19820000Q4
ÐÀM ÐẠO VỚI NGƯỜI HỌC CHƠN LÝ CỦA PHẬT - Cuốn B
Đức Thầy: Đó, đó; mà phải lấy băng về nghe. Chị thiền được, nội cái Soi Hồn Chị làm được là cái lỗ mũi cũng trị được rồi. Đây này, mấy cái huyệt tự trị bệnh không à. Đâu có biết nghe tu là cái gì?
Bạn đạo1: Thôi từ từ, để cho bả từ từ, bà ấy tiền của bà có mà bà cứ đau khổ, bà cứ buồn bã không à. Bà nói ông đưa 5000, ông đưa 5000, bả nói 10,000 ông đưa 10,000.
Bạn đạo2: Đâu có vậy, chị nói…
Bạn đạo1: Bả cứ buồn không à.
Đức Thầy: Ờ, ờ… Bởi vì bà thấy không có lý tưởng. Bà thấy đâu có lý tưởng, nhưng mà Chị muốn thì Chị phải làm phước, nói thiệt cho Chị biết.
Làm phước, cái tâm nó mở. Cái tâm nó buồn, phải đi làm phước giúp những người đau khổ á, những người tị nạn đồ, này kia, kia nọ đó, gởi cho người ta làm phước; Việt Nam đó, Chị hiểu chưa?
Bạn đạo3: Dạ.
Đức Thầy: Còn Chị không có hỏi, Chị không có tiến. Tôi nói gì cho Chị nghe, nhưng Chị quên rồi, cũng như ông Hai ông nói, “Chị nghe hay lắm,” vậy thôi. (cười)
Còn cái này Chị hỏi là Chị được, thắc mắc bất cứ gì, chửi tôi cũng được, hỏi…
Đó, như chị Kim đó, muốn nói gì, muốn ăn thua từ đầu chí cuối, cứ việc tới ăn thua, ngồi đó ăn thua; không cho đi đâu. Nói thét y đầu hàng! (cười) Mở cho y.
Bạn đạo1: Bây giờ đang thuyết ông chồng đó, mấy đứa nhỏ đó.
Bạn đạo3: Nhưng mà phải có một cái ơn … [01:34]
Bạn đạoP: Xin quý vị vui lòng ghi địa chỉ để cho chúng tôi biết. Để xin bắt đầu, Cụ ghi câu hỏi.
Đức Thầy: Muốn bắt đầu hả?
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Thế Anh nói trước hả?
Bạn đạoP: Dạ thưa Thầy (cười) vâng. Thưa Thầy, một lần nữa chúng tôi thành thực cảm ơn Thầy và bà Tám và cô Truyền đã vui lòng tới đây để Thầy đàm đạo cho chúng tôi, với Thầy cho chúng tôi cái ưu điểm của Thầy.
Chúng tôi trông thấy cái kết quả, nhất là chị Công á, mới có hai ngày hôm nay mà cái sắc diện đổi hẳn đi, thì tôi thấy mừng quá. Cái kết quả thứ hai: tôi thấy kỳ trước nhà tôi cũng đổi hẳn đi, thành ra, mà tôi chắc đây nhiều người cũng đã thấy cái kết quả ấy, thì tôi nói cũng bằng thừa.
Thì các bạn đến đây thì chúng ta là hết sức có phước được Thầy tới đây, ở đây, mặc dù chúng ta rất ít, trong cái khi mọi nơi rất đông mà mời Thầy lắm, mà Thầy thương chúng ta Thầy đến đây. Thì Thầy ở đây chỉ có hai tuần lễ, thì các bạn nào cố gắng mà thu xếp để mà đến nghe Thầy giảng. Mà nếu mà các bạn nào, chúng tôi có cái chương trình đó, các bạn nào mà muốn đến gặp Thầy, có chuyện riêng muốn thưa với Thầy, thì có các ngày giờ.
Thế bạn nào nếu mà muốn được Thầy châm cứu cho thì cũng có các cái ngày giờ nhất định, thì xin các bạn cứ chiếu theo cái ngày giờ mà đến, nghe Thầy giảng hay là nhờ Thầy châm cứu, hay để Thầy làm riêng cho về cái vấn đề của các bạn. Tất cả chúng ta ở đây xin cảm ơn Thầy.
Xin Thầy vui lòng khai mạc. [03:23]
Đức Thầy: Hôm nay tôi cũng rất vui mừng được tái ngộ các bạn nơi căn nhà eo hẹp này nhưng mà tấm lòng hướng thượng của mọi người đã có sẵn và có dư, cho nên ngày hôm nay tôi có dịp đến đây, không phải là với số đông đảo mới là có thực tâm, nhưng một số người ít nhưng phát tâm còn quý hơn đông mà chẳng chịu thực hành.
Thì cái phương pháp công phu hiện tại của chúng ta đang thực hành đây, kẻ mới như người cũ, bất cứ người nào ở tại thế gian cũng ao ước được một sức khỏe dồi dào để phấn đấu và lập lại trật tự cho chính mình, để tiến hóa theo chu trình tiến hóa của cả Càn Khôn Vũ Trụ;không phải rằng chúng ta sống đông đơn giản như thế này, hưởng thụ, rồi một ngày kia chết là mất.
Không có sự mất.
Cho nên, phần hồn của loài người luân hồi mãi mãi từ kiếp này tới kiếp kia để tiến hóa, học hỏi trong cái định luật Sanh, Lão, Bệnh, Tử rõ rệt. Ở đây có những vị bô lão cũng như có những đứa bé trẻ trung, lúc chúng ta giáng sanh xuống thế gian thì mọi người đồng bị giam hãm trong 9 tháng 10 ngày trong bóng tối, trong bụng mẹ, để sửa soạn lập lại trật tự bất phục tùng của chính mình phải trở nên phục tùng, và sống trong cái xã hội hiện tại bây giờ, mọi người cũng phải có trật tự mới có sự sống, cho nên chúng ta phải bước vào trật tự của đời, thì chúng ta mới thấy rõ trật tự của đạo còn vi diệu hơn.
Đạo là về tâm thức siêu diệu vô cùng, mà nếu chúng ta bước trở về thanh tịnh và sáng suốt, chúng ta mới thấy rõ rằng Thượng Đế có luật, có sự an bài rõ rệt cho sự sống của chúng ta.
Cho nên, ngày hôm nay chúng ta không ngờ được tái ngộ trên mảnh đất lành này, với một số người nhỏ mà tâm thức muốn hướng thượng và tu thiền để tự giải thoát, vì mọi người đang ở thế gian sống với sự bơ vơ và những câu hỏi không có lối thoát và không có thể trả lời được cho chính mình là, “Tôi đến đây rồi tôi sẽ về đâu? Tại sao tôi bị già nua mà tôi không muốn? Tại sao tôi phải chết mà tôi không chịu chết?”
Đó là những câu hỏi thắc mắc nhất của thế gian.
Mà nếu chúng ta tu tịnh và lập lại trật tự rồi, chúng ta mới thấy rõ rằng chúng ta đến đây học hỏi rồi tiến hóa: [05:58] sanh, lão, bệnh, tử, khổ. Chúng ta ra làm đứa con nít rồi tới lớn, rồi có vợ, có con, có chồng, có con, rồi chúng ta học hỏi; học hỏi rồi chúng ta thăng hoa, chúng ta chán đời mà chúng ta trở về với thanh cảnh.
Hỏi chớ, trong chu trình học hỏi đó, các bạn có tu không?
Đã và đang tu. Các bạn đã và đang tu, đang thế thiên hành đạo, đang làm cha, mẹ để xây dựng cho gia cang và xây dựng trật tự cho chính tâm linh của chính mình, cho nên càng ngày càng lớn tuổi rồi tự thấy mình cũng như là bị suy thoái và cho thế gian biết rằng, “Tôi vô dụng, tôi già rồi, vô dụng.”
Không phải đâu!
Càng già càng hữu dụng, càng già kinh nghiệm càng phong phú, mà nếu lập lại trật tự cho chính mình thì càng thấy sự sáng suốt dồi dào vô cùng sẵn có trong tâm thức của chúng ta, chớ không phải là bây nhiêu đó đâu.
Nếu mà chúng ta chịu lập lại trật tự, chúng ta mới thấy rõ chúng ta là vô cùng: sau khóa học nhân sinh này, chúng ta sẽ tiến hóa tới một khóa học mới nữa và tốt đẹp hơn nữa, nếu chúng ta hướng thượng.
Còn nếu chúng ta hướng hạ thì chúng ta phải trở về cái cảnh, kêu bằng, tăm tối hơn và chậm tiến hơn.
Trước mắt chúng ta đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng có hai chân đi là đại phước, hướng thượng, biết cảnh Tiên, cảnh Phật và chịu nghiên cứu sự thanh nhẹ ở bên trên. Còn nếu hai chân mà không biết giữ lấy sự thăng hoa vô cùng của chính mình thì sẽ trở nên bốn chân trước mắt. Mà bốn chân không biết làm loài người sẽ trở nên bò lết. [07:40] Sự trật tự đều có, có quy củ, có quỹ đạo của mọi trình độ để tiến hóa.
Cho nên, chúng ta có trình độ thì chúng ta phải vun bồi trình độ sáng suốt đó. Hồn làm chủ thể xác, không phải là thể xác làm chủ. Chúng ta hiểu rõ là chúng ta đang sống hiện hành, chúng ta đang ngồi đối diện với nhau đây là phần hồn với phần hồn thông cảm, âm thinh truyền cảm và để minh bạch sự thanh nhẹ đời đời bất diệt của tâm linh, chớ không phải thể xác làm chủ.
Đừng lầm thể xác là chủ của cái hồn. Nếu thể xác là chủ của cái hồn, chúng ta có thể vô nhà xác kêu xác ra đây ngồi nói chuyện, cần gì mời quý vị đến đây để đàm đạo và chất vấn để tìm lối thoát cho chung.
Ta lấy cái gì thoát?
Chúng ta đã thấy Đức Thích Ca đã thoát bởi phần hồn, bởi hào quang vô cùng tận của Ngài mà lưu lại sự siêu diệu cho tâm linh mọi người. Ngài từ quyền thế, đủ khả năng giết muôn loài vạn vật tại thế, nhưng mà Ngài không làm, Ngài dứt bỏ những cái tâm trạng đó và để trở về cứu Ngài và cứu tất cả chúng sanh. Jésus Christ cũng vậy. Ngài có một triết lý rất vững để sống trong sự hòa cảm thăng hoa, cũng nhứt bất sát sanh; nhưng mà nhơn sanh tại thế không chịu đi như Ngài, và chờ Ngài hộ độ.
Nếu Thích Ca độ chúng ta thì chúng ta thành Phật hết rồi. Đừng có tin lầm!
Chúng ta phải hành như Ngài mới tiến gần tới Ngài được; chúng ta phải hành như Jésus Christ chúng ta mới tiến tới Ngài được.
Mà chúng ta ỷ lại nơi Ngài là chúng ta chỉ đứng giậm chân một chỗ và không tiến được. Làm sao, sự thông minh của mình giới hạn, làm sao lợi dụng Đấng Trọn Lành được?
Chúng ta phải cố gắng tiến tới và hòa cảm, hòa tan trong ý thức và ý chí của Ngài, chúng ta mới trở về nguyên căn nguồn cội được.
Cho nên, mọi người chúng ta đã có chu trình học hỏi tại thế: sanh lão bệnh tử rõ ràng, thì bây giờ chúng ta phải tìm hiểu cái quá khứ của chúng ta nhiều kiếp luân hồi tại thế, ngày nay mới thức tâm một chút, hiểu đạo.
Đạo là gì?
Là sự quân bình của trong tâm thức.
Mà ngày nay hỏi, chúng ta đã quân bình được chưa? Thập ác, “thập thiện, thập ác dĩ hòa bình”, chúng ta đã hòa bình về thiện, ác chưa? Đã minh cảm thiện, ác chưa?
Cho nên, chúng ta phải hiểu cái quân bình đó là chúng ta phải tu. Mà tu là lập lại trật tự cho chính mình. Cái cơ năng quản lý cái Tiểu Thiên Địa này là tâm linh, chớ không phải hành động; cái tâm linh đó nó siêu diệu và sáng suốt vô cùng nếu chúng ta trở về thanh tịnh và sáng suốt. [10:27] Cho nên, cố gắng thực hiện lập lại trật tự từ đầu, ngũ tạng, tới chân tay đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, mới thấy rõ cái nguyên năng sẵn có vô cùng tận của chính mình.
Nếu chúng ta còn bơ vơ, hướng ngoại nữa thì chúng ta mất đường về, chắc chắn như vậy, vì tuổi tác của chúng ta không chờ đợi chúng ta nữa, nhưng mà chúng ta hao phí sự sáng suốt của Thượng Đế ân ban cho chúng ta, và chúng ta hướng ngoại và đấu tranh một cách vô lý, không cứu được mình và không cứu được ai.
Cho nên, Đức Phật cứu cả hai: Ngài cứu Ngài và cứu chúng sanh là chúng ta ở đây. Ngài - một vị thái tử không nắm quyền, và trở về tu để thức tâm và giải thoát cho chính mình nhiên hậu mới thực hiện trọn hiếu, trọn nghĩa, trọn nhân. Mà trong lúc Ngài đi tu là Ngài là thuộc về bất hiếu, bất nghĩa, bất nhân rồi: vua Cha kêu không về. Mà Ngài thành đạo rồi, Ngài về với Vua Cha.
Phật nhìn nhận có Cha, Phật nhìn nhận có Thượng Đế, chớ Phật không có bỏ Cha, Phật không phải loài bất hiếu. Cho nên, thế gian họ đưa Phật là cao nhất, cái đó là sai lầm, không biết nguyên lý. [11:43] Không có cha mẹ chúng ta, lấy gì chúng ta ở đây đàm đạo? Quý vị làm cha mẹ là thế thiên hành đạo, mà chúng ta thành đạo rồi chúng ta khi rẻ cha mẹ chúng ta được không? Cho nên, cái cảnh thương tâm đau lòng đó, Thượng Đế không cho phép, và chính Ngài đã ân ban cho chúng ta.
Mọi người đều có một hơi thở, hít vô và thở ra đồng đẳng công bằng, chớ không có người nào mất sự công bằng. Rồi vua với dân đều hít vô và thở ra chớ không có ông nào lớn hơn ông nào hết. Có bạc tỷ đi nữa, không hít vô và không thở ra được thì không có làm được cái gì.
Cho nên, người ta vấp phải địa vị và người ta tự giáng cấp cho họ, mà không hay. Cho nên chúng ta phải biết học và phải biết tiến.
Cho nên quý vị đang ngồi đây đè lên trên tapis; hỏi chớ, miếng tapis nó giỏi hơn quý vị hay quý vị giỏi hơn tapis?
Miếng tapis này nó thu hút tất cả những tài liệu của tất cả mọi người, nhưng mà chúng ta chỉ biết một khía cạnh là chúng ta chỉ đè nó mà thôi. Đó là sự tăm tối của chính mình. Mà nếu chúng ta là một con người vì chúng sanh, vì tất cả, cũng như Đức Thích Ca đã làm tapis, nhịn nhục ma quỷ, nhịn nhục tất cả những gì xâm chiếm, nhưng mà Ngài chỉ giữ vững sự thanh tịnh và sáng suốt, Ngài thăng hoa đời đời bất diệt; cho nên Ngài khắc phục tất cả những cái gì tà khí xâm nhập vô Ngài, Ngài giải tỏa tất cả những sự trược ô, mà Ngài thành đạo.
Thì bây giờ, chúng ta nghĩ con đường nào kêu là con đường thật sự giải thoát cho chính ta và cho tất cả mọi người, chúng ta nên đi trong trật tự đó.
Còn nếu chúng ta nói rằng: “Tôi dùng sức mạnh, tôi sẽ tiêu diệt đối phương”; vậy chớ, hồn bất diệt, có bị diệt không?
Tất cả người Việt Nam rõ ràng đã xác nhận hồn là bất diệt, chết rồi cầu hồn cũng còn trở về nói tất cả những chuyện gì quá khứ. Vậy hồn con người có diệt không? Chúng ta đã xác nhận bất diệt; và tôn giáo cũng xác nhận là hồn bất diệt.
Vậy chớ, chúng ta nên làm một cái việc gì xứng đáng làm, cần thiết làm, hay là những việc không cần thiết?
Trong giờ phút thiêng liêng mà chúng ta được tương ngộ ở hải ngoại với tình thương thật sự, và qua những cái cơn sau đau khổ hành hạ tâm linh của chúng ta, chúng ta mới thức tâm thấy sự nguyên lai bổn tánh của chính mình và thấy chúng ta là bất diệt, và chúng ta sẽ có cơ hội khôi phục nếu chúng ta trở về với sự sáng suốt sẵn có của chính mình.
Những khối óc sáng suốt sẽ đóng góp và xây dựng cho nhân loại, chớ không phải cho một quốc gia eo hẹp. Mà chúng ta bước ra đây thì sống với nhân loại và sống với tất cả tâm linh đang bơ vơ, chúng ta phải xây dựng lập lại trật tự cho chính mình mới ảnh hưởng được người khác. Chúng ta là người đau khổ được học trước, thì chúng ta phải được lập lại trật tự trước cho chính mình. Cho nên, mỗi mỗi chúng ta phải tự học và tự tiến, không còn ỷ lại nơi ai bằng kinh nghiệm đã qua và sự sáng suốt sẵn có.
Nên tận dụng và sử dụng sự sáng suốt sẵn có của chính mình là thanh tịnh và sáng suốt.
Khi các bạn đạt được thanh tịnh và sáng suốt thì các bạn sẽ có tất cả, không có bị mất và không có bị thua lỗ ai hết thảy. [15:15]
Cho nên, cái quá trình tu luyện của tôi trong dày công, tôi ở trong cái thời kỳ động loạn cả hai chế độ, nhưng mà rốt cuộc tôi cũng giữ tâm thanh tịnh và sáng suốt. Rồi ngày hôm nay tôi lại được diện kiến quý vị nơi đây, cho nên trong cái cơ hội, tôi lại có cơ hội học hỏi nhiều hơn. Rồi đây chúng ta sẽ trao đổi những sự thắc mắc giữa bạn đạo và bạn đạo, kẻ mới như người cũ, chúng ta sẽ trao đổi và học thêm. Chúng ta là người đi học hỏi cả Càn Khôn Vũ Trụ, không phải người đi dạy người khác, cho nên tôi không có chấp nhận làm thầy một ai, nhưng mà lễ giáo thế gian họ gọi tôi bằng thầy, chớ tôi là người học trò của những người hỏi tôi, và tôi chỉ có phận sự trả lời mà thôi, cho nên tùy khả năng sẵn có của tôi, cho nên tôi học hỏi, và nếu chúng ta bằng lòng học hỏi thì chúng ta sẽ tiến tới vô cùng.
Nếu chúng ta cho chúng ta là hay hơn, giỏi hơn, thì chúng ta sẽ giới hạn bước tiến sẵn có của chính mình.
Cho nên, sau những sự yêu cầu của các bạn thì tôi thấy rằng tôi nói đến đây cũng đủ và sẽ tiếp tục những sự thắc mắc của các bạn nêu ra để chúng ta đóng góp và xây dựng cho chung. Xin các bạn có những gì thắc mắc, xin hỏi. Hỏi đi anh Đại. [16:42]
Bạn đạoP: Bạn đạo có gì hỏi thì xin cứ hỏi đi ạ. Thầy đã cho các (nghe không rõ) Dạ, có vị nào có gì muốn hỏi…
Đức Thầy: Cứ việc hỏi, cái gì cũng hỏi được, để mình xây dựng, mình học. Ông thắc mắc này phải hỏi trước, muốn nói gì? Cô thắc mắc này, phải hỏi đi.
Bạn đạo: (cười) Hí hí hí…
Bạn đạo: Cô Ngọc muốn hỏi.
Đức Thầy: Ừ, cô Ngọc, rồi.
Bạn đạo: Với chị Phượng.
Bạn đạoN: Dạ thưa Thầy, con muốn hỏi Thầy,
Đức Thầy: Rồi, chắc chắn phải có.
Bạn đạoN: Thưa, con nói chuyện với cái người bạn của con ở bên Tin Lành thì họ nói rằng: Con người ta, cái hồn mà chết rồi là vì cái Tội Tổ Tông, cái hồn chết thì con người không có một cái năng lực nào để mà tiến lên cả, chỉ có con người ta phải nhũn nhặn và humble để mở cái lòng của mình ra đón nhận Chúa, thì Chúa ban ân điển xuống, thì lúc bấy giờ con người ta mới, cái hồn mới sống lại được; mà lúc bấy giờ cái tình yêu nó mới phát triển một cách tự nhiên, thương yêu người một cách tự nhiên.
Còn như theo ông Tám giảng thì, chúng ta có cái hồn của chúng ta vẫn sống trường cửu, và chỉ vì cái vô minh của mình nó quá dày đặc mà bây giờ mình phải thiền, mình phải tu đi theo đủ ba, công trình, công quả và công năng, thì những cái sự u mê nó dần dần nó tỏa ra, thì cái hồn của mình sẽ làm chủ thể xác, mình có thể tiến dần được đến Chúa và Trời.
Thưa ông Tám, theo cái lối của Vô Vi của mình thì mình có một cái phần nào góp phần trong cái đó. Còn theo như là cái bạn của con nói thì như là con người không có một cái, cái gì.. Theo ông Tám… [18:36]
Đức Thầy: Cho nên, họ nói rằng con người không có cái Hồn, phải không?
Bạn đạoN: Dạ, họ nói là có hồn.
Đức Thầy: Không có khả năng để hồi sinh. Hỏi chớ, không có khả năng hồi sinh, vậy chớ làm cách gì để mở cửa? Họ có dạy chị cái cách nào để mở cửa không?
Bạn đạoN: Bằng cách là mình phải mở cái lòng của mỉnh ra.
Đức Thầy: Làm sao mở?
Bạn đạoN: Bằng cách là học,
Đức Thầy: Lấy tournevis, hay là làm cái gì? Lấy cái gì mở?
Bạn đạoN: Mình học kinh của Chúa mà hiểu những cái lời đó, rồi mình phải rất là humble, không có cái sự kiêu ngạo.
Khi mà con nói rằng là mình có cái hồn của mình, và mình tu theo cái phương pháp này thì tự nhiên những cái nó giải tỏa ra, và mình có thể tiến đến Chúa và đến Trời. Trong khi những người kia nói rằng, mình không thể nào mình có cái, cái… nói như vậy tức là kiêu ngạo, và chỉ có Trời và Chúa ban ân điển xuống cho mình, chứ mình không có thể tiến đến Trời được. [19:40]
Đức Thầy: Ừ, thì đúng. Cho nên, họ nói rằng: Chỉ có đọc kinh không, mở tâm? Đó là trong lý mà thôi, nhưng mà cần hành để mở tâm, phải làm sao hành để mở tâm.
Cho nên cái pháp Vô Vi này là hành để mở tâm và đón thanh quang điển lành, phần Hồn mới hồi sinh. Đó, là lập lại trật tự.
Còn nếu con người không có trật tự, mà thanh điển xuống, mình không biết đường đón! Lấy cái gì đón? Thấy không? “Cái giờ tôi đọc kinh tôi mới biết, còn tôi bỏ cuốn kinh xuống là tôi quên. Mà tới với tôi, tôi không biết, Chúa tới với tôi, tôi không hay.”
Còn cái đằng này, khác: lập lại trật tự rồi, lúc nào mình cũng hòa đồng với tất cả Càn Khôn Vũ Trụ, mà mình sẽ hòa tan với mọi trạng thái,rồi mình nằm hẳn trong ý chí của Thượng Đế, thì cái thức hồi sinh của mình sống động mãi mãi. Là tu cái pháp Vô Vi này, cho nên cái phương pháp này nó phải có trật tự, có lề lối.
Tại sao ông phải chặn cái lỗ tai, để làm chi?
Để chấn động lực nó gia tăng, chấn động lực bộ óc là cái energy, là cái điển. Mà cái điển nó gia tăng, nó thanh nhẹ rồi nó mới thừa tiếp bên trên, ở bên trên mới hút nó lên, nó mới tỏa ra, kêu bằng, mở cửa để đón thanh quang điển lành của Chúa.
Bạn đạoN: Khi mà con nói như vậy thì họ nói rằng là, con làm như vậy tức là con cố gắng, mà con người thì không có thể cố gắng làm những cái gì mà không có cái sự ân điển của Chúa.
Đức Thầy: Bởi vì họ đã kỳ thị họ, thì không bao giờ họ tiến bộ được.
Còn nếu mà họ dòm thấy khả năng của họ, phải tự lọc lấy họ thì họ sẽ được tiến.
Cho nên, sự cố gắng của nhân loại, cố gắng của khoa học ngày hôm nay đã đem những kết quả gì cho nhân sinh? Thoải mái chưa? Mà chưa chịu. Còn sẽ đem nữa, sẽ đem tới những sự thoải mái cho chúng sanh.
Do sự gì?
Do sự cố gắng.
Còn nếu chúng ta không cố gắng trở về với thanh tịnh, làm sao chúng ta hưởng được sự thanh tịnh? Thấy chưa?
Bạn đạo: Theo như Krishnamurty nói thì, khi nào mà có sự cố gắng tức là có một cái sự phản, chống đối ở trong, thì mới phải cố gắng; nếu mà mình để cái con người của mình hòa với thiên nhiên, mở rộng ra, thì không có cái sự nào phải cố gắng.
Đức Thầy: Cho nên, cái pháp này nó là cố gắng trong trật tự, không phải là cố gắng ào ào, “Tôi hướng cái đó rồi tôi bỏ cái kia.” Cái cố gắng đó như Chị nói, cái đó là cố gắng của đời, Chị hiểu chưa?
Còn cái này là lập lại trật tự thiên nhiên, nó đúng như ông Krishnamurty nói, không có sai chút nào hết; thấy chưa?
“Không phải là tôi lập cái mới, mà tôi trở về với cái cũ. Cái sự sáng suốt của tôi nằm ở bên trong đời đời bất diệt, nhưng mà tôi quên, tôi đi ra ngoài, thì tôi bị tăm tối; và tôi trở lại, tôi sáng suốt.”
“Có phải tôi trở lại với thiên nhiên không, hay là tôi đi ra ngoài định luật của thiên nhiên? Tôi không đi ra ngoài quỹ đạo thanh tịnh, mà tôi trở lại quỹ đạo thanh tịnh, thì thật sự tôi là người được hưởng ân phước của Thượng Đế như vậy, trực tiếp thay vì gián tiếp.”
Chị biết cắt nghĩa như vậy là họ hiểu. Nhưng mà họ phải thực hành mới thấy. Họ dùng lý thuyết mà để che, họ nói, nghĩa là, “Chị nói gì nói chớ Chị là con người, không có khả năng”; phải không? Đó, đó là họ còn tăm tối. Chúa không cho họ nói những chuyện tăm tối, nhưng mà Chúa cho họ xét để hiểu những chuyện sáng suốt, sửa mình để giữ vững lòng tin. Thấy chưa?
Chúa lúc nào cũng kêu mình sửa mình để giữ vững lòng tin, chớ Chúa đâu có kêu giữ lòng tin mà không sửa mình, đi ăn cướp? Không có vụ đó! Sửa mình để giữ vững lòng tin. Thấy chưa? [23:39]
Cho nên, ở đời họ có nhiều lý luận. Trên lý thuyết là khác, mà thực hành là khác.
Còn như Chị ở trong thực hành mà Chị nói ra tới đó thì được rồi. “Tôi chỉ thực hành được có bao nhiêu đó thôi. Hồi nào giờ tôi không có đọc Bible, nhưng mà tôi nói được cái đó. Mà Chị đọc bao nhiêu Bible, tôi thấy Chị mặt mày lại tăm tối hơn tôi, và sự kiên nhẫn của Chị lại thiếu hơn tôi. Thì chúng ta thử thi, ngồi một tiếng đồng hồ thử được không? Đó, thanh tịnh để đón Chúa, đồng thanh tịnh để đón Chúa.Được không? Thì tôi lập lại trong cái trật tự tự nhiên, siêu nhiên, không có thêm và không có bớt.” Thấy rõ chỗ đó chưa?
Rồi còn cái nào nữa? Nói nữa! (bạn đạo cười) Phải nói nữa!
Bạn đạo - Bác Phú: Thưa Thầy, ban nãy trong cái lúc Thầy giảng ấy, thì Thầy có nói rằng là: Hồn là bất diệt. Vậy thì ta phải làm gì? Thầy có đặt câu hỏi ấy; thì bây giờ để xin Thầy giảng rõ cho: vậy ta phải làm gì, vì hồn bất diệt?
Đức Thầy: À, chúng ta biết được cái hồn bất diệt, tại sao chúng ta không xây dựng sự cần thiết cho chính mình?
Mà muốn trở về với căn bản mà để thấy rõ chúng ta càng ngày càng rõ hơn, thì chúng ta phải công phu, phải lập lại trật tự cho chính mình.
Nếu chúng ta bỏ phế chúng ta nữa và chúng ta đi theo cái chuyện không cần thiết, chúng ta sẽ bị diệt, giam hãm mình vô trong tăm tối them.
Mà mình thấy mình bất diệt, tại sao mình không trở về với sự bất diệt đời đời để mình hưởng hạnh phúc? [25:10]
Bạn đạoP: Làm thế nào để trở về cái sự bất diệt?
Đức Thầy: Chỉ tu! Lập lại trật tự, cũng như cái phương pháp công phu này, như tôi đã nói ở dưới, không có ai giúp mình hết, không ai cho, không ai ban hết á.
Nếu giúp là ông Thích Ca đã giúp mình rồi. Mình cúng kỹ lắm à. Ông không có giúp!
Ông có đem quý vị lên Thiên Đàng chơi không, lên Niết Bàn chơi không? Có ai nghe nói, “Hồi hôm Thích Ca dẫn tôi đi lên Niết Bàn chơi”? Không có!
Mà, “Tôi tu khổ cực, đói lên đói xuống, mà cái hạnh tôi vẫn giữ như Ngài, tôi mới được diện kiến Ngài.”
Thì những vị đã thành đạo họ cũng xác nhận là phải khổ mới đạt pháp mà. Có vị nào mà nói, “Tôi cúng, tôi lạy rồi tôi mua pommes tôi cúng Ngài, Ngài dẫn tôi đi”?
Không có vụ đó!
Con ma dẫn đi thì có, chớ ông Thích Ca không có rảnh đi làm điều đó.
Chớ nếu Ông độ chúng ta thì chúng ta thành Phật hết rồi, đâu có ngồi đây nói chuyện đạo làm chi? Nhà nào cũng có, từ nhỏ có, ai cũng thờ Thích Ca. Tôi cũng lạy ứ hơi hồi nhỏ. Rốt cuộc không có kết quả gì!
Tôi đi tôi lạy lộn rồi. Bây giờ tôi lại lạy thẳng, và tôi chấp nhận tất cả những gì xảy tới cho tôi, tôi nghĩ Đức Thích Ca ở ngoài rừng biết bao nhiêu chuyện nguy biến xảy tới Ngài, nhưng mà vẫn yên, Ngài giữ thanh tịnh và sáng suốt mà thôi, vốn của Ngài có bao nhiêu đó thôi, cho nên tôi giữ cái đó tôi tu thôi.
Cho nên, hồi tôi ban đầu mới tu, tôi thấy cả ngày thấy ông Thích Ca trên đầu, tôi hỏi ông Tư, “Tôi thấy rõ ràng.” Rồi tôi mới xin ổng, bây giờ, nghĩa là: “Ngài cho tôi cái mặt hơi giống Ngài một chút”; thì tôi nói, ai cũng ghét hết á, tôi nói, “Tôi tu, tôi thấy ông Thích Ca trên đầu” cái, họ chửi tôi, họ tưởng tôi điên, rồi đòi đưa tôi vô Chợ Quán.
Rồi cái, bắt tôi cúi cái mặt xuống đó, tôi chà, chà, chà, chà, chà cho thiệt lâu, rồi rút lỗ tai, rút lỗ tai. Cứ làm vậy đó, thiền rồi cứ làm nhiêu đó, cái mặt nó đổi à! Cái mặt tôi hồi trước đâu phải mặt vậy.
Bạn đạoĐ: Thưa, ông Tám còn cái hình nào cũ không ạ?
Đức Thầy: Có chớ. Không biết bà Tám có đem theo không? Hình cũ có đem theo.
Bạn đạoĐ: Có cái hình hồi trước ông Tám khi trước… (nghe không rõ) [27:27]
Đức Thầy: Có đem theo không? Không biết có đem theo không. Ở nhà.
Bà Tám: Chắc bỏ ở nhà rồi.
Đức Thầy: Ừ.
Bà Tám: Dạ.
Đức Thầy: Cái hình hồi trước là hình như yểu, chết yểu mà, thì đúng cái năm hồi đó chết á, đúng cái năm đó nó chết á; thì mới đổi; đổi rồi mới vậy.
Bạn đạoP: Thưa, vừa rồi Thầy có nói rằng là Thầy có thấy Đức Phật Thích Ca đấy, thì là tôi liên tưởng đến một cái bài, cái cuộc nói chuyện bên California của Đại Đức Bác Sĩ Thích Ấn Thanh đó, thì Bác Sĩ cũng nói rằng là một hôm Bác Sĩ thấy hiện ra một, Bác Sĩ đó, cái hình của Đức Đại La, thế sự thực Bác Sĩ không biết là ai cả.
Đức Thầy Ừ.
Bạn đạoP: Ai mà kỳ thế này nhỉ?
Đức Thầy Ừ.
Bạn đạoP: Thế rồi mấy lần, mấy lần như vậy, cho đến một hôm thì Bác Sĩ mới xem một cái phim của người Pháp, người ta cũng đi sang Hy Mã Lạp Sơn, người ta về người ta quay, thì bác sĩ biết, “À thế ra ông ấy là ông Đại La!” Vì vậy mà bác sĩ mới sang bên ấy…
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạoP: … để mà tu đó. Cứ như vậy. Thành thử ra có những cái vị Phật đến với người thường.
Đức Thầy: Hợp duyên, trình độ người ta tu tới đó, hợp duyên, nó mới thấy; mà nó thấy sung sướng lắm.
Tôi thấy rồi tôi mới đi vô chùa, đi vô cái chùa Navara, cái gì, cái gì Viêng, cái gì đó. [28:50]
Bạn đạo1: Dạ, Thiền Viêng.
Bạn đạo2: Nangara.
Đức Thầy: Hả? Thiền Viêng… À, tôi vô đó, tôi dòm, tôi hỏi chớ, cái ông kia ông nói: "Ờ, ông muốn gì?”
Tôi nói: “Tôi muốn thấy ông Phật.”
Ông nói: “Phật đây!”
Tôi nói: “Không phải; Phật này là Phật quảng cáo!” (bạn đạo cười)
Ổng dẫn vô trong kia, ông nói: “Ông Phật đó!”
Tôi nói: “Cũng không phải nữa. Tôi muốn thấy ông Phật"; tôi chỉ cười vậy thôi.
Rồi ổng tức, cái, tối ổng đi tới nhà tôi, ổng lấy địa chỉ, tối ổng tới, ổng nói ổng là Công An. Ổng giảng cho tôi nghe tu sao, sao, sao, sao…ổng giảng, giảng hay lắm. Rồi tới hồi cái, tôi giảng lại cho ổng một mách. Tôi nói: “Anh giết bao nhiêu người, có người ta đứng một bên” sao sao sao sao...
Ảnh nói: “Thiệt hả?” (cười) Ảnh sợ lại!
Tôi mới mách cho ảnh; rồi tôi nói: “Cái súng của Anh á, không có hữu dụng đối với một người tu hành. Anh đem cái súng vô nhà tôi, vô dụng!”
Ảnh nói: “Thiệt?” Móc cái súng ra.
Nhưng mà tôi nói rằng: “Bây giờ, kêu tôi bằng Chú Tám.”
“Thôi, chú Tám dạy tôi đi, chỉ cho tôi tu đi!”
Mà ảnh giảng hay lắm, ảnh giảng, nghĩa là, đi phải chậm làm sao, đi trên rừng phải chậm, rồi để thức tâm, rồi này kia, kia nọ. Nói hay lắm. Nhưng tới hồi tôi bắt điển giảng cho anh một mách rồi, anh rúng động hết, nói sự thật: ảnh nói ảnh giết 5 người.
“Giết 5 người, cho nên những cái bóng đen đương theo dõi một bên; cho nên nhiều khi cái tánh Anh bực tức vô cùng, và muốn giết luôn cả vợ, con! Đó là nó muốn báo thù. Anh phải coi chừng! Rất cẩn thận và dẹp cái súng trong mình!”
Ảnh nói: “Nếu mà tôi không mang súng, đâu có được? Tôi phải mang súng!”
“Còn tôi chỉ cho Anh tu thì chắc Anh chưa có duyên tu, không thể chỉ được!”
Trở ra, đi về.
Đó là kỳ đầu mà tôi thấy, bới vì tôi thấy trên đầu.
Rồ tôi qua cái chùa gì ở bên Thị Nghè, tôi đi với ông Tư. Rồi ông đó ông ra, ông cũng giảng, ông sư đó ông ra ông giảng, ông giảng cho ông Tư.
Ông Tư Ổng mới chắp tay: “Bạch Sư, cái bát này mà liệng xuống đất bể nát, chừng nào nó mới hội tụ?” Là cái ý ông Tư muốn nói cái Hồn mà tan rã rồi, chừng nào mới hội tụ?
Cái ông kia ông nói: “Ông là Thiên Chúa Giáo, ông đừng có hỏi tôi nữa!”
Rồi tôi nói: “Tôi thấy Phật Thích Ca đứng đây, bây giờ ông thấy Phật Thích Ca đứng đâu?”
Ổng nói: “Ông cũng Thiên Chúa Giáo nữa, thôi Ông đi về đi!” (cười) Hai Thầy trò tôi đi về.
Thì ông Tư ông muốn độ cho ổng, nghĩa là: “Lấy cái bát liệng xuống, nó rã từng mảnh, chừng nào nó mới hội tụ?” Ông hỏi có một câu đó vậy thôi à, nhưng ông kia trả lời không nổi. Ổng nói, nghĩa là, “Ông là Thiên Chúa Giáo”; vậy thôi, nghĩa là còn kỳ thị về tôn giáo, đâu phải tu hòa đồng của Phật?
Phật là phải hòa đồng, là phải thức tâm phân giải rõ rệt cho người ta hiểu.
Đó là tôi với ông Tư đi hai lần. Rồi một lần thứ ba là đi gặp ông Thông Thiên Học, ông… (nghe không rõ 32:08) ông gì đó… ông đó mà vẽ hình Đức Mẹ đồ đó; thì bà Hai, bả phiên dịch.
Ông Tư hỏi, nghĩa là: “Bạch Đại Đức, Đại Đức muốn sai con đi đâu, con đi liền, về báo cáo cho Đại Đức?”
Thì ông kia, ông, ông mới chắp cái tay, ông chỉ nói một câu: “Minh triết!” Bà Hai bả dịch lại chữ “Minh triết”; rồi ổng xin phép dòm cái đầu ông Tư, ổng đi một vòng ổng dòm mấy cái chỗ, mấy cái kẽ ở trên đầu đó, rồi ổng đứng sau lưng ổng cũng chắp cái tay, ổng nói: “Minh triết!”
Mà hai ông vui lắm, hai người rất vui. Mà hồi đó trình độ tôi không có, không có gì, tôi nói: “Tôi từ Thông Thiên Học, mà tôi nhảy qua tôi học ông này! Hồi trước tôi đi theo Thông Thiên Học, tôi nghiên cứu mà, rồi tôi qua bên này, và ngày nay tôi thấy con người tôi nó khỏe nhiều lắm, tôi đi bộ tôi không thấy mệt nữa. Tôi chỉ biết bao nhiêu đó thôi!”
Rồi ổng cũng có mời tôi, nói: “Rảnh, chừng nào tới chơi” vậy thôi, còn không có mời ông Tư. Hai ông vui ghê lắm.
Mà trước khi đi là ông Tư có nói rằng, “Bạn muốn thử tôi thì tôi đi, nhưng mà chúng tôi gặp với nhau vui lắm, Bạn sẽ thấy.” Thì đúng y như vậy; bà Hai làm thông dịch viên đó. [33:34]
Đó, cho nên cái gì mình phải nghiên cứu từng giai đoạn một: Tu làm sao? Đi tới đâu, đi tới đâu, đi tới đâu?
Rồi bây giờ các bạn tu ở đây sẽ gặp nhiều người tấn công, hỏi, rồi lần lần mình tu cái, mình mở trí, mình tới mình giải cho họ tiến. Rồi mình thấy cái Bề Trên sáng suốt.
Mà nếu mình mở ra có trật tự thì mình mới đem được cái sáng suốt đó để giải cho mọi người, à, để độ cho người ta thức. Chớ không phải ăn người ta, thắng người ta cái gì nữa bây giờ! Mình là người tu, thắng ai bây giờ?
Người tu là chỉ biết thắng mình để tiến tới, để rửa gọt những cái sự ô trược sẵn có của trong nội tâm của chính mình, là sự tăm tối. Đó là mới thật sự người tu. Mình sai, chẳng có ai sai mới thật sự là tu; mình dốt, chẳng có ai dốt, mình mới tiến hóa tới vô cùng.
Cho nên, bất cứ cái gì đối diện chúng ta đều là học hỏi; chúng ta phải thanh tịnh mới quán thông mọi sự việc được.
Nếu không thanh tịnh, không có bao giờ quán thông mọi sự việc, thì đâm ra nhầm lẫn và ngộ nhận, mà thôi.
Cho nên tu tùy duyên, mỗi người một trình độ.
Tôi nói, mỗi người mặt cũng mặt mũi tai miệng đều khác nhau, nhìn da mặt anh Hai, anh Ba, anh Tư khác nhau; mà nó cũng cái khuôn đó:mắt, mũi, tai, miệng, vậy mà khác, cái điển nó khác, cho nên cái duyên người này hợp cái kia thì nó sẽ thấy.
Cho nên cái pháp Vô Vi này, bất cứ tôn giáo nào cũng tu được, là lập lại trật tự cho chính mình, rồi trở về cái căn bản của mình, cái đại nguyện của mình. Khi mình luân hồi lại thế, mọi người đều có cái đại nguyện của nó; nó sẽ ngộ cái bậc thầy kính yêu của nó, rồi từ đó nó mới tu tiến đi lên. Đó!
Chớ không phải là bắt buộc ai cũng phải đi như vậy. Không có đâu, không có sự bắt buộc.
Tự do mà. Tự do phát triển tới vô cùng. Ai cũng học.
Rồi, còn ai có gì thắc mắc nữa? Rồi!
Bạn đạoĐ: (nghe không rõ) Lúc tôi bắt đầu tôi không thấy rõ, thì tôi chưa biết tôi nó như thế nào, tôi mở mắt tôi thiền, nhưng mà tôi đốt cây hương, mở mắt… Tiếp theo những đêm sau, cái đầu tôi nó không còn… (nghe không rõ) Như vậy thì ông Tám thấy có bậy bạ, hay không ạ? [36:12]
Đức Thầy: Không có, cái đó không có bậy bạ. Tôi nói, tùy theo cái thức của Anh mà người ta cho Anh ngộ. Tùy theo cái thức của mọi người à. Có người, nghĩa là, người ta luyện về bùa về văn Phật, thì người ta mới dòm cái cây nhang đó, và lúc người ta niệm chú dòm thẳng cây nhang, dòm cho cái vị Tổ Sư đó hiện trước mắt mới có hiệu lực.
Thì tại sao?
Là cái điển của họ dồi dào rồi, họ phải uống bùa cho thiệt nhiều, nghĩa là, khi cúng rồi là họ phải uống bùa, uống bùa nhiều vẽ bùa mới có hiệu lực. Thì lúc đó cái điển của họ xuất hiện, và trong cái tâm thức họ hướng về vị nào thì vị đó nó phải hiện ra một cái hình như vậy.
Cho nên, trong đó Anh cũng mến về Phật, tâm thức Anh mến về Phật, cho nên Anh ngồi đó là nó hiện cái của Anh mến đã từ lâu rồi, nó hiện ra vậy thôi, nhưng mà rồi mất, Anh muốn thấy trở lại, không có.
Bạn đạoĐ: Nhưng mà nó có hơi khác, là nó… (nghe không rõ)
Đức Thầy: Biết rồi, Anh thấy trở lại là không có.
Bạn đạoĐ: Tôi có thấy, như bây giờ tôi muốn, cứ nhắm mắt tôi thiền một chặp là tôi thấy được, nhưng mà tôi thấy có hơi khác, ông Tám,nghĩa là ông Tám thiệt ra hơi ngắn, mà cái mặt ông Phật hơi dài hơn một chút.
Đức Thầy: Ờ. Bởi vì,
Bạn đạoĐ: Thành ra mai mốt ông Tám có sửa lại dài đi tí xíu!
(bạn đạo cười)
Đức Thầy: Mai mốt mà Anh tu nhẹ rồi, Anh lại thấy nó ngắn. Mà Anh tu nhẹ nữa rồi, Anh thấy tôi như con nít vậy; thấy không? Anh càng nhẹ được thì rút ngắn; Anh thấy chưa?
Cái văn minh bây giờ, Anh thấy, nội cái cassette hồi xưa với cassette bây giờ nó khác rồi; nó cũng là cassette, mà sau này cassette nó lại khác hơn nữa, nó không có lớn. Cái kia, thấy không, lớn hơn cái này rồi đó! (cười) Nó cũng là cassette á, nhưng mà sự văn minh, sự trình độ của Anh tiến về cái thanh điển của Anh, càng tiến thì Anh càng thấy nhỏ; còn càng mới tu là thấy nó lớn.
Bạn đạoB: Theo tôi nghĩ thì hình như là nó… (nghe không rõ) kể quý vị nghe này: Khi mà ông Tám còn ở Việt Nam chưa sang, tôi thiền, họ nói, “Coi chừng tảu hỏa nhập ma”; tôi cũng sợ, nhưng mà tôi… (nghe không rõ) [38:15] … giống ông Tám, nhưng mà to lớn hơn chút… nó cứ chọc tôi: “I love you, I love you!” Tôi đâu có biết là ai? (Thầy cười) Mà suốt như vậy… Mỗi lần tôi đi ra là tôi gặp, gặp suốt mấy tháng liền. Khi ông Tám mà qua thì nó đi, nó mất, mà tôi kiếm hoài, thử kiếm mãi, không được. Mà tướng mạo thì tôi nghĩ rằng tướng ông Phật mà tôi thấy, nó cũng giống ông Tám (nghe không rõ) (bạn đạo cười) cũng giống ông Tám, nhưng mà to lớn hơn chút. Thì tôi không biết cái đó là những cái gì; mà tự nhiên, ngay trong đời sống hàng ngày!
Đức Thầy Cho nên để cho Anh thấy rõ rằng cái điển,
Bạn đạoĐ: Ngay trong đời sống hàng ngày! Tôi thấy rằng,
Đức Thầy: Cái điển nó mới mượn cái này nó chuyển tới, mượn cái kia nó chuyển tới, Anh hiểu chưa? Sau này Anh hiểu cái điển rồi đó Anh mới thấy.
Cũng như tôi đâu có bao giờ tôi ở Hà Nội, nhưng mà người ta vô người ta xác nhận rằng: “Ông này nè, Ông ở Hà Nội này”; ở Cần Thơ mà xuống Cần Thơ xác nhận: “Ông ở Hà Nội, ông châm cứu ở Hà Nội, rõ ràng mặt ông đó!” Chỉ cái hình tôi, nói như vậy. Tụi nó viết thơ qua nói. Mà tôi đâu có bao giờ ở Hà Nội! Bởi vì có những người ở Hà Nội vô nhờ tôi trị bệnh, hồi 1978 đó, rồi tôi cũng giúp đỡ cho, này kia, kia nọ để người ta về, rồi họ cũng lấy hình tôi về ngoài đó vậy. Họ thiền, họ học thiền mà, để cho họ trị bệnh đó. À… Rồi ra tới ngoài đó rồi họ, mấy người đó tới thăm rồi, này kia, kia nọ, rồi nó nói, nhiều khi nó thấy cái mặt hơi giống, giống vậy đó, rồi về nó xác nhận là mặt tôi như vậy. Mượn điển.
Bạn đạoĐ: (nghe không rõ) Tự nhiên từ khi ông Tám qua, tôi không thấy nữa. Khi mà ông Tám đi Pháp mấy tháng, tự nhiên tôi có thấy Ông một ngày; tôi hỏi: “Ông đi tới đâu?”
Ông cười cười, rồi ông đi luôn, tới giờ tôi không gặp ông nữa. Chắc là ông Tám án ngữ? (Thầy và bạn đạo cười)
Mà cái đó là sự thật, là vì những cái nó xuất hiện ngay trong cái đời sống hàng ngày, chớ không phải trong lãnh vực môn thiền của tôi. [40:23]
Đức Thầy: Cho nên nhiều người hồi trước, hồi trước Việt Nam Cộng Hòa có nhiều Đại Úy giống tôi, tôi đi đường Tự Do tôi chơi đó, mấy thằng lính đứng chào, “Đại Úy về hồi nào?”
“Tôi mới về.” (bạn đạo cười) Bây giờ biết sao bây giờ? (cười) Nó giống chú nào, tôi đâu có biết! Mình đâu làm Đại Úy! (cười) Cái đó giống nhau. Nó có mà! (cười)
Bạn đạoP: Thưa ông Tám, không biết ông Tám cắt nghĩa sao? Trong, ví dụ, cả đến triệu người, trăm ngàn người mới có được một người gặp những vị linh thiêng như là ông Tám, hay là như anh Đại vừa nói đấy; thế như còn thì hầu hết thì không có bao giờ được gặp cả.
Đức Thầy: Thiếu gì!
Bạn đạoP: Tôi, chẳng bao giờ tôi gặp một tị gì hết á, thí dụ như vậy đó!
(bạn đạo cười) [41:06]
Đức Thầy: (cười) Chỉ mình Anh, chớ nhiều người cũng có gặp lắm chớ đâu phải tui với anh Đại.
Bạn đạoP: … (nghe không rõ) thì cũng phải có thế nào đó chứ.
Đức Thầy: Nhiều lắm, nhiều lắm.
Bạn đạoP: Bây giờ tôi bảo giơ tay lên, tôi chắc rất ít người mà để,… cái phước mà gặp á, nó có cái,…
Đức Thầy: À, nhưng mà…
Bạn đạoP: Ông Tám có thể giải thích được không ạ?
Đức Thầy: Nó cũng phải có cái duyên, có nhiều kiếp tu hành nó mới được ngộ chớ không phải là thấy người ta vậy là ai cũng tu được đâu. Có người tu được, người tu không được. Nhiều kiếp lắm, nó tu không được cái này nó tu cái khác.
Nó tu, nội đa thê, nó cũng tu đó, Anh đa thê đó, bà này chửi đã tới bà kia chửi đã, rồi ổng nói: “Tôi vô gia cư!” Là ông tu sĩ đó, (cười)nhưng mà ai biết ông đó ông tu? Ông đó tu còn hay hơn mấy ông thầy chùa nữa! Ông chán, rồi ông đọc đủ thứ kinh hết trọi. Bây giờ bà nào cũng chửi ông hết á (bạn đạo cười), là kiếp trước ông làm thầy chùa tu lộn á, rồi kiếp này ổng phải tu. Mấy cái ông đó mới là chán,chán đàn bà ghê lắm rồi mới đi tu, thật sự đi tu. Hễ tu là thành. [42:11]
Nó phải tới cái thời kỳ chớ không phải ai muốn cũng được đâu, nó phải tới một thời kỳ.
Rồi ảnh nói, ở Montréal có nhiều người nói, “Bây giờ ông Tám cho tôi thấy một chút đi.”
Tôi nói: “Cứ lo tu đi!”
À, rồi tôi đi du thuyết kỳ trước, y nói: “Thấy rồi đó, thấy rồi đó; mới thấy rồi đó!” (cười) “Thấy rồi!”
Phải tu. Anh phải open, phải mở nó ra, hai cái luồng điển tương đồng là thấy. Bây giờ tôi đang nói chuyện, hai người đang nói chuyện này này, mà hai cái ý thức chưa tương đồng, cái câu nói tôi ra nó cũng lệch lạc, nó không đi vô trong óc người ta được.
Mà hai cái tương đồng, vừa nói là nó hiểu rồi, nó nhớ rồi. Cũng như tôi với anh Tài, tôi giảng một bài dài thiệt dài, anh Tài ảnh nói lại y như vậy; là hai cái nó tương đồng, nó thu hút được và nó biến cải ra được, thấy không? Phải cái trình độ không mua, không bán là ở chỗ đó.
Cho nên, hồi trước tại sao ông Tư ông nói tiếng Việt Nam mà tôi lại thông dịch? Không có tôi thông dịch, ổng nói người ta không hiểu.
Bạn đạo4: (nghe không rõ) cao quá… [43:13]
Đức Thầy: Ổng nói người ta không hiểu, ổng nói cụt ngủn vậy, mà tôi phải dịch; à, tôi nói: “Ổng nói Anh cái gì, cái gì, cái gì…” Còn không người ta không hiểu. Là tôi, mỗi ngày tôi phải xuống làm thông dịch viên là vậy (cười). Nó lạ kỳ. Đó là cái tần số của điển quang nó khác.
Cho nên, khi mình biết phần hồn là cái phần hồn sống trong điển giới, chớ không sống trong cái thể giới, thì mình an tâm để tu. Bất diệt, không có sợ nữa.
Bây giờ, không có điển, làm sao cơ thể Anh chuyển động được? Mà cái xác kia, cái hồn lìa khỏi xác rồi, mình kêu nó đâu có biết nói, đâu có biết “Ơi”?
Phải sự sáng suốt ở trong này nó chuyển giải tất cả những cái hoạt động ở trong cơ thể không? Cho nên sáng suốt làm chủ.
Nhưng mà nhiều người không hiểu, nó nói: “Tôi chết là hết, không có hồn gì hết!” Cái đó là sai lầm vô cùng, mà tới cái giờ lâm chung mới biết nguy hiểm, chính mình ngu muội.
Bạn đạoP: Dạ thưa Thầy, vừa rồi bên Canada, à bên California đó, có gửi sang cái hình, nói rằng là... [44:32]
[Hết ID# 19820000Q4]