ĐHVV Kỳ 11 : DU HÀNH TỰ THỨC - Cuốn 6

BĐ1: Cám ơn Anh Thắng. Có một cái ý kiến của một bạn đạo vừa đưa lên cho con : Kính thưa Thầy, đề tài chiều nay, tức là: Tham, Sân, Si, Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Dục ; thật ra có nhất thiết là xấu không ? Có cần phải từ bỏ không ? Hay chỉ cần hướng qua chiều hướng thiện, là đủ ?

ĐT: Hướng thiện thì nó sẽ quán thông những cái chiều đó, chớ không phải chúng ta bỏ được !

Tham, ai lại không có ; tham sống, sợ chết ; ai cũng biết lo tắm rửa, lo cho thể xác !

Nhưng mà người tu rồi, tham thiền rồi, nó thấy : lấy cái gì tắm cho cái hồn nó được nhẹ ? Tu thiền, dụng Pháp Thủy rửa tâm, thì thân nó mới an.

Khi đó là nó quán thông rồi ; nó không còn tham nữa ; nó thấy nó có phận sự làm việc, chớ không có tham giành ; tham giành của người ta, kêu bằng “Tham” ; cái này, nó không có tham giành của người ta !

Của Trời đã cho sẵn, nó chỉ việc hứng cái Pháp Thủy mà rửa tâm, để tiến hóa ; tu nhiều để thanh đạt thông suốt, quán thông, minh chánh hơn.

BĐ1: Thưa Thầy, có thể bằng cách thiền và niệm Phật chẳng hạn, để từ bỏ Lục Căn ; hoặc là hướng qua chiều hướng thiện ; được không?

ĐT: Không phải từ bỏ Lục Căn được ! Lục Căn thì sẵn có ; mà tâm chúng ta sạch thì Lục Căn nó mới theo đó nó mới sạch liền. Lục Căn là phụ thuộc, nhưng mà “Thượng Bất Chánh, Hạ Tằc Loạn” ; bên trên bộ đầu của chúng ta hướng thượng giải tỏa, càng ngày càng sáng suốt, càng thanh nhẹ, thì bên dưới nó càng thanh nhẹ.

Nó phải học theo một đường lối để phát triển đi lên, thay vì ở dưới nó mới gom vô trong cái nguyên ý sân si, là bị dồn dập nó mới sân si ; mà giải tỏa, không còn sân si nữa ; hướng thượng, giải tỏa, thì không sân si !

Cho nên, các Bạn tu thiền, cái bộ đầu hút rồi ra, khi một giờ thiền xong rồi, ra, đâu có làm gì sân được ; không có sân được ; nó giải ra rồi, lấy gì sân ? Sân là nó dồn cục nó mới sân ; giải ra, không còn sân nữa.

BĐ1: Thưa Quý Bạn Đạo, mình đặt câu hỏi đó, thì tại vì nó có nhiều câu liên hệ, không biết có đọc đúng cái chiều hướng hỏi của cái vị bạn đạo đó, hay không ? Nếu không, thì xin vị bạn đạo đó lên trình bày một cách rõ ràng hơn câu hỏi của mình.

Nếu không, thì xin mời Bác Quế ạ ; xin Bác Quế nói tên, tuổi, tên họ, và Bác nói từ nước nào đến dự Đại Hội tại Hồng Kông.

2: Dạ, thưa kính Đức Thầy, tôi là, con là Dương Thị Quế, từ Montreal qua Paris, và đi Du Hành Tự Thức cùng chung chuyến với theo Thầy. Tôi đến đây, tôi không có nghĩ cái chi mà tôi hỏi Thầy ; nhưng tôi thấy chiều nay cũng có rảnh, tôi hỏi thêm Thầy. Xin hỏi Thầy : cái ngày tôi đi, con đi Hải Vận Hành Hương, ở trên tàu, con ở chung với, một phòng 4, 5 bạn đạo ; 4 bạn đạo, với cùng con nữa là 5 ; nhưng con không nói tên 4 bạn đạo kia. Kính thưa Thầy, có phải thở Chiếu Minh phải nằm ngay tay, ngay chân ra, Thầy ? Có đúng vậy không, Thầy ?

ĐT: Phải thả lỏng tay, chưn.

BĐ2: Thả lỏng tay, chân ; ngay chân, ngay tay.

ĐT: Ngay tay, ngay chân, và thả lỏng.

BĐ2: Dạ cám ơn Thầy. Con sống chung ở cái phòng đó, đó, là 4 người Bạn đạo với con là 5 ; nhưng đợt con nằm tới giờ thiền, giờ xuống nghe Thầy thuyết giảng, thì rảnh rang, thì con cứ về nằm con thở Chiếu Minh ; con cũng theo, con biết đường theo Thầy, thì 1983 con vô đại hội ở Montreal, con biết Thầy tới giờ, con cũng có những cái pháp đó ; thì pháp nào thì con cũng biết theo Thầy trong lời mấy cuốn sách đó.

Như là con xuống tàu con nằm vậy đó, mà con thở Chiếu Minh ; 4 bạn đạo kia cho con là không có nết, “Cứ nằm chàng hảng, nằm ngay,chàng hảng, không biết xấu hổ ! Không có nết ! Nhưng Con cũng bỏ qua. Về đến, lên tới nay là mấy năm, ‘90 tới năm nay, ‘92 cũng đem những cái đó, gặp ai, 4 bạn đạo đó cũng nói con là người không có nết, nằm chằng hảng dưới tàu ! Nhưng mà đi chiếc tàu đó là chiếc tàu đó đi Hành Hương Hải Vận, cùng mấy trăm bạn đạo ; con đâu có nằm ngay giữa tàu ; con nằm ở trong phòng ! Nhưng cái người đó là nói như vậy đó ; có, cái người đó có phải là thầy của con, dạy con, không, Thầy ? Con xin hỏi Thầy.

ĐT: Bởi vì những người đó là họ không hiểu, chứng minh họ không có hành ! Chớ, "Tôi không có nết, thì tôi già, tôi lấy trai, tôi mới không nết ; chớ còn tôi làm cho tôi khỏe, thì tôi có nết, có nang."

Mình hiểu được mình có làm, mà người ta không làm, thì người ta có quyền phê bình, người ta nói bậy ; chuyện đó mình phải tha thứ.

BĐ2: Dạ, con tha thứ ; mà mấy năm rồi con cũng không nói gì hết trơn, hết trọi ; họ nói tới ai, nói.

ĐT: Họ nói gì, họ nói ! Cứ nói rõ là “Tôi già, không nết, là già không lấy trai ; già lấy trai mới già nết ! Mà già này là làm cho tâm thân an lạc, càng ngày càng trẻ ra ; già có nết, có nang ! Có chút là nói được rồi.

BĐ2: Nhưng bạn đạo đó cũng biết tu thiền, Thầy ; cũng biết tu thiền, cũng biết nằm Chiếu Minh chớ ! Sao mà đi nói như vậy ? Là có phải người đó là thị phi, Thầy ? Gặp ai cũng nói hết trơn, Thầy ; thấu tới tai con, đám con của con, đó, Thầy !

ĐT: Bởi vì dùng không có đúng danh từ.

BĐ2: Mô Phật !

ĐT: Cũng là người, nhưng mà óc không mở, thì không đúng danh từ ; nói, “Con mẹ đó không nết !” ; “Tôi có lấy trai đâu mà tôi mất nết!” (cười)

BĐ2: Mà về nhà, có Tài với Khoa thì nó biết thiền, thì nó biết cái chuyện nằm thở Chiếu Minh là phải nằm vậy, “Có sao đâu, mà họ cứ nói Má vậy ?” Còn mấy đứa con, con, nó không biết thiền đó, Thầy, nó nói : “Má, sao Má đi xuống tàu, Má nằm giữa tàu, cho họ nói tới thấu tai Con ? (cười) Con con, mấy đứa không tu, nó cứ nó hỏi hoài ; thành ra con…

ĐT: Cho nên, mình phải tha thứ, vì người ta chưa hiểu.

BĐ2: Dạ.

ĐT: Chưa hiểu, chưa thông cảm, và họ chưa biết lo cho chính họ. Mà chính Bác đã lo cho chính Bác, thì Bác an vui, Bác phải tha thứ.

BĐ2: Dạ.

ĐT: Chớ không có gì phải để ý cái chuyện đó.

BĐ2: Dạ ; con không để ý là mấy năm ; mà con không nói gì hết trơn, mà thấu…

ĐT: Không cần phải để ý, họ nói 1000 năm cũng bao nhiêu công chuyện đó ; bởi vì họ lọt cái chiều đó rồi, họ không có tự thức được !

BĐ2: Dạ, họ tự thức ; mà con con, mấy đứa không biết thiền, “Không biết Má nằm sao mà họ cứ nói Má nằm ở giữa tàu” ; thấu tai con, con cũng bực bội quá, “Thôi, Má đừng đi thiền” ; con nói: “Không được ; họ nói sao, họ nói ; để đó cho họ nói là họ lãnh chớ !”

BĐ1: Dạ, con xin hỏi Bác Quế một câu : Vậy chớ, mấy người mà nói Bác Quế nằm như vậy đó, họ nằm, họ làm Chiếu Minh, họ nằm thế nào ?

BĐ2: Bởi vậy ; họ nằm thế nào ? Không lẽ họ nằm sấp ! (cười)

BĐ1: Bác có thấy họ làm Chiếu Minh không?

BĐ2: Không, không thấy làm ! Còn tôi, tôi thường hay làm Chiếu Minh ; hiện giờ ở nhà tôi, hễ tôi đi đâu mệt về tôi làm Chiếu Minh hồi tôi tôi ngủ luôn ; tối nay, hồi hôm cũng vậy, tối tôi nằm Chiếu Minh cái, tôi ngủ luôn tới sáng ; hồi sáng, tôi ngủ quên nữa, nhịn đói tới trưa !

ĐT: Bả là bà già có nết, bả biết lo cho bản thân. Bà già có nết, lo cái gì ! Tại họ xài lộn chữ “Không có nết” ; mà họ không có biết.

BĐ2: Dạ, thành ra họ không có nết, mà họ nói con không có nết ! (cười)

ĐT: Có gì đâu.

BĐ2: Nay con lên đây, con nói rõ trước bạn đạo, trước Thầy, có bạn đạo Năm Châu đính chánh lại cho con.

ĐT: Ừ.

BĐ2: Để thấu đến mấy đứa con con ; nó không có tu, nó cứ la con hoài ; nó không cho con đi thiền nữa ! (cười) Mỗi lần nó gặp con đi thiền, nó la dữ lắm.

ĐT: Bà già không nết, là bà già đi lấy trai mới là bà già mất nết.

BĐ2: Mô Phật !

ĐT: Còn bà già biết tu thân, sửa tánh, được an khương, là bà già có trật tự ! Không có phải là bà già không có nết ! Cái đó, họ không biết xài danh từ ; nói bậy thôi !

BĐ2: Dạ, cám ơn Thầy !

ĐT: Không có chi.

BĐ1: Vậy, bây giờ Bác nằm, Bác làm Chiếu Minh, Bác nằm làm sao ?

ĐT: Hai cái chân thả lỏng, thôi.

BĐ3: Dạ kính thưa Thầy, dạ kính thưa quý bạn đạo; bữa nay là, đề tài là Thất Tình Lục Dục ; dạ thưa, cho Tố Anh nói lên Thất Tình Lục Dục của Tố Anh. Tại vì…

ĐT: “Tôi nghe tới Thất Tình Lục Dục, tôi chua quá” ; tại Tố Anh chua quá, mới khóc hoài ! Cuống cuồng trong cái Thất Tình Lục Dục là chua quá.

BĐ1: Chua là sao, hả Thầy ?

ĐT: Chua là nó vày xéo, khổ cực lắm !

BĐ2: Mà cái Thất Tình Lục Dục này, cũng tại Thầy kêu con.

ĐT: Đâu có phải tại Thầy kêu Con đâu ! Tại Con muốn.

BĐ2: Thầy kêu Con : “Thôi, thề diệt dục, trường chay.”

ĐT: Diệt dục, trường chay, đâu có Thất Tình Lục Dục ? Nhân Duyên nữa ! Hết Thất ,Tình Lục Dục, Nhân Duyên, là mình phải khép mồm, lo ngồi tu thiền giải thoát ; chớ đâu Thầy nào mà kêu Con đi làm Thất Tình Lục Dục ?

BĐ3: Đâu có ; Thầy không có kêu con, nhưng mà Thầy kêu Con diệt dục ; thành ra nó nằm ở trong “Thất Tình, Lục Dục” !

ĐT: Diệt dục ; đâu có Thất Tình Lục Dục !

Diệt dục là không còn Thất Tình Lục Dục Nhân Duyên nữa.

BĐ3: Thì bây giờ không có, Thầy à.

ĐT: Thì lúc đó mới tu thành đạo được.

: Dạ.

ĐT: Còn mình ôm cái Thất Tình, Lục Dục, Nhân Duyên, là nó cuống cuồng, chua lắm ! Cũng như sóng nhồi ; khổ lắm, không yên !

BĐ3: Thưa Thầy, ôm là sao ; mà không ôm, là sao, Thầy ?

ĐT: Ôm, là mình nuôi dưỡng cái tinh thần đó, xây dựng cái tập quán đó ; thì nó nhồi như sóng nhồi !

Chặp, tình cảm ; chặp, đòi dục ; chặp, hơn thua ! Đó là cũng như sóng vậy đó, nó nhồi mình !

Mà dứt khoát, không đá động ! Vì sau sóng, rồi tới tịnh ! Trước khi ồn ồn, ào ào, rồi đâu sẽ vào đấy !

Cứ giữ về nguyên ý thanh tịnh mà tu thân, thì không có bị sóng nhồi.

Chuyện gì của ai, mình cũng xen vô ; vô ích !

Người tu muốn thành đạo phải ráng tu ; ai cần đến mình, họ nhờ, thì chúng ta nói cho họ nghe : “Tôi nhờ như vậy, như vậy, tôi mới thoát khỏi cái ngục tù trần gian ; bây giờ tôi mới được thanh nhẹ !” Nói cho họ nghe, là đủ rồi !

Không có phải là mình đi bắt người ta phải tu theo mình ! Trật !

Cho nên, Tố Anh có những cái ý thiện lành của Tố Anh, là muốn bắt Con tu, bắt chồng tu, bắt cháu tu, bắt tùm lum.

Nhưng mà cái duyên của nó, cái nghiệp của nó, nó phải giải, phải tiến !

Cái pháp, mình hành cho trọn lành ; mình giữ được pháp, mình mới trao pháp cho người ta !

Ngay Con của mình cũng vậy : nếu nó hành không đúng, thì nó cũng phải bị trong sóng nhồi, Thất Tình, Lục Dục, Nhân Duyên nhồi nó; sau này nó mới biết cái tu là quan trọng, giải thoát là chánh yếu.

BĐ3: Mà, thưa Thầy, tại sao từ hồi ‘83 Đại Hội Canada, trước Đại Hội Canada, Con có nhận được thơ Thầy ; Thầy kêu Con “Trường chay, diệt dục, yêu thương muôn loài, Con ơi !”

Thì lúc đó, Con ăn chay có mấy năm à ; khoảng hơn, hơn ! Xong cái, Con nghĩ hoài, “Ăn chay thì ăn rồi ; mà bây giờ tuyệt dục, tuyệt cách nào ? Sờ sờ, có ông chồng ở đó !” Cái, Con nói: “Thôi, ráng tu ; tu tới khi nào mà tuyệt luôn, hay là bị khảo đảo” ; cái, có một cái trận khảo đảo to quá ; cái, Con đến tham dự Đại Hội ’83, Con thề trường chay, diệt dục. Thầy trả lời rằng là, “Càn Khôn Vũ Trụ reo mừng chờ đón một linh hồn đi về” ; lúc đó Con khóc, Con rơi lệ, vì Con nghĩ: “Tại sao Thượng Đế, Trời tạo ra Con người có sinh lýdục, mà Trời lại bắt buộc Con người phải tuyệt hẳn từ thân xác cho tới tư tưởng mới trở về được ?”

Thì Con nghĩ, “Chắc không ai về được trên nữa đâu !” Lúc đó Con ráng hết mình của con, ráng tu nữa ! Thì Con bị Anh Hoàng Lương ảnh khảo dữ lắm ! Tới bây giờ, 10 năm rồi, Con với Ảnh cũng như hai người bạn thôi !

Cho nên, Con càng tu đến dục tình trong thể xác Con nó đã hướng lên bộ đầu, thì Con như nửa nam, nửa nữ.

Nhưng mà, có thời gian rồi mình lại phải học cái dục ở trong cái không, vô hình đó !

Thì mấy năm về trước, Con thấy Con đi ra, Con thấy Con vô Cõi Vô Hình, thấy nhiều người đàn ông to tướng, đen mà to tướng lắm, ở trần truồng vậy đó, đến khiêu dục !

Nhưng nếu Con lúc đó cái tư tưởng động dục, thì Con thấy Con phải thi lại ! Con thi đi, thi lại, tới hai, ba lần ! Thì những khi mà Con chiến thắng được con, Con thấy những hình ảnh đó đã lui tới, giờ thì không trở lại nữa.

Con thưa Thầy, có phải khi Con người thề diệt dục từ thế gian này cho tới cõi vô hình, mình cũng phải thi, hay không ? Thưa Thầy.

ĐT: Luôn nó có như vậy ! Cái đó là cái duyên ; cái duyên thử thách ; ở các giới đều có hết.

Khi mà chúng ta thề cái đó, chúng ta sẽ gặp cái đó !

Cho nên, tôi nói ở thế gian này đừng có kỳ thị, chê giống dân đó, sau này mình phải luân hồi làm giống dân đó, còn khổ nữa !

Cho nên, đừng có kỳ thị bất cứ ai ! Cái tội kỳ thị là tội nặng lắm ; tự giam hãm mình mà thôi ; cho nên, mình lo tu tâm !

Cho nên, nguyên lý “Nam Mô A Di Đà Phật” tôi đã phân tích rõ ràng ; “Nam” thật phương Nam, lửa Bính Đinh ; “Mô,” chỉ rõ vật vô hình ; “A,” Nhâm Quý gồm thâu nói Thận ; “Đà,” à ; “Di,” giữ bền 3 Báu Linh Tinh, Khí, Thần ; “Đà,” ấy sắc vàng bao trùm tất cả ; “Phật,” hay thanh tịnh ở nơi mình.

Mình biết chuyện mình là đủ rồi ; không cần tu để biết chuyện người khác, mà đổ vỡ nhiều chuyện ở sau này, thành ra thị phi !

Tu để biết tâm thân của mình khai triển, là quý rồi ! Lo bao nhiêu công chuyện đó, suốt một kiếp ; đó là một cái nghề chuyên môn suốt một kiếp, để giải thoát.

Nếu không lo, tới lúc mà giải thoát ra, bơ vơ không biết đường đi ! Khổ ghê lắm ; lúc chết, nhắm mắt, khổ ghê lắm !

BĐ3: Dạ kính thưa Thầy, Con cũng hơi nói ngoài đề một chút, là bữa nay là tại sao thề ăn chay trường ? Con cũng khoảng gần mười mấy năm, 20 chục năm nay ; mà sao mình đi lên cái chỗ cõi vô hình, cũng vẫn phải thi ? Là Con thấy, Cõi Vô Hình người ta đem gà, đồ ăn đồ, nhét vô miệng Con ! Thì Tố Anh hả miệng ra cho họ nhét ! Cái, trong khi đó, miệng ngậm đầy hết thịt, thì con, cái phần Hồn nói: “Không, không, không ! Đã thề với Thầy rồi ; thề trường chay, diệt dục ; tại sao ăn ?” Thì lúc ấy, cái tay Tố Anh, Con đương lấy ở trong cái miệng kéo đồ ra, thì Hồn trở lại cái xác !

Thì Con thấy Con thi rớt ! Con thi rớt như vậy, thì Con lại ở trong Cõi Vô Hình thi lần thứ nhì, lần thứ ba ; thì lúc đó Con trở về với thanh tịnh ; thì những cái hình bóng đó, từ đó Con không thấy đến khảo Con nữa, thưa Thầy !

ĐT: Cái đó là đi về cõi Âm, nó mới bị ! Rồi từ cái cõi Âm nó sẽ nhập xác ! Ông lên, Bà xuống, xưng danh này, xưng danh nọ, là cõi Âm !

Còn ở đây, đằng tu bên Vô Vi, là thực chất, tiến thẳng một Con đường nuôi dưỡng Dương khí để thăng tiến đi lên ; nó khác ! Người nào dốc lòng tu về Vô Vi đứng đắn, như hành trình, như tôi đã nói, là không có thấy một cái gì trở ngại cho chính mình ! Tới đâu thì mình hóa giải đó, chớ không có bị người ta chèn ép như vậy.

Cõi Âm là nó bị, nó có luật lệ dữ lắm ! Nó có thể giết người ở Dương gian.

Cho nên, đừng có mê tín, dị đoan mà khổ đó !

Hiện tại, Việt Nam nhiều lắm ! Ông lên, Bà xuống tùm lum ! Rồi phải giết heo, làm gà, cúng, mới chịu thả bệnh nhân ! Nó ác ý như vậy ! Ngay bây giờ ở Việt Nam có rất nhiều.

Tố Anh về Việt Nam, phải coi chừng những cái đó ; không phải dễ đâu !

Thấy vậy, chớ nó cũng tinh vi, nó chờ mình hơ hỏng là nó nhập à ! Coi chừng !

Tu về bên Khoa Học Huyền Bí giải thoát, nó khác ! Cõi Âm không có rớ chúng ta được ; bởi vì khoa học đụng tới đâu, ta giải đó, quán thông đó ; là chúng ta không có bị.

Như ngày hôm nay, tôi đã giúp bạn đạo thanh lọc đồ, này kia, kia nọ, tôi thấy cái khoa học rõ ràng !

Thấy sự Tham là gì ! Chính mình tham ; tâm tham, thân phải chịu.

Còn tu thiền nhiều, thì tuệ giác thông minh, thì không có bị ! Cái thân sẽ được an lạc.

Cho nên, gần đây tôi có những cái cuộc thanh lọc, và để chỉ rõ cho mọi người biết, vì phương pháp tự tu, tự tiến phải cho cơ hội cho người ta thấy rõ, người ta tự thức !

Cho nên, nhiều người đã thanh lọc và tự thức rõ ràng, thấy rõ, “Tôi cần phải tu thiền, điện năng tôi nó mới dồi dào ; sức khỏe tôi mới đầy đủ ; mặt mày tôi mới tươi tắn. Thì lúc đó cái thanh quang tôi sẽ được dồi dào hơn !” Có bằng chứng !

Chớ bây giờ cứ kêu tu, nói, rồi cứ tin “Tu để về Thiên Đàng” ; rốt cuộc nó không hành, nó không thấy hành động của nó làm sao nó, nó không quán thông, làm sao nó giảm được ?

Cái này nó cho nó quán thông, nó thấy vật chất rõ rang, rồi nó thấy nguyên điển của của Càn Khôn Vũ Trụ rõ ràng ; thì nó mới ăn khớp vô trong cái Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí rõ rang !

Công chuyện của nó, hành trình chính nó gây cho nó khổ, nó phải giải tỏa, để cho nó được thông suốt và thanh nhẹ ở tương lai.

Thành ra, những người tu Vô Vi cùng đi với tôi, tôi tìm ra những cái gì hữu ích, tôi đóng góp cho các Bạn.

Và các Bạn cứ tin đó ; tôi là người đi trước, và tôi không có dấn thân vô, tôi không có bao giờ nói ra !

Dấn thân vô rồi, tôi nói ra cho các Bạn, là các Bạn làm đúng như vậy là các Bạn hưởng, chớ không có khổ !

Những kỷ thuật mà tôi nắm được, là các Bạn sẽ nắm được, đi được, an khương ; chớ không có bị cái gì hết !

Chúng ta không có bị Cõi Âm hù hiếp !

Cho nên, những người tu đứng đắn của Vô Vi không có sợ ma, không có sợ quỷ, không có sợ gì hết !

Ở đâu cũng không sợ !

Sợ tâm chúng ta tự làm sự bấn loạn ! Tham dục nó làm cho sự bấn loạn trong nội tâm !

Không hướng về Con đường đó ; mà hướng về Con đường giải thoát chơn chánh vô sanh ! Cái đó là cái quan trọng lắm !

BĐ3: Kính thưa Thầy, có phải là khi mà Con người nó muốn tuyệt dục, thì lúc mà ráng rèn luyện mà tu đến cái muốn tuyệt dục, thì trong cái cơ thể đó, nó càng hành hạ coi mình tranh đấu với nó, và thấy nó ra sao ? Phải không, thưa Thầy ?

ĐT: Cái đó, cái dục tình, chúng ta phải tìm cái nguyên gốc cái dục nó phối hợp từ đâu ?

Cái thể xác của chúng ta hình thành từ đâu ?

Từ cái thức ăn ! Mà thức ăn quá động loạn nó cũng tạo, nó cũng hỗ trợ cho cái ý dục bành trướng !

Mà thức ăn thanh đạm và hòa hợp với cơ năng trong cơ thể quân bình, thì cái ý dục nó sẽ tiêu tan, không có nhiều đâu !

Cộng với cái bộ đầu mở ra, thì chúng ta hưởng cái nguyên khí sanh tồn, chúng ta mới nhận thức chúng ta từ Nhứt Khí ra, vô hình vô tướng, không có lo gì đi tìm ông Phật, mà không có lo gì tìm ông Thượng Đế, không có lo gì tìm ông Tề Thiên Đại Thánh ; vô ích !

Chơn Điển, chơn tâm của chúng ta, càng tu càng tiến trở về với thực chất thanh nhẹ, “Trong Không còn Không nữa” ; thì không còn cái gì hết !

Lúc đó là không người, không Phật, mà có gì đâu phải lệ thuộc nữa ?

Còn ôm cái “Người,” và ôm cái “Phật” ; cái đó là lệ thuộc, ở trong khổ mà thôi ; không có tiến được !

BĐ3: Dạ thưa Thầy, con, lúc mà tu từ từ, từ từ đến mà tuyệt dục, Con nói thật, nó hành xác đó, Thầy ! Hành dữ lắm !

Nó có đoạn nó hành con, Con nhất định phải thắng nó, tại vì Con thấy rằng, khi Con thề ở trước mặt Thầy và trước mặt bạn đạo hồi ‘83, không lẽ Con tự đi rước cái họa diệt thân cho Con ? Thành ra, nó hành con, Con ráng mà Con trị được đó !

Thì sau này, mấy năm sau này, thì những cái gì mà nó hành Con trong xác con, thì nó lại tiêu hết trơn rồi, Thầy à !

ĐT: Cho nên, ý lực mạnh nó mới hóa giải những cái trần trược trong nội tâm !

Một chút xíu trần trược trong nội tâm là nó tạo ý dục liền !

Mà thì ý lực chúng ta giải thoát, ý lực mạnh, thì không còn một cái dấy bận ở đó.

Cũng như người hút thuốc, hút thuốc điếu, hút thuốc lá, mà ý lực mạnh nó mới bỏ được thuốc !

Rồi mới đi châm cứu, đi ăn kẹo đồ, này kia, kia nọ, nó cũng còn nhớ điếu thuốc hoài à ; nó vấn vương ; cái nghiệp quẩn quanh nó còn !

Cho nên, con, quá trình Con có gia đình, có Con cái, có chồng, này kia, kia nọ, là cái nghiệp quẩn quanh nó theo một bên.

Mà cái ý lực Con mạnh, Con mới dứt khoát được ; không ôm cái này, không ôm kia, không ôm cái nọ.

Mỗi khối óc nó có cái tự động giải thoát cho chính nó ! Chúng ta không có nên ôm lo nữa ; thì mọi việc nó sẽ yên vui !

Lần lần rồi đây Con muốn lo chuyện gì cũng không có lo được ; cái đầu óc nó nó trống rỗng rồi, không có lo được ; thì lúc đó chúng ta mới khuyên mọi người buông bỏ Hồng Trần để về Thiên Đàng thanh nhẹ.

Thiên Đàng có thật, mà Con người có tật, không về Thiên Đàng được !

Tật dâm dục, không giải thoát được ; không đi về được ; cái tật !

Thiên Đàng là có thật, mà Con người có tật, thành ra đi tới, đi không có tới, là vậy !

BĐ3: Thưa Thầy, con, từ hồi Con tu thiền 20 năm nay, con, mỗi một cái việc Con kiểm soát cái xác Con !

Con thấy dục tính, nó đó, có thể do tư tưởng, cặp mắt, lời nói về âm thanh ; nhưng nó cũng có thể do những cái dây thần kinh ở trong cái thể xác mình nó do cha mẹ, dục tính, tạo thành cái xác thân ô trược này. Thì từ cái rún mà nó trở xuống á Thầy, thì những lúc trước mà nó hành, thì Con kiểm điểm nó ! Con nói, “Từ đâu mà cái dục nó sanh ra ? Mà từ đâu cái dục nó sẽ hóa cải ? Mà từ đâu mình sẽ diệt hết nó, từ tư tưởng lẫn xác thân không còn ?” Thì Con tìm thấy nguyên do đó, đó, là từ rún nó trở xuống. Thì hiện tại, mấy năm nay Con đã diệt nó xong ; thì Con người, Con thấy rằng Con rất sung sướng ở trong tâm hồn ! Thưa Thầy, có đúng như vậy không, Thầy ?

ĐT: Đúng chớ ! Rồi bây giờ, từ rày về sau, đi trong Không, còn Không nữa : không có ôm chấp, không có trách móc ai hết, á !

Chính trách mình, mình mới cải tiến tâm thân mình được.

Còn chuyện ở bên ngoài, họ trách là họ là ân sư của mình thôi, chớ mình không có trách người ta.

BĐ3: Dạ.

ĐT: Tại họ không hiểu.

BĐ3: Dạ.

ĐT: Nhờ cái kỹ thuật đó mình mới tiến hóa được.

BĐ3: Dạ.

ĐT: Nhờ những sự động chạm đó mình mới dòm thấy lãnh vực thanh tịnh, mình đã bước vào chỗ đó ; thay vì người ta còn bơ vơ ôm lấy động, thì nó động loạn và sống không sống, chết không chết !

Trong tiền tài, danh vọng, là sống không sống, mà chết không chết ; khổ ghê lắm !

BĐ3: Dạ, kính cám ơn Thầy !

BĐ1: Thưa Thầy, có một câu hỏi của một bạn đạo : Thường Thầy nói : “Ông tu, ông đắc ; bà tu, bà đắc”; nhưng có một cuộn bang, Thầy nói : “Ông Tư nói rằng bà Tám không tu cũng thành Phật” ; như vậy tại sao không tu mà thành Phật được ?

ĐT: Bà Tám không tu cũng thành Phật được, vì tâm bà Tám rất thật, có chén nói chén, có bát nói bát ; không có muốn gian dối.

Cho nên, chúng ta, người tu, không nên gian dối.

Bà Tám là người nói thật ; không có gian dối. Cho nên, bây giờ Con nói, bà Tám, nói, “Bây giờ Con vô nhà Bà, Bà giấu Con trong bồ lúa !” Chút nữa, công an tới, thì bà Tám nói là, “Con Trí nó kêu tôi giấu trong bồ lúa” ; bả nói vậy, chớ bả không biết nói cái khác ! Bả nói, “Con Trí nó có tới nhà tôi, mà nó kêu tôi giấu nó trong bồ lúa, mà kêu tôi đừng nói Ông ! Ông đừng nói nó nghe, nghe !”

BĐ1: Vậy thì chết Con rồi, Bố ơi !

ĐT: Đó, thì vậy đó ! Bả nói thật ; cái tâm bả thật ; thì phải được Trời chứng chớ ! Cho nên, ngày nay bả sung sướng đó ! Cho nên, những cái gì nói với bà Tám, bả nói thật hết à ; không có giấu !

BĐ1: Ủa, mà rồi bà Tám nói vậy, rồi Con chết, rồi bà Tám cũng thành Phật được sao ?

ĐT: Bởi vì cái tâm bả thật ; Phật chứng tâm thật thôi !

Tâm xảo trá, không có Trời Phật nào chứng hết á ! Bữa nào Con thử đi.

BĐ1: Dạ, chắc là không dám đâu, Bố ơi !

ĐT: Con thử nói xấu Mã Tố Anh đi ; rồi bữa nào bả gặp Mã Tố Anh, nói, “Con Trí nó nói xấu Mày, mà nó dặn tao không có nói cho Mày nghe !” (cười). Bả nói thật á ; không có giấu được ! Chuyện gì bí mật đưa bả, là tiêu à ! Không có giấu được ! Bả thấy rõ chuyện đời nó như vậy, mà làm sao giấu được ! Rốt cuộc người ta cũng biết à ! Tần Thủy Hoàng, công chuyện Tần Thủy Hoàng, bao nhiêu năm, bây giờ người ta cũng biết hết ! Giấu làm gì ! Bả không có giấu.

BĐ1: Dạ, Con xin đọc tiếp câu hỏi của bạn đạo.

ĐT: Ừ.

BĐ1: Khi mẹ Con không hợp tính nhau, người mẹ đi gặp bác sĩ Tâm Lý, thì bác sĩ nói : “Bà cứ tự lo cho Bà, yêu chính Bà, mua sắm cho Bà, và tránh đừng gặp Con Bà ít nhất một năm.” Như vậy có phải là người ta phải trở nên ích kỷ, tham, nếu muốn tránh sân si ?

ĐT: Đọc lại ; tôi không hiểu ; nói cái gì lộn xộn quá.

BĐ1: Dạ, Con cũng không hiểu. Vậy xin cái người nào viết cái câu hỏi này, xin có thể lên micro để đọc, và thêm thắt một vài chữ ; tại vì nó hơi thiếu chữ trong câu này một chút.

BĐ4: Thưa Thầy, khi hai mẹ Con không hợp tính nhau, cứ cãi nhau hoài, thì người mẹ đi gặp bác sĩ Tâm Lý, thì bác sĩ nói : “Bà cứ tự lo cho Bà và yêu chính Bà, đi ra ngoài mua sắm cho chính Bà, và đừng có gặp Con Bà ít nhất một năm ; thì sẽ không có chuyện cãi vã giữa hai mẹ Con nữa”. Như vậy có phải là người ta phải trở nên ích kỷ và tham những cái chuyện gì riêng cho mình, á, nếu người ta muốn tránh sự sân si ?

ĐT: Họ tránh sự động chạm, chớ không phải ích kỷ ! Mẹ thương con, mà nếu gặp con, đụng chạm, thì mẹ nên tránh Con một thời gian ;rồi khao khát, mới gặp lại. Cái tình thương yêu âu yếm nó vẫn còn. Cái đó là bác sĩ người ta học qua cái khoa Tâm Lý dẫn giải như vậy! Đúng, chớ không có sai đâu.

BĐ4: Thưa Thầy, câu thứ hai là : Thức ăn có thể làm cho Con người ta trở nên vui, hay buồn ; cũng như khi xác người bị thiêu thì kiếp sau hồn ấy đầu thai lên sẽ bị làm người nóng tánh ? Như vậy thì làm sao mình trách người đó là sân, khi tại vì những cái thức ăn, hay vì những cái lý do khác, làm cho người ta sân, chớ không phải tại người ta muốn sân ?

ĐT: Khi mà thức ăn làm cho sân, là cái bộ phận Gan của họ bị ô nhiễm rồi ; cái tánh tình họ mới thay đổi ! Sự vận hành ở trong Gan,Tim, Thận, không điều hòa, trở nên sân, bực tức. Cho nên, những người đó nó có gặp được cái phương thiền của Vô Vi, về Soi Hồn, Chiếu Minh, làm cho nó điều hòa cái nguyên khí trong cơ tạng, thì nó sẽ bớt, bớt sân !

BĐ4: Thưa Thầy, câu thứ ba : Con nhận thấy là những gì xảy ra cho loài người, giống như là một đứa bé làm sai mà bố mẹ nó cứ phạt,hay đánh, nhưng mà không giải thích tại sao mà nó làm sai, mà nó làm sai chỗ nào ; cũng như là khi cảnh sát phạt một người lái xe say rượu, thì phải giải thích là “Khi Anh say rượu, Anh lái xe, Anh sẽ gây tai nạn cho chính Anh và chính người khác !” Thì người ta mới biết là cái lỗi nó thế nào.

Khi người ta vừa mới sanh ra, thì đã tự nhiên nhận những cái lỗi. Bên Thiên Chúa cũng nói là : “Phải tự trách mình, ‘Con là kẻ có tội” ;cứ ngày nào cũng tụng kinh, “Con là kẻ có tội” ; rồi bên Phật giáo cũng nói là : “Phải tự trách mình” ; mà trong khi đó, đó, mới sinh ra tự nhiên đã có cái tội rồi ; mà không biết cái tội đã làm hồi nào, và lúc nào ; làm ở đâu ? Không biết !

Tự nhiên cứ phải nhận.

Thành ra, Con thấy cũng hơi oan cho loài, cho loài người, về cái sự mà cứ nhận tội mà không biết mình làm lúc nào.

ĐT: Nhận tội là sám hối ! Mà cái phương pháp giáo dục của những tôn giáo đó là để cho Con người ăn năn, sám hối ; rồi cái luồng điển nó lập lại quân bình cho chính nó, nó thấy nhẹ nhàng.

Khi mà Con giận một người nào, Con mà thấy Con có tội, Con ăn năn, Con sám hối, thì cái luồng điển điện năng trong khối óc nó được quân bình, và nó nhẹ nhàng.

Cho nên, mình nhận tội thì thôi, đâu có mích lòng ai đâu !

Mà nếu mà không chịu tội, là mình thấy đối phương có tội, và, “Chúng ta phải trả thù !” ; thì nó còn gieo thêm nhiều tội trong óc của chúng ta !

Mà ta nhận tội, thì ta mới giải tội được ; thì nó mới nhẹ nhàng ! Đó là tạo cái đức nhịn nhục mà thôi.

BĐ4: Con xin cám ơn Thầy !

BĐ2: Cám ơn Chị Mát ! Con xin được tiếp tục đọc câu hỏi của bạn đạo ; tuy nhiên, sau cái câu hỏi này thì xin các bạn đạo có thể chấm dứt, hoặc để ngày mai hỏi tiếp.

ĐT: Người tu Vô Vi 3 năm, là lộ tánh sân, si, đủ chuyện hết, từ xa xưa để lại, bây giờ nó lộ hết ; nó càng ngày càng sân, rồi nó mới nắm được cái tánh, nó mới giải cái tánh, nó êm đi, nó thấy nó sai, nó thấy người khác đúng, và thấy nó sai, nó mới chịu sửa ! Lúc đó nó mới tiến thân.

Cho nên, Vô Vi tự tu, tự tiến, không có ông Thầy kèm bên mình ; nhưng mà hoàn cảnh kèm một bên mình, để sửa tánh và thức hòa đồng nó sẽ mở, tâm thân sẽ được an lạc.

Kêu tự tu, tự tiến; “Đời, Đạo Song Tu của Vô Vi nó hơi khó, mà nó chậm ; nhưng mà dùng hoàn cảnh trực tiếp khai mở tâm thức, thay vì chờ, chờ Trời, Phật xuống độ. Cái chuyện đó u ơ, không biết chừng nào mới gặp.

BĐ1: Câu hỏi thứ ba : Con thở Pháp Luân Chiếu Minh không được, và thở rất nhanh ; nhưng Con vẫn cố gắng thở đều ; nhưng chậm nhất cũng chỉ có 15 phút mà thôi ! Xin Thầy giải cho con ; cám ơn Thầy nhiều !

ĐT: Bởi vì, làm Pháp Luân Chiếu Minh để làm chi ? Làm cho một khối thần kinh nó được thanh nhẹ, nhẹ nhàng ; thì chúng ta không có nôn nóng.

Cái giờ giấc giờ nhẹ nhàng, từ từ, tự thanh lọc nhẹ nhàng ; lấy cái nguyên khí của cả Càn Khôn Vũ Trụ thanh lọc cái thần kinh cho nó ổn định ; thì phải nhẹ nhàng !

Mình là một y sĩ tự trị bệnh, chớ không nôn nóng ; nó dồn cục là phải đi kiếm bác sĩ trị ; rồi khùng nữa !

Cái gì, không có được nôn nóng !

Pháp Lý, cái phương pháp của Vô Vi là chậm rãi, từ từ !

Làm Pháp Luân Thường Chuyển cũng vậy : từ từ hít cho đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu ! Phải từ từ nó mới cấu thành một cái Diệu Pháp thăng hoa thanh nhẹ ; chớ nôn nóng là không được.

: Cám ơn Thầy ! Dạ thưa Thầy, có Chị Kim Thanh xin hỏi một câu hỏi chót. Xin mời Chị. Trong lúc chờ đợi Chị Kim Thanh lên,con xin Thầy nghỉ một chút, và dùng trà. Xin Chị Kim Thanh nói tên, và nói từ nước nào tới ; tại vì hồi trưa có nghe Thầy nói Chị là “sạc lô” ; không biết phải không ? Với lại thấy Chị mặc đồ thì giống như người Tàu ; mà không biết Chị có phải người Tàu không ?

ĐT: “Sạc lô Vô Vi” là mọi trạng thái mà !

BĐ5: Thưa Thầy, con là Kim Thanh, ở Melbourne, Úc Châu.

ĐT: Ừ.

BĐ5: Kính thưa Thầy, thực hiện lời khuyên dạy của Thầy, con đã từ bỏ sự bi ai của chính con bằng cách chấm dứt nghiệp duyên. Xin Thầy từ bi giải thích cho con biết là khi con đã chấm dứt duyên nghiệp rồi, con có thể giải được nghiệp tâm, hay không ạ ?

BĐ1: Tưởng Chị hỏi “Có chồng khác được không ạ ?”

ĐT: Thất Tình, Lục Dục, Nhân Duyên, phải chấm dứt, thì con người nó phải thanh nhẹ.

Khi mà Con được thanh nhẹ rồi, Con mới thấy rõ Con là chân lý của mặt đất !

Con tìm tàng cái chân lý của Con, và Con mổ xẻ cái chân lý sự thật Con : nó đóng vai trần trược đi tới thanh nhẹ.

Thì Con là cuốn sách của tình đời, để dẫn giải mọi người chị em đau khổ như Con !

Và họ tiến theo con đường Con đã và đang tiến, thì họ có cơ hội cho mọi người tạo hạnh đức, hái hoa dâng Phật, là vậy.

Khi mà Con dứt khoát Thất Tình, Lục Dục, Nhân Duyên, thì Con có cơ hội tạo hạnh đức, hành đạo, thành đạo, độ đời cứu sinh.

BĐ5: Thành thật cám ơn Thầy ! Sau đây, con có những lời tâm niệm : con kính dâng lên Thầy tấm lòng chân thành của con ; xin Thầy giúp con một hướng đi một mình trở về nguồn cội. Con có bài thơ :

DU HÀNH TỰ THỨC

Đã biết rõ huyễn thân huyễn sắc

Thì ham chi buộc thắt duyên đời

Trọn ngày lơi lỏng, lỏng lơi

Sắc không, không sắc chơi vơi lạnh lùng

Nghĩ đến lúc lâm chung sợ sệt

Cảnh già nua mê mệt âu sầu

Giờ đây gốc đạo trồng sâu

Mai kia giống phước trọn câu chí thành

Luôn giữ hạnh thơm Thanh tươi sáng

Luôn trau dồi cho rạng tâm linh

Cốt sao bền vững đức tin

Cốt sao hạnh nguyện trung trinh một niềm

Xa tục lụy, đâu hiềm thua được

Mặc những ai lấn lướt màng chi

Dặn lòng xa lánh thị phi

Rèn lòng nhẫn nhục sân si nguyện chừa

Đường bát chánh vui ưa tu tập

Hạnh từ bi dựng lập từ đây

Sớm hôm đạo đức vui vầy

Noi gương phước trí chứa đầy đức nhân

Tâm sạch trong lâng lâng vô niệm

Tánh làu làu không hiểm không khoe

Nói năng nhu thuận dặt dè

Kính trên, nhường dưới chở che hộ trì

Hạnh khiêm tốn không si, không chướng

Quyết một lòng trên nhượng dưới hòa

Đường trần ngày một tránh xa

Thánh ân ngày một lân la đến gần

Nguyện chư Phật chí chân chí chánh

Chứng lòng Con nhập thánh siêu phàm

Danh tình lợi lộc chẳng ham

Chỉ mong tâm niệm cứu tham đạo thiền.

Nam Mô A Di Đà Phật, Vạn Vật Thái Bình.

ĐT: Đó là một đường lối Thanh !uang đã chuyển cho Con ; Con phải viết rõ bài thơ, để trên đầu nằm, ở trước cửa phòng. Khi muốn làm việc gì, đọc hết bài thơ, rồi làm cũng được ; đó là chính mình tự nhắc mình tiến hóa ; thấy rõ ràng ! Con tu Pháp Lý Vô Vi không uổng công ; nhưng mà tới ngày nhồi quả, đến rồi, Con sẽ có cơ hội tiến than ; phần Hồn sẽ sáng suốt lên.

BĐ5: Cám ơn Thầy !

ĐT: Giữ tâm thanh tịnh, và trì niệm tu hành như vậy là có kết quả. Nhồi quả không phải là ác hại ; nhồi quả là ân sư của Con, để Con được tiến ! Nhờ những cái cảnh đó, Con mới tiến tới hiểu được cao siêu là gì, chiều sâu của chơn lý là gì ! Sống hẳn trong chơn lý thì không còn động loạn nữa.

BĐ5: Cám ơn Thầy !

BĐ1: Có ai nữa ? Chị Đào muốn đặt câu hỏi chót với Thầy, hả ? Của Chị, cứ lên đọc đi.

BĐ6: Thưa Thầy, con đây có hai câu hỏi.

ĐT: Ừ.

BĐ6: Dạ, Thầy nói tu diệt dục mới giải thoát được ; như vậy có gia đình, tu Vô Vi, phải trở lại luân hồi ; có phải không ?

ĐT: Tùy theo cái phước đức của hành giả !

Khi mà có gia đình, mà quán thông cái nguyên lý, và hành đúng theo Pháp Lý Vô Vi, thì đời, đạo song tu, cũng có giải thoát được !

Chớ không có phải đi xuống đọa Địa Ngục !

Đọa Địa Ngục là người làm bậy, nuôi dưỡng dục tính quá cao ; ác ý càng ngày càng bành trướng, che lấp.

Mình che lấp cái kiếng Minh Tâm, thì chỉ xuống Địa Ngục học một khóa, mới trở lên được.

BĐ1: Xin Chị đọc câu hỏi thứ hai.

BĐ6: Dạ, con còn câu hỏi thứ hai : Thưa Thầy, có cần phải tu thiền mới thành quả Phật được, hay không ; hay là có những cách tu khác cũng đạt được quả Phật ?

ĐT: Chỉ có Chơn Tâm, ý lực nuôi dưỡng giải thoát ! Bất cứ tôn, đường lối nào, cũng nuôi dưỡng về giải thoát, thì tâm từ bi nó bừng sáng lên, nó mới dứt khoát Thất Tình, Lục Dục, Nhơn Duyên !

Thì lúc đó mới kêu bằng giải thoát.

Chớ người tu, không phải ngồi một đống đó mà được lên Thiên Đàng đâu !

Phải dùng ý lực tâm thức quán thông và giải thoát, mới được.

BĐ6: Thưa, con xin cám ơn Thầy !

BĐ1: Cám ơn Chị Đào ! Đến đây xin chương trình phần giải, vấn đạo với Đức Thầy. Chúng Con xin thành tâm cảm tạ Đức Thầy đã dành cho chúng con thời giờ hôm nay để vấn đạo, và để giải đáp những thắc mắc của chúng con về Thất Tình, Lục Dục ; và xin mời Ban Tiếp Đón Đức Thầy chuẩn bị để đưa Thầy về phòng nghỉ ngơi.

Dạ, xin lỗi ; thưa Thầy; có Anh Nguyễn Ngọc Thạch muốn trình lên với Thầy. Xin mời quý vị bạn đạo an tọa một chút ; vì có anh Thạch muốn trình lên với Đức Thầy cái thành quả của Hội, của Ban In Tập tại San José, vừa mới đạt thành quả được trong cuốn sách dịch về những cái lời nói, lời giảng của Đức Thầy, bằng tiếng Anh.

BĐ7: Kính thưa quý Bạn Đạo ; như hồi nãy giờ chị Trí vẫn yêu cầu mỗi bạn đạo lên đây phải xưng, danh xưng tánh, thì tôi cũng xưng,danh xưng tánh. Tôi, Nguyễn Ngọc Thạch, ở trong Ban Phân Phối của Hội Ai Hữu Vô Vi Hoa Kỳ, chúng tôi vừa nhận được cái cuốn sách viết bằng tiếng Anh của Thầy, mà trong cái Đại Hội ở Montreal kỳ rồi, Chị, Cô Bê đã trình bày với quý Bạn Đạo. Và cái cuốn sách đó in từ năm ngoái tới năm nay, phải thực hiện từ năm ngoái tới năm nay mới xong ; và mới vừa xong ; và ở dưới, ở California, mới vừa gởi qua ; chúng tôi vừa mới nhận được, thành ra để xin trình với quý Bạn Đạo.

Cái cuốn sách đó hiện nay chúng tôi chỉ có khoảng 7 cuốn. Nếu Bạn đạo nào ở xa cần lấy mấy cuốn sách đó, thì có thể lấy trước. Với những Bạn Đạo ở gần như California, thì chúng tôi sẽ, quý Bạn đạo sẽ điền cái, điền một cái mẫu mà chúng tôi để ở ngoài Bàn Kinh Sách ở ngoài kia, và cho biết số nhu cầu ; chúng tôi sẽ gởi đến thiền đường ở trung tâm của quý Bạn Đạo. Với quý Bạn đạo đã đặt mua sách từ một năm nay, thì chúng tôi sẽ gởi đến quý Bạn Đạo ngay sau khi về tới California, và cuốn sách thì giá 14 đồng chín cắc, 14 đồng 95 xu ; với ở Mỹ và Canada thì them, cái cuốn đầu là 3 đồng, và mỗi cuốn sau là 1 đồng, cho cái tiền mà gói và gởi đi.

Vì cái số sách, hiện nay cái số sách in ít, thì với cái số tiền này, 14 đồng 9 cắc rưỡi, thì Hội cũng không có lời gì cả ! Hy vọng là với cái sự cổ động của quý Bạn Đạo, thì sau này có nhiều người mua, thì hy vọng rằng là Hội sẽ có được lời một số tiền nào để giữ đó, để làm kinh phí cho Thầy đi du thuyết. Tôi xin quý Bạn đạo, nhờ quý Bạn Đạo cổ động dùm. Xin cám ơn tất cả quý Bạn đạo !

BĐ3: Kính thưa Thầy, tối nay có cuộc bầu phiếu đại hội ’93 ; con kính mời Thầy tham dự ; vì hồi hôm Thầy không ra tham dự, con thấy bạn đạo buồn tẻ quá ! Họ đi hết trơn à ! Không có tiếp tục chương trình ; mà sinh hoạt của thiền đường gì hết trơn á ! Thì xin Thầy từ bi ! Và cũng xin quý Bạn Đạo phải giữ cái luật là, không có cái card đeo ở trên ngực, không thể vô trong hội trường này được ; xin quý Bạn Đạo không nên, xin những người có trách nhiệm giữ ngoài cửa, làm cho chúng tôi, Ban Tổ Chức, rất là khó mà làm việc lắm !

Xin quý Bạn Đạo, xin lỗi và ý thức lại dùm, là ban giữ cửa không cho vô vì không có cái card, cái bảng tên ở trước ngực, thì không thể vào đây hội trường được ! Bất kỳ người nào, nói ai, cũng không thể vô ! Nếu như vậy, nếu vô được, thì tất cả phải vô ; mà không vô được, là tất cả phải không vô được !

Dạ, xin lỗi quý Bạn đạo. Cám ơn!

BĐ1: Dạ, thưa kính thưa Đức Thầy, chiều nay là giờ ăn cơm chiều là 6 giờ rưỡi chiều ; sau đó là 20 giờ 30, có cuộc bầu phiếu để cho kỳĐại Hội năm 1993. Chúng Con xin kính mời Thầy về phòng nghỉ. Xin mời Ban Tiếp Đón Thầy chuẩn bị để đưa Thầy về phòng.


----
vovilibrary.net >>refresh...