CỜ BẠC
Atlantic city, Ngày 1, Tháng 1, Năm 1991.
Duyên lành tụ hợp ! Cứ mỗi cuối năm thì chúng ta chung vui, anh em, bà con, gia đình, hay là bạn bè, thế nào cũng có những cuộc vui Xuân, như là cờ bạc hay là rủ nhau đi casino chơi cho vui ; đó là cờ bạc !
Tôi xin làm bài thơ như sau:
CỜ BẠC
Cờ là kích thích tiêu dao
Bạc là tranh chấp bước vào ăn thua
Xoay xoay chuyển chuyển tranh đua
Bày ra sòng bạc hơn thua đủ điều
Mọi người ý thức một điều
Cũng do tiền bạc đạt điều thức tâm
Bình tâm học hỏi thì thầm
Tánh tham rõ rệt dương âm thực hành
Ðua đòi lề lối cạnh tranh
Ðặt ra thua mất khó ăn khó huề
Bày ra keo khác chẳng chê
Tự thầm ý niệm tâm mê ngồi sòng
Ðâu dè thua lại bị còng
Ước mong theo dõi chẳng xong được nào
Xét rằng kẻ thấp người cao
Trước sau cũng vậy chung nhau học bài
Trong sòng vay trả miệt mài
Tưởng lầm mình sẳn trí tài dấn thân
Ðâu dè tiền bạc gánh cân
Truy ra chân lý ở gần bên ta
Từ đâu đã lại đẻ ra
Sòng bài tranh chấp nguy nga độ đời
Có người thua lỗ không rời
Có người ăn được hợp thời độ tha
Cộng đồng buôn bán mặn mà
Người người hoan lạc thiết tha bạc tiền
Lòng tham sẵn có chẳng yên
Bày ra động loạn tự khiêng bạc tiền
Ðổ xô vào cõi khó yên
Cùng chung vật lộn bạc tiền tiêu tan
Tự mình cảm thức bạc bàn
Bán nhà bán cửa tạo an chỗ nào
Theo đường tranh chấp thấp cao
Uớc ao không đạt bước vào chỗ tu
Xét đời thực hiện ý ngu
Cạnh tranh buôn bán tạp thu đủ điều
Sòng bài đầy chợ thật nhiều
Cạnh tranh đủ thứ tạo điều thức tâm
Nằm trong nguyên lý hát ngâm
Cuối cùng cũng phải tự tầm đường đi
Tu cho hợp thức hợp thì
Chung lo giải nghiệp dự thi cảnh đời
Gia đình chồng vợ lắm lời
Tranh đua từ chút ý Trời độ thanh
Pháp tu cũng phải thực hành
Không làm sao có cạnh tranh làm gì
Bày ra mánh khóe để thi
Trí tâm cực nhọc khó ghi điều lành
Tự mình giải nghiệp tiến nhanh
Cảnh đời là thế khó khăn đủ điều
Thực hành giải tỏa được nhiều
Nói suông chẳng đạt được điều cao siêu
Có tu cảm thức bấy nhiêu
Có yên mới biết những điều dở hay
Sòng bài tại thế ngày nay
Bày ra đủ thứ dở hay đủ điều
Dấn thân mới biết được nhiều
Nếu không chẳng biết lý siêu tiến hòa
Chung qui cũng phải về nhà
Buông xuôi tiến hóa rõ ta hơn người
Nhân gian chỉ có nực cười
Tình đời vay trả người người phải theo.
Cờ bạc, Cờ là kích thích tiêu dao: Ði qua đi lại để mở trí ; người ta kêu là “giải trí.”
Bạc là tranh chấp bước vào ăn thua: Khi mà đụng tới tiền bạc là nói chuyện ăn thua : không có ai muốn nhường ai hết.
Xoay xoay chuyển chuyển tranh đua: Xoay chuyển nhau rồi tranh đua, kẻ thắng người bại.
Bày ra sòng bạc hơn thua đủ điều: Bày ra một sòng bạc : người càng ngày càng đông ; cũng như chợ đời buôn bán, người càng ngày càng đông, cũng không khác gì sòng bạc, hơn thua đủ điều, tiến từ chút để lời, để gạt lẫn nhau.
Mọi người ý thức một điều: Mỗi người ý thức một điều.
Cũng do tiền bạc đạt nhiều thức tâm: Cũng do tiền bạc, “Vì tiền tôi mới đi nô lệ ; vì tiền tôi mới làm ẩu ; vì tiền tôi mới có cơ hội học hỏi tu hành.”
Bình tâm học hỏi thì thầm - Tánh tham rõ rệt dương âm thực hành : Bình tâm học hỏi thì thầm trong tâm : cứ suy xét hoài, tánh tham rõ rệt : “Tại mình tham mới thua, chớ nếu không tham thì không thua ; của thiên trả địa, mình lấy làm gì ! Chơi cho mở tâm mở trí thôi !” Dương âm thực hành : đó là âm dương trong này nó cạnh tranh cãi lộn.
Ðua đòi lề lối cạnh tranh: Ðua đòi đủ chuyện theo cái lề lối cạnh tranh, tiến từ bước.
Ðặt ra thua mất khó ăn khó huề: Khi mà ta đặt tiền ra, thua mất, ăn lại cũng không được, mà muốn huề cũng không.
Bày ra keo khác chẳng chê: Rồi kế tiếp tính cái khác.
Tự thầm ý niệm tâm mê ngồi sòng: Lúc đó là muốn sống ở trong đó luôn luôn, để tìm sự sống, vì trong nháy mắt là có tiền rồi mà !
Ðâu dè thua lại bị còng: Ðâu dè thua tiền rồi còn lại bị còng giữ lại đó!
Ứớc mong theo dõi chẳng xong được nào: Ước mong để theo dõi những chén kế tiếp, nhưng mà chẳng xong được nào.
Xét rằng kẻ thấp người cao: Mình nghĩ nó hay hơn mình. Không phải như vậy : trước, sau cũng vậy ; chung nhau học bài. Lúc đó mới thấy rằng tất cả mọi người thấy rõ cái tánh tham của chính mình ! Sửa tu mới là đúng hơn là tiếp tục ăn thua.
Trong sòng vay trả miệt mài - Tưởng lầm mình sẵn trí tài dấn thân: Trong sòng mình thấy có vay có trả, có ăn có thua, miệt mài như vậy.
Tưởng lầm mình sẵn trí tài dấn thân: Tưởng đâu, “Ta giỏi, ta dấn thân, ta tìm kiếm tiền bạc.”
Ðâu dè tiền bạc gánh cân - Truy ra chân lý ở gần bên ta: Lúc nào chúng ta cân xét tiền bạc, sức mạnh của đời và sức mạnh của tâm linh, hai cái chúng ta mới xét, mới cân ra.
Từ đâu đã lại đẻ ra : Từ đâu mà đẻ ra –
Sòng bài tranh chấp nguy nga độ đời: Sòng bài tranh chấp với nhau, càng ngày càng lớn càng bành trướng, là do ai? Do ý con người cạnh tranh càng ngày càng đông. Ðó ; nó mới sanh ra cái sòng bài lớn : nhiều người đóng góp nó mới hình thành. Cái đó là tại con người mà thôi ; nhưng mà đó là nguyên ý, là để thấy rõ cái tánh của chúng ta, mà học hỏi để tiến hóa.
Có người thua lỗ không rời – Có người ăn được hợp thời độ tha: Có người thua lỗ, thua rồi cứ kiếm gỡ, gỡ, gỡ, gỡ, không chịu rời sòng bạc. Mà có người ăn được hợp thời độ tha, có người ăn được chút đỉnh họ nói, “Để quyên cho những người nghèo khổ.”
Cộng đồng buôn bán mặn mà - Người người hoan lạc thiết tha bạc tiền: Thấy một trận đồ đồ sộ nguy nga, mọi người thấy thích vui buôn bán ; rồi người người hoạn lạc thấy vui, đi đây đi đó mà rốt cuộc người nào cũng muốn có tiền hết, muốn thiết tha bạc tiền, muốn có tiền.
Lòng tham sẵn có chẳng yên : Vì tánh tham không yên : ăn được tiền mà không yên ; mà thua tiền cũng không yên.
Bày ra động loạn tự khiêng bạc tiền: Rồi tính ra kế hoạch này kia nọ, rồi ôm bạc bán nhà bán cửa.
Ðổ xô vào cõi không yên – Cùng chung vật lộn bạc tiền tiêu tan: Ôm tiền ôm bạc, đem tới cho thiệt nhiều. Cùng chung vật lộn, đánh lộn với tiền bạc, tiêu tan hết, rốt cuộc không còn đồng xu nào hết!
Tự mình cảm thức bạc bàn – Bán nhà bán cửa tạo an chỗ nào: Lúc đó mình mới thấy, hết tiền rồi phải bán nhà bán cửa, chớ làm ăn ở chỗ nào đâu?
Theo đường tranh chấp thấp cao: Vì mình theo cái con đường tranh chấp thấp cao đấu trí với người ta mà mình bị như vậy.
Ước ao không đạt bước vào chỗ tu: Lúc đó chúng ta muốn nhưng mà không thành ; đó, hết tiền hết bạc thì đi đâu ? Ði tu chớ đi chỗ nào?
Xét đời thực hiện ý ngu : Thấy chúng ta sống ở đời mà ta thực hiện ý ngu chớ không thực hiện ý thiện lành. Cạnh tranh buôn bán cũng tạp thu đủ điều. Cạnh tranh rồi buôn bán cũng tạp thu đủ điều : người này âm thầm giết người kia bằng mánh khóe đủ điều.
Sòng bài đầy chợ thật nhiều: Cả chợ là cũng như sòng bài hơn thua.
Cạnh tranh đủ thứ tạo điều thức tâm: Cạnh tranh đủ thứ ; rồi lần lần tuổi cao lên, chồng chất, mới chán chê, thức tâm.
Nằm trong nguyên lý hát ngâm - Cuối cùng cũng phải tự tầm đường đi: Nằm trong cái nguyên lý mà đọc đi đọc lại cũng bao nhiêu công chuyện đó. Cuối cùng cũng phải tự tầm đường đi : cuối cùng cũng phải tìm đường đi.
Tu cho hợp thức hợp thì: Tu cho hợp thức hợp thì trong cơ tiến hóa. Ðiện năng của vũ trụ phát triển đến đâu, chúng ta đi đến đó.
Chung lo giải nghiệp dự thi cảnh đời : Khi mà chúng ta tiến theo chấn động của vũ trụ thì chúng ta mới có cơ hội giải nghiệp. Dự thi cảnh đời : thì ở đời chúng ta không có bị mê chấp nữa.
Gia đình chồng vợ lắm lời – Tranh đua từ chút ý Trời độ thanh: Gia đình có chồng có vợ, lắm lời với nhau ; ban đầu thương yêu với nhau thì tốt, sau rồi cứ cãi cọ mà thôi, tranh đua từ chút. Ý Trời độ thanh : cái ý Trời lúc nào cũng thanh thản độ chúng sanh.
Pháp tu cũng phải thực hành: Cái pháp tu cũng phải thực hành nó mới tiến về thanh được.
Không làm sao có cạnh tranh làm gì: Không làm, làm sao có ; cho nên, phải thực hành mới có ; tu cũng vậy.
Bày ra mánh khóe để thi – Trí tâm cực nhọc khó ghi điều lành: Người này làm khó người kia, người kia làm khó người nọ, rốt cuộc là để thi mà thôi, để dự thi thôi. Trí tâm cực nhọc khó ghi điều lành: Trí tâm luôn luôn cực nhọc không ghi được điều lành.
Tự mình giải nghiệp tiến nhanh - Cảnh đời là thế khó khăn đủ điều: Tự mình giải nghiệp mới là tiến nhanh được, tự tu tự tiến mới tiến nhanh. Cảnh đời là thế khó khăn đủ điều: Cảnh đời là như vậy, lúc nào cũng khó khăn hết.
Thực hành giải tỏa được nhiều: Mình thực hành thì mình giải tỏa được nhiều !
Nói suông chẳng đạt được điều cao siêu : Mình nói suông thì không có đạt được những điều cao siêu.
Có tu cảm thức bao nhiêu - Có yêu mới biết những điều dở hay: Có yêu thương mới biết là cái ích kỷ là không tốt, cái tha thứ là hay.
Sòng bài tại thế ngày nay – Bày ra đủ thứ dở hay đủ điều: Sòng bài tại thế tất cả đều là cờ bạc hết, không ăn là thua, không hơn là thua. Chánh trị này kia, kia nọ, không hơn, không thua ; phe đảng cạnh tranh với nhau cũng là sòng bạc hết, đủ điều.
Dấn thân mới biết được nhiều: Khi mà chúng ta vô đó chúng ta mới hiểu nhiều.
Nếu không chẳng biết lý siêu lý hoà: Nếu khôn, không biết cái nào siêu cái nào hòa ; cứ lục đục mà không có phát triển được.
Chung qui cũng phải về nhà; Chung qui cũng phải về nơi thanh tịnh.
Buông xuôi tiến hóa rồi rõ ta hơn người: Ta bỏ hết để ta tiến tới, ta hiểu mình hơn là cần hiểu người ta.
Nhơn gian chỉ có nực cười – Tình đời vay trả người người phải theo: Ở thế gian chỉ cười thôi, ở trong kích động và phản động. Nhưng mà tình đời vay trả, có vay là có trả, người người phải theo ; tất cả đều đã qui định như vậy : khi mà ta bước xuống đó là nó lôi cuốn, thu hút tất cả mọi việc, làm cho chúng ta cuống cuồng trong cái mê và chấp. Thì đó, ở đời là khác gì sòng bạc chớ không có gì hơn : không mê đầu này, mê đầu nọ ; rồi tự ca tụng, tự bảo vệ ; rồi thành ra một khối ; rồi tranh chấp lẫn nhau cho đến chết ; cho đến già, đến chết, không biết cái vốn mình là ai ! Vốn mình là không hình, không tướng ; mà không hay ; không đời, mà không biết ; cứ ôm cái đời mà chấp.
Cho nên, các Bạn tu rồi các Bạn thấy những người tranh chấp là người đời chứ không phải người đạo. Người đạo không có chấp ; chỉ dòm để thức tâm. Càng dòm đời nhiều chừng nào chúng ta càng xa nhiều chừng nấy, càng nhẹ chừng nấy, càng tiến hóa tốt chừng nấy. Nhưng mà không dấn thân vào đó thì không thấy cái giá trị của điển quang ; dấn thân vào đó chúng ta mới thấy cái giá trị của điển quang, là cư trần bất nhiễm trần : ở thế gian mà không có dính bụi trần ; lúc nào cái điển nó cũng thăng hoa như hoa sen nở rộ, không có nhiễm trần ! Chúng ta cư trần bất nhiễm trần là vậy.
Cho nên, cái tâm không có dấn thân vào chỗ nào, nó ngồi lý luận, thét rồi hư bộ óc. Thực hành thì chúng ta thật sự thức tâm, thấy rõ : thấy rõ cái chuyện đó nên làm thế nào để tiến hóa. Cái kỹ thuật do ta mà thôi ; tất cả đều do ta. Cho nên, sách vở luôn luôn có ghi chép : Thiên Đàng, Địa Ngục cũng do ta ; mà kỹ thuật, ta nắm, chớ không phải có một người khác nắm ! “Cầu xin Ơn Trên hộ độ” ? Không có vụ đó ! Chính ta không đi theo Ơn Trên mà tiến hóa ; lò lửa lớn đạo Trời rõ ràng, ở trên đầu, mà không chịu mở để thăng hoa đi lên ! Đâu có xa chúng ta : sát một bên ; mà hằng ngày, hằng giờ ở trong ta ; mà chúng ta lợi dụng cái lửa để đốt người khác : là lấy cái sự thông minh để phá hoại, để phá hoại người này, phá hoại người kia, tức là lấy lửa Trời đốt người khác ! Đó là đại tội.
Cho nên, càng ngày nó càng tăm tối, nó đi xuống địa ngục mà thôi. Còn chúng ta tu, không ! “Cái đầu tôi cảm thấy nặng khi tôi Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định tôi cảm thấy nặng, là tôi phải ăn năn hối cải ! Tôi ăn những gì và tôi nghĩ những gì trong ngày sai trái, tôi phải ăn năn hối cải để tự sửa nó đi, giảm bớt nó đi !” Từ từ nó nhẹ.
Cho nên, cái phương pháp công phu này là phương pháp kiểm soát lớn từ tâm đến thân của hành giả : cái pháp Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, là tự kiểm soát. Nếu mà hành giả ăn uống sai đi nữa, bộ tiêu hóa không tốt cũng khó thiền ; mà nghĩ sai đi nữa, bộ thần kinh hệ không tốt, cũng khó thiền ; trong cái mê chấp, liên tưởng cái sự cao xa mà không hành, cũng là khó thiền, cũng là nặng nề. Tại sao mình nặng ? Là tại mình không chịu đi ! Còn ta đi từ ly từ tí, khử trược lưu thanh, “Bữa nay tôi làm bao nhiêu, mai tôi làm bao nhiêu, mốt làm bao nhiêu” ; làm nhiều ngày nó sẽ có.
Cho nên, tu nhứt kiếp ngộ nhứt thời là vậy. Chúng ta phải tu, phải dấn thân : đời chúng ta phải dấn thân, đạo chúng ta cũng dấn thân, thì cái lý chúng ta mới vững : “Tôi có trong đó tôi đi ra, tôi mới vững : tôi ở trong đống lửa tôi thoát ra, tôi mới vững ; tôi có ăn ớt, tôi mới biết ớt cay” ; chớ còn lý luận xuôi đâu có được : bắt chước người ta lý luận xuôi, trong đó nó còn cái ấm ức và nó chưa có giải tỏa. Nó dấn thân khai triển thì nó thấy rõ ràng. Khi mà nó bắt được điển, người tu thiền bắt được điển rồi, quán thông, là tự nhiên cái điển cũng đi dấn thân vô các chỗ : cái điển nó ngồi đó, nhưng mà cái điển nó dấn thân vô các chỗ để nó hiểu.
Cho nên, cái pháp dấn thân về điển quang, chớ không phải cần đem cái xác đi : tu nhẹ rồi là điển nói tới đâu nó chạy tới đó, ; nó học liền, nó dấn thân, nó bị đọa, nó bị khổ, nó bị ngục tù, nó bị đủ chuyện hết ; nó cảm thức ; rốt cuộc nó giải thóat lấy nó được. Ðó là chỉ điển mới dự được mọi trạng thái.
Nếu mà các Bạn tu mà không thanh lọc được điển quang trụ lên trung tim bộ đầu thì không có thể dấn thân vô mọi trạng thái được. Cho nên, người tu mới giai đoạn đầu thì tu khép mình, tu tinh tấn, đó là tốt. Rồi một thời gian mà có điển dồi dào rồi, hòa cảm với thanh quang, thì tha hồ dấn thân để hiểu chơn lý mà độ tha tại trần : nói ra là nó phải đúng ; nói ra là nó phải đúng nhịp nhàng : chính nó dấn thân trong đó, nó phải hiểu ! Chớ không thôi, đi học làm gì ?
Các Bạn xuống thế gian để học. Học được cái gì ? Học được cái dũng, học được cái sáng suốt nó minh tâm kiến tánh được.
Chớ học được cái ngu mà nói theo người ta, đâu có hay !
Học tới biết cái đó nhứt định nó sẽ xãy ra như vậy : “Ðó là cái kỹ thuật tôi nắm rồi, thì về Trời tôi cũng hưởng nhàn, mà ở địa ngục tôi cũng hưởng nhàn ; ở đâu tôi cũng hiểu đường lối hết trọi.”
Không có vụ mờ ảo ngụy tạo ! Không có cái đó. Lúc nào cũng sáng suốt. Mà ỷ lại, ỷ lại chừng nào thì xuống địa ngục sớm chừng nấy. Cho nên, các Bạn phải tự tu, tự tiến ; con người phải mạnh lên.
Ðiển quang khối óc và lửa của Trời đã sẵn ban cho tất cả mọi người ; điển quang vô cùng.
Ngày hôm nay các Bạn thấy : lấy điển mặt trời mà người cũng làm nước nóng được để xài, thì đó là cái điển của vũ trụ vô cùng. Các Bạn thấy nó không có nóng bằng lửa than, nhưng nó nóng hơn và nó bền bỉ hơn, và nó không có bị đứt.
Thì cái điển ngay trung tim bộ đầu của chúng ta mới bền bỉ hơn, dễ tha thứ hơn và thương yêu hơn, dễ độ tha hơn ; vừa, ý các Bạn vừa tưởng là nó chạy tới đó. Chúng ta tu bằng trí bằng ý : cái ý các Bạn, cái ý niệm Phật, niệm bằng ý thét rồi nó đi lên nó quân bình ; rồi cái trí nó mở ra. Lúc đó trí ý mới sáng suốt, mới tiến hóa nhanh nhẹ, đồng nhịp thăng hoa rõ rệt ! Thì do ta, chứ do ai? Do hành giả, chớ do ai? Do khối óc, chớ do ai? Không có do ai hết!
Do khối óc ; mà khối óc không chịu mở, mà nói : “ông Phật, ông Trời” ; mà xuống đứng một bên mình cũng không biết đường nào mà nói ! Mình đâu có chịu gần ! Bởi vì mình gần là mình phải nhẹ. Mình cứ nặng, không mà sao mình gần được. Mình phải nhẹ mình mới gần được.
Cho nên, luôn luôn cái óc chúng ta phải nhẹ ; phải nhẹ! Khi mà muốn nhẹ thì phải có cái phương pháp kiểm soát. Phương pháp của chúng ta : Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, là ta kiểm sóat rõ ràng, “Tại sao hôm qua tôi làm được thanh nhẹ, mà bữa nay tôi nặng nhọc ; ở chỗ nào ? Tại tôi nghĩ sai về Trời ; tôi nghĩ sai về tình bạn ; tôi nghĩ sai về tình vợ chồng ; tôi nghĩ sai về xã hội ; tôi nghĩ sai về thời cuộc, nó làm cái điển tôi càng ngày càng là đà và không có phát triển được. Chính tôi là người hại tôi ! Tôi ăn năn, tôi mới buông bỏ tất cả, tôi nằm yên một chỗ.”
Đó ; cũng như con thú nó bị bệnh, nó cũng nằm yên một chỗ và nó không có hoạt động ; nó tự nhiên cái điển nó hồi sinh, nó nhanh nhẹ. Các Bạn nằm yên một chỗ, kiếm một chỗ nằm yên, thanh tịnh, niệm Phật, nằm yên một chỗ, ăn đồ nhẹ nhàng, ăn ít, nằm khỏe, hít cái nguyên khí của vũ trụ, tưởng tới Trời Phật ; thì chúng ta mới có cơ hội hồi sinh.
Cho nên, mỗi mỗi ở thế gian này, chúng ta bệnh hoạn là do ta mà thôi ; mà cái kỹ thuật tháo gỡ đó, phải dấn thân mới làm được ; mà phải chấp nhận, chớ không phải lý luận. Lý luận và không hành, không bao giờ phát triển được.
Chúng ta hành là chúng ta phát triển, ta thấy rõ công việc ta phải làm, phải tiến, phải khai mở ở chỗ nào ; đó là cái khuyết ở trong nội tâm. Mà khi các Bạn dấn thân rồi các Bạn mới mở được được khuyết. Còn không dấn than, làm sao mở được khuyết?
Bạn thấy, hồi trước khi Bạn chưa tu Vô Vi, Bạn thấy nặng nhọc đủ chuyện hết. Rồi bây giờ càng tu càng thấy quên lần, quên lần ; bỏ hết. Bỏ hết rồi các Bạn mới thấy, “Tại sao tôi càng ngày càng tu càng quên ? Vì hồi trước tôi phức tạp, mà ngày nay tôi tu là tôi được giải mở tiến lên, tôi mới quên chuyện đời.”
Mà càng quên chuyện đời là càng thấy chính ta sanh hạ ở thế gian, lúc đó là chúng ta không có đời ; thì bây giờ chúng ta về với đời là đúng ; chúng ta mới sống trong trẻ trung ; ý thức trẻ trung rõ ràng con người nó mới vui, nó mới dễ tha thứ và thương yêu ; bạn bè nó càng ngày càng đông.
Cũng như các bạn Vô Vi đến đây, tụ họp đông, mỗi người một họ, một gia đình khác nhau, mà gặp sao nó vui quá ? Là cái điển nó hòa hợp, nó vui ; nó thấy nó thương yêu, thấy tội nghiệp, thấy “Người đó nó có cái tánh xấu nhưng mà nó cứ ôm bo bo ôm cái tánh xấu đi cùng ; thấy tội nghiệp ; mà vui, mà chọc với nhau ; mà rốt cuộc không giận ; cũng mở trí cho nhau thôi. Nguyên ý rằng muốn độ tha, cho nên điển nó càng ngày càng thông suốt thì nó mới sống trong nguyên lý của một nhà, của càn khôn vũ trụ một nhà : khối óc người người mà được mở rồi thì cũng như nhau !
Cho nên, cái thức bình đẳng nó mở, cái tâm nó mở nó mới dễ tu hơn ; nó dũng chí, lúc đó nó mới thực hiện rõ ràng bi, trí, dũng : nó hiểu rồi nó mới đi ; nó không hiểu, nó không có thừa sức, không minh bạch, làm sao nó giúp người ta ?
Bi là giúp người ta, độ người ta ; nhưng mà không có, làm sao từ bi ? “Trong túi tôi không có đồng xu, làm sao tôi cho người ta ? Trong người tôi không có điển, làm sao tôi phóng cái điển từ bi cho người khác ? Cho nên tôi phải hành để tôi có !”
Cho nên, chung qui của chúng ta là thực hành : tất cả đều thực hành mới cảm thức được mọi sự việc tốt hay là xấu. Không nên chê bai người này, ghét người nọ, rồi đâm ra hoạn nạn cho tâm thân, không yên : khi mà Bạn giận một người nào thì cái óc các Bạn lúc nào cũng không yên ; quây quần, khổ cực ; cho nên người đời người ta nói, “Chửi người, đó là bị phạt” : chính mình phạt mình, chớ không có phải bị phạt ; nói “Bị phạt: là sai ; chính họ phạt họ. Tại sao?
Lúc đó Bạn thích, Bạn quí người đó ; cái điển của Bạn thì luôn luôn muốn phục vụ người đó và kính nể người đó ! Bây giờ Bạn ghét người đó thì Bạn cúp rồi, cúp điển rồi ; cúp điển thì Bạn đi xuống, Bạn muốn giết người đó, muốn giận người đó ; thì nó hại cái bộ gan nó mới có sức để đấu tranh ! Thần kinh nó không ổn, nó mất quân bình. Thần kinh người ta quân bình là tha thứ và thương yêu. Mà mình đi vô chỗ tranh chấp là mất quân bình, thì tự mình hạ phẩm của mình.
Cho nên ông Tư lúc còn sống nói, “Hạ từng công tác” ; Ông nói câu hạ từng công tác là rất chí lý : “Hạ từng công tác” là mình đang đi, thấy nhẹ ; vậy mình giận người ta cái, mình thấy nó xuống rồi, nó nhập xác rồi, nó không có đi xa được nữa ; là cái điển của mình ! Điển nó mới bén nhạy như vậy, điển nó mới nhanh nhẹ như vậy, chớ còn nói chuyện thường thì người đời họ không biết họ dùng mắt thường họ nói “Bị phạt.” Chứ kỳ thật là cái ý con người tiến lên tới vô cùng trung đạo, mà họ không hiểu : cái ý con người có thể tiến : cho nên chúng ta dùng ý niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” là luyện cái ý càng ngày càng tròn trịa, càng ngày càng nhanh, càng ngày càng nhẹ nhàng ; đó là luyện ý thành thép : cái ý chúng ta không thay đổi, và cái ý thành thép, và cái trí chúng ta lại sáng bừng.
Ma nếu mà các Bạn động loạn, thấy cái này chạy theo, thấy cái kia chạy theo, thì làm sao có sự sáng ? Ổn định ở một chỗ, tu tiến, nhứt định giải quyết cho chính mình ; thì tự nhiên các Bạn có ngày cũng phải bật sáng ra.
Không có ông Phật nào mà tu thành đạo mà chạy Đông, chạy Tây đâu ! Ông Phật nào cũng dùng ý chí nơi trung tim bộ đầu để luyện cái hào quang của chính Ngài tu. Cho nên, ở thế gian không tu thì không bao giờ thành Phật ; mà ông Phật mà làm biếng không tu thì cũng thành quỉ như người thế gian.
Cho nên, cái điển là quan trọng : điển có thể từ trược biến lên thanh, từ thanh trở về trược như không ; chứ đừng nói, “Tôi thành Phật rồi tôi là quan trọng hơn mọi người ; rồi đâm ra độc tài, rồi chỉ huy, rồi dạy người này, dạy người nọ.” Trật !
Cho nên, cái pháp Vô Vi luôn luôn là tự tu tự tiến để ảnh hưởng người khác ; cho nên, các Bạn tu cũng vậy : phải gắng lo tu ; mỗi năm gặp nhau chúng ta đối chiếu lại, “Ông này hành động đã tiến tới đâu ? Cha, cái hạnh ông này sao bây giờ nó khá quá, nói chuyện hấp thụ biết bao nhiêu người và mở trí mở tâm cho mọi người ! Thì tôi cũng cũng muốn có một cái gương lành lóng lánh như vậy, tôi phải về tôi tu, tôi nhin nhục, tôi mới thăng hoa được. Tại sao tôi không tiến như người ? Là vì tôi thiếu nhịn nhục ; tôi còn trong cái lề lối tranh chấp ; tôi làm dấy bận cái điển quang của tôi, không mở !”
Ðó ; là chính cái khuyết đó là cái khuyết quan trọng : một chút xíu là kẹt luôn cả một đời ; mà các Bạn mà mở được rồi thì đời đời yên vui !
Có gì đâu : rốt cuộc phải về không mà ; có gì đâu tranh chấp ; có gì mà lý luận quá nhiều, đem sự khổ cho nội tâm, mất cả sáng suốt ; sự minh chánh của chúng ta cũng không còn nữa ; và sự cương quyết lúc ban đầu, “Tôi phát nguyện, con sẽ tu cho đến chết, tử vì đạo” ; mà chưa tử đã bỏ đạo rồi, không có tu !
Tử vì đạo : phải tu cho tới chết cũng tu ; đó là tử vì đạo.
Cho nên, nhiều người không hiểu : tuy rằng ở thế gian biết học văn chương, mà không hiểu cái nguyên lý của vũ trụ ; phải hiểu rõ nguyên lý của vũ trụ mới là người tu : Ðiển hóa Văn, chớ không Văn hóa Điển ; phải nhớ chỗ đó.
Cho nên, cái điển không nên đặt để trong chỗ ô trược mà lý luận ! Đặt để chỗ thanh cao mà lý luận : đó là cứu phần hồn của chúng ta ! Đặt để vào trong cái ý niệm tà dâm mà lý luận, là ngạ quỉ súc sanh, thì không có thể tiến được. Cho nên, bạn đạo gặp nhau có người nói giỏi về tình dục, có người nói giỏi về ăn thua, có người nói giỏi về tha thứ và thương yêu ; chúng ta mới thấy ba cái nó có cái tánh chất khác nhau ; nó có trình độ khác nhau : trình độ dâm dục là ma quỉ chớ không phải người hiền ; cái dâm dục nó sanh ra ác ý, chúng ta nghe là chúng ta hiểu ; nghe cái âm thinh nặng trược là chúng ta nghe mà ngán, chớ không phải nghe mà thích đâu!
Đó ; những người đạo mà tu thiền có thực chất không bao giờ người ta chịu nghe cái đó ; nghe vô nặng ngực liền ; cái đó là tà dâm, ngạ quỉ súc sanh : tuy là nó mang xác con người nhưng mà cái tâm nó không có tốt ; nghe, hiểu rồi : các Bạn không có làm thầy tướng, nhưng mà nó nặng ngực là các Bạn lo tránh đi, không cần đi hỏi thầy tướng.
Đó ; cho nên chúng ta tu nó lợi lộc ở chỗ đó : mình tự kiểm soát lấy mình ; hành động ô trược của mình, mình có quyền kiểm soát. Do khối óc trung ương bộ đầu hướng về trung tâm sinh lực càn khôn vũ trụ nó càng ngày càng tắc nghẽn, mới thấy rõ rằng ta đi con đường tà dâm sái quấy rõ ràng, cho nên phải ăn năn hối cải tu tiến.
Cho nên, mọi người ở thế gian đều phải dự trong mọi trạng thái, mà trạng thái trược hay là thanh : trược cực trược, rồi nó mới thức tâm nó trở về thanh ; thì chúng ta mới thấy rõ là cái luật của vũ trụ đã có. Cho nên, đối với trong gia đình vợ con này kia, kia nọ, chúng ta phải tôn trọng nhân quyền và tôn trọng cả cái linh quyền tiến hóa của Người : Người muốn tu đạo nào, nên tu để tìm hiểu cái tốt ; mà Người có ý xấu mà chúng ta thấy đó xấu nhưng mà chúng ta phải dùng hành động tốt để ảnh hưởng Người, Người mới có thức tâm. Chúng ta kêu Người phải đi theo con đường chúng ta, là trật rồi ; không có đúng ! Không có người nào mà chịu phục lụy người nào hết trọi, bởi vì nó là điển mà, nó có tầng số khai triển tâm linh của nó.
Cho nên, luôn luôn nó được tự do phát triển, cho nên mình phải tôn trọng lẫn nhau trong gia đình, trong bạn đạo anh, em tôn trọng lẫn nhau, “Tiên học lễ, hậu học văn,” lúc nào cũng phải lễ độ với nhau, chị chị, em em rõ rang ; không có nên làm bậy bạ ; thì lúc đó cái hạnh đức của các Bạn càng ngày sẽ tốt đẹp ; cái khối tu học bạn đạo các Bạn ngày càng mở trí !
Khi nó gặp được người tu Vô Vi nó vui, thay vì nó buồn bực, nó sợ, nó tránh né ; nó gặp như anh em một nhà, còn hơn nữa, thì nó sướng biết là bao nhiêu. Tại sao chúng ta không làm một cái cơ cấu đó để cho mọi người chung hưởng hòa bình, để hưởng ứng cái siêu văn minh ở tương lai ? Cho nên, con người càng ngày càng tiến hóa, vật chất càng ngày càng tiến hóa ; thì tâm linh của chúng ta phải tiến hơn nữa thì mới đẻ ra những vật chất tốt.
Chớ tâm linh của con người là quan trọng ; tâm linh càng ngày càng sáng suốt mới chế tạo được những món vật hay ; những vị đó cũng luân hồi nhiều kiếp tại mặt đất rồi mới có cái trí thông minh để đóng góp cho chúng ta xử dụng những vật tinh vi như là điện não này kia, kia nọ, để chúng ta thấy rõ tại sao người ta giỏi như vậy. Mà ta đã luân hồi nhiều kiếp tại mặt đất rồi mà ta mới nhóe được có chút xíu đó thôi ; còn chúng ta cũng luân hồi nhiều kiếp rồi chúng ta mới có cơ hội ngộ được cái phương pháp khử trược lưu thanh để tiến hóa, và tiến tới điển giới để khai minh tâm thức rõ rệt : càng ngày càng rõ rệt sự mê chấp là chính, điển mới tung phá được, chớ lý không có tung phá được.
Lý thì nói đúng, nhưng mà Bạn thiền, Bạn mở ra rồi, Bạn không có mê chấp nữa : khi Bạn ngồi yên trong một chỗ Bạn thiền rồi, có chuyện gì nói ông, “Ổng chấp lắm, không dám kêu ổng ; nhưng mà gặp ông rồi thì ông đâu có chấp ! Khi mà ông thiền rồi, cái điển ông dồi dào, ông là người tỉ tỉ phú ở thế gian ! Ðiển càng ngày càng nhiều ; nó không có thiếu. Người nà chịu thiền thì điển càng ngày càng nhiều, giàu có mà làm sao lại đi hiếp đáp người nghèo ?
Nó tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ là ở chổ đó : khi mà thiền nhiều rồi có điện rồi thì mới tôn trọng, mới thấy quí con người : con người, người nào cũng có quyền trở lại với con đường chơn chánh hết thảy ; con người, người nào cũng là tốt : cái bản chất nguyên năng ở thế gian không có thể chế được ; chỉ có ông Trời mới có thể chế được con người ra trong cái thanh tịnh và sáng suốt, nguyên năng sẵn có của mọi tâm linh !
Cho nên, ở đời này có ai thua ai, cho nên, đừng đem cái đạo với cái đạo mà ra cạnh tranh lẫn nhau : có cái Đạo nào thua cái Đạo nào đâu : Ðạo nào cũng là Đạo giải thoát ; Ðạo nào cũng nói được cái lý siêu việt để đi về tốt lành ! Tin vị lãnh đạo tinh thần là sẽ được tiến hóa ; cũng là một cái đạo hay, chớ đâu phải đạo dở ! Không có cái đạo nào mà dở hết thảy, mà chỉ hành giả dở thôi : hành giả trong tranh chấp. Tranh chấp, tại sao, ở đâu nó đẻ ra ? Thì do ăn uống, suy tư sai bậy, nó mới dồn cục đẻ ra tranh chấp vô lý : một cái lý luận không đi đến đâu, rồi tới hiện tại bây giờ là cái lý luận không đi đến đâu ; rồi mượn khí giới làm chủ lý luận, hà hiếp người trí.
Đó là khí giới hoành hành, chớ đâu phải cái trí con người được mở ? Còn trí con người được mở và cho mọi người được theo, đó là nó khác : khí giới tình thương và đạo đức. Còn cái khí giới vật chất mà để hiếp đáp trí khôn của loài người thì hiện tại trên thế giới này là khí giới đang lãnh đạo, đang dẫn đầu !
Ðó ; cho nên chúng ta phải thấy rõ cái dung điểm nào lợi hay là không ; mà nó đâu có phải đời đời : một thời gian nào thì súng ống cũng dẹp ; mà con người thức tâm thì súng ống đâu có xài ? Chẳng lý bây giờ các Bạn đi mua súng để giết nhau sao ? Không bao giờ ! Các Bạn mua cái tình thương ; giá bao nhiêu các Bạn cũng mua, để xây dựng cho con người tiến hóa trọn lành tốt đẹp, các Bạn mua. Còn đem mua cái súng mà giết người, là Bạn không có mua : “Nhứt bất sát sanh” rồi, đi vô cái giới đó rồi ! Không có xài cái vật chất nữa ; trở về cái nguyên lý sống động đời đời bất diệt là tình thương và đạo đức ; cho nên, mọi người Vô Vi càng ngày càng tu càng dễ hội tụ với nhau trong tình thương và thực chất, thương yêu và tha thứ.
Cho nên, tôi đi đây, đi đó cũng là do sự tu hành mà thúc đẩy tôi, càng ngày càng muốn nói cho các Bạn biết rằng chúng ta đang cấy thẳng cho chúng ta một cái giống tha thứ và thương yêu, thì tự nhiên con người sẽ tiến tới sang trọng và vinh quang : con người giàu có đầy đủ mới bằng lòng tha thứ và thương yêu ; con người thiếu thốn, thiếu trí, thiếu khí giới tình thương ! Thiếu trí tức là thiếu khí giới tình thương, là chỉ có tranh chấp mà thôi ; tôi nghiệp cho họ!
Cho nên, chúng ta phải giàu lòng tha thứ, thì cái từ quang của chúng ta mới độ cho mọi chúng sanh rõ rệt. Người tu mới có ; tu trong thực hành mới có ; mà chỉ thiền mới có, chớ không phải tu lải nhải mà được đâu ! Tu mà thực hành là nó mới có : thực hành nó có từ quang thanh nhẹ và thông minh ; trong tâm nó không có chấp nữa.
Ðiển tâm trung tim bộ đầu là nó hòa với càn khôn vũ trụ, nó lớn rộng, chớ không cái tim nhỏ : không có ôm cái tim nhỏ. Một ngày nào tách ra đi cũng ở cõi thanh nhẹ chớ không có ở chỗ eo hẹp được ; thì nó bước qua từ cái eo hẹp là cái khổ hạnh, mà mà nó bước qua sự thanh nhẹ, thì nó phải đi tới chỗ rộng lớn kêu là chỗ Ðại La.
Ðó, chúng ta tiến tới Ðại La là lớn rộng vô cùng ; tiến thẳng vào Trung Đạo chúng ta mới đảnh lễ được Hắc Bì Phật. Hắc Bì Phật Tổ là huyền quang : cũng sang, mà sáng cái sáng đó không có ai thay đổi nó được : cái sáng suốt của đời còn bị thay đổi, chớ còn cái sáng huyền quang không có ai thay đổi nó được : nó đen, nhưng mà cái sáng đó không có bao giờ thay đổi ; cái sáng đó sáng vô cùng sáng, tốt đẹp.
Ðó là đường lối của những người Vô Vi đi : cuối cùng về Trung Đạo thì mới đảnh lễ được, mới học được cái nguyên lai bổn tánh sẵn có của chính chúng ta : có nhà có cửa, có đầy đủ chớ không có thiếu. Nhưng mà xuống thế gian cứ thấy mình thiếu hoài, rồi đâm ra tham ! Các Bạn đi làm cứ thấy thiếu : thấy trên đầu mình có thằng xếp mà, thì, ”Tôi muốn làm xếp” ; có tham mà : thấy trên đầu mình có thằng xếp, muốn làm xếp ; nhưng mà không thấy được là, “Tôi đi làm để làm gì ? Tôi học đạo ; tôi đi làm để tôi dấn thân cho lục căn lục trần nó được làm việc và cho nó quân bình, nó thấy rằng nó không có hoang phí thời gian tại trần ; nó đóng góp cho mọi người có công ăn chuyện làm. Tuy một việc làm của tôi nó hữu ích trong một khía cạnh, nhưng mà cái sự dây chuyền nó sẽ hữu ích cho nhân loại tiến hóa.”
Thì các Bạn đi làm công xưởng, đâu cần nghĩ tới địa vị ; cứ việc làm, dấn thân vô làm ; làm rồi tự nhiên thì người thế gian người ta cần cái người trung tín và tư tưởng quân bình cởi mở, thì tự nhiên là mình có địa vị : người ta đưa, đưa cho người có kinh nghiệm. Người không có kinh nghiệm mà muốn lên ngồi trên đầu người ta, sao được ? Không có cái chuyện đó. Nhưng mà không phải ai ngồi trên đầu ai : người có kinh nghiệm nhiều thì phục vụ cho những người không có kinh nghiệm.
Cho nên, người tu Vô Vi là phải nhịn nhục để học hỏi, mới tiến hóa được : nhịn nhục tu học thì mới thăng hoa ; còn nếu mà chúng ta thiếu nhịn nhục thì không bao giờ chúng ta tương lai có cái vị trí của Tiên, Phật được ; chúng ta phải nhịn nhục tối đa nó mới tiến hóa được ; mà thiếu cái đức tính nhịn nhục là không được.
Cho nên, ngày hôm nay các Bạn tu về Vô Vi luôn luôn bị kích động và phản động ; rồi chuyện này, chuyện nọ, trong không họ nói có, trong có họ nói không ! Bạn thấy nhờ cái cơ hội đó bạn mới thấy rõ “Lấy oán làm ân,” lấy sự kích động các Bạn mới có cơ hội tiến hóa.
Thì các Bạn tiến hóa nhờ đâu ? Nhờ sự kích động các Bạn mới tiến hóa, thì rồi là các Bạn phải cám ơn họ và cứu họ, chớ không có bao giờ nghĩ là, “Tôi tiến hóa rồi tôi giết họ !” Cái đó là sai ! Cái lề lối đó từ bao nhiêu ngàn năm nay không có bao giờ thành công : phe này lớn lên, giết phe kia ; phe kia lớn lên, giết phe nọ ; rồi lập nhóm này, nhóm nọ ; rốt cuộc không có giết được ai ; rốt cuộc là giết mình mà thôi, tự hạ phẩm mình mà thôi ; càng ngày càng khủng hoảng và không có tiến hóa nổi ; về tâm linh cũng không được, mà vật chất cũng không thông.
Thì chúng ta thấy rõ rồi : bây giờ chúng ta là người Việt Nam, chúng ta học rất nhiều từ hoàn cảnh này tới hoàn cảnh nọ, chúng ta đã nêm nếm rõ ràng, thực hành rõ ràng, bây giờ chúng ta mới tiến về con đường tu. Tu thì phải tốt hơn, phải mạnh dạn hơn : tu bổ sự khiếm khuyết, phải đầy đủ hơn, phải tốt đẹp hơn, phải dư thừa hơn. Chớ tu mà thiếu thốn, là không được ! Tâm chúng ta lúc nào cũng đầy đủ, vì tâm chúng ta hướng thượng ngay trung tim bộ đầu : hướng thượng nơi trung tâm sinh lực càn khôn vũ trụ, các Bạn còn thiếu cái gì ?
Tất cả những cái gì của vũ trụ đã cung ứng cho chúng ta có sự sinh sống hiện tại ; những cái duyên lành cũng vậỵ : cũng từ thanh nhẹ đưa đến hết, mà chúng ta không biết ! Chúng ta tự thị, tưởng là ta giỏi : “Tôi học tới ông này, ông nọ ; tôi là giỏi !” Không phải đâu Bạn : cái duyên của vũ trụ ! Đó là cái phước của tiền kiếp các Bạn đã làm : đã dấn thân được mức nào, có điểm có trình độ hết thảy, chớ không có phải là khi không mà các Bạn có đâu ! Từ tiền kiếp các Bạn tốt, bây giờ các Bạn mới được hưởng cái hoàn cảnh tốt ; tiền kiếp các Bạn có tu trong tinh tấn thực hành, thì bây giờ các Bạn mới ngộ cái pháp buộc các Bạn phải tiếp tục tinh tấn và thực hành tiến hóa lên, thì tương lai mới hội ngộ được cái cảnh vinh quang tốt đẹp.
Cho nên, cuối năm cho đến đầu năm, chúng ta vẫn còn cơ hội để đàm đạo lẫn nhau, để phân tách và tìm đường lối làm sao tiến cho kỳ được ! Cho nên, trong tình thương huynh đệ tỷ muội luôn luôn ôm ấp lấy nhau trong xây dựng của sự hứa hẹn của chơn tâm ; mà chính hành giả phải hành, chớ hành giả không hành thì chỉ nói suông mà thôi : lý luận suông rồi đâu nó cũng sẽ vào đấy, và không có tiến dù rằng các Bạn vô trong cái đạo nào và ở trong cái lề lối nào, rốt cuộc rồi cũng chỉ đạt được sự hư ảo và không có thăng hoa chứng nghiệm được rõ rệt.
Còn cái này, các Bạn thăng hoa chứng nghiệm rõ rệt ; tâm thức các bạn mở đến đâu thì những người tu Vô Vi gần đây nó gom gọn cái luồng thanh quang của nó, càng ngày thơ thi nó dồi dào, nó vừa nghĩ là ra thơ ; đó là gom gọn luồng điển của tâm thức. Cái luồng điển tâm thức càng ngày càng gom gọn thì nó hướng thượng ; càng hướng thượng thì cái hào quang nó sẽ bừng sáng mở ra ; cái chơn tâm nó sáng suốt, tận độ Lục Căn Lục Trần của chính nó, và ảnh hưởng tất cả người khác.
Chớ không phải nói, “Tui đi độ người ta ; tôi làm Phật để độ người ta ; làm ông Tiên để độ người ta !” Trật lất ! Bạn sửa Bạn để ảnh hưởng người khác thì được. Cho nên, không nên lãnh một chức vị gì ở thế gian ! Tôi nhắc đi, nhắc lại rất nhiều lần : không nên ; không nên ; nguy hiểm vô cùng ! Là chúng ta tự tu, tự tiến để ảnh hưởng người khác.
Cho nên, tất cả các Bạn thương yêu tôi, muốn có sự có mặt của tôi để đàm đạo, điều thứ nhất ; điều thứ nhì, là để kiểm soát lại coi hành động của tôi thế nào, con người tôi có thay đổi không, tâm thức tôi có bị kẹt ở chỗ nào ; để tận độ : sự trao đổi trong tình thương của các Bạn muốn tận độ tôi, muốn đòi hỏi sự có mặt của tôi, tận độ tôi vậy thôi ; thì tôi cũng thành thật cảm ơn cái duyên lành của các Bạn đã tận độ chúng tôi.
Thành thật tạ ơn các Bạn, và kính chúc các Bạn tâm thân an lac./.