Thư đến: '... Trong quá trình thực hành, con có một số điều thắc mắc cho nên con gửi điện thư nhờ Ông Tám giải đáp giùm cho con'
Ông Tám kính!
Con tên là TVD, hiện nay con đang ở H. Con đã thực hành PLVVKHHBPP được một thời gian. Trong quá trình thực hành, con có một số điều thắc mắc cho nên con gửi điện thư nhờ Ông Tám giải đáp giùm cho con. Ông có thể cho con biết:

1) Điển làm đu đưa người là tốt hay xấu?
- Thầy vui nhận được điện thư của con đề ngày ..., được biết con đã tu. Về phần vía con bắt đầu nhẹ, cho nên luồng điển đu đưa; Đó là hiện tượng tốt; Trong một thời gian vài ba năm sẽ hết. Con cứ làm Pháp Luân Thường Chuyển, hít vô đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu là được.

2) Dứt khoát chủ kiến là như thế nào hả Ông?
- Dứt khoát chủ kiến là không nghĩ về việc khống trị người khác hay muốn làm cho người ta nghe lời mình. Đó là chủ kiến.

3) Như thế nào mới gọi là thành tâm tu?
- Thành tâm tu là phải hướng tâm về Trời Phật, thực hành đúng pháp như: Soi Hồn, Pháp Luân và Thiền Định đầy đủ.

4) Trong quá trình thực hành pháp lý mà cơ thể con có sự thay đổi lạ thường; Có đợt trong người con thấy khỏe hơn nhưng cũng có đợt, đặc biệt là mấy hôm gần đây, con lại thấy cơ thể mệt; Có hôm chân tay run làm cho con khó đi được; Pháp Luân Thường Chuyển bị yếu luôn; Buồn ngủ mấy hôm nhưng con ăn thì lại nhiều hơn bình thường. Con có hỏi chú NGT thì chú ấy trả lời đó là do trược nó ra nhưng khi hỏi bố con là TMH thì bố con lại bảo con làm Pháp Luân Thường Chuyển chưa đúng. Con mong Ông minh giải cho con?
- Ba con nói rất đúng. Vậy con cần làm Pháp Luân Thường Chuyển và Chiếu Minh cho đúng thì mọi việc sẽ êm xuôi.

5) Dạo này thỉnh thoảng có lần công phu, làm Soi Hồn hay Pháp Luân Thường Chuyển hoặc cũng có lúc chỉ ngồi không thôi, con thấy bập bềnh như ngồi trên sóng, con nghĩ là mình đi ra ngoài bị trược nên vậy. Ông cho con biết về hiện tượng này?
- Đó là phần vía của con nhẹ, cảm thấy bập bềnh; Hiện tượng tốt chớ không sao đâu.

6) Niệm Phật như thế nào gọi là niệm bằng ý? Trong khi con niệm Phật vẫn còn bị để ý đến hơi thở cho nên hơi thở con không được điều hòa. Trường hợp này con mong Ông chỉ cho con một phương cách để con thực hành cho đúng? Con có cần ngưng thiền tạm thời chỉ thực hành pháp Chiếu Minh và Soi Hồn không? (Con đã được điển rút bộ đầu).
- Co lưỡi răng kề răng, dùng ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật thì luồng điển cơ tạng sẽ điều hòa và phát sáng.

7) Khi làm Pháp Luân Thường Chuyển con rất khó có thể trụ hoàn toàn vào trung tim chân mày mà con vẫn nghĩ đến hơi thở và cái bụng. Vậy con nên làm thế nào để được kết quả tốt? Khi làm Pháp Luân Thường Chuyển con có cần phải kềm hơi vô từ từ và lúc thở ra cũng cần kềm hơi ra từ từ không hay là cứ thả lỏng tự do cả lúc hít vô và thở ra?
- Làm Pháp Luân Thường Chuyển nhẹ nhàng và điều hòa rất cần thiết. Khi hít vô làm sao thì thở ra như vậy.

8) Khi làm Pháp Luân Thường Chuyển, lúc ra lệnh: “Đầy rún đầy ngực tung lên bộ đầu”, con vẫn ra lệnh bằng hơi; Do vậy hơi vô không đều. Vậy dụng ý ra lệnh như thế nào, thưa Ông?
- Ý nói đầy rún đầy ngực tung lên bộ đầu. Phải làm Chiếu Minh nhiều hơn, sẽ giúp cho bộ gan quen và Pháp Luân Thường Chuyển sẽ dễ dàng hơn.

9) Điển rút bộ đầu đã được coi là có điển chưa Ông?
- Điển rút bộ đầu tức là có điển rồi; Cần chú ý khi điển rút nơi trung tim bộ đầu.
Con định không hỏi Ông bởi vì Ông bận nhiều việc và con cũng tự hứa không làm phiền Ông nhưng bây giờ thì con không thể không hỏi Ông; Đó là một sự quấy rầy, con mong Ông thứ lỗi cho con. Con xin cảm ơn Ông nhiều.
Cuối thư, con xin chúc Ông luôn vui khỏe.

Con,
TVD

TB: Con có bị bệnh hồi hộp tim, đang tìm cách chữa; Con nghĩ Ông có thể biết được cách giải quyết vấn đề này nên con hỏi Ông?
- Nếu con làm đúng những pháp mà Thầy đã minh giải bên trên thì sẽ không còn hồi hộp nữa.
 
Thư đi:
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
401. Ngày 07-10-2001. Người viết: MTMU
402. Ngày 23-12-2002. Người viết: TL
403. Ngày 10-01-2002. Người viết: NTKC
404. Người viết: MK
405. Ngày 17-02-2003. Người viết: NP
406. Người viết: NP
407. Ngày 13-07-2002. Người viết: NTT
408. Ngày 16-08-2002. Người viết: N
409. Ngày 08-08-2002. Người viết: TTN
410. Ngày 28-08-2002. Người viết: PTPM
411. Ngày 03-09-2002. Người viết: TTAH
412. Ngày 10-09-2002. Người viết: BC
413. Ngày 06-05-2002. Người viết: LKP
414. Ngày 27-03-2002. Người viết: TVK
415. Người viết: VHH
416. Ngày 17-09-2001. Người viết: NVC
417. Ngày 10-06-2002. Người viết: MB
418. Ngày 14-06-2002. Người viết: ĐNTT
419. Ngày 28-10-2000. Người viết: PLH
420. Ngày 20-07-2000. Người viết: NVT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 17 18 19 20 [21] 22 23 24 25  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: