19820000Q1
ÐÀM ÐẠO VỚI NGƯỜI HỌC CHƠN LÝ CỦA PHẬT - Cuốn A
Đức Thầy: Không có đánh ai hết á, chỉ giải cho họ để họ tự thức mà họ quy y, họ đi đường của Ngài đã và đang đi, kêu bằng “quy y”, đó,trở lại cái con đường của Ngài đã và đang đi, thì người đó trở về. Cho nên Đức Phật nói là “Tâm tức Phật”, chớ ông Phật không có dị biệt người ta.
Nhưng mà người thế gian thì nói: “Ông Phật hay lắm. Mày vô là ông Phật ông oánh cái chết!” Ông Phật không có đánh ai hết; thương và giải cho mọi người. Có quyền thương, không có quyền ghét.
Bạn đạoP: Thưa, để xin cảm ơn ông Tám. Ông Tám đã đi, cũng mệt rồi, xin để ông Tám đi nghỉ. Mai thì xin tiếp tục chương trình.
Đức Thầy: Cảm ơn.
Bạn đạoP: Theo như cái chương trình. Dạ, cảm ơn ông Tám lắm.
Đức Thầy: Bữa nay cũng là gặp quý vị nơi đây, thì chúng ta nãy giờ cũng đồng học hỏi không ít. Ngày mai sẽ tiếp tục học nữa (cười)
Bạn đạoĐ: Xin anh Phú phổ biến cái chương trình để cho tất cả,
Bạn đạoP: Không, để cho Thầy đi nghỉ, thế xong rồi thì mình sẽ đem cái chương trình ban nãy cô Truyền đã thảo ra và đã được Thầy duyệt in á, thì mình sẽ lấy cái chương trình ấy. Thì bây giờ để mời Thầy đi nghỉ [1:16] (bạn đạo cùng cười)
Bạn đạoP: Dạ, để xin là câu chót ạ, Ông Tám thêm câu chót.
Bạn đạo1: Dạ, bữa nay cũng nhân cơ duyên cháu đi đến đây, cháu mừng là lần đầu tiên mà nghe một buổi nói chuyện về đạo, là lần đầu tiên trong cuộc đời cháu, còn nào giờ thì trong các đạo giáo thì cháu cũng là chưa biết. Thì thưa Ông cho biết, khi cháu nhìn cái áo của Ông thấy đề là: “Hội Ái Hữu Vô Vi,” thì cháu muốn biết Vô Vi nó là gì?
Đức Thầy: Vô là không, mà nhỏ cũng không còn nữa, là hai số không, thành ra số tám.
Bạn đạo1: Số tám là ông Tám? (bạn đạo vỗ tay cười).
Đức Thầy: Hai số không cộng lại, số tám: đời cũng không, rồi đạo nó cũng đi về không.
Bạn đạoĐ: Ông Tám nói vậy cũng đúng, là vì Đức Phật thành đạo cũng là Mùng Tám, Đức Phật đi xuất gia cũng là ngày Mùng Tám…
Bạn đạo1: Ông cho con biết, thế nào là tà đạo?
Đức Thầy: Tà đạo là dùng ý muốn khống chế đối phương.
Chơn đạo là giải mình, cứu mình và ảnh hưởng người khác, kêu bằng chơn đạo; cứu cả hai. Cho nên Phật lý không có kêu, khuyên chúng sanh giết người này và cứu người kia; kêu bằng cứu cả hai, bởi vì mỗi mỗi đều là phần hồn, mà phần hồn là bất diệt. [2:53]
Cho nên, mảnh đất eo hẹp của chúng ta, chiến tranh bom đạn lu bù, nhưng mà người ta cứ còn hoài, luân hồi mãi mãi.
Phần hồn là bất diệt nhưng mà thể xác này thay đổi mà thôi, ai cũng mắt, mũi, tai, miệng hít vô và thở ra đồng trong một sự sinh lực của chung nhau trong chu trình tiến hóa.
Cho nên, cái bề sâu ở bên trong mắt người phàm mắt thịt không thấy, cho nên phải tu trong thanh tịnh. Chúng ta thấy rõ, chúng ta thấy rõ rồi, chúng ta không có nỡ giết. Giết đâu có được, giết đâu có được. Cái hồn con người bất diệt mà; giết chỉ giết thể xác thôi, nhưng mà cái thể xác này nó vẫn hồi sinh.
Hỏi chớ, cái xác cái ông kia chôn ở dưới đất á, rồi qua bữa sau nó coi, cái cây nào mà mọc ở bên đó là cái cây đó nó tốt lắm, cái phân rất tốt. Nếu mà nó không có tiến hóa thì cái cây đó làm sao mà được tốt? Thử hỏi, con giòi nó cũng ra, rồi thét rồi nó cũng bay được, cũng luyện cho tới bay được, thấy không? Cái thức hồi sinh của nó vô cùng. Cho nên tôi nói con ruồi, con muỗi bây giờ, nghĩa là, xịt cái chết hết, nhưng mà cái mặt con ruồi, con muỗi vẫn hiện diện ở thế gian, không có bao giờ diệt! Có nghĩa, đây mùa đông ruồi muỗi chết hết, tưởng đâu (không) còn nữa, nhưng mùa hè ruồi muỗi lên à! [4:15]
Bạn đạo1: Dạ thưa Ông, theo như Ông nói, tà đạo là một người dùng vũ lực?
Đức Thầy: Ừ, đó.
Bạn đạo1: Không có dùng ý để chống đối đối phương?
Đức Thầy: Đó, tìm diệt đối phương; nhưng mà không biết nguyên lý, chưa hiểu chơn lý.
Bạn đạo1: Trước tiên ta phải chống đối phương, tiêu diệt đối phương.
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo1: Thì ta chống đối phương, triệt tiêu đối phương để ta cứu lấy mạng sống của ta, thì đó nó có phải là tà đạo?
Đức Thầy: Đâu? Nếu mà mình hiểu được cái mạng sống của mình, thì mình phải cứu cả hai. Mình cũng ở trong định luật sanh, lão, bệnh,tử.
Anh nói Anh giết đối phương để Anh cứu Anh? Làm sao Anh cứu Anh được? Không có con muỗi cắn Anh cũng phải chết, đừng có nói đợi súng đạn ăn.
Cho nên, Đức Phật thấy thức cuối cùng của nhơn sinh, rốt cuộc phải quy hội về thanh tịnh và sáng suốt. Cho nên, Đức Phật không phải ngu, nắm chánh quyền mà, thái tử mà, kế vị ông vua, mà bất lực, không có thể cứu nhơn dân Ngài được, và cứu Ngài cũng cứu không nổi, thảnh Ngài mới thức tâm ra rừng tu.
Tu để thành đạo cứu Ngài và ảnh hưởng chúng sanh. Nếu người nào biết đường của Ngài đi thì tự cứu và cứu người khác.
Cho nên, không có Phật lý nào mà kêu người ta đi giết người.
Nhưng mà bàng môn tả đạo nó tự sanh và nó tự diệt: con thú dữ trong rừng cũng vậy, tự sanh, tự diệt, tự sanh, tự diệt; đều giới hạn trong cái thể xác.
Khả năng con người muốn, “Tôi muốn, à bây giờ tôi muốn giết cái đám”, nhưng mà giết được mấy người? Một ông võ sĩ đánh một cú mấy chục pounds vậy, mà ông giết được mấy người? Ông đi hết cuộc đời của ổng mà ổng đánh người ta chết đã, rồi tới rốt cuộc rồi ổng không ai đánh cũng chết à. [6:07]
Cho nên, chưa thấy cái chiều sâu của chân lý và muốn thực hiện một chân lý eo hẹp để đưa người ta tới chỗ chết, mà không cứu nổi. Đó là một cái lầm lỗi rất to.
Sau này mảnh đất thế gian sẽ sửa đổi. Cho nên, tại sao những siêu cường cuốc văn minh, họ thấy họ giết một cái đối phương nó chết liền,nhưng mà họ không làm?
Bởi vì thấy giết không được. Nó cho cái computer để họ tính, tính rõ, tính, “Một thời gian thằng đó nó sẽ chết à.” Nhưng mà họ tìm cách để trì hoãn được là trì hoãn, trì hoãn được là trì hoãn.
Một mặt tôn giáo họ cho phát triển để cho mọi người thức tâm. Cũng như chế độ ở đây cũng vậy, họ khuyến khích chuyện tôn giáo cho họ thức tâm.
Chớ còn nói chuyện họ đi đánh mấy cái chỗ đó, một nháy mắt là hai tiếng đồng hồ là tiêu diệt, không còn một mạng, họ làm được không?
Nhưng mà không cứu được; làm được, không cứu được. Đâu cứu được?
Bạn đạo1: Dạ thưa Ông, cách đây rất lâu, trước kia tôi có học môn phái Thất Sơn Thần Quyền, tức là võ bùa. Võ của tôi thì chỉ thực hành lúc ban đêm thôi, và chỉ đánh những người khuất mặt. Thì như vậy, thưa Ông cho biết cái đó có phải là tà đạo không?
Đức Thầy: Cái đó là tà đạo.
Chơn đạo không có vậy, chơn đạo …
Không có ích gì hết.
Chơn đạo người ta chỉ sửa mình, thanh tịnh, để cứu cả hai.
Còn cái võ đạo, kêu bằng, thần đả, cái đó kêu bằng thần đả, rồi sau này xuống cũng vẽ bùa nữa, cũng cứu bệnh nữa. À, mà ăn cá chớ không được ăn cái gì khác, cái đó là tôi nói về thần đả, chỉ ăn một miếng cá thôi; mà cả ngày đi bộ, đi mấy chục cây số, tự kiếm tiền ăn, mà lấy tiền người ta là bị hành, khổ tới vậy đó, nhưng mà rốt cuộc còn không cứu được người ta.
Cho nên, có nhiều ông từ ở Việt Nam đó, cũng giỏi về cái đó ghê lắm, nhưng mà rốt cuộc cũng chạy qua, thấy là cái Vô Vi này, ông đem về ông tự tu, ổng tự tu. Bây giờ ông thấy cái kia không có hiệu lực, không giúp ông được cái gì, ổng tự thức; bởi vì ổng phải giải thoát cho chính ổng.
Bạn đạo2: Nhưng mà Ông đánh cái kẻ vô hình đó để làm gì?
Đức Thầy: Đánh để làm gì? Mà rốt cuộc tới cái giờ phút cuối cùng đó, là tới cái giờ phút lâm chung đó, ổng sẽ bị đánh rất nặng.
Bạn đạo2: Ổng bị họ đánh lại. [8:49]
Đức Thầy: Đánh rất nặng; họ ùa tới! Bởi vì con gà, con vịt mình ăn mà nó còn chờ cơ hội báo thù mà, trả thù mà, huống hồ gì một sanh linh!
Cho nên, tôi trước kia, ông Tư giỏi về vấn đề dữ lắm, nhưng mà Ông không cho tôi học.
Chớ nếu cho tôi học, tôi bây giờ, tôi nói thiệt, tôi cũng oánh dữ lắm! (bạn đạo cười) Khoái! Thanh niên nào lại không khoái, thanh nhiên, không có chú thanh niên nào mà nghe, ra mà gặp mà oánh liền, là khoái. Nhưng mà một núi còn một núi cao hơn. Lên trên rồi mới biết.
Tôi chỉ giữ cái “Nam Mô A Di Đà Phật”. Nó xuất cây giáo mà nó bay đi tới đâm ngay trước mặt tôi, tôi không biết, ổng không có dậy tôi,ngày đó tôi nhớ lại, chỉ dạy “Nam Mô A Di Đà Phật”; tôi nhắm mắt niệm, “Nam Mô A Di Đà Phật”; chết thì thôi! Một chặp mở mắt, thấy ông đó ổng tan mất rồi! Ôi cha, mình thấy cái này siêu diệu vô cùng. Rồi tôi đến mấy các giới, nghĩa là, ở thế gian này nó ở khúc dưới này nó có, cũng súng ống bắn đồ dữ lắm, bắn tôi rầm rầm, tôi tưởng nát thân! Cuối cùng, có gì đâu, rồi dòm lại, té ra, “Mình còn nguyên!” Mà cũng cái niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” không, tôi không có làm cái gì hơn hết, bởi vì không có dậy cái thứ nhì, Ổng dậy có cái đó không à.
Còn bùa phép của ổng là ổng đưa ra coi là Anh coi, hết hồn! Hay hết sức hay. Tôi nói, ổng trị bệnh mà ổng đâu có cần phải, phải lên… Ngồi vậy nè, cũng ngồi khòm khòm, khòm khòm như vậy; mà đối phương nó lăn, lăn, lăn, lăn, lăn, lăn, lăn…. Nó quỳ, nó lạy! Quá hay! [10:22]
Bạn đạoĐ: Bị ma bắt?
Đức Thầy: Bệnh ma đó.
Bạn đạoĐ: Bệnh ma ám, hả?
Đức Thầy: Ổng ngồi vậy thôi à, ông chỉ cười cười vậy thôi, không làm gì cả. Mà ổng bắt tôi đứng chặn đó. Tôi đứng đây là cái con ma nó bị đánh đau nó không có nhảy xuống sông. Tôi đứng đó, nó không nhảy.
Bạn đạoĐ: Không có xông qua?
Đức Thầy: Không có xông qua
Bạn đạoĐ: Gặp tôi, cũng xông qua! (bạn đạo cười)
Đức Thầy: Không xông! (cười) Đứng đó, tôi đứng đó thôi. Ổng bắt tôi cứ đứng; tôi cứ đứng, tôi niệm Phật; tôi biết sao giờ? Đâu có dạy nghề, đâu có, tôi cứ đứng niệm Phật, đứng đó vậy thôi. Cái ổng đánh. Trời ơi, nó la làng, mà nó nói tiếng Mã Lai, mà thằng đó nhỏ tới lớn đâu có biết Mã Lai, mà dám nói tiếng Mã Lai.
Bạn đạoĐ: (nghe không rõ) ông Tám nói, tôi thấy, tôi cũng không được hiểu rõ, là thế này: Ông nói là bây giờ mình dùng thuốc xịt ruồi muỗi cho ruồi muỗi nó chết, chẳng hạn như vậy là nó chết luôn cả quãng mùa đông gì đó, qua mùa hè thì phát sinh trở lại. Như vậy nghĩa là không bao giờ mà ấy được. Như vậy thì con người đâu có sợ bom nguyên tử, mà có sợ chiến tranh nguyên tử?
Đức Thầy: Đâu có sợ!
Bạn đạoĐ: Mai mốt có chết…
Đức Thầy: Đâu có ăn chung gì! Khi mà Anh hiểu trong cái tử có sanh, trong cái sanh có tử, là Anh ổn định, chỉ sửa mình. Cũng như chú này chú nói: “Khởi điểm tôi tốt, tôi gặt hái tốt.” Nhiêu đó đủ rồi. Cũng thành đạo rồi đó.
Bạn đạoĐ: Như vậy thì cứ để cho nó chiến tranh nguyên tử, hay sao?
Đức Thầy: Cứ để nó chớ. Đâu có phải nó muốn (là) làm được đâu? Thiếu gì nguyên tử xứ này. Đâu có muốn. Muốn coi thử được không? Thượng Đế không cho. Còn có cái ông ổng nắm đó!
Bạn đạo1: Dạ thưa ông Tám, nhưng mà môn phái cháu vẫn đọc kinh Phật được, vẫn tôn tượng Phật, và đi chữa bệnh rất nhiều. Đối với bản thân cháu thì cháu thấy rằng, ở môn phải, kể cả Sư cũng không làm một cái điều gì mà va chạm với đời sống bên ngoài, chỉ có cứu người ta, mà thôi. Mà tại sao Ông cho nó là tà đạo? [12:14]
Đức Thầy: Tốt chớ! Bởi vì cái đó là Anh chỉ ở giới đó, còn muốn lên trên kia, không được. Anh chỉ ở giới đó thôi à.
Bạn đạo1: Nhưng mà sao Ông lại cho nó là tà đạo?
Đức Thầy: Ồ, tà đạo bởi vì nó không có, không có cái trường cửu.
Bạn đạoĐ: Nó không có lên được.
Đức Thầy: Nó không lên được, nó ở giới đó thôi.
Bạn đạoĐ: Chỉ ở một chỗ nào, nó không có tiến.
Đức Thầy: Còn đánh người ta là không được. Không có đánh được.
Bạn đạo1: Nhưng trong cái về Thần quyền và Phật quyền đó thì,
Đức Thầy: Nhiều lắm, ở Việt Nam nhiều lắm.
Bạn đạo1: Có cái chuyện mà như là Tiên, Phật ở trên kia nhập vô để mà đánh võ cái bài quyền đó, không?
Đức Thầy: Cũng có chớ. Nó có vị Sư Tổ đàng hoàng, đâu có giỡn; rồi cũng dậy học về chơn lý của Phật. Nhưng mà từ trình độ đó, nhiều người cũng có tu về võ, rồi thừa võ hóa văn, nó cũng thành Phật vậy. Cho nên, cái bậc đó là bậc thấp, đối với Phật á. Cho nên, những người mà tu, cũng như bây giờ Anh nói, “Tôi cũng vô chùa, tôi cũng nghiên kinh, nghiên cứu kinh kệ này kia, kia nọ. Sau này thừa võ hóa văn.
Hồi trước ông Tư cũng vậy, võ, mà ổng mà dậy pháp này đó, ổng đánh tà, nghĩa là, la làng, la xóm.
Rồi ổng mới thấy, “Cái này không được, tôi phải thừa võ hóa văn”; ổng mới đi qua bên văn, là ông đi đường lối của Thích Ca, là ổng bỏ.
Bạn đạoĐ: (nghe không rõ)
Đức Thầy: Ổng không có cúng kiếng nữa.
Bạn đạo1: Dạ. Ý con muốn nói là, ví dụ cái anh A đánh cái bài quyền, mà trong đó ông thầy của ông đó, ông thầy của anh đó nói là do của Phật Bà Quan Âm, hay là Dương Tiễn, hay gì, nhập vô để đánh, đánh bài quyền đó. Thì sự thật có phải là Dương Tiễn hay là Thần,Thánh gì nhập vô trong đó, hay không?
Đức Thầy: Đúng là Quan Âm là Quan Âm không có đánh võ nữa; từ bi mà.
Bạn đạo1: Cọp hay là cái gì đó, nó là,
Đức Thầy: Ở, không có, bởi vì nó ở giới thấp. Đã nói rồi, mình biết rồi.
Bạn đạo1: Thì tại sao mà có cái Phật quyền?
Đức Thầy: Cái đó, bởi vì Phật có Võ Phật, có Văn Phật. Chữ “Phật” không phải là ông Phật quan trọng, Phật là thanh khí điển từ Tam Thập Tam Thiên giáng sanh, xương sống đứng hấp thụ; cái này, cái chữ Cung này, một luồng điển Âm và luồng điển Dương, thì người nào cũng là Phật; nhưng mà nó muốn học về võ, nó là thuộc về võ Phật; mà nó học về văn nó là văn Phật, chớ có gì đâu.
Bạn đạoĐ: Võ Phật nó không tiến được.
Đức Thầy: Hả?
Bạn đạoĐ: Võ Phật nó không có lên được.
Đức Thầy: Cũng nhiều khi người ta phải từ cái đó rồi nó mới thức tâm nó mới hóa văn, thừa võ hóa văn. Cũng tiến, chớ sao không tiến; cũng tiến chớ sao không tiến?
Bạn đạoP: Ai có gì thì xin để đến hôm khác, bây giờ để Thầy đi nghỉ… (nghe không rõ) không bao giờ hết cả. [15:03]
Đức Thầy: Nhiều người học tới cái huyền vi đó, hay. Rồi cái, người ta chọc tới, mình phải sử dụng chớ. Sử dụng thành ra nó trở nên bàng môn tả đạo. Mình tức quá mà, “Tui là đi cứu người ta, mà thằng đó nó ở một bên nó chửi hoài! Thôi, vận dụng tiêu nó đi!” Mình mang nạn.
Cho nên những ông thầy phải có đức độ rất cao, chớ không phải ai muốn học là học.
Bạn đạo1: Dạ thưa Ông, nếu Ông nói tà đạo thì chỉ cá nhân đó là tà đạo thôi; cả một môn phái, môn Võ Phật, không phải là tà đạo.
Đức Thầy: Cái môn Võ Phật không phải tà đạo, nó là cứu nhơn sinh. Nhưng mà nhơn, người, con người còn thể xác trần trược, nó phải biến thể thành tà đạo, vì nó còn ở trong cái bản chất tham, sân, si; nó còn ở trong cái bản chất tham, sân, si.
Cho nên, cái đạo nào cũng ra, tốt hết, rồi tự nhiên đi tới đó cái, hư. Nó biến à, biến chất.
Cho nên, cái pháp mà mình học cái pháp nào kêu bằng pháp chịu đựng, học nhẫn, học nhẫn để thực hiện từ bi, đừng có đánh người ta, học nhẫn để thực hiện từ bi; cái đó mới là khó hơn là cái đánh võ. Học nhẫn để thực hiện từ bi khó hơn là cái đánh võ.
Đánh võ đùng đùng, đoàng đoàng, mình thấy đánh người ta tiêu, nhưng mà cái hậu quả nó phải về. Thiêng liêng nó dữ lắm, chớ không phải nó hiền đâu.
Bạn đạo1: Những Tiểu Hồn thì có khác nhau không? Nghĩa là, ý con muốn hỏi là, cũng do Đại Hồn mà ra cả, nhưng mà, nếu con nhớ không nhầm thì, nói là tuy là cũng là Tiểu Hồn nhưng là xuất từ cái phần nào của Đại Hồn.
(băng dừng, không có câu trả lời từ Thầy) [16:54]
Bạn đạoĐ: Tôi xin kể… ví dụ như trong những nhạc sĩ classiques đó, những là Beethoven, những là Mozart đó, sau này những nhạc sĩ về classique không có ông nào ông được nổi danh gì cả. Như vậy, những vị đó đã lên rồi, không bao giờ trở lại, hả?
Đức Thầy: Có chớ, nó có trở lại chớ.
Bạn đạoĐ: (nghe không rõ) không có ông nào nổi danh được, ví dụ như…
Đức Thầy: Tại Anh thích, Anh cho ông hay chớ.
Bạn đạoĐ: … (nghe không rõ) Sau này đâu có ai viết được những bài nhạc như vậy!
Đức Thầy: Sao lại không có? Có thiếu gì người thích, mà người ta thích về cái kiểu khác, không phải viết nữa. Nó cục cựa, cục quậy gì cũng có người ta thích chớ. Còn bao nhiêu là trước, cựa, cục quậy là người ta không chịu.
Bạn đạoĐ: Những cái bài mà nó như vậy thì không tìm thấy nữa.
Đức Thầy: Có. Bởi vì nó tùy theo cái liên giới, tùy theo cái cấp của cái bánh xe tiến hóa thay đổi. Cái sở thích đó là hồi xưa; còn sở thích này nó là (nghe không rõ) Nó có thích, thích nó còn hoài, không có mất.
Bạn đạoĐ: Tức là có thể trở lại?
Đức Thầy: Một cái hành động khác, mà nó lại thu hút được một số người lớn.
Bạn đạo1: Thưa ông Tám, rồi con người mình làm những cái tội thì xuống trở thành thú, hay là những cái gì mà…
Đức Thầy: Là phải tan rã, trở lộn lại đó.
Bạn đạo1: Phải tan rã?
Đức Thầy: Ờ, phải tan rã; rồi 7 ức niên mới trở lại. Đâu phải giỡn.
Bạn đạo1: Mỗi lần bị tội là phải tan rã?
Đức Thầy: Ờ, mình tội, coi thử tội gì?
Bạn đạo1: Dạ, tội ít hay nhiều?
Đức Thầy: Tội ít hay nhiều; cái tội ra làm sao?
Bạn đạo1: Dạ.
Đức Thầy: Tùy cái tội. Cái tội mà có chút đỉnh, thì tự nó thức một chặp thì nó cũng hết rồi. Chớ mình tu đây là rửa tội: mỗi đêm mỗi tu mỗi thức mới thấy sự sai lầm của chính mình.
Thì mình đạt tới gì?
Đạt tới sáng suốt.
Sáng suốt tức là hết tội, có gì đâu. [18:46]
Bạn đạo1: Dạ. Còn nếu những kẻ trộm cướp, giết người này nọ đó, thì khi nó chết nó có bị tan rã không, hay là…
Đức Thầy: Nó phải ở trong cái giới cướp giết người. Ăn cướp nó cũng chưa, kêu bằng, đáng lắm, nhưng mà nó chỉ vì cái tội, dưới Địa Ngục hành hạ nó. Lái xe cán chết người cũng bị hành hạ, chớ không phải giỡn đâu; chết một mạng người không phải chuyện giỡn đâu. Nhưng mà nó không có nặng bằng những người, kêu bằng, cổ động giết cả triệu người; cái người đó là khổ hơn.
Bạn đạo1: Dạ thưa, sau khi mà ông Tám, sau khi mà trả cái tội dưới Địa Ngục rồi đó, rồi họ có bị tan rã, hay là trở lại kiếp người khác?
Đức Thầy: Cho nên, Luân Hồi Lục Đạo có thể cho nó trở lên làm con thú, hay là cho nó trở lên làm con người trở lộn lại, hay là cho nó trở nên làm một thương gia, cho nó làm một chánh trị gia. Thì đó, Lục Đạo nó vậy đó.
Bạn đạo1: Như vậy là đã, khi mà lên được kiếp người rồi thì không có bị lộn xuống trở thành tan rã như tụi cỏ, thảo mộc đi lên nữa; không có như vậy?
Đức Thầy: Không; kiếp người; mà đừng có làm bậy kìa. Mà làm con người mà làm bậy thì nó cũng vậy đó thôi.
Bạn đạo2: Nhưng mà nó hạ xuống tới cùng là tới vật thôi, chứ đâu có xuống cây cỏ, phải không Thầy?
Đức Thầy: Nó phải tan rã ra thành cát bụi.
Dữ lắm, cái luật của Tam Giáo Tòa nó đâu có vị nể một ai, nó không có vị nể một ai hết thảy.
Bạn đạoP: Thưa, bây giờ các bạn, bây giờ Thầy cần phải nghỉ ngơi bây giờ, là bởi vì Thầy sắp phải đi đến nhà đạo hữu đó. Thì nếu bạn nào có hỏi gì… [20:15]
***[qua một đoạn khác]
Bạn đạo3: … Thầy, là có những cái thầy mà dậy phép đó, như là mấy ông thầy dậy nhịn đói mọi lần đó ông Tám, có thể là nếu mà mình dậy cho người khác thì linh hồn phải tan rã. Thì, thưa ông Tám, nếu phạm cái giới đó, linh hồn mình có tan ra, hay không?
Đức Thầy: Cái chuyện đó là dậy cho người ta nên người, nhịn uống nước. Nước là dưỡng sinh, không phải là một cái pháp.
Anh thấy, mấy người tuyệt thực ở trong khám đó, họ nhờ nước mà sống. Nước là dưỡng sinh, chớ không phải cái pháp; nhưng mà, nghĩa là, họ sợ, nghĩa là, chỉ cái đó hay quá rồi đi ra làm thầy người ta là có nhiều người, người ta sợ lợi dụng để mà đổi thành một cái đạo rồi bất chơn đó, họ là muốn hạn chế cái người mà để học tu, họ nói vậy cũng có nữa.
Ờ, chớ còn kỳ thật là, kêu bằng, nhịn đói uống nước (cười) ; đâu có phải cái đạo gì? Đâu có cái đạo, mấy cái ông tuyệt thực! (cười) Uống nước ông cũng sống mấy chục ngày, có gì đâu.
Bạn đạo3: Thưa ông Tám, nếu vậy cái lời thề như vậy đó, không ăn thua gì cả?
Đức Thầy: Ăn thua gì đâu!
Bạn đạo3: Dạ. Không có làm mình tan rã được, cái linh hồn mình.
Đức Thầy: Làm cái gì tan rã? Bởi vì Anh xét là tất cả cái đó là tốt.
Bạn đạo3: Bởi vì con muốn hỏi, có thể được, hay không?
Đức Thầy: Cái đó là cái tốt. Anh thấy cái này, cái pháp từ ngày mà Anh nhịn đói, Anh uống nước, mà Anh thấy cái gan Anh khỏe, cái ruột Anh khỏe, Anh cống hiến cho người ta, Anh tạo cái đức, chớ làm sao là Anh bị tan rã?
Bạn đạo3: Dạ.
Đức Thầy: Nếu cái pháp đó không hay, mà Anh đi chỉ cho người ta đó, cái hồn Anh bị tan rã. Anh chỉ cho thằng đó học, điên liền, cái đó Anh bị tan rã rồi.
Mà Anh chỉ cho thằng đó nên nhà, nên cửa (cười) thì Thượng Đế chứng cho Anh chớ, phải không? [21:57]
Bạn đạo3: Dạ. Con muốn ông Tám là, cái luật thầy đó, nó có hiệu quả như vậy không?
Đức Thầy: Không có. Là đối với những người, kêu bằng, mấy ông thầy ông muốn hướng dẫn những người yếu hèn, ờ, để cho nó có một cái lòng tin, và nó về nó nhịn ăn, nhịn uống để cho cái gan nó sống động trở lại cho nó khỏe, ổng muốn làm phước, vậy thôi! (cười) Dậy người khác mà mình thấy chuyện đó hữu ích cho người khác, thì đâu còn cái gì mà sợ? Chuyện đó hữu ích thì mình cứ nên nói.
Bạn đạoP: Dạ vâng, để xin cảm ơn ông Tám, để xin ông Tám đi nghỉ, chốc ông Tám còn đi nữa. [22:32]
***[qua một đoạn khác]
Đức Thầy: Chị thấy chưa? Cho nên, đừng có dại dột mà nói chuyện là, “Tôi sợ chết, tôi sợ bùa, sợ phép!” Xin phép, xin bùa cũng vô ích.
Thượng Đế đã ban cho Chị một cái phép lạ rõ, mà Chị không biết dùng: cặp mắt Chị dòm thấy người ta, lỗ tại Chị nghe, Chị hiểu để Chị thức tâm, lỗ mũi Chị ngửi để Chị thức tâm, Chị nói để chị hiểu Chị nhiều hơn. Chị thấy chưa?
Cái thức tâm đó là vô cùng, bất diệt. Đó là phép lạ.
Phép lạ đã mang sẵn trong mình, không biết, còn đi xin phép lạ gì nữa? Thấy chưa?
Còn tôi, nhờ tu tôi mới có cái thanh điển, là tôi vượt khỏi cái phàm tâm, thì tôi mới san sẻ cho những người đau khổ.
Là tại sao họ đau khổ?
Vì họ tối tăm, họ không thấy họ, mà thôi. Mà tôi chỉ cho họ thấy họ là vô cùng, không có bị kẹt nữa.
Khi mà Chị thấy Chị không còn chết nữa, Chị đâu có sợ ai nữa? Tôi hỏi Chị bao nhiêu đó thôi. Khỏi chuyện lo bên ngoài, mà Chị lo bên trong thôi.
Rốt cuộc Chị phải biết Chị, Chị mới cứu Chị được. Mà cứu Chị được rồi là cứu tất cả chúng sanh.
Đức Thích Ca cứu Ngài đó, Đức Thích Ca, phải ông Thái Tử không? Mà ông là thế ông Vua không? Nhưng mà một ngày nào đó ông mới giác, ông thấy rằng ông không cứu ổng được, làm sao ổng cứu dân, thành ra ổng mới ra rừng ổng tu đó, Ổng ngồi Ông chơi một mình đó. Mà Ông tu tới thành đạo rồi Ông trở về Ổng mới cứu Vua Cha, rồi cứu vợ Ổng, rồi cứu con Ổng, rồi cứu chúng ta ngày hôm nay.
Mà bây giờ chúng ta biết Thích Ca, mà chúng ta không chịu dũng tiến như Thích Ca, là chúng ta bi gạt rồi; thấy không? [24:13]
À, Chị vô chùa thì có ông sư đứng chặn đường, nhưng mà kỳ thật Chị đi vô muốn kiếm ông Phật, chớ đi kiếm ông sư đâu, phải không?
Chị phải hiểu nguyên ý của ông Phật. Ông Phật là một người giàu có nhung lụa, mà không cần, bộ ông điên sao? Ông tìm cái nhung lụa đời đời bất diệt đó, ông đi tìm, ông tìm được rồi.
Mà Chị ngày nay Chị là người mẹ, Chị học cái gì? Chị học có chữ nhẫn thôi. Nếu Chị không có nhẫn và không có tình thương và đạo đức, Chị làm sao nuôi con Chị lớn được? Chị thấy rõ chưa? Mà Chị nuôi con Chị lớn là Chị học một giai đoạn nhẫn và Chị thực hiện tình thương và đạo đức.
Bây giờ Chị tiếp tục trở lại, Chị phải biết thương yêu Chị.
Hồi nào giờ Chị thương yêu con Chị thôi à, thương yêu chồng Chị thôi à, thương yêu tiền thôi à.
Bây giờ Chị phải biết yêu Chị, yêu cái cơ thể huyền vi này Trời Phật ân ban cho Chị có một cơ thể huyền diệu này, mà Chị không biết yêu cái thể xác này, Chị nói chuyện Chị yêu ai? Chị phải yêu Chị trước mới yêu người khác, mới thật sự là yêu.
Mà Chị đi yêu người khác mà không biết yêu Chị, là hai người mất luôn! Chị hiểu không?
Tu mà không biết trở nên Phật tánh, Phật nói “Phật tức tâm,” ai cũng có thể trở thành một vị Phật, mà không biết trở lại với mình, rồi đi tìm ông Phật! Tìm thét rồi mất mình, mất ông Phật luôn. Tìm đâu có gặp? Thét rồi mình cũng mất luôn mà ông Phật mất luôn. [25:42]
Chị trở về với mình, rồi mình mới trở về với căn bản sáng suốt đời đời ở bên trong có. Bây giờ tôi nhắc Chị, Chị biết Chị là vô cùng rồi đó. Thấy không? Chị sanh ra có một mình à, đẻ một đứa con nữa này, rồi đứa con nó đẻ đứa con nữa, là bao nhiêu đứa rồi? Chị thấy không?
Sự vô cùng của loài người có hiện diện ở trên mặt đất này, không có bị mất mà không có bị tiêu diệt; nó luân hồi, luân hồi, nó không biết ở cảnh giới này thì qua cảnh giới khác thôi: nó không làm con thú thì làm con người; nó không làm con thú thì nó sẽ làm cái cây cỏ; nó cũng có sự hiện diện ở mặt đất này. Cái sự luân hồi vô tận. Cho nên, mình hiểu cái đó là mình có quyền sửa tâm để tiến tới. Bây giờ mình làm con người là đại phước đức rồi.
Chị có 2 chân, hướng thượng, Chị biết nghĩ tới Tiên, Phật, và Chị có ý chí Chị sẽ trở nên Tiên, Phật. Cơ hội cuối cùng, sung sướng vô cùng. Mà Chị không biết, Chị quên đi thì trở nên 4 chân, Chị thấy rõ ràng đó. Mà 4 chân không biết làm, mà trở nên bò lết.
Trước mắt mình không à, không cần ai cảnh cáo hết á, cứ suy luận ra, thấy.
Hỏi chớ, con chó, con mèo nó biết thương yêu? Nó cũng biết thương yêu như mình vậy, biết nóng, biết lạnh. Rồi con rắn nó biết thương yêu, có vợ, có chồng, nó biết thương yêu, biết nóng, biết lạnh, nhưng mà nó phải lết; cái thế nó không còn nữa.
Rồi bây giờ tới chúng ta còn có thế toàn diện, có thể tiến hóa, tại sao chúng ta không học tiến? Thấy không?
Đó! Cho nên Chị phải tìm một cái phương pháp tu cho Chị. Tu là tu bổ sửa chữa. Cái căn nhà này nó bị giột rồi: hồi nào Chị con gái nó mạnh dạn, bây giờ Chị càng ngày càng suy yếu rồi, Chị thấy không?
Bây giờ làm sao phải tu bổ?
Là Chị phải có cái pháp luyện cơ thể Chị được điều hòa, thần kinh Chị ổn định, con người Chị nó mạnh dạn lên, Chị biết Chị là ai, ở đâu đến đây, sẽ về đâu? Đó là tự giải thoát, mới là cái cứu cánh cuối cùng.
Còn Chị không biết tự giải thoát, không có cứu cánh, tự diệt mà thôi, cứ bơ vơ, bơ vơ, bơ vơ, phê bình đầu nọ, phê bình đầu kia, phê bình đầu nọ, nhưng mà tuổi tác nó cứ lấn át hoài, tới một ngày mình chết, không biết mình ở đâu đến đây rồi sẽ về đâu? Đau khổ vô cùng trong giờ phút lâm chung. Chị thấy chưa? [28:00]
Cho nên, cái tu đằng này nó là vậy, là phải vun bồi cho Chị được khỏe mạnh, như hồi trước Chị thấy, “Chị Kim mặt mày nó lu mờ lắm!” Bây giờ Chị tu rồi, mặt mày Chị khác. Chị càng ngày Chị vun bồi dũng chí để cứu chồng Chị, cứu con Chị.
Đức Thích Ca hồi trước đi ra tu, thiếu gì người ta chửi Đức Thích Ca là, “Thằng đó bất hiếu, bất nghĩa, bất nhân!” Vua Cha kêu không về;bất nghĩa: cưới vợ đi tu, không có cho vợ biết là mình đi; bất nhân là có con không nuôi, không có nói chương trình nuôi. Thấy không?
Rồi Ngài thành công Ngài mới trở về thực hiện trọn hiếu, trọn nghĩa, trọn nhân và giúp Vua Cha giải thoát, chứng minh cho vợ tu, dìu con tiến; nó mới trọn hiếu, trọn nghĩa, trọn nhân về tâm lẫn thân. Thấy không? Ngài đem cái xác này mà để tìm ra cái tâm, thì Ngài về Ngài độ con Ngài, vợ Ngài, cha Ngài biết cái tâm để giải thoát.
Phải tâm lẫn thân không?
Ngày nay bây giờ, giờ phút này tôi nói với Chị là nói cái tâm, nói cái hồn Chị: cái hồn Chị là chủ thể xác, đâu phải thể xác làm chủ cái hồn? Nếu thể xác làm chủ hồn, đi vô nhà xác kêu người ta ra nói chuyện, tôi nói chuyện làm chi với Chị, mất công; thấy không?
Bạn đạo3: Dạ.
Đức Thầy: À! Là Chị biết là hồn làm chủ.
Mà cái hồn Chị đương sinh trong cái xác này, đã làm chủ trong cái xác này, mà cái hồn không có tỉnh á là bị cái xác lấn át, cái trược lấn át.
Cái trược là gì?
Cái ngoại cảnh này nó hù Chị, Chị sợ; chớ kỳ thật là Chị trở về với Chị là chị thắng tất cả.
Bạn đạo3: Dạ.
Đức Thầy: À! Cho nên cái tu này là trở về với chính mình và nó hiểu lấy nó ở đâu đến đây rồi sẽ về đâu, cho nên nó sung sướng vô cùng.
Nó có một cái kho vô tận, nó không có bị ai chặn, chèn ép nó.
Nó không cần có nhiều tiền, nhưng mà nó có cái sung sướng trong nội thức của nó, nó không có đòi hỏi ngoại cảnh nữa; thấy không?
Bạn đạo3: Dạ.
Đức Thầy: Ở trong Chị dồi dào thì ở ngoài Chị có chớ gì?
Mà ở ngoài Chị thiếu là tại gì?
Là tại Chị tham Chị mới thiếu chớ. Chị thấy người ta có xe hơi, Chị cũng muốn có xe hơi, Chị thấy chị thiếu chớ.
Chị thấy, “Tôi có cặp chân là tôi đủ rồi, tôi đi, là tôi đâu có thiếu!” Chị thấy không? [30:15]
Ông Thích Ca ông thiếu gì xe hơi, mà ông không thèm, ổng đi bộ ổng chơi. Ông không cần đi nhiều, ổng đi nhà này tới nhà kia ông chơi vậy cũng đủ rồi; rồi thét họ chạy tới. Người ta tìm ổng, phải không?
Còn ổng ham, “Tôi bây giờ phải đi supermarket, tôi phải đi chơi,” này kia, kia nọ, thì ông thấy ông thiếu rồi đó. Là tại ổng tham, thấy chưa? Cái thằng nghèo là tại nó tham không, nó thấy nó nghèo.
Mà nó không bao giờ thấy nó nghèo là nó là người giàu rồi chớ gì nữa? (cười) Chị thấy không?
Cho nên, tôi chỉ cho một con đường cho người ta trở về giàu có, mà không hay.
Bạn đạo3: Dạ.
Đức Thầy: À, rồi mình dư đó, mình mới san sẻ, mình giúp cho người ta, thì kêu bằng thực hiện tình thương và đạo đức. Chị thấy chị dư, Chị cho người ta mới thật sự là cho.
Bạn đạo3: Con không có gì cho.
Đức Thầy: Ở, ví dụ vậy đó. Chị thấy Chị dư rồi Chị cho người ta.
Cho cái gì?
Chị tu rồi Chị dư cái điển dồi dào như hồi nãy giờ tôi cho Chị đó. Trời ơi, Chị kiếm cái đèn ở market, supermaket đâu có đèn nào mà rọi đường cho Chị đi hồi nãy giờ. Cái đèn này mắc tiền lắm à.
Bạn đạo3: Dạ, Chiêm cũng nói con như vậy.
Đức Thầy: Tôi ăn biết bao nhiêu cơm tôi mới nói được mấy câu này cho Chị nghe, tốn nhiều gạo lắm chớ! Cái này là cái đèn này mắc tiền lắm, supermarket không có bán! (cười) Chị thấy không?
Bây giời Chị tu rồi Chị có của Chị mới san cho người ta, Chị mới chia cho người ta; Chị thấy không?
Bạn đạo3: Dạ.
Đức Thầy: À. Bây giờ Chị thực hiện cái gì?
Chị làm người mẹ rồi, Chị làm người vợ, Chị học hai khóa rồi, khóa vợ, khóa mẹ rồi, thực hiện tình thương và đạo đức rồi, Chị thấy không? Bây giờ chỉ có một khóa, nghĩa là toàn thiện nữa, là thức tâm trở về với chính mình, chia cho người khác, kêu bằng thực hiện cái hạnh bố thí. Chị tu thành đạo rồi Chị giúp người ta chớ gì?
Tiền tôi không có, nhưng mà tôi giàu thiệt, tôi giàu hơn mấy thằng tỷ phú ở đây, tôi nói thiệt, thấy không? Thời cuộc vàng bạc lên giá, thây kệ nó, không bao giờ tôi động. Tôi giàu hơn nó, tôi nhà giàu mà, tôi đâu có bị động. Còn tụi nó là động một chút, nghĩa là vàng lên giá, xuống giá, nó ngủ không được! Tôi không có cái đó! (cười) Tôi ăn có bao nhiêu đó thôi, thấy không? Cho ngủ dưới đất tôi cũng được, mà đi bộ tôi cũng được, hai, ba ngày ăn một buổi cũng xong.
Tôi đâu có khổ, bởi vì tôi đã sống trong khổ và tôi tìm ra cái hạnh phúc.
Nếu không có cái khổ, làm sao có hạnh phúc?
Ông Thích Ca đâu có ngu. Ông đi tìm cái khổ để đạt tới hạnh phúc. Thấy chưa?
Thì cái thành công của Ông tới bây giờ mấy ngàn năm, mà người ta cứ lưu tâm; mà mình cứ đi trong thất bại: giành ăn là phải thất bại rồi, Chị thấy không? Giành ăn, hơn thua là thất bại, đâu có tiến nổi.
Chớ mình phải tự phê bình, thấy cái cảnh tiến của chính mình để mình tiến tới cái siêu văn mình của Phật và của Thượng Đế. Cho nên mình không có kỳ thị cái tôn giáo nào hết, nhưng mà mình kỳ thị mình đây này: mình là một đứa ngu, có của không biết hưởng.
Tôi hỏi Chị với ông Vua, với ông tổng thống Régan, hai người khác ở chỗ nào? Chị nói cái khác tôi nghe coi? Chị nói khác đi? [33:18]
Bạn đạo3: Ổng có danh, rồi ổng có địa vị mà.
Đức Thầy: Chị với ổng có một thứ à, hít vô với thở ra thôi à.
Nếu mà ổng có bao nhiêu địa vị, mà hít vô với thở ra không được, thì Régan cũng như rác vậy; thấy không? Mà Chị có khác gì ông Régan không?
Bây giờ Chị thấy giống nhau chưa? Bình đẳng của Thượng Đế chưa? Nó học, Chị học. Nó cũng chỉ thức tâm mà thôi, biết nó để nó trở về với Chúa hay là nó chịu tội, thôi. Rồi Chị cũng học để Chị biết Chị, để Chị trở về với Chúa hay là trở về với Phật, hay là chịu tội thôi. Hỏi, Régan với Chị, hai người khác ở chỗ nào? (cười) Chị thấy không?
Bạn đạo3: (nghe không rõ)
Đức Thầy: Ồ, nó có quyền, nó muốn bỏ tù?
“Tôi đã ở tù lâu rồi, tôi đâu có sợ cái chuyện ở tù của nó. Nó bắt tôi bỏ tù thì kêu nuôi tôi là có, chớ đâu phải bắt ở tù? Còn tôi bị ở tù ở trong này này, cái hồn tôi bị giam hãm trong con tim này này, không có lối thoát này, Thượng Đế giam tôi ở trong này này. Bây giờ tôi phải tu để tôi mở cái hồn tôi ra để tôi đi, tôi giải thoát. Không có ai cứu tôi bằng tôi tự cứu. Mà lấy cái gì tôi tự cứu? Hoàn cảnh cho tôi:tôi có chồng, bây giờ chồng xa tôi, tôi thấy tôi thương yêu, rồi tôi thấy tôi là người mẹ không chồng.”
Rồi chớ, “Chồng tôi ở đâu mà tôi nhớ? Nó còn cái hồn. Tôi có cái hồn tôi mới giao cảm với cái hồn. Bây giờ tôi thức tâm tôi trở về với cái hồn, chồng tôi đâu có mất, nó đâu có xa tôi được. Nháy mắt là tôi tới rồi.” Thấy chưa? “Tại vì tôi ngu là tôi không chịu trở về với tôi, thì tôi không thấy chồng tôi. Trở về với tôi, tôi thấy chồng tôi; có gì đâu!” (cười) Có gì không? [35:00]
À, chỉ có Chị công phu một chút thôi, sửa soạn cho mình đâu đó nó có trật tự, là mình có hết. Con người thiếu sót là tại vì mất trật tự. Mà nó có trật tự là con người có hết. Đã thấy sung sướng chưa?
Mà phải hành. Đòi hỏi nơi Chị nhiều hơn là đòi hỏi nơi tôi, bởi vì tôi đã đòi hỏi tôi, tôi mới có kết quả một chút tôi nói cho Chị.
Tôi bằng lòng tôi sửa tôi, tôi chấp nhận, tôi đã từng nhịn đói, tôi đã từng khổ cực, và sau cái khổ cực đó tôi thấy tôi hưởng được rất nhiều. À, tôi bị Cộng Sản đưa tôi đi “Kinh tế mới,” tôi bị “Cải tạo,” tôi bị thiếu ăn, tôi bị đủ thứ; nhưng mà tôi vẫn vui với mọi người bởi vì ông Trời chưa sập, tôi còn nguyên. Tôi nói: “Còn trời, còn đất, còn ta là còn thái bình.” Tôi đã nói 1974, bây giờ người ta mới biết tôi nói cái câu đó; thành ra bây giờ ngày nào ở Việt Nam có thơ tới, người ta chồng chồng tới, đầy bàn hết, trả lời không nổi.
Năm nay tôi tuổi thì cũng 60 rồi chớ không phải ít đâu; làm việc ngày, làm đêm, nhưng mà vui để làm, dư sức để làm, chớ không phải là làm rồi than mệt; không có.
Những người ở xung quanh sợ tôi mệt, không cho tôi làm thôi, chớ còn tôi làm tôi không thấy mệt. Như mấy người không có ở xung quanh tôi, một mình tôi làm 2, 3 giờ sáng, không có mệt, không có lúc nào tôi mệt hết, làm việc hoài.
Phải có ông Trời Ông cho tôi không? Nếu ông Trời không cho, tôi khả năng gì?
Tôi cũng như Chị là cùng chớ, nhưng mà Ông cho tôi được hít sâu hơn, được mở bên trong tôi, nội thức tôi bừng sáng khi tôi làm việc. Tôi thấy những người hỏi tôi, những người làm phiền tôi, là ân nhân của tôi, chớ không phải người hại tôi.
Như Chị, hồi nãy giờ Chị tới đây, Chị dạy tôi chớ tôi không có dạy Chị cái gì hết. Nhờ Chị tôi mới (nghe không rõ) tất cả mọi sự việc để hai người hiểu và đồng học, có nhiêu đó thôi à. Tôi không có vụ độc tài mà tôi dạy Chị chỗ nào hết á. Những cái gì bực tức ở trong Chị, tôi gỡ ra hết rồi, là tôi đã gỡ cho tôi rồi, và tôi thử sức tôi để gỡ giùm cho Chị, thì tôi mới thấy rằng tôi cảm ơn Chị, tôi có sức khỏe để độ cho Chị.
Đó là học theo đó. [37:22]
Bạn đạo3: Cảm ơn Thầy. Thầy giống một đấng Phật sống rồi đó.
Đức Thầy: (cười) Thực tế nó vậy. Cho nên ở Manille người ta đăng báo nói tôi là Phật sống đó, báo chí nó đăng tôi Phật sống đó! Mà tôi đâu có biết Phật sống là cái gì? Tôi chỉ là một người tu thôi à. Nhưng mà ở Việt Nam họ cũng kêu tôi Phật sống, mà bên Phi Luật Tân họ cũng kêu tôi Phật sống! Mà tôi có biết Phật sống là cái gì!
Bạn đạo3: Chiêm nói là hồi xưa cũng không có tin lắm, mà nhờ Thầy tới Thầy giảng cho, rồi Thầy ban cho một ít thanh điển của Thầy, lúc bấy giờ là tin, bây giờ tin quá đi. Tối ngày, …
Đức Thầy: (cười) Đó, bây giờ Chị cứ dòm, Chị nghe những lời nói của tôi rồi Chị mới thấy khả năng của Chị.
Bạn đạo3: Kỳ trước con gặp Thầy con đâu có biết…
Đức Thầy: Ờ. Khả năng của Chị ngon lành, chớ đâu có phải tầm thường; Chị thấy không?
Chị nói, “Ông thầy chùa ông tu, ông giỏi; ông thầy chùa tội, tôi phải lạy ông thầy chùa.”
Chị kêu ông thầy chùa xuống thế Chị một ngày, ông cũng mệt, phải không? Lo nấu cơm, nấu nước, lo con, lo này, lo kia, lo nọ, ông cũng điên đầu!
Cái đó là chị đương học chữ nhẫn đó. Thầy chùa vô chùa cũng học chữ nhẫn chớ học cái gì đâu? Học cho người ta kích bác mà không giận đó. Ông thầy chùa nào cũng bị kích bác hết á. Học nhẫn, chớ học gì?
Tụi tôi người tu bị người ta chửi, bị người ta chửi trên đầu đó, tụi tui cũng phải chịu vậy. Người ta viết thơ kêu bằng “Mày”, tôi còn kêu người ta bằng “Anh” đó, thấy không? Mình muốn học nhẫn là mình phải chịu đủ mọi trạng thái.
Tu về Phật là chỉ có cứu mình và cứu, ảnh hưởng, thiên hạ; không có vụ cứu mình và giết người; không có.
Cái bàng môn tả đạo là làm phép để giết người; cái đó là bàng môn tả đạo.
Còn cái chánh thức là cứu cả hai, mới là Phật.
Thì Chị, bây giờ Chị làm mẹ, Chị thấy không? Cứu con Chị, Chị phải cứu Chị chớ. Đã biết cứu con, làm sao không biết cứu mình?
Mà mình ở trong cái thể xác huyền vi của Trời, Phật ân ban; mà nếu mình không biết cứu thể xác này, mình là đại tội rồi, xuống địa ngục rồi!
Cho nên, phải tu bổ sửa chữa cho nó tráng kiện, đâu đó nó có trật tự, thì của cải nó ở đó, chớ nó đâu có mất; chồng con ở đó, cái gì cũng có đó hết, Phật Tiên cũng ở trong đó, chớ không đâu hết.
Mà không biết sửa thì không có, thấy không?
Tất cả ở trong mình mình.
Lấy ai nhìn nhận Chúa? Lấy ai nhìn nhận ông Phật?
Phải khối óc con người không?
Mà Chị dòm khắp thế giới là cũng khối óc hít thở ra nhìn nhận thôi: ông này ông nhìn nhận Chúa, ông kia nhìn nhận Phật, nhờ khối óc con người; mà con người không có khối óc, làm sao mà nhìn nhận được?
Mà Chị có khối óc tương đương với những người kia, tại sao Chị không tập trung lại để Chị hiểu cái nguyên năng sẵn của Chị mà sử dụng khả năng sẵn có của Chị, Chị mới tiến bộ? Thấy không?
Khả năng sẵn có của Chị là vô cùng, chớ không phải bao nhiêu đó.
Ngày nay Chị được gặp tôi mà Chị về Chị tu đi rồi, 6 tháng sau Chị gặp tôi, mặt Chị khác rồi. [40:22]
Bạn đạo3: Cũng muốn tu lắm.
Đức Thầy: Mắt Chị khác rồi, tướng diện Chị khác rồi. Cái tu này nó lợi lắm, nó sửa sắc đẹp cho mình!
Cái tướng tôi hồi trước đâu phải như vầy, thay đổi hết; con người lúc nào cũng vui, không có buồn. Chị kêu, bây giờ năn nỉ “Ông Tám làm ơn ghét dùm tôi”; làm sao tôi ghét Chị được? Không có chỗ ghét người ta được, bởi vì mình dư hết, cái gì mình cũng thừa, cũng dư.
Mình thiếu, mình mới yếu hèn, mới kêu bằng ghét người ta.
Mình dư sức, mình chỉ cứu người ta, làm sao ghét người ta được? Chị hiểu không?
Bạn đạo3: Dạ.
Đức Thầy: Người ta thiếu, người ta yếu, người ta mới ghét; sợ mất, họ ghét.
Còn cái này tôi có dư rồi, cho, sẵn, tôi đưa liền, không sao. Như người ta châm cứu người ta đâu có dậy? Tôi châm cứu, tôi dậy luôn, “Châm luôn, vô học luôn đi!” Nó khác hơn người thường. Tôi muốn người nào cũng đều đều tiến hóa như vậy; không phải là tôi giỏi hơn,mà người ta dở hơn là tôi không chịu, bởi vì người ta mới tu, nhiều khi người ta giỏi hơn tôi, tôi tu chắc gì tôi giỏi hơn người ta? Phải không?
Thì những người mới tu đó là thầy tôi không, không có phải học trò của tôi; nhưng mà ở đời, vì lễ đời, vì cái lễ giáo của đời nó sắp đặt cho nên phải kêu ông đó bằng thầy; chớ kỳ thật tôi muốn người ta kêu tôi bằng “Mày” còn sướng hơn, để tôi học nhiều hơn.
Kỳ thật là tôi học chớ tôi không có nghĩ vấn đề dậy người ta. Người ta gặp tôi thì tôi chỉ học thôi: mỗi cái tính tình khác nhau, mỗi cái hoàn cảnh khác nhau, mình chưa có làm qua, chưa sống qua hoàn cảnh đó, bây giờ mình được nghe hoàn cảnh đó, mình dự hẳn trong hoàn cảnh đó, là học cái hoàn cảnh đó, rồi mình còn tiến bộ được một bước nữa. [42:03]
Bạn đạo3: Thưa Thầy, con xin lỗi Thầy, con hỏi Thầy.
Đức Thầy: Ừ?
Bạn đạo: Con về đó được mấy bữa đó thì con gặp được ông Hai với bà Hai, với lại ông Lệ; thì con thấy là, con nghĩ là thể nào Thầy cũng cho mấy người đó một cái phép gì, cho nên là mấy người đó nói chuyện đó, nghĩa là cao siêu lắm vậy đó.
Đức Thầy: Chớ sao! (cười)… (nghe không rõ)
Bạn đạo3: Nếu mà không có cái ơn gì là không có thể nào mà nói chuyện được như vậy.
Đức Thầy: Nó không có thực hành, làm sao được? Nó không thực hành, làm sao nó biết?
Bạn đạo3: Như ông Lệ ông nói cũng hay lắm đó!
Đức Thầy: Ờ. Không thực hành, đâu có được? Nó thiền nó còn thấy tôi nữa mà.
Bạn đạo3: Thầy có nhớ cái ông Lệ không ạ?
Đức Thầy: Biết rồi, thằng Lệ nó thiền nó còn thấy tôi.
Bạn đạo3: Ông nói hay thiệt là hay.
Đức Thầy: Ừ.
Bạn đạo3: Mà nếu không có một cái ơn nào thì làm sao mà… phải có một cái trình độ kiến thức nào đó mới nói được như vậy. Con xin lỗi Thầy, ông nói cũng gần ngang như Thầy rồi đó, ông Lệ á.
Đức Thầy: (cười) Đó! (cười) Ổng nghe những bài của tôi.
Bạn đạo3: Với ông Hai, ổng đúng là đệ tử của Thầy.
Đức Thầy: Tụi tôi là bằng hạng với nhau, không ai giỏi hơn ai hết á.
Bạn đạo3: Không, mà ông Hai với ông…
Đức Thầy: Nhưng mà nó ngồi chung tôi á…
Bạn đạo3: … vẫn là đệ tử của Thầy.
Đức Thầy: Không. Nhưng mà ở xa đó, Chị thấy nói hay lắm, nhưng mà ngồi chung nó lại mất hết! (cười)
Bạn đạo3: Ổng nói hay lắm.
Đức Thầy: Bây giờ, chút nữa Chị ra nói chuyện với Truyền này, ra ngoài kia xa cách tôi, nó nói hay lắm, nhưng mà gần tôi, nó nói không được! (cười)
Bạn đạo3: Không; con là con muốn xin Thầy ban cho con một chút thanh điển để con có một cái ơn đó.
Đức Thầy: Thì đó, bây giờ Chị phải lấy cái băng về nghe. Chị tới đây nói anh Phú nè, sang những cái băng “Sanh, Lão, Bệnh, Tử, Khổ”,rồi những cái băng đây về Chị nghe, Chị mua lại những cái băng để về nghe. Chị nghe không là kiến thức của Chị nó thay đổi. Nghe lời giảng của tôi, tất cả là giúp cho Chị tiến bộ, cũng như chị này cũng vậy, đem về nghe không cũng tiến bộ, khôn ngoan.
Bạn đạo4: Dạ. Con cũng gặp mấy cái bà như này này, con đi kiếm các bà để con đưa đến, nhờ xin Thầy cho châm cứu.
Đức Thầy: Cho bả nghe không, bả thấy bả văn minh rồi, chớ không phải bả tới đây là học được cái văn minh đâu.
Bạn đạo4: Bà này bả sướng lắm, Thầy.
Đức Thầy: Tới đây là học cái lười biếng, bả học được cái lười biếng!
Bạn đạo4: Ổng chiều bà lắm á, nhưng mà bả cứ đau khổ trong cái đầu của bả.
Đức Thầy: Bả học cái lười biếng á, ổng chiều thì mình học cái lười biếng, chớ học cái gì đâu? Không có sướng gì đâu.
Bây giờ nghe băng, bả mở trí.
Bạn đạo4: Con bây giờ con chỉ muốn tu thôi, còn không muốn…
Đức Thầy: Làm cái gì nữa? Bây giờ lập gia đình nữa là khổ nữa, mang nợ nữa. Xứ này là xứ đổ nợ này! (cười)
Bạn đạo3: Ông Lệ ổng có hỏi gia đình con, thì con có nói, con có thằng con, thì ổng hỏi, “Học về cái gì?” Con nói là sang đây thì ai cũng học business, học engineering. Con cái thì nó giỏi, thằng con, con thì nó khá lắm, mà con điên cái đầu là vì cái giống Việt Nam làm sao mà tự nhiên nó học Chính Trị? Thầy ơi, con nghe nó học Chính Trị con nản quá, học…
Đức Thầy: Ừ, nó giống cha nó mà.
Bạn đạo3: Mà đứa thì học về… cái gì… Trời, ông Lệ ông nói nghe một câu…
Đức Thầy: Về làm quan lớn?
Bạn đạo3: “Bà đừng có tưởng là nó không tu đâu. Nó là một cái đứa tu đó; là vì nó không tu thì nó đi học business, engineering; mà đây nó học cái này là Chính Trị, mà Chính Trị của Cha trên trời cho nó đó.”
Đức Thầy: Ừ. Thì bây giờ chỉ cho nó tu cho nó mau.
Bạn đạo3: Dạ. Mà thằng nhỏ nó cũng như tu á, Thầy; nó không có biết cái gì hết á, quần áo, nó ăn bận…
Đức Thầy: Chị đem băng tôi về nó nghe nó thích hợp à.
Bạn đạo3: Dạ, mà nó học thì được lắm.
Đức Thầy: À, đem băng về nghe, thấy Chính Trị tôi nó còn cao hơn cái Chính Trị tụi nó đi học! (cười) Tôi giảng cho chính trị gia nghe mà, ngoại giao đoàn mà, tướng tá mà, đâu phải tầm thường.
Bạn đạo3: Con cũng muốn xin Thầy một chút điển để con thuyết mấy đứa nhỏ con cho nó tu.
Đức Thầy: Mà Chị phải thiền mới được. Chị không thiền, Chị làm sao, cái, cái của Chị bị mất điển rồi. Rồi Chị thiền, Chị khôi phục cái điển Chị lại, Chị mới thuyết giảng được.
Bạn đạo3: Dạ.
Đức Thầy: Ờ, tới đây học. [45:57]
[Hết cuốn 19820000Q1]