[ID# 19811228Q2]

PARIS (4) - Cuốn B

Bạn đạo: Cái điển nó lên hỏi, nhắm mắt luôn này.

Đức Thầy: Ch sao! (cười)

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: (nghe không rõ) Quá mức mà!

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Ừ… mệt lắm!

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Cho nên, tại sao người ta ở trong khám cộng sản mà người ta nói, nghĩa là “vô nhân đạo”, mà nó không nghe. Chửi cộng sản vô nhân đạo mà nó không nghe. Nó nghe nó giết tôi rồi.

Bạn đạo: Nó không nghe Thầy Tám nói.

Đức Thầy: Nó không nghe. 9 thằng, nó giam trong thùng sắt, mở ra, té cách bạch. Tôi nói: “Tụi vô nhân đạo”, mà nó không nghe. Thằng đại úy (nghe không rõ) ngắt cái đít, “Sợ gì, Mày?”; một chặp rồi nó cũng giao. Ta trị cho nó hết bệnh, nó tỉnh lại. Chửi nó “vô nhân đạo”.

Bạn đạo: Tại Thầy nói bằng cái điển, nó cao quá, tụi nó không nghe.

Đức Thầy: Nó không nghe. Tụi nó sợ là nó đem tôi ra nó bắn, nó ngắt đít, không cho nói. [01:13]

Thầy hội thoại nói tiếng Pháp với bạn đạo ngoại quốc [03:38]

Bạn đạo dịch: Năm ngoái Alan có nhận xét là thấy người ta đưa cái gì Thầy cũng chấp nhận hết, người ta mời cái gì Thầy cũng ăn hết, mà năm nay Alain thấy Thầy từ chối một ly nước cam người ta đưa tới. Alain muốn thưa Thầy rằng, Vô Vi có phải là mình phải hòa cảm với mọi trạng thái không? Hay là mình phải từ chối một cái vấn đề này, hoặc là mình phải chấp nhận vấn đề kia, hoặc là mình phải hòa với mọi trạng thái?

Đức Thầy: Bởi vì năm nay là những người Pakistan nó đã có trình độ hơn năm ngoái nhiều lắm, thành ra hành động của tôi cũng làm gương cho mọi người. Bởi vì hồi tôi mới tới Pháp là anh em bất hòa, rồi tôi phải hòa để cho mọi người học hòa.

Bây giờ tôi phải thực hiện ý chí để mọi người xây dựng ý chí từ giai đoạn một, tùy theo trình độ của những người thực hành. Vì sao? Mọi người hướng về tôi và hướng về Thượng Đế, là mọi người đã thức tâm rồi, cho nên phải cần xây dựng dũng tiến hơn để thấy rõ hơn. Ch nói, kêu bằng, làm như năm ngoái nữa thì tới đây làm gì?

Tới đây phải làm có một cái gì khác hơn và hữu ích hơn. [06:16]

Bạn đạo ngoại quốc: (Nói tiếng Pháp)

Bạn đạo: Ngày hôm qua Marc có nhận xét là thấy Thầy có lúc Thầy nói với tính cách rất là mạnh bạo. Marc muốn hỏi là đôi khi cái sự mạnh bạo ở trong lời nói nó có cần thiết, hay không?

Đức Thầy: Rất cần thiết; để cho cái phần trược chưa biết tu và chưa thức tâm để cho nó thức tánh. Nhiều thành phần trong văn phòng đó, ch không phải riêng mấy người của chúng ta hồi nãy. Hồi nãy nói riêng của mấy người chúng ta nó khác, và riêng những cái thành phần đó còn mưu đồ, không khai triển được. Phải đánh mạnh trong tâm thức nó, cho nó mới mở. [07:09]

Bạn đạo: (Dịch sang tiếng Pháp) [08:12]

Đức Thầy hỏi bạn đạo ngoại quốc: Còn cái gì thắc mắc nữa? Hỏi đi! Hỏi nhiều đi! (cười)

(Thầy nói tiếng Pháp)… (tên bạn đạo) hỏi bất cứ gì, hỏi, đóng góp chớ!

Bạn đạo: Có biết gì đâu mà hỏi?

Đức Thầy: Ừ, biết gì đâu mà hỏi!

Bạn đạo: Con hỏi giùm anh Thăng.

Đức Thầy: Ừ!

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, hồi sáng anh Thăng có hỏi con là: “Thầy vẫn thường dạy chúng ta là tự tu,tự tiến, nhưng mà Thầy có dậy rằng, khi mình tu tới một trình độ nào đó, lúc đó sẽ được điểm đạo, mình tu lên nữa lại được điểm đạo nữa. Thì như vậy nó có mâu thuẫn với cái sự tự tu, tự tiến, hay không?

Đức Thầy: Đó. Cái tự tu, tự tiến là bây giờ tất cả chúng ta sống tại thế gian đây là tu trong cộng đồng và sống trong cái cộng nghiệp.

Rồi cái tự tu tự tiến, là đối với Vô Vi mới có khả năng tự tu, tự tiến, là đối với cái thức của nội tâm và hướng về cái điển quang của bộ đầu, kêu bằng tự tu, tự tiến, đối với Vô Vi.

Rồi đi tới một tầng số nào, kêu bằng điểm đạo, là sáng suốt. Bởi vì mình ở trong cái tầng này mình thấy ô trược, động loạn, mình tu tới trình độ này nó chán rồi, trong cái chán đó nó bắt buộc chúng ta phải đi tìm tòi một cái khác nữa. Cho nên, Vô Vi nó bất phục.

Ông Trời nói là chuyện ông Trời, ông Phật nói là chuyện ông Phật, mà chuyện làm của nó là nó cứ việc đi lên nó khám phá.

Thì nó tới cái tầng đó nó được điểm đạo là nó minh cái tầng đó, kêu bằng, điểm đạo, và hòa tan trong cái tầng đó, kêu bằng điểm đạo; nhưng mà nó phải đi, chớ không phải chờ ngày giờ người ta tới người ta điểm đạo. Không!

Nó phải tới, người ta mới điểm cho nó; còn nó không tới, không có ai điểm cho nó.

Cho nên, nó phải tự giải thoát và cứu nó, tự tu, tự tiến. Chỉ có Vô Vi đi trong điển giới mới là tự tu, tự tiến.

Dịch ra! [10:15]

Bạn đạo: (Dịch sang tiếng Pháp) [12:34]

Đức Thầy: Ừ… (Tên bạn đạo) có gì hỏi? (cười)

(Bạn đạo hội thoại tiếng Pháp)

Đức Thầy: (cười)

Bạn đạo: Chân lý phân mùi; chân lý lại còn nói chân lý phân mùi.

Đức Thầy: Chân lý là phân mùi, bởi vì cái chân lý là đời có đạo, mặt (phải) có trái, tử có sanh, thơm có thúi, mà thúi có thơm; kêu bằng phân mùi rõ rệt, quân bình, kêu bằng chân lý phân mùi.

Bạn đạo: (Dịch sang tiếng Pháp) [13:58]

Đức Thầy: Nào, còn cái gì nữa? Ai đọc bài thơ không hiểu gì đó, hỏi đó đi! Hỏi để hiểu.

Bạn đạo: Thưa Thầy Huỳnh Thiên cái là gì, Thầy?

Đức Thầy: (cười) Huỳnh Thiên là trời quang đãng, chớ có gì đâu. Người ta nói chữ “Huỳnh” đại diện sự quang đãng, mà cái “Huỳnh” mà đưa lên cao thì cái màu vàng của Vũ Trụ khác nhau, thấy không? Cho nên người ta nói “Huỳnh Đạo” là sự sáng, vậy thôi. Mà cái màu vàng mà mình đưa lên sáng lên, bầu trời đây, cái này cũng màu (nghe không rõ) nó lên, có gì đâu!

Người ta (nghe không rõ) cho cái chỗ, kêu bằng, cao siêu sáng suốt. Huỳnh Đạo cũng vậy, cũng cao siêu sáng suốt. Chỉ có bao nhiêu đó thôi.

Bạn đạo: Huỳnh Thiên là cái nơi trời cao nhất đó, Thầy?

Đức Thầy: Trời cao, sáng, quang đãng; trời cao quang đãng là Huỳnh Thiên.

Nhưng mà cái Huỳnh Thiên nó không phải Vô Vi nữa, còn đi nữa mới là Vô Vi; không màu sắc.

Bạn đạo: Không không gian, không thời gian.

Đức Thầy: (cười) Cho nên Huỳnh Đạo là nói thiên cơ, chớ không được nói cái chuyện kia nữa, chHư Không Đại Định không hiểu đâu mà nói. Nhiều Đạo lắm, nhiều Thần lắm, nhiều Thánh lắm, nhưng mà mỗi Thần, mỗi Thánh là mỗi một vị trí mà thôi, ch không có lẫn lộn được như người thế gian.

Chỉ có Vô Vi là khó nhất, làm việc nhiều nhất; và nếu cố gắng nó sẽ đạt tới sáng suốt vô cùng.

Dịch thôi! (cười) [16:05]

Bạn đạo: (Dịch sang tiếng Pháp)

Đức Thầy: Huỳnh là màu vàng, Huỳnh Thiên.

Bạn đạo: (Dịch sang tiếng Pháp)

Đức Thầy: Cho nên Huỳnh Đạo cũng còn cơ bút, kêu bằng, giáng xuống.

Còn cái này, mình không có xài cơ bút! Tự đi.

Hai cái khác xa lắm á!

Bạn đạo: Huỳnh Đạo là ở đâu vậy, Thầy?

Đức Thầy: Huỳnh Đạo là cõi Thiên, cõi Trời giáng xuống này, cơ bút, Thiêng Liêng giáng xuống; mới nói về thiên cơ, thấy không?

Rồi cái của mình là đi lên. Mình không dựa trong thiên cơ, mình trung dung, không theo mặt mà không theo trái (cười). Nó không phải lẫn lộn được đâu, không có lẫn lộn được.

Cho nên (tên bạn đạo) đã đọc nhiều lắm rồi, đọc nhiều kinh Huỳnh Đạo, kinh này, kinh kia; mà không có lẫn lộn với Vô Vi được.

Vô Vi là Vô Vi! (cười) [17:47]

Bạn đạo: (Dịch sang tiếng Pháp) [19:08]

Bạn đạo: Trên con đường tu của mình, mình có cần, nghĩa là, nhiều khi cái mức tiến của mình có cần kiểm chứng cái mức tiến của mình không, hay là tới một độ nào nó thức?

Đức Thầy: Cái thức mình nó automatic, nó kiểm chứng ch.

Nó kiểm chứng bằng cách nào?

Khi không, tôi gặp cái thằng nó tới nó attaquer tôi, nó kiểm chứng rồi. Trời ơi, nó attaquer tôi! Nghĩa là, hồi trước vậy là tôi đâu có chịu được, nhưng mà tôi thấy tội nghiệp cho nó, và tôi sẽ cứu nó.

Thì mình kiểm chứng sự tiến bộ của mình rồi, thấy chưa? Cho nên, nhiều khi mình thanh nhẹ cái, bị những cái cú, nghĩa là, chới với, có hoài à! Cái đó là đồ để mình tự kiểm chứng, ch không phải nhờ ai kiểm chứng. Tự mình kiểm chứng.

Bạn đạo: Nhưng mà làm sao kiểm chứng cái thức của mình nó đúng hay là không đúng?

Đức Thầy: Đúng hay không đúng là bởi vì cái trình độ của mình, mình… (nghe không rõ) được cái chuyện đó, là cái trình độ mình mới tới đó thôi; bời vì người ta tới người ta phá mình, mà mình không giận đây này, mà thay vì hồi trước là mình không được á, ăn thua đủ á, bây giờ mình không, bây giờ mình mới thấy rõ là (nghe không rõ) mình thấy mình thức tâm và mình muốn cứu nó.

Mà khi mình tưởng là mình cứu được nó là cứu luôn mình luôn, thấy không?

Đó là tới quân bình là mình mới thấy rõ, phải không? Cái việc mình làm nó quân bình, hữu ích cả hai,thì mình mới thấy rõ.

Mà hại một bên, cứu một bên là mình chưa có trình độ, chưa có trình độ Vô Vi, chưa đúng hai con số không, thấy chưa?

Bạn đạo: Mà khi mình muốn giúp người ta, hay là mình muốn làm cái gì đó, mà theo cái thức của mình, mình làm, mình có cần thành hay bại, cái đó có cần biết?

Đức Thầy: À không, không nghĩa lý gì.

Bạn đạo: Hay là mình thấy thích, mình thấy mình phải làm là mình phải làm.

Đức Thầy: Mình muốn giúp người ta là mình giúp à.

Bạn đạo: Còn không giúp được, hay là…

Đức Thầy: Thượng Đế không cho, mình không có cơ hội giúp. Mình không có, lấy gì giúp? Thấy không? [21:08]

Bạn đạo: (Dịch sang tiếng Pháp) [22:20]

Đức Thầy: Cho nên, gần đây Alain nó cũng muốn học cái bài nghiệp. À, rồi bây giờ nó thấy rõ nghiệp hơn, nhưng mà làm sao để giải nghiệp? Nhờ nó thiền để thanh tịnh thì nghiệp nó phải tự giải, nhưng mà sự liên hệ nó vẫn còn vơ vẩn, nhưng mà cái vơ vẩn đó cũng là bài học để chờ Alain trả, để cho Alain học giá trị của sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật. Cho nên chuyện đó nó đến nhiều chừng nào, niệm chừng nào mới thấy giá trị của Nam Mô A Di Đà Phật, để đem lại thanh tịnh cho chính mình và cứu luôn đối phương, cứu một cách, nghĩa là, không thể tưởng tượng được! Chỉ có sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật.

Đó! Khi mà nó hiểu được nguyên lý của Nam Mô A Di Đà Phật rồi, nó chỉ nắm đó làm chìa khóa: Sống ở thế gian rất an, dám xuống Địa Ngục cứu người cũng được nữa, lên Thiên Đàng cũng… (nghe không rõ) ; cũng sáu chữ đó thôi. Cho nên lúc đó mới thấy rằng cái siêu diệu của đạo pháp. Lúc đó cũng như là sống du dương, sống ở đây nhưng mà không phải ở đây, chỗ nào cũng có mình, mình có cái chìa khóa đi cùng luôn.

Cho nên hồi nãy tôi nói một cái tích tắc là mình tới nơi rồi, người đã nắm được chìa khóa là tới nơi.

Đó! Cho nên, nói thì thâu băng có 5, 3 phút, mà học không biết mấy năm! (cười) Nghĩa là, sau này tôi đi rồi, các bạn sẽ học, đời, đạo nó tới, đời nó tới, đạo nó tới, đời nó tới; nó cứ vậy hoài; học hoài để đi tới. Nhưng mà đã biết rằng mình đang xây dựng một cái chìa khóa vững vàng, thì cứ tin nơi cái chìa khóa đó mà giải thoát. Đó là sức mạnh vô cùng của chính mình, thanh tịnh luôn nữa.

Bạn đạo: Dạ thưa Thầy: “Phân Trời, phân Phật, xét cân” là cái gì?

Đức Thầy: Ừ… “Phân Trời, phân Phật, xét cân”: Biết cái đại từ bi của Thượng Đế là vô cùng, biết cái từ bi của Đức Phật là sáng suốt, thì lúc đó chúng ta mới thấy rằng sự quân bình của Trời Phật nó có, cái nào lớn hơn, cái nào nhẹ hơn, và cái nào nặng hơn cũng có phân rõ ràng. Ở trên trời cũng có cái nặng và có cái nhẹ, có cái giới hạn và có cái vô giới hạn, chớ không phải nói trên trời là giải thoát hết đâu! (cười) Nó phải có trình độ. [28:00]

Bạn đạo: (Dịch sang tiếng Pháp)

Bạn đạo: (hỏi bằng tiếng Pháp)

Bạn đạo: (dịch qua tiếng Việt) Những bài học mà mình rút tỉa sau một cái thất bại, là cái gì?

Đức Thầy: Là cái thành công. Sau cái thất bại là thành công.

Tại sao?

Khi mình thất bại là mình đã có kinh nghiệm rồi, tại sao kêu bằng thất bại? Cái xe mình chạy như vậy, bị đụng bể, hay là mình muốn xuống kia mà mình đạp trúng lửa, thì bữa sau mình đâu có bị đạp phải nữa?

Sau cái thất bại là thành công, mẹ đẻ của thành công. Thất bại là mẹ đẻ của sự thành công.

Dịch tiếng Tây cho nghe coi! (cười) [29:56]

Bạn đạo: (cười)

Đức Thầy: Mình biết được phần hồn rồi á, ở thế gian thất bại bao nhiêu mình còn cảm ơn bấy nhiêu, là để mình mau tiến tới. Hạng nhất, thất bại về tình yêu nhiều chừng nào, thức tâm nhiều chừng nấy;cái bài đó hay nhất: một là chết, hai là thành công. (cười). Một là đi tới chết, mà hai thành công.

(bạn đạo cùng cười)

Bạn đạo: (hỏi bằng tiếng Pháp) [31:35]

Bạn đạo (dịch qua tiếng Việt): Marc kính thưa Thầy rằng, cái cuốn “Kinh Dịch đó, thì Marc cũng thưa Thầy rằng, cái động cơ của cái “Kinh Dịch đó, và mình có thể là dựa vào cái “Kinh Dịchđó để mà mình…

Đức Thầy: Cái “Kinh Dịchđể làm cho người ta học lý và trở lại thanh tịnh. Bây giờ, cái “Kinh Dịchbây giờ người ta đem ra người ta đi kiếm tiền, thì nó lộn rồi. “Kinh Dịchlà để cho con người học và trở lại thanh tịnh và thấy cái sự sai lầm của chính mình mà tự sửa, tự tiến, cũng như là cái phương để giáo huấn người ta tu, tu về lý. [32:21]

Cho nên, cái “Kinh Dịchlà để một người tu mà người ta khám phá ra, người ta mới viết, rồi để cho người khác tự đọc, tự thức tâm sửa mình.

Ch không phải là cái “Kinh Dịchlà để coi tướng hay là coi quẻ cho người khác.

Thành ra ở đời này, người biết hay ăn hiếp người không biết, chớ nó không chịu hạ mình và giúp cho người không biết trở nên như nó.

Cho nên, chỉ có Phật mới chịu đựng, giảng giải rõ rệt cho mọi người. Phật không có vụ lợi nữa. Cho nên, nếu mà Phật mà đi coi tướng thì thiếu gì tiền! (cười)

Vì nó không cần cái đó, cho nên đáng tin cậy là Phật, mà thôi. Thì ông nhà giàu mà đi học khổ, mà đâu phải ông nhà nghèo đâu mà tham tiền! (cười) [35:43]

Cho nên ở thế gian, bây giờ nhiều người nghèo muốn thành Phật là mấy ông đó phải thương mại hóa ông Phật: nó muốn thành Phật thành ra nó làm như ông Phật bằng vàng, để cho người ta thấy có giá mắc quá, người ta mới tới cúng nhiều hơn, nó mới thâu cái lợi nhiều hơn. Cho nên, nó thâu tiền người ta, nhưng mà nó để cái hộp nó bằng Tam Bảo, là phải bỏ vô; nó kêu “Tùy Tâm ch không phải xin tiền! [37:22]

Cho nên tôi có nhiều người bạn mà buôn bán thất bại rồi nó đi làm cái nghề mà thờ Phật, hoặc làm Chùa; nó giàu ghê lắm! (bạn đạo cười khúc khích) Thì ổng nói nhỏ với tôi: “Trình độ của Mày, mở cái chùa chắc nó giàu hơn đó!” (bạn đạo cười).

Cho nên, “Tôi có Chùa trong này rồi, tôi không có làm xi măng đem vô trong này cất được!” (cười)Nhiều chùa chiền, ngay ở Hồng Kông là chùa chiền thờ Phật, nhưng mà hỏi Phật lý, không ai biết hết! Cho nên, nhiều người Âu Mỹ đi qua bên Hồng Kông chụp hình ông Phật, chùa đồ, đem về coi! (cười)Chỗ đó là du lịch chớ không phải tu.

Có một lần, 1972, tôi tới cái chùa ở Hông Kông rất lớn, rất đẹp, thì tôi đi hỏi: “Có ông nào chủ trì lớn nhất ở đây, cho tôi gặp. Nó nói: “Ông muốn ở thì tôi cho ông ở, ch không có ông nào lớn hết á, mà không có ông nào biết đạo hết.(cười) Thì nó dòm cái đầu tôi, nó sợ rồi! (cười) [39:52]

Cho nên, tu phải nhớ tu trong tâm, ch đừng có tìm cái bên ngoại cảnh mà khổ. Cho nên, nhiều người Âu Mỹ cũng đi học, qua Thái Lan cũng học, rồi cũng học bùa, học phép rồi về đây cũng làm sư. Cho nên nhiều người bây giờ nó xài cái dầu thơm, nó vẽ trong cái bùa ở trong này, tới gặp một cô gái, nó đưa, mời điếu thuốc, thì trong lúc đó nó có dầu thơm, cô kia hít, rồi nó cho coi cái hình nó, “Cái hình tôi đây này”, rồi cô gái đó cứ nhớ cái hình nó hoài.

Bạn đạo (dịch qua tiếng Pháp): [42:25]

[Hết ID# 19811228Q2]


----
vovilibrary.net >>refresh...