19820000L2
GIẢNG VỀ ĐIỂN GIỚI - Cuốn A
Đức Thầy: Thấy không? Mình cứ lý này lẽ kia thì mình tạo cái có và để cho nó ràng buộc, thì mình cái nghiệp càng ngày càng nặng, làm sao phần hồn có thể thăng hoa được?
Khi ta ngồi ta thiền, nhắm mắt vậy, khi Anh thấy Anh đi như vậy, như đó, là Anh đâu có nghĩ vấn đề thế gian nữa. Trong túi Anh có bao nhiêu tiền, nhà cửa Anh mấy cái, Anh đâu có nghĩ vấn đề đó! Nhưng mà Anh cứ nghĩ cái vấn đề, kêu bằng, sáng suốt của Anh đang theo dõi đó thôi.
Đức Thầy: Rốt cuộc mọi người chỉ giữ thanh tịnh và sáng suốt.
Bạn đạo: Dạ.
Đức Thầy: Đó, cho nên lúc đó mình chỉ vun bồi sự thanh tịnh và sáng suốt khi ngồi thiền. Nhắm mắt cũng như mở mắt, mình phải hoà đồng với tất cả Càn Khôn Vũ Trụ, thì mình thấy mình thanh nhẹ vô cùng và học hỏi vô cùng; học chưa hết. "Giây phút thiêng liêng này tôi cảm nhận điều đó, nhưng mà giây phút khác tôi cảm nhận điều khác. Đó là tôi thấy sự vô cùng ở bên trên. Chính tôi làm bài thơ, ngày hôm nay đề tài này, nhưng mà chút nữa tôi làm một bài cũng đề tài đó, rồi tôi cũng làm được một bài thơ. Mà tôi làm 20 bài cũng một đề tài được, tôi làm được. Tại sao? Vì tôi có sự sáng suốt vô cùng,” thấy không? “Tôi mới có sự giao cảm vô cùng."
Bạn đạo: Dạ.
Đức Thầy: Đó! Là chỉ có điển giới mà thôi. Cái tâm linh của chúng ta đã làm chủ thể xác rõ ràng, mà nếu chúng ta không bước vào điển giới… [01:20]
Hồi nãy giờ, chúng ta nói chuyện về cái điển nó mới giao cảm mau lẹ và thông cảm, hiểu liền, giải quyết liền.
Mà nếu mà chúng ta không trở về với căn bản điển giới là chúng ta bị kẹt mà thôi; nó kêu bằng trần trược.
Cho nên cái chuyện tu nó rất kỳ diệu: từ giai đoạn một, người tu chùa đọc kinh, đọc kinh nó làm cho con người thức tâm. Đọc mà phải biết nghiên cứu, phải thầm kín nghiên cứu cái câu văn, “Tại sao người ta nói như vậy? Ai viết? Phải có một người nắm cây bút và suy tư cái việc đó và hoà cảm với việc đó, mới viết ra câu văn này được.” Đó, thì mình phải hiểu.
Coi phim cinéma phải dòm và hiểu cái ông đang quay phim; thấy không?
Chớ đừng có dòm cái ông đóng phim là trật rồi đó.
Dòm được ông quay phim rồi, rồi dòm tư tưởng của ông đạo diễn, thì mình coi hát không có mệt, và lại mình học lại hơn. Thấy không?
Cho nên nhiều người không biết, vô, nhảy vô tuồng hát, đi luôn với mấy thằng đó, thành ra nó mệt lắm, coi nó oánh ào ào, khóc, chảy máu, rồi mình cũng mất hồn; rồi rốt cuộc, té ra tiền mất mà tật còn: hù mình sợ thôi. [02:43]
Đó, cho nên mình phải hiểu mọi khía cạnh, là vậy.
Khi người tu Vô Vi nó hiểu mọi khía cạnh là nó không bị lừa nữa. Thấy không? Khi nó đọc cái cuốn sách này, nó phải dòm cái tác giả:“Thằng cha này nó có chế biến không?”
Cho nên, tại sao tôi không sửa sách? Ai muốn viết gì, viết, để cho người ta đọc.
Nhưng mà tôi chỉ nói mọi người, chỉ giữ: Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định. Để chi?
Để phán xét cái nào đúng hay là không đúng. Nó có không đúng, nó kèm với cái đúng, mình mới thấy rằng cái đúng cần thiết hơn cái không đúng. À!
Nhưng mà không có cái không đúng, làm sao Anh biết Anh cần thiết cái đúng hơn?
Cho nên, cái gì cũng có thể đọc được, nhưng mà tự mình thức tâm. Không có lạc đường đâu.
À. Thành ra tôi không có can thiệp vô cái chỗ người ta viết. Tác giả muốn viết gì, muốn cho ai, cho, muốn đọc sách gì, đọc; bởi vì tràng giang đại hải ở thế gian đều là giáo lý giáo dục con người tiến hoá.
Biết chữ thì nhờ chữ giải giùm.
Còn không biết chữ thì dòm cái cây, cái cây cũng dạy mình tu mà!
Cái cây nó đang tiến hoá, từ cái hột giống mà nó lên như thế đó, là cái sức tranh đấu, phấn đấu tiến hoá vô cùng của nó, nó có mà. Mình cắt đi, ngày mai nó cũng lên nữa. Thấy không?
Cái sự bất phục của nó và cái sự tiến hoá hằng hữu trong nội thức của nó, mình hiểu cái đó là mình dễ tu hơn.
Thì ở đâu cũng có bài học hết. Ngay cái đèn cũng bài học, mà cái bàn cũng bài học, mà tất cả miếng tapis chúng ta đang ngồi đây là cũng là bài học. Rồi bây giờ mình hỏi, sự chịu đựng dũng tiến của miếng tapis này, nó giá trị bằng cách nào?
Chúng ta đang ngồi đè nó, nó hiểu tài liệu của chúng ta nhiều hơn. Thấy chưa? Còn chúng ta không hiểu thực chất của chính nó. [04:33]
Cho nên, những bạn đạo bây giờ ở Cali họ nghiên cứu; trong lúc mà họ bàn bạc với nhau, phê bình với nhau, người nào được phê bình, phải ngồi đó như tapis để cho người khác ào, đổ trên đầu mình, coi thử, dòm thử mình còn sân không, còn hờn không, còn giận không, còn buồn không, còn tủi không? Đó!
Mình nói mình tu giải thoát mà, “Tu Vô Vi là tôi muốn giải thoát. Mà giải thoát mà tôi còn ôm cái bản tánh tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố, dục, làm sao tôi giải thoát?”
Cho nên những người ở bên Cali nó lại tiến tới một bước nữa, làm tapis. Bây giờ Ông Tám có cái bài thuyết giảng về tapis: bây giờ mọi người đóng vai trò tapis, có thể đóng nổi không? Không đau, không đớn, nhưng mà thật sự đau đớn. Ngồi đó mà bị người ta chửi, chửi oan, nói đủ thứ hết, cũng phải coi thế nào.
Mà nhờ những cái khoá đó, nhờ cái buổi học đó, con người nó thấy nó tự gọt rửa được tự ái rồi thì cái tự ái dẹp bỏ, nó đâu còn tối tăm nữa!
Mà mình còn bực tức và chấp: “Trời ơi, đạo Phật sao mà lôi thôi như vậy?” Hay nói: “Cái đạo này sao lại tồi bại như vậy?” Là cái người đó còn chấp ở trong sự tăm tối.
Mà người sáng suốt, thấy cái trược, từ cái trược nó tiến tới cái thanh.
Chúng ta đều là trong trược mà ra. Chú nào giáng trần cũng là ở trong trược: 9 tháng, 10 ngày bị giam hãm trong bụng mẹ tăm tối vô cùng rồi mới chịu khắc phục, chấp nhận, mới ra làm con người.
Thì ra làm người, có cái xã hội sao nó đòi hỏi nữa? Thì mình còn phải học nhẫn mới tiến được!
Mà ngày hôm nay chúng ta tu rồi chúng ta không học nhẫn, làm sao chúng ta thăng hoa đi lên, trở lại cái con đường quê xưa chốn cũ? Mà nếu chúng ta không chịu học nhẫn, làm sao thăng hoa đi lên?
Cho nên, nhiều người còn kẹt, còn chấp, nói: “Trời ơi, cái đạo này sao mà… Vô, tôi là người đi tầm đạo, mà gặp cái tụi gì đâu mà ba trợn, nói tầm bậy tầm bạ, cứ chửi trên đầu người ta?”
Nhưng mà nó không biết cái chửi là cái giá trị, cái phê phán đó là cái giá trị; mà phê phán là chìa khoá mở tâm can của con người; mà nó không biết.
Cho nên Thượng Đế đã phê phán con người, và ràng buộc con người đi tới thức tâm, từ cái ngu muội đi tới sáng suốt. Đó! Quý vị bây giờ làm cha, làm mẹ, ban đầu thích thì “Tui ăn học, này kia, kia nọ, tui cưới con vợ. Bây giờ, tui cưới con vợ, con vợ nó cãi, nó cãi, cãi, cãi từ sáng tới tối. Rồi tui đẻ ba đứa con, chính tui đúc nó ra, tui tưởng an ninh, nhưng mà nó cãi, cũng cãi từ sáng tới tối nữa; nó nói bố nó ngu!”
Nó có cái trường hợp đó không? “Ờ, nếu tôi dùng độc tài thì con tôi cũng không mở nữa. Nó về, nó thấy tôi, sợ, nó không chơi, nó đi chơi tụi lưu manh. Càng ngày tôi càng bực tức, mà tôi không thấy đó là cây thước và đó là cái phương thức để độ tiến tâm linh cho tôi, mà đó là bài toán của Thượng Đế đang dìu dắt con Ngài, là tôi!”
Thấy chưa? Mà không biết, thành ra, đâm ra chấp cái này, chấp cái kia, chấp cái nọ, giận cái này, giận cái kia, giận cái nọ, thành ra cuống cuồng một đống, không có giải thoát được, đi tới chỗ điên cuồng, là vậy. [07:55]
Cho nên chúng ta tu về Vô Vi, chúng ta không có nói về cái phàm tánh, nhưng mà: “Tôi muốn giải thoát, tôi mới tu về Vô Vi. Nếu tôi không muốn giải thoát, tôi tu về Vô Vi làm cái gì? Tôi đi cấp bách để làm cái gì? Để trở về với căn bản của chính tôi. Sự sáng suốt của chính tôi ở đâu? Nó hằng hữu trong tôi mà tôi không thấy. Tại sao tôi mất? Tại vì tôi rước cái ngoại cảnh quá nhiều. Sự động loạn của người ta, chớ của tôi, không có. [08:23] Bây giờ tôi trở về với tôi, tôi mới thấy rõ sự động loạn và sự trì trệ tăm tối của tôi, thì tôi mới gột rửa nó, tôi chấp nhận.”
Cho nên, những cái buổi mà phê phán hàng tuần mà các bạn gặp nhau đó, nên đem ra phê phán; phê phán cái cuốn băng của tôi trước hết, tôi giảng, coi thử “Ông Tám này Ổng xạo ở chỗ nào? Ổng nói ẩu ở chỗ nào? Hay là Ổng thực tế ở chỗ nào?” Rồi phê qua phán lại, rồi mới tìm ra cái giải pháp cho chung.
Có chút xíu đó mà mở trí. Mà người nào nói bậy thì phải chấp nhận bị người ta phê bình. Mà sau cái phê bình đó là, kêu bằng, giải toả tất cả những sự tăm tối, và đem lại sự sáng suốt cho chính mình.
Nhưng mà nhiều người không hiểu, không hiểu đây là một cái trường đại học: sự đàm đạo qua lại, lời ăn tiếng nói của các bạn không phải là của các bạn. Tôi nói như vậy đó: Thượng Đế đã mượn làm thành cái công cụ giáo dục tâm linh của mọi người, để mọi người thức tâm.
Nói bậy, rồi không chấp nhận cái chuyện bậy, rồi giải toả chuyện bậy.
Phải đi tới sáng suốt không? Phải thức tâm không?
Mà Thượng Đế dạy mình! Bây giờ, hào quang của Ngài là vô cùng tận, chiếu từ đầu tới chân của mình, tại sao Ngài không sắp được bài đơn giản để cho mình học, tuỳ thức của mình?
À, cái chú kia chú thích uống rượu: “Ôi, tôi uống bao nhiêu uống, tôi không say đâu!” Uống thét rồi tới tuổi già rồi mới thấy, mấy chục năm sau mới thấy: “Đau khớp xương này, đau khớp xương kia, đau khớp xương nọ, là tại vì hồi trước tôi làm anh hung!” Mà dòm lại, cái hồi làm anh hùng đó là gì? Là tối tăm, là ngu muội. Lớn tuổi rồi mới thức giác, nói: “Trời ơi, sao mà mình ngu mấy chục năm không hay?”
Nhưng mà hỏi chớ, Thượng Đế sao lại bất công, không nhắc, không cho mình hay, cho mình thấy?
Uống rượu thì chơi với uống rượu mà! Cái thằng bạn uống rượu mình, nó cũng uống, nó bệnh như vậy, đừng có nói mình biết chữ để xem báo chí nữa, thì mình cũng thấy những cái trường hợp đó rồi. Tại mình không chịu học; thấy không? Mình bằng lòng hại mình thì mình phải chịu chớ ai hại mình? Thấy rõ chưa?
Họ nói, hồi nào tới giờ, nghĩa là, hỏi mấy cái ông mà già ổng cưới vợ rồi, chớ: “ Cưới vợ sướng không Bác?”
Nói: “Thôi, Con rảnh, Con lo con tu, sống mình Con còn sướng hơn!”
Nó lại ghét ông già đó rồi. Nó nói: “Ông đó là ổng hưởng rồi, bây giờ ổng không muốn mình hưởng!”
Àaaa... thì nó đâm đầu nó đi hưởng. Hưởng rồi nó mới thấy là khổ: “Té ra, cái ông già kia ổng mách cho mình, mà mình không biết!”
Mà ai mượn ông già đó tới mách?
Cũng là Thượng Đế chuyển cho mọi người, để trao đổi và giáo dục, thức tâm. [11:12]
Cho nên, ở thế gian những người tu dòm thấy, ở đời họ hay cạnh tranh, ghét chóc với nhau, giết chóc với nhau, và làm bận rộn cho mọi người, và xã hội không an. Người nào tu tới thanh nhẹ thì cũng phiền vấn đề đó, nhưng mà tu chưa quán thông được thì không thấy rõ Thượng Đế an bài những bài học để dẫn tiến những tâm linh tăm tối, mà nó quá tăm tối, nó không bị đụng với nhau, nó không có tiến.
Nó đụng rồi nó mới thức chớ! Nó không đụng, làm sao nó thức?
Cho nên, ngày nay những vị bô lão đụng rồi mới thức, nói: “Thôi đi, tôi không có làm nghề đó, nhất định tôi không có làm nghề đó nữa. Tôi giải nghiệp rồi, tôi không làm nghề đó nữa!”
Mà hồi trước thích ghê lắm, cầu xin cho có cái việc đó để mình làm!
Đụng phải, mới tiến.
Cho nên, Vô Vi bây giờ ở Cali người ta làm rất đúng, là cứ đụng đi, cho nó đụng đi! Tuần đó là anh hay là chị ra, muốn thuyết đề tài đó là chị đứng lên thuyết, rồi chút nữa họ mổ xẻ tơi bời. Mà mổ xẻ rồi thì thấy mình nhẹ, đi về sung sướng! Thành ra nó mới có hứng thú và nó đi tới thiền đường để nó tìm cái tự do của phần hồn.
Mình hướng thẳng về phần hồn, mà không được tự do, chớ tu làm cái gì?
“Tui vô trong chùa, tui thấy ông Phật, tui sợ quá; rồi thấy ông thầy chùa, tôi sợ quá; rồi thấy người ta, tôi sợ người ta phê bình quá! Tôi tu cái gì?” Để cho người ta phê bình! Quan Âm bị oan mới thành đạo; thấy không? Mấy ông sư giỏi cũng bị hành hạ, ổng mới thành đạo;phải không? Những là, bên Công Giáo, Jésus Christ, một nhân tài rõ rệt tại thế, và quán thông mọi sự việc, cũng bị nạn mới thăng hoa.
Nhưng mình cứ kêu Jésus Christ làm việc cho mình, làm sao được? Làm sao mình khôn hơn Ngài được! Thấy không? Thì Phật cũng vậy! Tất cả mọi chúng ta, mà nói người đời á, ở gia đình chị, em mà bắt chị, em phục vụ một mình mình, họ cũng không chịu.
Mình có tay có chân, tại sao không tự làm để đi tới sự sáng suốt. Thấy không?
Cho nên, cái tu về Vô Vi, mỗi người nó phát triển rồi, nó thấy nó… (nghe không rõ) [13:25]
Tự chủ rồi, nó thấy rõ trách nhiệm của nó đối với nó và đối với quần chúng ở xung quanh nó; mà vợ ra vợ, chồng ra chồng, không có lộn xộn, lúc nào cũng, ha, hiên ngang giữa Trời, Đất, hiên ngang giữa Trời, Đất mà để thăng hoa tư tưởng của chính mình, chớ không có bị kẹt và không bị lệ thuộc ở chỗ nào hết.
Bởi vì, học đi học lại, có ông thầy giỏi, nhắc đi nhắc lại cũng nhắc cái thức đó, mà thôi.
Mà nó thức tâm rồi thì nó giữ lấy nó đi. Đó là phần sáng suốt vô cùng. Mỗi người là một điểm linh quang tại thế mà!
Không biết mình là kẹt.
Cho nên, chúng ta học, ngay trong cái căn nhà này biết bao nhiêu công chuyện học.
Viết ra biết bao nhiêu cuốn kinh, nếu quý vị thanh tịnh, ngồi đây, quý vị dòm cái vách tường không mà viết ra cuốn kinh được. Cái vách tường nó đang bảo vệ quý vị, và nó đang chịu đựng tất cả những gì trở lực để nó bảo về cho mình có sự sống. Mà đó, vách tường đã tạo thành bởi trí khôn của loài người; mà trí khôn là sáng suốt mới làm được.
Hỏi chớ: Càn Khôn Vũ Trụ đã cho nó sự sáng suốt để xây dựng thành cái vách tường, mà ngày nay nó thành cái vách tường hãnh diện như vậy, thanh tịnh trước mặt chúng ta và bảo vệ chúng ta, và không có một lời than thở, mà chúng ta sáng suốt và tạo ra nó, mà chúng ta còn đè lê nó, làm sao chúng ta tiến?
Cho nên, chúng ta thức tâm trong một giây phút, mà thôi. Cho nên, trong kinh cũng nói là: “Tu nhất kiếp, ngộ nhất thời”; chớ đâu phải là tu mấy chục kiếp mà ngộ mấy chục kiếp liền, đâu có được. “Tu nhất kiếp, ngộ nhất thời”; tu hoài, tu hoài, tu hoài, tu không ngừng; và trong một chút xíu đó là mình thành đạo rồi. À, thức tâm, dòm vách tường cũng thấy đạo rồi.
Người ta nói: “Cửu niên diện bích”, là “Chín năm tôi ngồi để tôi hiểu nguyên lý của vách tường, là tôi quán thông tất cả Càn Khôn Vũ Trụ.” Có bao nhiêu đó à, là một bài học vô cùng tận. Rồi từ cái đó, mình dòm tất cả nguyên lý, tới cái ghế, cái bàn đều là trí khôn của loài người tạo thành. Và chúng ta hãnh diện đang ngự trong cái Tiểu Thiên Địa huyền vi của Trời Đất ân ban này, quý giá vô cùng.
Mà đang ngự trong toà sen sáng suốt, mà không biết trở về với chính mình, cứ tầm đường ở bên ngoài và không chịu vào trong, là tự kẹt rồi! [16:09]
Cho nên, nhiều người thiền mà cái tâm cứ vọng động chạy ra ngoài và không có trở về với mình, ý mã tâm viên, cứ đổng đổng, đổng đổng ở ngoài đường hoài; không được; phải trở về với căn bản của chính mình: Thanh tịnh và sáng suốt.
Rốt cuộc là chỉ có thanh tịnh và sáng suốt mới thấy rõ phần hồn.
Nhiều người nói: “Ông Tám xuất hồn, Ông giỏi Ông tới nhà tôi cho tôi biết, đá tôi một cái!” Cái đó là cái sai lầm vô cùng; cái đó là cái bàng môn tả đạo: người ta có thể dùng bùa chú, người ta lấy cái áo của mình, người ta niệm, rồi người ta đập một roi cá đuối, từ ở ngoài này mà ở trong phòng thấy cả lằn ở trong mình mình! Nhưng mà những vị đó đã đi đến đâu?
Cái quan trọng là cái tự thức của chình mình: khi mình thấy mình là thấy tất cả.
Còn chưa thấy mình, chưa bao giờ thấy được cái gì hết!
Cho nên, ráng tu để vạch con đường tự trở về với chính mình, mới thấy sự sai lầm bao nhiêu.
Có nhiều người, cả mấy ngàn năm bị đày tại thế gian, mà không hiểu, tưởng là “Tôi mới ra làm người đây; như vầy mà tôi gặp những chuyện bất công!” Cho nên, nhiều người giáng sanh xuống thế gian lại gặp tất cả những trở ngại: “Tôi muốn như vầy, mà họ muốn vầy; tôi muốn như vầy, là họ muốn vầy!” Nhưng mà rồi người đó đã có nghiệp tu, tu nhiều kiếp rồi mới có cái cơ hội thức tâm. Còn nhiều người xuống thế gian này đa thê, cũng vậy: kỳ, vì trước y tu, nhưng mà y tu khép ở vô một xó, rồi bây giờ cho y học hoà đồng. Mà đa thê là vô thê! (cười) Nhiều người vợ nhiều thì cũng như không vợ à! Có phải ông thầy tu không? Cho nên, những người đó nó chán đời rồi nó mới tu; còn dễ hơn mấy cái ông mà nó từ nhỏ mà, “Tôi đi ra đi tu, rồi sau này tôi cởi áo tôi đi cưới vợ”; khác! Thấy không?
Đó, cho nên, ở trong cái thực trạng, trong cái sự thực nghiệm, và mình thấy khả năng sẵn có của chính mình, mới thật là người tu.
Nếu Anh không có sai lầm, Anh không bị hư hao, Anh không bị tổn thất thì làm sao mà Anh chịu tu bổ sửa chữa trở lộn lại? Cho nên, chúng ta đừng có sợ và đừng tự ái.
Khi chúng ta đàm đạo giữa bạn đạo và bạn đạo, thẳng thắn cho họ phê bình đi, “Chửi tôi đi, tôi sai lầm, để tôi tìm một điềm thanh tịnh sẵn có của chính tôi. Mặt này không phải mặt của tôi, xác này không phải xác của tôi, căn nhà này không phải của tôi, vợ con không phải của tôi, chỉ sự thanh tịnh và sáng suốt của tôi; bây giờ, tôi muốn tìm ra cái đó mà thôi. Tôi muốn đạt sự thanh tịnh và sáng suốt thì tôi không sợ cái động loạn nữa, vì tôi thấy cái sự đó hằng hữu trong tôi, thì tôi phải vun bồi và tôi giữ lấy cái đó. Sự động loạn không nghĩa lý gì đối với tôi, tôi mới giải quyết được mọi sự việc.”
Thấy rõ cái chỗ đó mới là người tu. [19:00]
Cho nên, nhiều người muốn ảo thuật, muốn đủ thứ hết trọi. Tôi đã nói rồi, cho nên người ta lấy hai miếng vải kéo ra, hai con bồ câu nó chạy ra. Ông đó đâu có cần phải đi làm nữa. Anh thấy rõ không?
Lấy giấy (nghe không rõ) xòe ra cái dollars không! Nó không cần phải đi làm nữa? Nhưng mà cuối tháng nó không có tiền trả tiền nhà;hỏi chớ, cái hay nó ở đâu?
Nhưng mà người thế gian thích coi cái ảo thuật đó, muốn biết cái đó, nhưng mà không biết cái tâm của mình là vô cùng, cứ muốn có cái đó không à! “Tôi thắp cây nhang cái, tôi thổi 3 cắc thành bạc giấy à!” Nhưng mà những ông đó là mấy ông thiếu nợ nhiều nhất, không có giải quyết được cái sinh hoạt của chính ổng, thế người ta mới kêu bằng bàng môn tả đạo. Nhưng mà bây giờ nó xuất hiện lần lần này: “Tôi đi cứu người này này, tôi đi trị bệnh cho người này này, tôi xoè cái tay vậy là người đó hết bệnh này. Tôi lấy cái tay tôi đút lỗ tai cái nó hết điếc!” Nhưng mà tới lúc ổng điếc là ổng đút không được rồi. [20:06]
Phải hiểu tại sao Thượng Đế cho những cái bệnh để xuống thế gian làm gì?
Ngài là vô cùng, con của Ngài, tại sao Ngài lại có cái tâm xấu mà đi hại con Ngài?
Không có hại!
Tại cái thức của nó còn tăm tối, phải nên cho nó học tăm tối, vô cùng tăm tối nó mới khao khát sự sáng suốt.
Cái chuyện của Ngài làm, kiếp này, kiếp kia, kiếp nọ, không phải một kiếp. Rồi nó mới thức tâm và nó khao khát cái đó, nó mới vun bồi cái dũng trí nó, nó đi tìm cái sự khao khát của chính nó, là nó sẽ thành đạo.
Cho nên, bệnh do tánh sanh, mỗi người có một cái bệnh tại thế. Từ từ thức tâm là từ từ trị mình.
Mà khi thức tâm là uống được cái viên thuốc vạn năng của Thượng Đế, chữa trị tận căn, tận gốc mà không ai hay.
Cho nên tôi khuyên mọi người cứ lo tu đi rồi nó sẽ giải quyết.
“Tại sao mà gặp Ông Tám, ổng chỉ kêu tu đi không à?”
Vì Ổng đã đem cái xác của Ổng ra Ổng thực hiện, và Ổng giải thoát cho Ổng, chớ không có ai giúp Ổng bằng Ổng tự giúp, thành ra Ổng kêu mình tu đi, vì việc Ổng làm chỉ có bao nhiêu đó Ổng mới thành công.
Mà kêu mình, mình không chịu làm, mình chỉ cầu xin, ngược lại mình còn kêu Ổng làm việc cho mình nữa; hỏi, sự công bằng ở đâu? Mình khao khát công bằng, mình đi tìm sự công bằng, tại sao mình không thực hiện công bằng?
Phải kẹt ở chỗ đó không? [21:43]
Cho nên, nhiều người chưa thức tâm, nhưng mà người tu thành đạo phải kiên trì chờ đợi, vì nó là một người bạn đời của chúng ta; trong lúc đi cũng là bạn và trong lúc thành nó cũng là bạn. Chúng ta không có xa cách nhau, không có tị hiềm, không có phân chia, không có cách biệt, mà giữ cái thức đồng đẳng để dẫn và để tiến hoá.
Cho nên, dẹp bỏ cái tự ái, cống cao ngạo mạn, không có vụ ta đây nữa, nhưng mà có sự hoà đồng là cái ta lớn rộng của Càn Khôn Vũ Trụ. Cái ta đó là cái thức của Thượng Đế, nhỏ nhất cũng Ngài và lớn nhất cũng Ngài, mới thấy sự toàn năng của chính Ngài.
Đó, bây giờ chúng ta thấy sự toàn năng của Thượng Đế ở đâu? Sao ông nói Thượng Đế hoài, mà tôi muốn thấy, Thượng Đế ở đâu? Phần hồn của mọi người đang giam hãm trong cái con tim này, mà con tim này ở ngay trung thiên, chính giữa này. Mà cái thức ở trung tim này nó quản lý từ cái sợi tóc ở trên đầu và tới ngón chân cái. Nó ở trung dung ở chính giữa, nhưng mà nó quản thúc trên dưới. Nó quản thúc, nó quản lý hết từ trên tới dưới, và nó chịu trách nhiệm.
Hỏi chớ, Thượng Đế đang làm việc ở đây và đang cai quản trên Hư Không Đại Định, kể cả dưới Địa Ngục. Hỏi chớ, hồn chúng ta phải làm điều đó không? Có khác gì hơn những công việc của Thượng Đế đã và đang làm không?
Mà chúng ta vì yếu hèn, sợ, hướng ngoại và không chịu trở về với chánh cung của mình để làm việc, thành ra yếu hèn! Chỉ có bao nhiêu đó thôi. Nội cái tiền mình có, mà chia cho người ta, nó cũng tiếc nữa! Phải yếu hèn không? Tiền của Thượng Đế, tiền của gì của mình? [23:50] Món ăn của Thượng Đế để thức tâm mọi người, thì chúng ta phải thực hiện tình thương và đạo đức để hòa đồng và chia sẻ với mọi người, thế gian mới có thái bình.
Nhưng người thế gian, không!
Nó muốn sửa đổi cái cuộc diện này, nó phải hy sinh. Mình thấy con thú không? Muốn sửa đổi cái nghiệp của con thú, nó phải hy sinh, nó để cho con người ăn; và nó qua cái Tiểu Thiên Địa này để nó thức, nó đi lên cao hơn. Đó, từ con thú mà nó biết sống với con người, nó sẽ tiến về Thần, Tiên, Thánh, Phật.
Mà từ con thú không biết sống với con người, nó chỉ đi xuống dưới, bốn chân, rồi còn hai chân, rồi tới bò lết. Có bằng chứng trước mắt cho chúng ta thấy, càng ngày càng cụt lủn luôn à.
Mà chúng ta biết trở lộn lại thì chúng ta sẽ có tất cả là ở chỗ đó, sẽ toàn diện. [24:47]
Cho nên, đừng có chậm trễ và không hiểu mình và cứ lo hiểu chuyện người ta; lo lý lịch người này, người kia, người nọ, mà lý lịch của mình không chịu đọc, bỏ phế không chịu đọc cái lý lịch của mình ở đâu đến đây rồi sẽ về đâu? Không chịu, không chịu thanh tịnh trở về, mới đọc thấy rõ sự sai lầm của chính mình, nhưng mà cứ muốn phê phán cái sự sai lầm của người khác, rồi càng ngày càng lạc thêm và không trở về với tâm thức.
Hỏi chớ: chúng ta tìm bao nhiêu tài liệu ở bên ngoài, rồi bên trong chúng ta quên đi, làm sao chúng ta thành công?
Cho nên, Ông Phật cũng không chủ trương ai viết sách; Thượng Đế cũng không kêu ai viết sách, vì sách Ngài đã viết rồi. Sự thật nó vậy:sách Ngài đã viết rồi, cho chúng ta ở trong định luật sanh, lão, bênh, tử, khổ; đó là Ngài đã viết rồi, kích động và phản động để mình học và tự thức.
Hỏi chớ: Mọi người chúng ta ngồi ở đây, có người nào không bằng lòng vượt qua những cái trạng thái đó mà phải đi như vậy?
Người nào cũng không bằng lòng, nhưng mà rốt cuộc là phải đi như vậy.
Phải bài của Ngài ra không?
Chỉ chờ học trò trả bài. Trả bài được một cảnh là tiến một cảnh, trả một cảnh là tiến một cảnh.
Cho nên, trong đời nó có đạo, đời nó có đạo.
Trong gia đình, trong gia cang, vợ, con, anh, em đều có đạo. Người thế gian mắt phàm, nói “Nhơn đạo”; trong cái nhơn đạo nó có chơn đạo. Mà ai hiểu được cái tầng số, học ngay trong gia đình mình cũng thành đạo. Cần phải đi đâu mà tốn hao nữa? Thấy không? Cái thức nó mở rồi thì ở đâu chúng ta cũng học.
Cho nên, chúng ta học rồi chúng ta mới thấy chúng ta là con của Thượng Đế, chúng ta phải trở về với gia đình của Thượng Đế.
Đó, như các bạn ngồi họp vầy, các bạn kích bác với nhau, mà trong đó là phải học tha thứ, thực hiện tình thương và đạo đức, phê bình cho kỳ được để thấy rõ sự sai trái của tâm linh và tiến thẳng về sự thanh tịnh và sáng suốt, thì mình mới thấy giải toả được. [27:10]
Thiền phải giác, chớ thiền mà càng ngày càng ngu thì thiền làm chi?
Thiền là phải giác. Khi Anh thiền, đó là động chớ gì? Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định; phải động không?
Nó ban đầu mới vậy, mà bây giờ mình bịt cho nó bùng bùng, bùng bùng nó đi lên; rồi làm Pháp Luân này kia, kia nọ, phải động không? Mà trong cái động rồi nó mới đi tới cái tịnh, tịnh nó sáng suốt, sáng suốt nó mới giác, nó thấy cái chuyện sai lầm của chính nó.
Thì chúng ta, bạn đạo vô ngồi đây bàn cãi này kia, kia nọ, ào ào một chặp, chặp... rồi giải toả ra. Hai người đồng nói, thì chúng ta mới tưởng rằng cái sự sáng suốt ở bên trên sẽ ban bố để giải quyết cái câu chuyện bữa nay mình thấy nan giải nhưng mà sẽ giải. Mình cứ bàn bạc thẳng thắn đi tới, thật tình, thì một chặp, ra, nó, cái giải pháp cho các phương diện đồng học, chớ không ai giỏi hơn ai hết, mới thấy sự công bằng của Thượng Đế.
Cho nên, các bạn không phải cần các cái nhóm người rất lớn mà để cãi vã và gây ra đổ vỡ.
Nhóm người rất nhỏ mà biết bàn bạc, biết xây dựng thì cái giá trị vô cùng, sẽ cống hiến cho nhơn sanh ở tương lai. Mình biết sửa mình từ động loạn đi tới thanh tịnh là cái điều rất quý giá.
Thế gian đang động loạn, ai cũng tham sanh uý tử, ham sống sợ chết; mà mình thức giác rồi, mình thấy cái chết là đương nhiên phải có:“Trong chết nó có sống, tôi không sợ vấn đề đó nữa.”
Mà trong sống nó phải có chết. Thấy tịnh ngay trong cái thức của mình không? “Khi tôi thức tâm, tôi hiểu trong sống có chết, trong chết có sống, phải tôi thức tâm chưa? Tôi đâu còn bị bơ vơ nữa! Vì tôi sợ chết, tôi mới nghe lời tầm bậy tầm bạ. Tôi không sợ chết, tôi làm sao tôi nghe lời tầm bậy, tầm bạ? Trong cái chết tôi có sống, có hồi sinh.” [29:00]
Cho nên, khoa học rất hay, xịt cái con ruồi chết này, con muỗi chết này. Mà ngày nay sự hiện diện của con ruồi với con muỗi, và của con ruồi, con muỗi mấy nghìn năm về trước, cái mặt phải giống mấy con ruồi, con muỗi này không?
Hỏi chớ khoa học đã đi đến đâu?
Chưa!
Chắc hẳn là các bạn xác nhận: “Chưa! Cuộc luân hồi của Thượng Đế an bài khoa học huyền bí, chớ không phải khoa học tạm bợ của vật chất.” Rất rõ ràng.
Cho nên, chúng ta tu rồi, cái khoa học huyền bí bên trong nó thức, ngồi mới thấy. Cũng như Anh ngồi, Anh thấy Anh đi tới, gặp này kia, kia nọ, biết đi rước bao nhiêu người, đó là cái khoa học huyền bí ở bên trong, không phải biểu lộ ra bên ngoài, nhưng mà thức, anh thấy, cảm sung sướng.
Rồi người kia nó nói: “Anh đem bằng chứng đi!”
“Bằng chứng, tôi xác nhận cho tôi đủ rồi, vì tôi hiểu trình độ không mua, không bán, trình độ tôi tới đó, trình độ Anh tới đó.”
Mà Anh tức nó, Anh muốn đem ra cũng không đem được, bởi vì cái thức của Anh chỉ bao nhiêu đó thôi. Rồi một ngày kia Anh sẽ đi tới cao hơn nữa thì Anh mới thấy rằng nhơn loại thụt lùi chớ chưa có tiến tới được.
Thượng Đế phí biết bao nhiêu công lao, phí biết bao nhiêu vật chất để cho nó học hỏi, nhưng mà nó chưa thức tâm! Cho nó đầy đủ điều kiện để sống trong lẽ sống, nhưng mà nó cũng chưa thức tâm; nó đâm ra phung phí, nó tưởng cái đó là của nó, nó quên Đấng Cha Lành, nó quên Đấng Trọn Lành đã tạo cho nó. [30:39]
(cười)… Cũng như bây giờ chúng ta làm cha mẹ ở gia đình, thấy rõ ràng, các con nó phung phí là tại cha nó. Cha nó biết rằng: “Cái này Con ăn một chén cơm, Con chỉ có 1 nhúm gạo này, Con có một chén cơm ăn, Con không nên nấu 3 nắm gạo! Một nắm là đủ rổi, đủ phần Con đó, Con cứ giữ đó Con ăn hoài.” Thấy không?
Còn cha nó nói: “Con muốn nấu bao nhiêu, bao nhiêu thì nấu, cha đem về cho Con một tấn”; thì nó có quyền phung phí, phung phí mà không tiếc. Khi nó không tiếc, nó không quý mến cái người đã tạo ra những cái vật cho nó dùng.
Mà nó biết quý mến cái người sáng tác những cái việc đó ra cho nó, thì nó sẽ quý mến cả Càn Khôn Vũ Trụ.
Sự liên hệ, đương nhiên nó không từ chối được. Cũng như hơi thở của chúng ta hiện tại, mọi người đều hít vô, thở ra, sự liên hệ này chúng ta đâu có từ chối được? Nếu không có sự thanh nhẹ này, chúng ta đâu có hạnh phúc, chúng ta đâu có cái giây phút thiêng liêng để thức tâm ngay bây giờ? Cũng nhờ cái hít vô và thở ra nó dẫn giải trong nội thức của chúng ta. Đó là sự công bằng của Thượng Đế đã ân ban cho mọi người rõ ràng.
Nhưng mà quên Ngài, không hiểu: “Ôi, đâu phải Ông Trời! Chuyện của tôi! Ông Tám nói bậy!”
Thiệt ra Ông Tám cũng là một thằng kỳ khôi mới tìm ra cái vụ đó được, chớ không có sách nào mà chỉ Ông Tám nói về vấn đề đó. [32:15]
Bạn đạo: Thưa Thầy, còn một điểm nữa là cái vấn đề trong sách có chỉ dẫn nói về trả oán, hay là nói về Võ Phật, thì thưa Thầy, chính tôi là con người đã mục đích và đã được chứng kiến những các cái vụ trả oán, và cũng như là được chứng kiến những các cái mà trong cái cuốn sách có nói về vấn đề Võ Phật.
Thì trong cái chùa Tịnh Quang ở Quận Tư, ở gần cái chỗ Cầu Muối đó, xưa kia thì cái chùa đó là một cái chùa rất nhỏ, một túp nhà lá thôi, thế sau này, sau cái hồi mà Phật Giáo xuống đường, thì là lúc bấy giờ họ tiếp tục xây lên một cái chùa rất lớn. Thì cái chùa đó là một cái chùa rất là linh thiêng, rất là đúng với lại cái kim chỉ nam của Đức Phật. Thì tất cả mọi người đều ăn giờ Ngọ rồi thì ông Thầy mới nói là: “Các Người vào đây để nguyện”.
Thì chính tôi cũng là cái người mà cứ Chủ Nhật đến thì là đến ngồi nguyện đó, thì tất cả mọi người cũng ngồi nguyện đó mà, và ông Thầy cũng ngồi, cũng như Thầy Tám đây. Thì tự nhiên có một người, nghĩa là, cứ ôm đầu và ôm cái cột, khóc la rần rần. Thì ông Thầy mới nói rằng:
“Đó, không biết là Ông nào, Bà nào đây? Thì rẽ ra để cho cái người đó vô đây!”
Thì ông Thầy mới hỏi: “Người là ai? Người hay là gì, hay là sao? Nói đi!”
Hỏi mãi, thì lúc bấy giờ cái người đó mới nói rằng: “Tôi không phải là người; tôi là con rắn. Tại sao nó đánh tôi? Tôi đâu có làm gì mà nó đánh tôi?”
Thế thì ông Thầy mới khuyên: “Nên tu đi, đừng có phá người ta nữa, nên tu đi! Tu đi rồi sẽ tha cho, không có làm cái kiếp này nữa!” Thì con rắn đồng ý là xin theo Phật để tu.
Thì cái người đó tỉnh lại, mới hỏi cái người đó, thì cái người đó có thuật lại là: “Con có la tất cả mọi người đang ngồi, con bán hàng cà phê ở Cầu Muối, con thấy con rắn chui ở dưới sàn, con có la mọi người ra đánh con rắn. Thế thì từ ngày đó, đánh con rắn, thì hàng quán con ế, mà suýt nữa cháy cả quán, mà con không bán được cái gì cả, mà con bịnh tật trong người.”
Thưa Thầy, cái đó để chứng minh trong cái cuốn sách người ta nói về vấn đề Võ Phật, mà chính mắt con nhìn thấy, tai con nghe, và mục đích… (nghe không rõ) [35 :20]
Cũng một câu chuyện nữa, cũng xảy ra, là có một ông trung tá đó ở Đà Lạt, ổng bị bệnh trong bao nhiêu năm nay, đi nhà thương không khỏi, rồi đi nhà thương, đi tất cả các nhà thương đều chịu về cái bệnh của ông ta. Đi là cứ cà nhắc, cà nhắc, đi không nổi nữa, có khi phải vực, có khi phải khênh.
Thế rồi hôm ấy đến cái chùa, mang đồ đạc, mang những heo hung với gà vịt đến. Thì ông Thầy mới đuổi ra, không nhận, nói là: “Ở đây chúng tôi cúng chay, chúng tôi cúng Phật hương hoa, chúng tôi không có cúng, không có sát sinh. Mang cái đồ này về! Mà đây không phải là nhà thương mà để chữa bệnh. Chúng tôi không phải ông thầy chữa bệnh!”
Người đó năn nỉ xin ở lại để lễ Phật. Lễ Phật trong vòng độ một tháng đó, thì cái người đó cũng tự nhiên, sau cái giờ Ngọ rồi, xuống, mới ăn đến 2 giờ, lúc bấy giờ lên là cái người đó trở thành như là một con vật, nghĩa là cứ bò chung quanh cái chùa đó, cứ bò, la. Lúc bấy giờ mọi người mới rẽ ra để cho ông ta vào. Ông ta ngồi, ông ta gầm gừ, ông ta xô cả ông Thầy. Ông Thầy mới chú nguyện, mới hỏi, thì ra ông đó là Ông Cọp.
Thì ông đó trả oán, mới nói rằng thì là: “Nhà Ngươi, tại là vì nó, tôi đến đây tôi kiện; kiện là vì nó giết chồng tôi, giết con tôi, giết gia đình tôi. Thì tôi làm nó, và tôi còn sẽ làm cả gia đình nó nữa!”
Thì ông Thầy ổng khuyên là: “Nên tu!”
Thì thưa Thầy, đó là những cái chứng minh, mà chính tôi được nhìn thấy, được nghe, nghe thấy, mắt nhìn thấy. [37:20]
Đức Thầy: Cho nên, ở đời này nó có nhiều cái chuyện lắm. Nếu mà người không chịu tu thì cái tâm nó hẹp. Cứ lấy oán trả oán, thì “oan oan tương báo hà thời liễu”, luôn luôn nó còn hoài.
Đó, cho nên con thú nó bị hành hạ, nó ở trong phạm vi càng ngày càng eo hẹp. Mà đụng tới nó là nó giận dữ ghê lắm. Ngay những người trong gia đình, mình biết người nào còn tính chất con thú, người nào được thanh nhẹ, dòm, biết. Tính chất con thú, đụng chút là nó dữ lắm; mang mặt người mà tâm con thú cũng còn, thiếu gì trong cái Càn Khôn Vũ Trụ Này. Nó chưa có trọn lành được; thấy không?
Cho nên, cái đó mình được cơ hội thấy như vậy mới xét rõ rằng, cái thức nó không có bao nhiêu, cho nên con thú nó phải lập cái hạnh hy sinh nữa, phải lập cái hạnh hy sinh nữa, bị chết chóc, bị này, bị kia, bị nọ, rồi cái phần hồn có tức nó mới có tiến, nó mới thăng hoa đi lên. Đó!
Cho nên cái cửa Phật thì lúc nào cũng mở rộng, mà đó rồi nó tự khai, tự hiểu; nhưng mà phải cho nó thấy rằng cái Phật lý để nó tu, thay vì cho nó tiếp tục báo oán.
Lấy oán làm ân mới là giải toả được trong một kiếp này; thấy không?
Mà lấy oán báo oán là không có giải toả nổi.
Cho nên, chúng ta tu về cái Pháp Lý Vô Vi này nó cũng có ở trong này. Cái Pháp Luân Thường Chuyển này, lần lần lần lần, cơ cấu này, cơ cấu kia, nó đụng chạm với nhau, nó làm lộn xộn trong tâm thức rất nhiều, rồi lần lần mình giải toả bữa nay mở một chút, mai mở một chút, mốt mở một chút, rồi nó đi trong cái thức hoà đồng Vô Vi, nó mới hợp nhứt với cả Càn Khôn Vũ Trụ.
Thì lúc đó cái tâm này, không có xài cái tâm này nữa, mà xài trung tim bộ đầu.
Nó hoà đồng cả Càn Khôn Vũ Trụ thì cái thức nó lớn rồi, nó không có nghĩ chuyện eo hẹp trả thù. Lúc đó mới đi cái nhứt bất sát sanh, là chỉ hỗ trợ thăng hoa mà thôi, không có sự thù hận.
“Đối phương giận tôi vì đối phương chưa thức. Bây giờ tôi phải dùng trì kỳ trí ban thanh điển cho đối phương tự thức, càng sớm càng tốt!”
Bởi đi tới không không gian và không thời gian rồi thì cái thức nó đi tới cái chỗ hoà đồng, thực hiện tình thương và đạo đức.
Đó, nó rõ ràng cái đường lối của bên Vô Vi là dẫn như vậy. Nhưng mà cũng bị, bị cái… khi mà người ta Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, ngồi đó, “Thấy cái cảnh hồi trước tôi giết ai, tôi hại ai,” nó hiện trước mắt mình, không có chối cãi được. Cái Minh Cảnh Đài nó mở ra rồi, nó không có chối cãi tội lỗi của chính nó, nó chấp nhận thật thà, nó mới tiến được.
Phải chấp ngay trong thâm tâm của nó chớ không chờ ai chỉ cho nó hết thảy. [41:08]
Cho nên, sự học hỏi vô cùng mới làm việc vô cùng ở tương lai được.
Thì cái Pháp Lý này nó đem vô trong, đem chùa vô trong, đem bàn thờ vô trong, đem nghiệp quả vô trong để thanh lọc tất cả.
Cho nên, một kiếp này chịu tu là giải toả tất cả và đi tới. Ông thiện, ông ác cũng mình: “Thập thiện thập ác dĩ hoà bình”; tự mình biết mới tiến tới cái đạo.
Mà mình chưa biết được cái thiện, ác, thì chưa thấy đạo.
Cũng như những cái anh nói này, con rắn, này kia, kia nọ, nó báo thù đồ này kia, kia nọ, đó là cái chuyện thấp, yếu. Mà mình muốn hoá độ nó, mình phải có một tràng pháp giải cho nó hiểu, để nó thức tâm và nó không có nghĩ cái chuyện thù hận để báo nữa.
Thành ra, cái trình độ của ông sư mà ở trong cái chùa đó phải rất cao siêu mới giải toả được những cái chuyện đó. Mà trong lúc giảng cho cái con ma đó, hay là cái con rắn đó, hay là con cọp đó, thì tất cả chúng sanh đồng được nghe.
Bạn đạo: Dạ đúng!
Đức Thầy: Nó mới thấy rõ chân lý là cái gì.
Cho nên, muốn dòm cho kỹ các phương diện mà tôi đã nói, thì thấy trình độ của ông sư đó tới đâu, và trình độ của ma quỷ nó đi tới đâu, và trình độ phân xét của mình đã đi tới đâu. Bây giờ mình mới chọn con đường nào để sửa?
Trong ta có tất cả những gì ở trước mắt chúng ta, và chưa chịu thấy mà thôi.
Nếu chịu quay trở về thì chúng ta thấy tất cả và chúng ta sẽ cứu tất cả. [42:23]
Đó! Cho nên cái tu sẽ hiện.
Có nhiều người mới tu, nói: “Tại sao tôi nhắm mắt mà tất cả chuyện hồi xưa ghét ai nó cứ hiện trước mắt tôi?”
Tại vì mình đã gieo, mình gieo từ nhiều kiếp rồi, bây giờ mình thiền nó phải ra; cái trược nó phải đi qua, cuốn phim đó nó phải tái diễn mà cho mình thấy nhiều, rồi mình thức tâm rồi đó, không làm điều đó nữa.
Cũng như đàn ông hay đàn bà dâm dục, ngồi thiền cứ thấy chuyện dâm dục; thấy cho nó chán đi, có gì đâu mà phải suy nghĩ nó nữa? Thiếu thốn mới suy nghĩ, rồi thù hận, này kia, kia nọ, rồi chán, nó không cần nữa!
Cho nên, tới một ngày nào đó nó nhắm mắt, nó quên hết, đó mới đi tới chỗ giải nghiệp đó!
Ở trong này còn nhớ thì còn nghiệp. Nhớ là khổ; mà hết nhớ là không còn nghiệp nữa; thấy không? Cái nghiệp là cái nhớ. Nhớ là khổ đó!
Yêu, thế gian nói yêu đó; yêu là khổ. Mà yêu là yêu cái gì?
Yêu cái độc tài.
“Tôi yêu anh này, tôi yêu chị kia”; chỉ dòm cái phần yêu có một chút à. Tại nó ôm cái có một chút, thành ra nó cho cái đó là quý.
Chớ còn, thiệt cái yêu của Thượng Đế yêu cả Càn Khôn Vũ Trụ, yêu tất cả kẻ xấu như người tốt, Ngài yêu hết, thì không bao giờ động, kêu bằng Đại Từ Bi. (cười)…
Còn cái người phàm, chưa thực hiện tới từ bi mà miệng thì nói ngon lắm, nhưng mà “Yêu”! (cười) Cho nên gây loạn trong gia cang, anh em bất hoà; rồi từ cái xấu tánh đó, từ cái ác ôn trần trược đó nó mới biến chế ra nhiều cái; rồi tới của cải, rồi tranh giành địa vị, rồi anh em bất hoà, gia đình bất ổn, xã hội không yên, cứ vậy, tiến tới mãi mãi.
Đụng cái rầm, mới té ra: “Không có gì hết! Trở về hai bàn tay không! Ra đi với hai bàn tay không, có cái gì nữa đem đi, có cái gì luyến tiếc?”
Khi mình thấy không có cái gì luyến tiếc là cái tâm thức mình quảng đại rồi, không bị kẹt ở tương lai nữa, sống trong cái du dương thanh tịnh.
Thanh tịnh, mà phải du dương.
Mà cái du dương đó là hoà tan với mọi trạng thái, hòa đồng với mọi nơi, mọi giới chớ không có cách biệt kỳ thị giữa người này và người kia nữa: ai cũng vậy đó thôi; sự thương yêu của mình nó thiện lành, xoa dịu tâm linh của mọi người.
Cái đó là nói về cái trình độ siêu thượng thừa.
Cho nên, ở thế gian nó có nhiều trình độ; mình tu Vô Vi mình mượn trình độ để dẫn tiến: tới, nó kích bác, nó hiểu không thấu, cũng được nữa.
Mình phải kể những người bạn đạo mình là mình, thì mình mới thức tâm được.
Mình cách biệt hơn họ, thì không bao giờ thức tâm. [45:36]
[Hết 19820000L2]