Thư đến: '... Em có khởi tâm phát nguyện công đức để lập thiền đường, vì suốt dãi miền trung trở ra chưa có một thiền đường nào'
Chị KH quý thương,
Em là một hành giả của pháp lý từ 1977 đến nay; Nói về vay pháp trả pháp có nhiều lý thú và đắng cay và hẳn rằng bất cứ hành giả thực tâm hành pháp lâu năm cũng đều nhận được sự vay trả. Cuộc đời em lăn trôi học nhiều cảnh lắm; Nghĩ lại bài học đã qua cũng cả là một đề án lớn mà Thượng Đế đã khảo bài, nên em vẫn dũng mãnh bám pháp và quyết hành không ngừng nghỉ để vượt qua và vượt qua mọi cám dỗ thử thách.
Em và gia đình mới dời về A khoảng một năm nay, sau hơn 18 năm chịu bao thiếu thốn về vật chất và tinh thần, một cảnh trui rèn cho ý chí với bao khổ nạn tại vùng kinh tế mới núi rừng Tây Nguyên B.
Chị KH quý mến,
Về đây em lại tiếp tục học bài mới, trong sự tiếp giao với người thành phố, có nhiều tiến bộ văn hóa và vật chất sung túc hơn, nhưng nhìn kỹ vào, thật cả là một tranh đua lớn để giành giật lẫn nhau, tạo quyền thế riêng, mộng làm giàu, vv... Thôi vậy, chỉ biết hành pháp đứng đắn đến khi đủ duyên thì trật tự đâu vào đấy chị nhỉ?
Em vẫn thường nhận The LED Weekly do chị gởi, tuy không đều đặn, nhưng cũng là món quà quý giá của làng Vô Vi tạo dựng, trong ấy chúng em bạn đạo tỉnh A có dịp gặp gỡ và chuyền tay nhau cùng đọc để được học hỏi, mở trí trên dấu chân của các bạn đồng hành. Chúng em hy vọng chị sẽ quan tâm chúng em hơn và gởi về cho chúng em The LED Weekly đều đặn.
Chị KH ơi! Nhân đây em cũng tâm sự cùng chị như em đã có xin ý kiến Đức Ông Tám (nhưng chưa có trả lời), của chú HVE (Sài Gòn), có lời khuyên hay sự đóng góp xin chị chỉ bày. Về đây em có mua được một khoảng đất 500m2; Khu đất rất mát, là một vườn thông và bạc hà cạnh con lạch của sông Hàn; Em có khởi tâm phát nguyện công đức để lập thiền đường, vì suốt dãi miền trung trở ra chưa có một thiền đường nào của làng Vô Vi;Khởi phát tâm nguyện nhưng chúng em vẫn còn non kém về mọi mặt cả phần hữu vi và Vô Vi; Kính mong chị đề bạt lên Đức Thầy để có ý kiến hoặc theo kinh nghiệm của chị qua bao thiền đường đã thành lập của các vùng trên thế giới và giờ đây với Việt Nam và vùng miền trung như chúng em đã đủ cơ duyên chưa? Xin chị đỡ đầu và có ý kiến giúp chúng em.
Còn về việc thành lập thẻ hội viên Vô Vi, chúng em có nhất thiết phải lập thẻ hay không? Hay vì điều kiện vùng Việt Nam chưa cho phép hoặc muốn lập thẻ thì chúng em liên hệ ở đâu và điều kiện gì?
Cuối thư kính chúc chị KH luôn luôn sức khỏe cùng tiến tu thành công tam công, tứ lượng.

Kính chào,
em TVK
 
Thư đi:
Người tu cần xây dựng nền tảng nhịn nhục, nhiên hậu mới hiểu được sự liên hệ giữa Trời Đất và người. Toàn là điện năng của Trời Đất đã hình thành một thể xác tinh vi đầy đủ khả năng hoạt động trong tự động từ tâm lẫn thân, từ miền sơn cước cho đến đồng bằng đều sanh hoạt trong điện năng của Đấng Tạo Hóa. Nhịp tim hoạt động 24/24 không ngừng nghỉ, đó là sự sống trong cảnh phù sanh, tức là tạm. Học hỏi nhịn nhục để khai sáng sự kích động và phản động của tình đời, hướng tâm về cõi thanh tịnh mà thực hành PLVVKHHBPP để khai triển trực giác của chính mình thì bất cứ nơi nào cũng là nhịp sống nguyên lý của Trời Đất, tùy theo hoàn cảnh mà tiến hóa. Học thiền, thực hành đứng đắn, giải quyết được trận đồ tâm linh từ trược đến thanh, nhiên hậu mới cảm thức được nghiêm luật vô sanh của Trời Đất; Lúc ấy mới lo thiền viện, thiền đường với mục đích dẫn dắt người kế tiếp cùng hành trong chu trình tiến hóa, tự giải nghiệp tâm. Phần hồn dũng mãnh, thực hành pháp lý không ngần ngại; Tu để tiến chứ không phải tu để lùi. Tu tiến tức là khai triển trực giác; Tu lùi tức là nhờ đỡ tha lực, âm binh quấy nhiễu, suốt kiếp không tiến được. Cần mẫn dấn thân hành pháp vô quái ngại thì mới thấy rõ trực giác của chính mình phát triển rõ ràng, sẽ không nghi ngờ pháp lý và cương quyết dũng mãnh thực hành cho đến đích.
Nếu lập thiền viện hay thiền đường, không có tâm tu thì nơi đó không phát triển tốt. Hạnh đức tự xây mới có, chẳng có ai cho; Thực hành phát triển ở chợ đời, nhịn nhục làm công mới có đồng lương; Thực hành Pháp Luân Thường Chuyển khai thông trí tuệ thì mới hiểu bến giác là gì. Mỗi người là một tài sản cuối cùng của Thượng Đế đã ân ban, tức là thể xác tinh vi hiện hữu tại mặt đất; Không chịu hành thông thì chỉ đạt tới sự mơ mộng mà thôi; Mê tín dị đoan là tự hại và làm suy yếu thần kinh của mình: Dân tình không tốt, xã hội không vui; Càng cúng càng hại tâm thân suy yếu mà không hay. Chúng ta đã sống mấy chục năm trong một xã hội mê tín dị đoan, đặt điều phá khuấy tự hại mà không hay; Tưởng lầm là anh hùng nhưng không sao tránh khỏi giờ phút lâm chung sẽ phải bị đọa đày ở cõi bên kia mà không hay. Sự hiện diện hiện hữu của trùng dế cũng do điện năng của phần hồn phân tán hình thành, thiếu thốn đủ mọi mặt nhưng vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Trùng dế là một loại vi trùng phá hoại, nhưng Thượng Đế vẫn cho nó có cuộc sống, sẽ được ý thức sau khi thấm nhuần sự đau khổ của chính nó.
Vậy chúng ta người tu phải nhìn bản thân mà hiểu luật nhân quả để tu chứ không ôm luật nhân quả mà tạo thành hận thù suốt kiếp không tiến hóa được. Giải thông nhiên hậu mới mở trí được, chưa thông thì chỉ tạo hận thù và sân si, tâm thức đê hèn và không tiến. Chúng con may mắn được bàn bạc với Thầy, là người đã và đang thực hành trong khổ, tự tu tự tiến, dứt khoát tình đời dấn thân trong đạo pháp, tận độ quần sanh đến hơi thở cuối cùng. Ngày hôm nay Thầy vẫn có duyên lành bàn bạc tâm tư với chính con, vậy con nên thanh tịnh khai thác nghiêm luật vô sanh mà tiến hóa thì tương lai sẽ có cơ hội ngộ Đấng Như Lai.

Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
361. Ngày 19-02-2000. Người viết: NMT
362. Ngày 14-01-2000. Người viết: L
363. Ngày 20-08-2002. Người viết: N
364. Ngày 16-07-2002. Người viết: DH
365. Người viết: TVD
366. Ngày 19-09-2002. Người viết: HS
367. Ngày 15-09-2001. Người viết: TTĐ
368. Ngày 11-10-2001. Người viết: TQM
369. Ngày 30-06-2001. Người viết: DVH
370. Ngày 02-09-2001. Người viết: TM
371. Ngày 16-12-2001. Người viết: LVT
372. Ngày 11-10-2001. Người viết: ĐMT
373. Ngày 21-05-2002. Người viết: TVH
374. Ngày 26-12-2001. Người viết: TVH
375. Ngày 09-12-2001. Người viết: NKL
376. Ngày 10-03-2003. Người viết: NND
377. Ngày 16-05-2003. Người viết: PTTT
378. Ngày 09-01-2002. Người viết: NTNH
379. Ngày 29-09-2001. Người viết: NM
380. Ngày 13-01-2007. Người viết: LTL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 15 16 17 18 [19] 20 21 22 23  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: