Thư đến: '... Có nên niệm thêm câu NAM MÔ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VÔ CỰC ĐẠI THIÊN TÔN không?'
Sóc Trăng, ngày 7/6/80

Ông Tám kính mến,
Hôm nay con mạo muội viết thư đến ông Tám để tỏ lòng thành kính của con đối với ông Tám đã dẫn dắt con tu tiến trên đường đạo, từ hữu vi đến vô vi.
Thưa ông Tám,
Đến ngày nay thì con tu tập theo pháp Vô Vi đã ngoài hai năm. Con có nghe các bạn nhắc nhiều về ông Tám, Thầy của chúng con. Riêng con chưa được gặp ông Tám lần nào. Có một lần, con đổ về Long Xuyên để tìm Thầy cho biết, nhưng có gặp anh H ở Long Xuyên. Mới đầu anh nói là ông Tám ở Vĩnh Trạch, thì anh H lại cho biết là ông Tám không còn ở trong đó. Lúc đó con biết là anh H không nói thật, nhưng có lẽ đó là ý của ông Tám, không muốn cho con gặp nên đã xui khiến như trên.
Con cũng có nghe nói vài lần ông Tám có xuống Bạc Liêu, nhưng con chưa có duyên để gặp Thầy. Con cũng hơi ân hận cho cái số của con, đi học mà không biết mặt Thầy. Riêng con, có bạn thì gặp Thầy không biết là bao nhiêu lần.
Thưa ông Tám,
Con cũng có một vài thắc mắc, luôn tiện nhờ ông Tám giải dùm con. Lúc con tu tập được độ một tháng thì trán nứt và lần lần nứt lên đến gần đỉnh đầu. Kế đến, nứt theo hai bên đầu và sau ót nứt một lằn xuống, rồi chẻ làm hai. Vậy những lằn nứt trên có đúng theo pháp hay không? Và nứt như trên sẽ có ảnh hưởng gì cho bản thể và tâm linh của con?
Hiện tại sao con nhát quá, thưa ông Tám. Lại hay sợ ma. Công phu vì đó mà không được thanh tịnh. Về giấc ngủ, hay nằm mơ thấy ăn trộm, cướp hoài. Thỉnh thoảng một vài đêm thì bị một lần như vậy, có sao không, thưa ông Tám? Còn đường sống của con sao bây giờ nó lại hơi thốn đau. Có lúc thì đau ở khoảng chả vai, có lúc thì thốn ở dưới xương khu. Con không biết đó là bị gì?
Về phép công phu, con cũng xin ông Tám giải rõ cho con, cũng như các bạn đạo Sóc Trăng, cũng như ở VN, là có nên niệm thêm câu NAM MÔ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VÔ CỰC ĐẠI THIÊN TÔN không?
Vế vấn đề chay mặn như thế nào? Công phu lúc nào trong ngày cũng được hay phải có trình độ? Về Pháp Luân nằm và ngồi, cái nào tốt hơn?
Và các bạn đạo ở Sóc Trăng chúng con cũng đang hoang mang về vấn đề một bạn đạo đã chết. Đó là anh LQT, 37 tuổi, cũng tu khá sốt sắng hơn hai năm và ăn chay thường gần hai năm mà lại chết.
Con có nghe ông Tám nói là các bạn tu theo Pháp Lý Vô Vi thì các bạn phải sửa số tử vi của các bạn. Nếu đến số chết và công phu chưa thành thì ở trên sẽ xin hoãn lại vài năm, và hoãn lại tới 3 lần. Thế thì anh T vì sao lại phải chết? Và khi chết rồi thì phần Hồn anh T làm gì? Ở đâu? Đắc quả gì không? Vì về Vô Vi thì ở Sóc Trăng chưa có bạn nào có trình độ hiểu về Vô Vi nên làm hoang mang cho các bạn ở đây rất nhiều. Con kính xin ông Tám giải rõ để các bạn yên tâm mà tu tiến.
Sau hết, con cũng xin ông Tám ban cho các bạn đạo ở Sóc Trăng những lời khuyên bảo cần thiết để chúng con nắm lấy mà thẳng tiến.

Con của ông Tám,
NTB
 
Thư đi:
Montréal, ngày 10/3/81

B. con,
Ông Tám đã nhận được thư của con đề ngày 7/6/80, được biết con ham mộ tu thiền và muốn gặp ông Tám, nhưng chưa có cơ duyên.
Rất tiếc là ông Tám phải rời khỏi VN vì nhiệm vụ thiêng liêng, phải dìu dắt nhiều bạn đạo đang bị rơi rớt khắp năm châu. Vừa rồi, ông Tám đã đi một vòng quanh thế giới để rao giảng và giúp đỡ cho một số bạn đạo thức giác, khêu gợi sự nhớ nhung quê hương và nguồn cội của tâm linh, đòi hỏi thực hiện Tình Thương và Đạo Đức. Kết quả không ít.
Bạn đạo ở hải ngoại đã ý thức rõ thực chất và tâm linh của mình. Ngày đêm, ông Tám vẫn tu tịnh và cứu khổ ban vui.
Con ơi, ở thế gian biết bao nhiêu sanh linh đã hiểu lầm, tưởng mình sẽ không bao giờ chết, rồi đâm ra tranh giành, tạo lập cơ đồ bất chánh trong nội tâm, vun bồi sự trược ô, ác độc, tự hại lấy mình mà không hay, nuôi dưỡng bản tánh tham sân si, lẫn lộn trong bản tánh chấp và mê, không chịu trở về với bản chất chơn thật và sáng suốt sẵn có. Cho nên mang bệnh, ăn ngủ không yên, chiêm bao, mị mộng. Còn người hiếu tu thì không ý thức rõ tu để làm gì? Có người muốn tu để khỏe mạnh, có người muốn tu để mong được sự phù hộ của Bề Trên. Không chịu lập hạnh hy sinh là tự xa lìa bản tánh xấu xa để tự xây dựng một luồng điển thanh thản, thương yêu và xây dựng, thì cơ tạng làm sao điều hòa và tự giải nghiệp được. Nếu tu sai, đã khổ lại càng khổ thêm.
Niệm phật hay niệm danh Thượng Đế cũng phải ý thức cho rõ ràng. Nếu con người không có khối óc thì chả niệm gì được. Niệm lục tự Di Đà thì phải hiểu rõ 6 luồng điển ấy sẽ trở về hư không. Như Nam là Lửa, Mô la Không Khí, A là Nước, Di là Phát Triển, Đà là Màu Sắc, Phật là Linh Cảm. Sáu điểm quan trọng của Tiểu Thiên Địa sẽ trở về với hư không đại định đời đời bất diệt. Cho nên ông Tám khuyên bạn đạo dùng ý chí thầm niệm, thường niệm, vô biệt niệm là không thu hút bất cứ sự trược ô nào vào tâm thân. Niệm Phật đến sáng suốt thì mới rõ Đấng Tạo Hóa là Thượng Đế.
Còn con người, ai ai cũng nằm trong định luật Sanh Lão Bệnh Tử. Mỗi nguời đều có một nghiệp căn khác nhau. Hồn nhập xác cũng như bước vào trường học. Học hết khóa rồi phải ra đi, rồi phải tiếp tục học thêm.
Thượng Đế và chư Phật làm việc vô cùng vô tận. Người tu cũng phải thực hành mãi mãi thì mới được sáng suốt. Không phải chết là mất. Tùy theo trường hợp. Người được giải nghiệp sớm thì lại được tiến hóa sớm. Về môn phái Vô Vi là: “Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc” chứ chẳng có ai tu cho ai cả. Người có nhiệm vụ tại thế và mình phải tự tu tự tiến để đóng góp và hòa hợp cả càn khôn vũ trụ. Không nên bận rộn vì người khác mà tự tạo thêm sự động loạn cho chính mình.
Còn về phần Pháp Lý thì phải Pháp Luân cho đứng đắn. Hít vào đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu. Áp dụng một hơi không nên ngắt khoảng. Càng ngày hơi thở càng nhẹ và càng dài thì tâm linh càng sáng suốt. Trong Kinh có nói: “Pháp Luân Thường Chuyển huệ tâm khai.”
Còn bạn T chết mà các bạn đạo hoang mang là những người ấy rất yếu hèn về tâm linh, chưa minh Chơn Lý. Tham sống sợ chết đâu phải là người tu. Trong sống có chết, trong chết có sống. Nếu trong chết không có sống thì loài người làm sao càng ngày càng gia tăng được? Còn về bộ đầu nứt tới phía trước là đúng và tốt. Không cần lưu ý nứt ở phía sau ót.
Ông Tám gởi kèm theo đây một tấm hình cho con lưu niệm.
Chúc con vui tiến.

Ông Tám của con,
LSH
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
661. Ngày 22-04-1998. Người viết: NT
662. Ngày 04-05-1998. Người viết: TB
663. Ngày 29-04-1998. Người viết: TTN
664. Ngày 12-06-1998. Người viết: NNA
665. Ngày 08-04-1998. Người viết: VH
666. Ngày 21-08-1997. Người viết: NV
667. Ngày 30-01-1997. Người viết: NTL
668. Ngày 04-04-1998. Người viết: VP
669. Ngày 03-04-1997. Người viết: K
670. Ngày 31-01-1997. Người viết: NTT - TVH
671. Người viết: NT
672. Ngày 22-03-1998. Người viết: VM
673. Ngày 03-03-1998. Người viết: NTTX
674. Người viết: HCN
675. Ngày 04-05-1998. Người viết: NN
676. Ngày 06-01-1997. Người viết: TTNP
677. Ngày 10-09-1997. Người viết: NVT
678. Ngày 05-03-1998. Người viết: VTT
679. Ngày 11-01-1998. Người viết: NL
680. Ngày 27-03-1998. Người viết: V
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 29 30 31 32 33 [34] 35 36 37  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: