Thư đến: '... Kính xin Thầy và các huynh hãy cho đệ một lời nói, một dòng chữ, một bài pháp, để đệ có một môn pháp mà tu học, hoặc sách vở, kinh pháp...'
C R, ngày 8 tháng 5,...

Kính thưa Thầy,
Vừa qua con nhận được tấm hình Thầy và các huynh đệ, con rất vui mừng vô hạn. Hôm nay con viết vài hàng thăm Thầy. Thưa Thầy! Từ ngày con nhận pháp của Thầy đến nay, con nhận thấy một giáo pháp cao siêu huyền diệu, giáo pháp của Thầy không hình tướng, giáo lý; Giáo pháp của Thầy rất dễ hiểu, tất cả mọi điều dễ tiếp thu...
Cho nên hiện nay con đang mượn pháp của Thầy con hành và thời gian con cảm thấy rất lợi ích cho bản thân của mình và lợi ích cho đạo.
Thưa Thầy! Cái lợi thứ nhất là giúp cho con định hướng thân tâm của con được thanh tịnh, gạt bỏ vọng tưởng, tính tình luôn luôn thay đổi, bỏ đời, vào đạo, ít đua đòi ham chơi, mà để thời giờ nghiên cứu quán tưởng trong thiền định, là bỏ tham sân si, giữ được lục căn lục trần đừng đi ra ngoài quá xa làm điều xằng bậy, mà bắt nó phải làm theo ý mình, không hình không tướng, không chấp không ngã như Thầy đã nói:
"Ai biết phá mê thì đắc đạo
Tu chi mê muội luống than dài”
Thưa Thầy! Con là một học trò xa xôi, thiếu duyên, thiếu phước, hôm nay kính xin Thầy nhủ lòng thương, giúp cho con được có đủ nhân duyên qua sự giáo hóa chỉ dạy của Thầy và của các huynh đệ để tiến bước trên đường đạo cho đến nay, được giải mê, khai ngộ.
Thưa Thầy! Qua thời gian nghiên cứu pháp thiền của Thầy chưa có đầy đủ lắm, con chỉ mượn và học lóm qua pháp của Thầy chớ chưa có một quyển thiền của Thầy ở trong tay con, nhưng con cũng cố gắng thực hành mỗi đêm, con tập lúc 1 giờ đêm cho tới 2 giờ sáng, 4-5 giờ và trưa 12 giờ, con thấy trong người thật nhẹ nhàng và khoan khoái. Ngoài ra con còn giúp đỡ mọi người an vui tự tại, những bệnh căn, người người buồn khổ trở thành an vui, và ước nguyện của con làm thế nào cố gắng tu sửa để giúp cho mình được giải thoát và cho mọi người được an vui.
Thưa Thầy! Con đang rốt ráo tập thiền định, để diệt tâm vọng động, tâm không chấp, không lìa, vô ngã, vô tướng, cuối cùng giữ “tâm không”.
Thưa Thầy! Còn thiền định của Thầy rất vi diệu nhưng không bao giờ con nghĩ rằng tu để chứng hay đắc, mà mục đích của con là để giải thoát tất cả mọi phiền não, để tâm an vui và tự tại, không chướng ngại, luôn luôn đi đứng nằm ngồi trong thiền tập...
Thưa Thầy! Con hành pháp của Thầy một thời gian, bước đầu chỉ có chú T và ông của chú T, hôm nay thì chắc có nhân duyên lại được số đông huynh đệ khác cùng về thiền tập, và con dùng phương tiện cho họ vừa thiền và vừa tụng kinh để cho họ an tâm, vì đạo có người cao kẻ thấp, có kẻ mê người ngộ đó Thầy. Nhưng con còn thấy mình yếu kém, muốn có pháp để nương tựa, muốn có Thầy ở thế gian này để dìu dắt con và hướng dẫn con được sáng suốt thấu triệt được, và chỉ dẫn cho con dẫn dắt huynh đệ cùng tu tập...
Thưa Thầy! Ở đây bước đầu thật khó khăn, nhưng con đã hoàn thành cái cốc được 4 thước để cho các huynh đệ về thiền tập, đến nay lại chật chội quá, mỗi ngày một đông. Bước đầu chúng con dùng phương tiện không dám kêu gọi về vật chất, vả lại mới khai đạo và hành đạo là con không cần một sự đóng góp mà chỉ cần người có đạo tâm thôi, thưa Thầy! Cho nên nhiều lúc cũng vất vả, nhưng cũng cố gắng vượt qua. Cầu nguyện Phật Thầy và các chư vị thường lai hộ trì giúp đỡ cho con vượt qua khó khăn để tiến bước đường đạo vững mạnh.
Thưa Thầy và các huynh đọc dòng chữ này mà thương con, chỉ giáo cho con và nhận nơi đây chúng con là đệ tử của Thầy để sáng khai dìu dắt đạo ở Việt Nam và khắp năm châu thế giới...
Thưa Thầy! Khi nhận được thư này, kính xin Thầy và các huynh hãy cho đệ một lời nói, một dòng chữ, một bài pháp, để đệ có một môn pháp mà tu học, hoặc sách vở, kinh pháp v.v...
Thôi thư quá dài, con xin dừng bút. Chúc Thầy và các huynh thân tâm thường an lạc, tu hành đắc đạo bất thối tấn.

Con,
C
 
Thư đi:
A C

C con,
Thầy đã vui nhận được thư con đề ngày 8/5, tràn đầy tâm đạo muốn tu tiến. Sử sách kinh kệ lưu truyền nhiều nơi trên mặt đất, mấy ai đã đạt thành. Cuối cùng chúng ta đã nhìn qua kết quả của nhân gian mà luận xét thì chỉ thấy người nhịn nhục khép mình tu thiền mới gặt hái được kết quả của tâm thân mà thôi. Ngày hôm nay con có duyên lành tự lượm được pháp và hành pháp. Đó là duyên may của tâm thức. Tu là tu bổ sửa chữa, chớ không phải tu ngu, không tiến. Nhai lời Phật để lợi dụng sự tận độ của tha lực, chính mình không chịu khai thác sự vô minh trong nội thức. Dù cho thiên kinh vạn quyển cũng chẳng đi đến đâu. Thực hành pháp thiền thì mới thấy được sự khai triển trực giác của chính mình. Vô tự chơn kinh sờ sờ trước mắt, Nhật Quang Phật, Nguyệt Quang Phật ban chiếu ngày đêm, nhưng tâm không thức làm sao hiểu rõ đường đi của vũ trụ quang đang dìu tiến. Lý luận của đôi môi không bao giờ có kết quả khai triển vĩnh cửu được.
Sự hiện diện của mỗi người trên mặt đất này đều là cấu trúc từ hồn nhiên và tự nhiên mà có. Vậy đạo là gì, có phải đạo vốn không? Chúng ta tu hành thiền hướng về chơn không hành đạo thì mới có cơ hội khai tâm mở trí, tiến hóa đến vô cùng. Mọi người trên mặt đất đều nhận thức rõ ràng là vạn sự trên đời là không. Anh hùng hạng nhất tại mặt đất này cũng phải chôn vùi thể xác dưới mặt đất mà thôi. Đó mới chứng minh rõ chơn không là vũ trụ. Vậy chúng ta người tu thiền về Pháp Lý Vô Vi phải tự hiểu nguyên lý của Trời Đất, hành thông tự giải thì mới tiến, ôm kinh nhai kệ làm suy yếu thần kinh của chính mình mà không hay. Cuối cùng chẳng biết than trách với ai cả. Không bằng lòng cũng phải bằng lòng, tiến hóa trong trật tự, dìu tiến bởi vũ trụ quang mà sống.
Vô tự chơn kinh là chánh kinh của Trời Đất. Văn tự ghi chép, tam sao thất bổn, loạn lạc suy vi. Dũng mãnh thực hành tiến tới, tự giải tỏa sự phiền não sái quấy, dày công tu luyện thì mọi việc sẽ thông suốt.
Chúc con vui trong niềm tin tự tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
61. Ngày 01-08-1994. Người viết: PTT
62. Ngày 15-12-1994. Người viết: NN
63. Ngày 12-01-1995. Người viết: PTM
64. Ngày 12-12-1994. Người viết: C M
65. Ngày 04-01-1995. Người viết: TM
66. Ngày 14-09-1994. Người viết: TA
67. Ngày 28-07-1994. Người viết: LNM và LNB
68. Ngày 28-02-1994. Người viết: TVMC
69. Ngày 19-04-1994. Người viết: T
70. Ngày 02-08-1994. Người viết: T A
71. Ngày 27-04-1994. Người viết: TVP
72. Ngày 22-06-1994. Người viết: TĐM
73. Ngày 20-06-1994. Người viết: NTQ
74. Ngày 25-02-1994. Người viết: TTL
75. Ngày 04-07-1994. Người viết: NTN
76. Ngày 27-07-1993. Người viết: LTT
77. Ngày 08-09-1994. Người viết: TTQ
78. Ngày 01-09-1994. Người viết: HTH
79. Ngày 01-09-1994. Người viết: NTN
80. Ngày 02-09-1994. Người viết: CTB
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 1 2 3 [4] 5 6 7 8  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: