Thư đến: '... Con ngán cái tánh đàn bà của con quá.!'
Việt Nam, ngày ...

Kính thưa Ông Tám,
Nhân dịp Ðức Ông Tám về dự Ðại Hội Vô Vi ở Hồng Kông, con kính lời thăm Ðức Ông Tám được bình an và mạnh khỏe. Lá thư Ông Tám viết cho con hôm trước thật dài, thật cảm động. Con đọc mà nước mắt tuôn rơi, con tưởng chừng đó là lời của người cha thân yêu vọng về, ơn mẹ con giờ đây đã mất hết rồi, có mong tìm được, tìm một người dạy bảo tận tình, bằng tình cha con thật quả là khó. Ông Tám viết thư dài như vậy thì phải ngồi lâu cũng mỏi lưng và mỏi cổ lắm. Con vì ích kỷ luôn sợ cô đơn hiu quạnh, nên cứ làm bận rộn ông Tám hoài. Kính xin Ông Tám thứ lỗi cho con. Chừng nào Ðức Ông Tám mới có thể về thăm Việt Nam? Ngày ấy chắc là cảm động lắm. Chừng nào Việt Nam mới đủ ơn phước để có được một Ðại Hội như vầy?
Những ngày Ðại Hội có lúc nào Ðức Ông Tám được rảnh không? Có thể nào Ðức Ông Tám cho con xin một điều không? Vì con là một người đàn bà yếu đuối, lại đa mang nhiều tình cảm tội lỗi, từ mấy năm nay con đã hối hận và ăn năn cái tánh bay bướm của mình. Con cố gắng tu chỉnh mà con vẫn không tự chủ, thiếu dũng, thiếu đủ thứ, con chán ngán con lắm. Có thể nào nhân ngày Ðấng Bề Trên chúc lành cho Ðại Hội, Ðức Ông Tám cầu nguyện xin cùng Bề Trên và chúc phúc cho con có được một tâm thức là một đấng nam nhi, có một chí khí để con có thể vượt mọi thử thách mà lo tu hành. Con ngán cái tánh đàn bà của con quá. Con cũng nhờ chị Tố Anh cho con mượn một cái băng có hỏi được xin ông Tám rày la con, dạy dỗ con như là đứa con ngỗ nghịch của ông Tám vậy, để con theo đó tu hành và là sự an ủi vô biên trên bước đường tu những khi con bị khảo đảo. Ðức Ông Tám có vui lòng nhận lời cầu xin của con không? Và thỉnh thoảng cho con được viết thư thăm hỏi ông Tám như một đứa con hư hèn giờ biết ăn năn được một chút gì, kính xin người Cha độ lượng.
Con kính xin Ðức Ông Tám nếu không có gì trở ngại, cho con được nghe tiếng nói của Ðức Ông Tám nói những lời dạy bảo như là ba con vậy và cũng cùng với con bằng ba con cho con có được sự an ủi hay không? Con xin dừng bút, kính chúc Ðức Ông Tám luôn khỏe mạnh.

Kính thư,
Con,
PH
 
Thư đi:
Ông Tám đã nghe qua Tố Anh đọc lá thư của con đầy lòng, đầy tình cảm trìu mến hướng về tâm đạo, nhưng mà khi con hướng về tâm đạo con phải hiểu rõ người đạo, phải thấy rõ một cuộc trầm lặng lên xuống của cuộc đời, mỗi một người đàn bà đều phải chấp nhận.
Sanh ra tùy theo cái chiều hướng ngoại cảnh và nội tâm mà ứng dụng thăng hoa, tu tiến. Ngày nay con được cái pháp nắm trong tay là khứ trược lưu thanh, giải mở nghiệp tâm, tu để trị tâm bệnh là quan trọng. Cho nên tâm con biết hướng về con đường Ðạo, tin nơi Đạo thì cuộc sống trong Ðạo không có bao giờ chia cách, luôn luôn dìu tiến tâm con, và độ cho con thăng hoa đến đích nếu con có hạnh đức rõ rệt tu hành. Con có duyên gặp chị Tố Anh thì chị cũng đồng trong cảnh trầm luân hướng ngoại, hướng nội, chập chạy ra, chập chạy vô, cuộc đời cũng khổ vô cùng, ngày nay đã thức tâm thì chị em bàn bạc để nắm cái kỹ thuật mà tu tiến, chớ không nên hướng ngoại, chạy tông chạy tột. Từ đây tới năm 2000 nhiều pháp độ tha nhưng mà bằng đôi môi, rốt cuộc rồi hồn vía mất hết, không về được nguồn cội. Con có duyên lành giữ lấy cái pháp này rất khó. Thấy nó rất dễ nhưng mà rất khó. Phải giữ tâm tu học, bền chí mà không thay đổi cái lập trường vững chắc thì cuối cùng con sẽ thành đạt.
Nơi thành đạt của con ở đâu, lấy đâu làm bằng chứng? Thì con mới thấy rõ ngày hôm nay? Giờ này con có hiện diện trên mặt đất, con đâu có hiểu trước được sự hiện diện trên mặt đất của con. Cho nên con mới thấy rõ là cái nguyên lý vô sinh của phần hồn có, nên thức tâm và trở về con đường tu học, thay vì hướng về động loạn nữa. Trì chí tu học, kết quả sẽ đạt tới mỹ mãn của tâm thức.
Ông Tám gởi lời thăm con và chúc con cùng tất cả bạn đạo được vui khỏe. Thành thật cảm ơn thư thăm hỏi của con. Tiếp tục nếu con có dịp có thể gởi thư cho ông Tám và cố gắng tu là chánh, chớ có nói nhiều cũng vô ích.

Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
61. Ngày 01-08-1994. Người viết: PTT
62. Ngày 15-12-1994. Người viết: NN
63. Ngày 12-01-1995. Người viết: PTM
64. Ngày 12-12-1994. Người viết: C M
65. Ngày 04-01-1995. Người viết: TM
66. Ngày 14-09-1994. Người viết: TA
67. Ngày 28-07-1994. Người viết: LNM và LNB
68. Ngày 28-02-1994. Người viết: TVMC
69. Ngày 19-04-1994. Người viết: T
70. Ngày 02-08-1994. Người viết: T A
71. Ngày 27-04-1994. Người viết: TVP
72. Ngày 22-06-1994. Người viết: TĐM
73. Ngày 20-06-1994. Người viết: NTQ
74. Ngày 25-02-1994. Người viết: TTL
75. Ngày 04-07-1994. Người viết: NTN
76. Ngày 27-07-1993. Người viết: LTT
77. Ngày 08-09-1994. Người viết: TTQ
78. Ngày 01-09-1994. Người viết: HTH
79. Ngày 01-09-1994. Người viết: NTN
80. Ngày 02-09-1994. Người viết: CTB
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 1 2 3 [4] 5 6 7 8  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: