19901005Q2

KHÓA “KHAI TRIỂN ĐIỂN QUANG TRỞ VỀ THANH TỊNH” - Cuốn 2

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [00:11]

Đức Thầy: Tốn hao vô ích thôi.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [00:24]

Bạn đạo: (nói tiếng Pháp) [00:31]

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Việt) Xin Thầy cho biết về cái thời kỳ mà vàng son mà Thượng Ngươn Thánh Đức của kỳ tới?

Đức Thầy: Cho nên, Thượng Ngươn Thánh Đức hiện tại là Thượng Ngươn cho khối óc con người, luôn luôn chịu thiệt và chịu hướng thiện nhiều hơn, chịu làm phước giúp đỡ người, là cái Thượng Ngươn, là do không khí của Vũ Trụ thay đổi.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [01:26]

Đức Thầy: Những nhà chánh trị cũng thực sự muốn đi tìm cái hòa bình cho chung.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [01:39]

Bạn đạo: (hỏi bằng tiếng Pháp) [01:56]

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Việt) Như Thầy nói là phải gìn giữ cái điển cho mình, nhưng mà trong trường hợp những người phải làm việc như trị bệnh cho những người bệnh, hay là làm những việc mà có tính cách xã hội, thì bây giờ phải làm sao?

Đức Thầy: Cái xã hội thì nó có kỹ thuật một góc nào chuyên môn của người đó thôi, không nên làm quá.

Bạn đạo: (hỏi bằng tiếng Pháp) [02:25]

Đức Thầy: Không thể làm quá được.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [02:33]

Đức Thầy: Khi mà làm quá rồi, hậu quả khó lường.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [02:47]

Đức Thầy: Cho nên, nhiều người làm phước quá trớn rồi mang bệnh tật không thể cứu chữa được.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [03:12]

Đức Thầy: Cho nên, những vị bác sĩ cũng bị cancer chết vậy, vì Người làm, quên mình luôn!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [03:30]

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Việt) Bảo vệ mình, nhưng mà vì hoàn cảnh bắt buộc, vậy thì Thầy có cách nào, một phương pháp nào để chỉ để mà mình bảo vệ lấy mình?

Đức Thầy: Không có cái gì mà nói hoàn cảnh bắt buộc là nói sai! Cái ý chí của mình muốn hướng về đâu? Ý chí mình cứu họ và mình phải hướng về giải thoát thì mình có con đường dài để đi. Còn mình cứu họ mà mình không hướng về con đường giải thoát là không có đường dài mà để đi!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Việt) [04:35]

Đức Thầy: Chớ mình nói mình cứu họ mà giết mình thì đâu có phải cứu ai đâu?

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [04:50]

Đức Thầy: Dễ gì có cái tâm để cứu người; mà không nuôi dưỡng cái tâm cứu người mà đi phá hoại cái tâm cứu người, là sai rồi!

Bạn đạo: (nói tiếng Pháp) [05:09]

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Việt) Muốn giúp người ta thôi, nhưng mà nhiều khi đi quá khỏi cái (nghe không rõ)

Đức Thầy: Đi quá khỏi thì mình bớt lại, rồi mình sẽ đi nữa; mình có cơ hội cứu nhiều người hơn, giúp nhiều người hơn.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [05:35]

Đức Thầy: Đường đi của con người thấy chết là hết; nhưng không, cái hồn không có hết, cái hồn là vô cùng cho nên mình phải làm luôn luôn chương trình vô cùng, không phải là giới hạn.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [06:05]

Đức Thầy: Cho nên nếu mình, nhiều người đi cứu người rồi cứu không xong, trở lại trách người, “Tại mấy người đó bây giờ tui mới mang bệnh!” Trách người là không đúng.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [06:37]

Đức Thầy: Tất cả do mình mà ra, chớ không phải do ai hết.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [06:45]

Đức Thầy: Xuống địa ngục cũng do mình mà lên thiên đàng cũng do mình.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [06:53]

Đức Thầy: Tui không phải ăn đồ bổ,

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [07:11]

Bạn đạo: (nói tiếng Pháp) [08:05]

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Việt) Có những người xung quanh tui luôn luôn chỉ trích và phê bình và có những tư tưởng bi quan yếu thế, mà tánh của tui thì tui không thích sự chỉ trích hay là sự yếu thế, thành ra mỗi lần mà tui nghe điều đó là tui thấy tui cũng nổi nóng tui lên, là tui không có giằn được. Vậy thì bây giờ nếu mà tui niệm A Di Đà Phật thì nó có hết?

Đức Thầy: Tui nên đề nghị bà nên niệm “A Di Đà Phật” tốt hơn, vì tánh của bà nóng lắm, không phải như người thường, chút bất mãn là bà không chịu được rồi!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [09:01]

Đức Thầy: Nó cứng cáp và thẳng thắng lắm!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [09:10]

Đức Thầy: Khi bà nói ra thì có thể đụng chạm người ta.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [09:20]

Đức Thầy: (cười) cho nên bà niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” đó, bà đóng bớt cái cửa thế gian, bà mở cái cửa thiên đàng.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [09:42]

Bạn đạo: (nói tiếng Pháp) [09:49] (cười)

Đức Thầy: Bà nhiều chừng nào tốt chừng nấy, bà cứ việc, bà sẽ thay đổi hết!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [10:05]

Đức Thầy: Bà niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” tới cái trán bà mất đi, bà sẽ thấy cái cảnh bên kia!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [10:23]

Đức Thầy: Bởi vì cái người nóng đó, cái hỏa nó dễ xuất hơn, dễ thấy hơn.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) (cười) [10:39]

Đức Thầy: Khi bà bất mãn bà muốn đốt đối phương cho nó cháy hết! Cái lửa nó mạnh như vậy đó!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [10:55] (cười)

Đức Thầy: (cười) Người nóng rất hữu dụng; nếu hướng thượng rất hữu dụng; hướng hạ không có lợi!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [11:20]

Đức Thầy: Còn hướng hạ, nó sẽ sanh ra cái bệnh cancer

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [11:38]

Bạn đạo: Bạn có đủ hết! (cười)

Đức Thầy: Sửa mình được, ai cũng có thể sửa mình được; mình tự sửa mới được, chớ người ta sửa, không chịu!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [12:05]

Đức Thầy: Có ai có gì thắc mắc nữa?

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [12:15]

Đức Thầy: Nói cho nhiều cho vui, học cho nhiều (nghe không rõ)

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [12:25]

Bạn đạo: (nói tiếng Pháp) [12:35]

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Việt) Khi mà thiền, tại sao mà cái điển nó lại lên từ cái cổ lên khắp cả mặt, nó rút lên trên…?

Đức Thầy: Cái đó là trược điển ở trong gan nó xuất ra;

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [12:58]

Đức Thầy: Rồi một chặp nó hết à!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [13:06]

Đức Thầy: Khi mà cái gan ở dưới nó mềm rồi đó, nó không có nữa.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [13:24]

Đức Thầy: Cho nên, phải uống nước nhiều.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp)

Đức Thầy: Một ngày uống ít nhất 2 lít nước, thì (nghe không rõ) không có nữa.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [13:37]

Đức Thầy: Tốt lắm! Tốt hơn là uống 3 lít; mau lắm!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [13:45] (cười)

Đức Thầy: Chỉ có nước mới giải nó được, chớ không có chìa khóa hay cái gì, thuốc men đồ vô làm không được! Nước nó giải được.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [13:57]

Đức Thầy: Bởi vì nước với điển nó tương giao.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [14:07]

Đức Thầy: Giờ tui cần thông dịch là tui trong số người Việt Nam không có nghe được tiếng Pháp, cần nghe cuốn băng này để học hỏi thêm.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [14:34]

Bạn đạo: (nói tiếng Pháp) [15:14]

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Việt) Như một cái buổi họp ngày hôm nay đó thì con cũng không có câu hỏi gì để hỏi hết đó, nhưng mà một khi mình trở về cái đời sống hằng ngày rồi đó, thì tự nhiên có những cái cảnh, chẳng hạn như có rất nhiều những giáo phái, hay là những ông Cha, những người mà truyền giáo của các đạo khác, họ đến họ gõ cửa rồi họ mời mọc mình; thì bây giờ làm sao mình sống trong giữa những cái sự khác biệt giữa tôn giáo mà mình có thể mình chọn được cái con đường đi cho nó đúng với mình? Hoặc là mình cưỡng lại, làm sao mình biết được cái nào là đúng, cái nào là sai?

Đức Thầy: Thì khi người ta đến với mình, toàn là điều thiển lành đến với mình. Còn ông Cha ổng học nhiều năm mớibiết được giáo lý, ổng giảng cho mình nghe, đó là thêm tài liệu cho cuộc sống. Khi mình thiền khi mình nhận được đó thì nhận, còn không nhận được thì thôi. Nên thiền nó sẽ thanh lọc về chơn điển, không phải lời nói, về tâm thức chớ không phải lời nói thành ra cái này tu về tâm thức, ai nói gì nói, nó không vô là không vô; nó vô là nó học thêm và nó đi tới.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [17:30]

Đức Thầy: Chân lý không phải là một thứ kết thành mà tất cả hợp lại thành chân lý.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [17:47]

Đức Thầy: Nó chỉ phân thanh, trược, mà thôi.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [18:00]

Bạn đạo: (nói tiếng Pháp) [18:20]

Bạn đạo: Marie nói rằng nhiều khi, một khi mình để cho người ta vô nhà mình rồi đó, thì những,

Đức Thầy: Tâm mình, mình giữ mà, chớ họ đâu có lấy được cái tâm mình?

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [18:43]

Đức Thầy: Cho nên người ta còn vị nể bề ngoài, tưởng bề ngoài là thiệt, đó là đi trật đường; nhưng mình giữ cái tâm là không có sao hết.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [19:07]

Đức Thầy: Bây giờ có bỏ cái đạo mình đang tu, mình đi theo họ thì rốt cuộc mình cũng tự giải quyết chớ họ không có giải quyết cho mình được.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [19:28]

Đức Thầy: Cho nên, phải nắm được cái nguyên lý thì đi đâu cũng không sợ mất.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [19:50]

Đức Thầy: Tâm mình không chánh, mình sợ, sợ người này phỉnh, người kia gạt; rồi rốt cuộc mình là người gạt mình, mình là người phỉnh mình!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [20:29]

Đức Thầy: Sự thật nó sẽ về với mình; những sự bất chánh thì tự nó phải ra đi.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [20:48]

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Việt) Dạ thưa Thầy, con xin hỏi Thầy, (nghe không rõ) chúng ta có thể hỏi ở 11 giờ, 11 giờ (nghe không rõ). Thưa Thầy, con thiền pháp này, nhưng mà Thầy cũng đã nói trong những cuộn băng kia, những người nào, theo đạo nào trở về với đạo đó. Con thiền cái pháp này thì con thấy con trở về với Chúa nhiều hơn, và con nhận thấy là cái nguyên lý “Nam Mô A Di Đà Phật” đó nó cũng giống như là Chúa Thánh Linh, con cảm thấy nó như là một, thành ra con nghĩ đến, nhưng không biết nó là cái gì? Thầy, cách nghĩ của con?

Đức Thầy: Đúng, đúng! Mình cái gốc Chúa, mình phải đi về Chúa chớ, không có thể bỏ được bởi vì Chúa với Phật cũng là một, mà thôi. Những người thiển lành đâu có thấy chiến tranh, thấy Chúa, Phật, đánh lộn? Không có! Đó là một. Nhưng mà người ở thế gian chia Chúa với Phật vậy chớ nó chỉ có một thôi: cũng nguyên lý tiến hóa chung thôi.

Bạn đạo: (dịc.h qua tiếng Pháp) [22:07]

Đức Thầy: (nói tiếng Pháp) (cười) [22:31]

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [22:54]

Xin Thầy chúng ta ngừng ở đây, tới giờ nghỉ. Xong rồi, bây giờ chúng ta qua bên kia ăn cơm trưa

Đức Thầy: Còn thanh quang mà chuyển dám bộ đầu của chúng ta là nó còn nhẹ hơn: nó cũng là lửa, nhưng mà nó siêu hơn, nhẹ hơn.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [23:20]

Đức Thầy: Càng ngày càng phát giác điển quang càng nhiều, chấn động của Vũ trụ càng nhiều, thích hợp càng nhiều, thì những cái vật thể được chế ra càng ngày càng nhỏ và tốt đẹp, nhẹ nhàng hơn.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [23:45]

Đức Thầy: Cho nên, ở trong gia đình mình biết được điển rồi rất dễ đối đãi với nhau.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [24:08]

Đức Thầy: Cái điển người này, người kia, là tại vì hai bên một bên chưa nhẹ và một bên nặng, hai bên nó chống với nhau; nặng với nặng nó chọi với nhau, còn bên nhẹ bên nặng thì bên nhẹ có thể hòa với bên nặng được.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [24:48]

Đức Thầy: Cho nên, một ông giám đốc ở trong một cơ sở lúc nào cũng ngồi cái bàn thanh nhẹ, trật tự; còn cái người ở dưới, lao động hục hặc muốn lên ăn thua với giám đốc, gặp mặt thì cũng huề chớ không có làm gì, chỉ nói mấy câu nhẹ thôi.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [25:37]

Đức Thầy: Cho nên, một kỹ sư, một giám đốc học nhiều lắm, rồi tới một bác sĩ còn học nhiều lắm, học, học không kịp dòm chữ nữa, học rất nhiều; để chi? Để cái óc nó nhẹ lên, nó dồn nhiều về cái trí, cái trí nó mới thức, thức nó mới nhẹ được; cho nên gọi là trí thức là vậy.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [26:30]

Đức Thầy: Cho nên, bác sĩ với tâm linh cần thiền nhiều mới tiếp thu được cái chấn động của thanh quang.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp)

Đức Thầy: Cho nên, các bạn tu thiền đây rồi cũng có lớp lang đàng hoàng chớ không phải là trình độ thấp mà muốn vọt lên cao được! Phải cần cù, phải cố gắng, phải thiền rồi nó mới thức tâm.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [27:30]

Đức Thầy: Cho nên người tu Vô Vi làm đúng không bao giờ rảnh rỗi;

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [27:40]

Đức Thầy: Nhưng mà sau khi thực hành rồi, gặt hái kết quả thực sự;

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [27:53]

Đức Thầy: Cho nên, cái công phu tu đây không phải là tu giỡn!

Tu để học và tiến thêm chứ không có thụt lùi.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [28:26]

Đức Thầy: Tu là tu sửa cái chí càng ngày càng lớn rộng, mới kêu là đại chí được.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [28:43]

Đức Thầy: Cho nên, cái ý cũng vậy, cũng phải khai triển; tu bằng chí, bằng ý nó mới nhanh nhẹ, đó là mới thích hợp với điển quang; tu bằng chí, bằng ý chớ không phải tu mà ngồi một đống đó là không có kết quả, kết quả gì đâu! Tu ngồi một đống không có kết quả!

Cái óc phải làm việc, cái trí phải mở nó mới đủ trí!

Còn không, thiếu trí cũng nói, mà nói còn cạnh tranh, hơn thua.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [29:37]

Đức Thầy: Cho nên, chúng ta đã học được cái nguyên lý của “Nam Mô A Di Đà Phật,” chấn động của vạn linh ở thế gian này, khai triển tới vô cùng.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [30:03]

Đức Thầy: Bước vào cái khóa điển quang, một khóa cho mọi khóa! Nắm chìa khóa đó là cứ đi tới, xuất hồn lên thiên đàng cũng vậy mà xuống địa ngục cũng vậy, nắm cái nguyên lý đó là đi giảng được, không có bị kẹt đâu!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [30:42]

Đức Thầy: Cho nên, những người mà Tiên ở trên Trời người ta cần dùng ly nước trà, nước trà chạy tới, mà tại sao mình kiếm một ly nước trà khó khăn?

Là tại vì tất cả đều nặng cho nên đòi hỏi sự đi đứng mới đem được. Ở thế gian là đi vô ngục trần gian, chớ không phải chỗ hưởng thụ! Ai cũng khổ hết, không ai sướng.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [ 31:40]

Đức Thầy: Khi mà hiểu được điển rồi thì cái tâm thức mình muốn chuyển qua tâm thức của người khác không có khó khăn: thấy ngồi vậy mà trống lổng, đâu có phải kín đáo đâu! Không có kín đáo; trống lỏng hết, người ta nhìn thấy hết!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [32:32]

Đức Thầy: Cho nên, gọi manager thấy, mở ra thấy sự ma ở dưới nó phức tạp vô cùng, nhưng mà gắn luồng điển vô là nó chạy hết, không phải vậy!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [33:01]

Đức Thầy: Khi mà hiểu được cái đó là không sợ ma quỷ, không sợ bất cứ cái gì hết!

Sợ tâm thiếu thanh tịnh, mà thôi.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [33:21]

Đức Thầy: Tất cả những sự ồn ào rồi rốt cuộc cũng đâu sẽ về đó chớ không có lộn xộn nữa.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp)

Đức Thầy: Con người sống hiện tại thì có Luật Nhân Quả: sự hiện diện ngày hôm nay là quá khứ đã làm cái gì, cũng có được một chút kết quả đó.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [34:08]

Đức Thầy: Nơi thế gian họ có hứa rằng sẽ lên Thiên Đàng hết; nhưng mà người càng ngày càng đông, chứng minh không có ai được lên Thiên Đàng hết, vẫn trở lại thế gian!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [34:47]

Đức Thầy: Cho nên tui thường nói, “Trình độ không mua, không bán”; hiểu trình độ thì hiểu quá khứ của người đó rồi.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [35:05]

Đức Thầy: Cho nên, xem trình độ là biết quá khứ.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [35:22]

Đức Thầy: Cho nên, con người hiện tại vì vật chất, vì tiền bạc đua đòi tranh chấp địa vị, quên khả năng tự thức, và không có tìm ra cái chuyện sờ sờ trước mắt mà không thấy, cho nên con người ở thế gian có thể nói là đui, điếc, câm.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [36:07]

Đức Thầy: Hiện tại thế giới đang bị khí giới dẫn đầu, chớ tâm linh chưa dẫn đầu!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [36:24]

Đức Thầy: Vì cho súng, súng ống là sức mạnh, mà không biết cái lượng từ bi là sức mạnh!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [36:42]

Đức Thầy: Chúa đã đi mất bao nhiêu ngàn năm vẫn còn ca tụng Chúa, để thấy sức mạnh còn đó không?

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [37:00]

Đức Thầy: Cho nên nhiều người không thấy cái từ bi, giá trị của từ bi.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp)

Đức Thầy: Dẫn sai, dịch sai, làm sai làm cho cái xã hội càng ngày càng tồi bại, là vậy!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [37:35]

Đức Thầy: Mình đã thức tâm phải tự sửa thì sửa cho đúng, không nên sửa có chừng! Sửa cho đúng, tìm cho ra được chân lý để đi!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [38:03]

Đức Thầy: Không nên mê tín và ỷ lại! Không được! Phải chứng nghiệm rõ rệt.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [38:22]

Đức Thầy: Người đó họ nói họ hay, họ có thể gặp Chúa, họ đi lên Trời được, này kia, kia nọ; chuyện của họ!

Còn chuyện của mình chưa đạt được; bây giờ mình phải làm sao cho kỳ được, lúc đó mình đi tới đó; vậy mới là sanh, chớkhông có xác nhận bậy bạ được.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [39:00]

Đức Thầy: Cho nên, chúng ta đi tìm chân lý là tìm sự thật, chớ không phải chân lý là tìm ảo!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [39:24]

Đức Thầy: Thì không tự gạt, không bị gạt; sẽ không tự gạt, không bị gạt!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [39:42]

Đức Thầy: Bị gạt là gạt chỗ nào? Cõi âm họ qua, họ nói trong lỗ tai cũng được nữa, họ điều khiển mình lúc nào cũng được nữa!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [40:15]

Đức Thầy: Cho nên, sự cố gắng tiến tới được 1 li, hay 1 li, chớ không có nên mà nói rằng, “Nghe người đó hay quá rồi tui bắt chước hay như người đó!” Tất nhiên là đi trật đường rồi!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [40:55]

Đức Thầy: Cho nên người Việt Nam đã tự gạt rất nhiều và bị lừa gạt rất nhiều; ngày hôm nay không còn nữa!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [41:22]

Đức Thầy: Cho nên cái phương pháp ở đây: Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, mình nghe cái nào nó không vô thì thôi bỏ đi, cái nào vô thì mình giữ đó học thôi, chớ mình không có lệ thuộc nữa. Mình phải đi xây dựng cái thức bình đẳng đối với đối phương.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [42:10]

Đức Thầy: Cho nên cái phương pháp này, tại sao nó hay như vậy? Soi Hồn để làm gì? Để quân bình thần kinh khối óc. Pháp luân để làm gì? Để lấy nguyên khí của Vũ Trụ khai triển ngũ tạng.

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [42:50]

Đức Thầy: Thì mình đã có một cái đà tiến rõ rệt, thì khi mình tiến mà nó không phải thực sự kéo và giúp đỡ chúng ta, chúng ta không có nhận được, tự nhiên đánh độ ra ngoài (nghe không rõ) nhìn cái đà đi lên, trở về quân bình thì những cáibên ngoài vô, vô không được, là vậy!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [43:25]

Đức Thầy: Cho nên Vô Vi, khi mà người có điển chỉ nói kéo ra thôi, chớ không có được ép người ta, bắt buộc người ta lệ thuộc! Không có cái chuyện đó!

Vô Vi là chỉ có kéo ra, kéo ra, kéo ra, kéo ra tới vô cùng, vô tận mới là xây dựng cho người ta!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [43:59]

Đức Thầy: Cho nên, người Vô Vi thấy nó không có kinh, không có kệ, không có gì mà nó ngồi chung vui mấy tiếng đồng hồ nói chuyện, nói hoài, càng nói càng mở, càng nói càng mở vì nó hướng thượng nó đi lên!

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Pháp) [44:25]

[kết thúc ID# 19901005Q2]


----
vovilibrary.net >>refresh...