thôi vài hàng vắn tắt đến cậu. Bước qua năm mới, chúc cậu tiến mãi và phục vụ nhân loại.

Kính bút,
LTH
 
Thư đi:
HongKong, ngày 18/2/82

TH,
Cậu đã nhận được thư của con do Canada chuyển đến, đề ngày 3/12/81, được biết con vẫn xây dựng ý chí tu học dù bất cứ ở hoàn cảnh nào.
Ý chí và phần hồn của mọi người đều là vô cùng tận. Mọi người cũng đều hưởng sự công bằng của Thượng Ðế là hít vô và thở ra như nhau. Dù mạnh hay yếu thì cũng đồng hưởng sự thanh nhẹ vô cùng của Thượng Ðế. Nhưng loài người tưởng lầm là thế lực là vĩnh cửu và tự quên sự công bằng là đời đời.
Người tu phải ý thức rõ sự công bằng của Thượng Ðế thì ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng sống được cả. Người giàu cũng phải sống đến hơi thở cuối cùng. Người nghèo cũng chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Con có thấy khi chết, ai có thể mang theo tiền của theo đâu, nhưng vẫn tranh giành để học hỏi, và ra đi với hai bàn tay không. Chế độ nào cũng hay, nhưng rốt cuộc cũng có người chê cũng như người khen. Ðó là luật quân bình. Chúc con vui khỏe. Cậu gởi đến cho con một cái đồng hồ điện tử, con tạm sử dụng.

Cậu của con,
LSH
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
481. Ngày 25-12-1996. Người viết: NVN
482. Ngày 16-03-1997. Người viết: ĐTNS
483. Ngày 06-02-1997. Người viết: TT
484. Ngày 30-05-1997. Người viết: TTTT
485. Ngày 28-02-1997. Người viết: HNM
486. Năm 1997. Người viết: NTHM
487. Năm 1997. Người viết: MCNMAT
488. Năm 1997. Người viết: TĐ Hoàng Yến Hồng
489. Ngày 28-01-1997. Người viết: PTT
490. Năm 1997. Người viết: VTS
491. Năm 1997. Người viết: NTD, HND, VNL
492. Ngày 11-08-1997. Người viết: NVS
493. Ngày 16-07-1997. Người viết: TĐ
494. Ngày 09-12-1996. Người viết: TTĐ
495. Ngày 16-11-1996. Người viết: NXT
496. Ngày 26-03-1997. Người viết: PNQ
497. Năm 1997. Người viết: Lương Sĩ Hằng
498. Ngày 23-06-1997. Người viết: TVH
499. Ngày 07-07-1997. Người viết: HTA
500. Ngày 02-08-1997. Người viết: THT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 21 22 23 24 [25] 26 27 28 29  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: