video 20000717L1

gồm những phần sau đây:

[mp3.1 - ID#20000718Q1]

ĐẠI HỘI VÔ VI THỨ 19: THANH TỊNH – VẤN ĐẠO 1

(Ngày 17, 18 tháng 7, 2000)

BTC: Sau đây xin mời anh Đình Bảo và chị Huyền Châu lên đây để đặt câu hỏi vấn đạo Đức Thầy. Xin mời Anh, Chị.

Bạn Đạo Hỏi1: Thưa Thầy, Côn Lôn Sơn là nơi nào? Nơi đó có gì khác với thế gian hiện chúng ta đang sống? Người tu Vô Vi đến trình độ nào, khi bỏ xác, mới được đến nơi đó để tiếp tục tu?

Đức Thầy Đáp1: Người tu, tâm phải dứt khoát; hồn chúng ta đang ngự trong thể xác; thể xác này là động loạn theo chiều hướng của ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ kích động và phản động triền miên; mà nếu chúng ta dứt khoát được, nhập Định, thì chúng ta mới đến chỗ thanh tịnh tự thức được.

Bạn Đạo Hỏi2: Thưa Thầy, người không tu Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp, sau khi bỏ xác, có đến nơi Côn Lôn Sơn tu được không?

Đức Thầy Đáp2: Đó là cũng như câu kể trên: tâm dứt khoát, không phải là người tu mang tiếng tu mà tâm không dứt khoát, cũng bị đọa Ðịa Ngục. Người tu, tâm phải dứt khoát mới đạt tới nguyên lý của Trời, Ðất; lúc đó, nhắm mắt là đi lên cõi thanh tịnh thay vì núp ẩn trong sự động loạn.

Bạn Đạo Hỏi3: Thưa Thầy, người tu đến trình độ nào thì mới có thể cứu được Cửu Huyền Thất Tổ? Nếu có thể cứu được Cửu Huyền Thất Tổ thì cứu như thế nào? Xin Thầy minh giải cho chúng con.

Đức Thầy Đáp3: Tâm linh của chúng ta không khác gì bóng đèn ở trong rừng tối; mà khi chúng ta tu điều hòa, hợp khí cùng Trời, Ðất, tự nhiên bừng sáng! Đó là độ tất cả, cũng như ánh trăng vàng độ khắp thế giới, là vậy; nếu mà óc chúng ta sáng thì Cửu Huyền Thất Tổ chúng ta cũng đồng có cơ hội đi lên trong cơ tiến hóa sẵn có.

Bạn Đạo Hỏi4: Thưa Thầy, cảnh giới nơi tâm và cảnh giới bên ngoài (tức là dùng mắt, tai, mũi, miệng có thể thấy được), hai cảnh giới đó, cảnh nào là cảnh thật?

Đức Thầy Đáp4: Nhắm mắt mà thanh tịnh, thấy sáng, thấy cảnh trong tự nhiên và hồn nhiên, đó là cảnh thật. Mà cố ý muốn tạo ra một cảnh đó, không có phải thật! Trong thanh tịnh đạt tới ánh sáng, và thấy được cảnh tự nhiên và hồn nhiên tốt đẹp vô cùng; đó là sự thật.

Bạn Đạo Hỏi5: Thưa Thầy, tại sao Ðịa Ngục cũng do tâm, mà Thiên Ðàng cũng do tâm?

Đức Thầy Đáp5: Địa ngục cũng do tâm: Tâm mình phá hoại, hiểu được một chút, muốn phá Ðạo. Cũng như ở thế gian có nhiều tôn giáo khác nhau, đạo Phật muốn phá đạo Thiên Chúa, Thiên Chúa muốn diệt đạo Phật! Cái đó, chúng ta người Việt Nam ở mảnh đất Việt Nam, chúng ta đã thấy rồi: qua nhiều cơn biến chuyển động loạn, không thành tựu! Thì chúng ta thấy nguyên năng sẵn có: chúng ta cấu trúc từ siêu nhiên mà hình thành, chúng ta mới cảm thức được điều đó.

Bạn Đạo Hỏi6: Thưa Thầy, chúng con có xem qua video về mộ của đức Tổ Sư; thấy bạn đạo ở quê nhà đến viếng mộ của đức Tổ Sư, bạn đạo thắp nhang và vái lạy. Chúng con không hiểu các bạn đạo đó làm như vậy có đúng theo đường lối của Ngài đã răn dạy không?

Đức Thầy Đáp6: Con người là một tâm linh tại mặt đất; ai cũng mong muốn tiến hóa tới cõi thanh nhẹ. Cho nên sự mong muốn đó là vô cùng: nghe tới Trời, Phật, ai cũng thích! Nhưng mà làm sao dấn thân như Trời Phật, mới tiến tới đó; có cơ hội chung sống với Trời Phật, mới kêu bằng “Thanh Nhàn;” sung sướng ở chỗ đó.

Bạn Đạo Hỏi7: Thưa Thầy, sau này nếu chúng con có dịp về quê thăm mộ của Ngài, thì chúng con phải làm sao mới đúng? Xin Thầy chỉ dạy cho.

Đức Thầy Đáp7: Về quê thăm mộ Ông Tư, đó là một cái kỷ niệm để chúng ta dứt khoát: chúng ta thấy người đi trước đã thành công; vậy chúng ta là người đi sau, chỉ có dứt khoát mới theo kịp chân Ngài. Nơi đó là nơi ảnh hưởng những người kế tiếp.

Bạn Đạo Hỏi8: Thưa Thầy, “Ứng vô sở trụ, di sanh kỳ tâm” là sao?

Đức Thầy Đáp8: “Ứng vô sở trụ” là mình hứa cái gì nó không có, không thấy cái chỗ mà chứa đựng cái lời hứa của chúng ta. Mà “Di sanh kỳ tâm” là cái tâm chúng ta nguyện thế nào, chúng ta làm đúng như thế đó, đừng có sai chạy.

Bạn Đạo Hỏi9: Thưa Thầy, người tu phạm phải tội như lừa thầy phản bạn, hoặc phản Đạo, thì bị Bề Trên “cúp điển.” Vậy, thưa Thầy, “cúp điển,” là cúp như thế nào? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Đức Thầy Đáp9: Cái óc chúng ta có điển Âm, Dương bừng sáng, mới mở được trí. Cái trí mở được một chút, tưởng là “Ta đắc đạo, ta hay hơn người khác,” và chọc phá người khác. Rốt cuộc là chúng ta đã “hạ từng công tác,” đã đem luồng điển chúng ta xuống để tranh đấu, hơn thua, thay vì giải mở chung tiến.

Bạn Đạo Hỏi10: Thưa Thầy, chúng con được nghe Thầy dạy rằng, “Bề Trên nâng từng số điển quang” cho chúng con. Thưa Thầy, “nâng từng số điển quang”, là nâng làm sao?

Đức Thầy Đáp10: Là các bạn chịu tu, chịu lập lại trật tự trong cơ tạng và khối óc, thì mới nhận được luồng điển Đại Bi ban chiếu hằng giờ, phút, khắc. Có khi ngủ một đêm tới sáng, mình thấy cái sự sai lầm của chính mình; ăn năn, sám hối, và sửa tu tiến, mới là đúng.

Bạn Đạo Hỏi11: Thưa Thầy, “Phóng điển để hỗ trợ;” phóng làm sao?

Đức Thầy Đáp11: “Phóng điển” là, các bạn có từ tâm, hướng thượng, thì luồng điển Đại Bi kết hợp với luồng điển của chính bạn: khi bạn tưởng tới người đó thì luồng điển được gần ngay, và đem lại thanh tịnh, cứu trợ tức khắc. Cũng như, tại sao ở thế gian từ bao nhiêu năm nay người ta cứ niệm “Quán Thế Âm Bồ Tát”? Nhắc tới “Quán Thế Âm Bồ Tát” thì Đại Bi chuyển trong tâm thức của Người, và thấy được hình ảnh, hình ảnh đã hy sinh và tận độ của Ngài; chính ta phải thức tâm.

Bạn Đạo Hỏi12: Thưa Thầy, “Vay Pháp, và trả Pháp” thì phải trả làm sao? Có bao nhiêu cách trả?

Đức Thầy Đáp12: “Vay Pháp, trả Pháp” là trước kia chúng ta không hiểu “Pháp” là gì; không hiểu “tu sửa” là gì; không hiểu “thanh tịnh” là gì. Ngày nay, chúng ta cảm thức được một phần về thanh tịnh; ta muốn nói cho người động loạn dứt khoát theo đường chúng ta, để đạt tới sự thanh tịnh; thì chúng ta sẽ có cơ hội chung vui trong thanh tịnh.

Bạn Đạo Hỏi13: Thưa Thầy, “Chơn giác” là sao?

Đức Thầy Đáp13: “Chơn giác” là luồng điển ngay trung tâm bộ đầu, thật sự phát triển đi lên, và hiểu cặn kẽ mọi sự việc từ việc nhỏ tới việc lớn; kêu bằng “Chơn giác.”

Bạn Đạo Hỏi14: Thưa Thầy, “Chơn tâm” là sao?

Đức Thầy Đáp14: “Chơn tâm” là chúng ta, người tu, thành tâm tham thiền, luồng điển trung tim bộ đầu xuất phát đi lên; như các bạn ngủ ngồi cũng vậy, luồng điển trung tim bộ đầu xuất phát đi lên; thì trong óc các bạn có nhiều cái cảm thức mới mẻ, hay ho, để tận độ quần sanh. Khi người được gần con người động loạn, thì có những cơ hội phân giải cho họ hiểu.

Bạn Đạo Hỏi15: Thưa Thầy, con tu Pháp Lý Vô Vi được một thời gian; nay đi, đứng, nằm, ngồi, khi ý vừa nghĩ đến niệm Phật là bộ đầu rút điển. Tuy hồn và vía chưa tương hội như Thầy và đức Ông Tư đã kể trong sách, nhưng chưa xuất hồn đi học đạo, nhưng trụ điển trên bộ đầu rất dễ, không khó khăn. Như vậy có hữu ích gì trên đường tu?

Đức Thầy Đáp15: Cái đó cũng là một tập quán tốt. Các bạn tu để lập lại hai luồng điển Âm, Dương trong cơ tạng hội tụ ngay trung tim bộ đầu; thì “Tâm tưởng, Sự thành:” tưởng tới đó là nó tới đó, và phân giải rõ rệt, vì đó là ánh sáng vô cùng và thanh tịnh. Nhơn sinh đạt được cái đó là thật sự vui trong thanh tịnh.

Bạn Đạo Hỏi16: Thưa Thầy, tại sao “Tự chê mình là xây dựng nhịn nhục”?

Đức Thầy Đáp16: Chê mình và sửa, thấy mình sai: mình cũng kết hợp từ siêu nhiên hình thành, mà tại sao mình còn ghét, khi người khác? Đó là chính mình sai, thì mình phải chê những hành động đó, mới sửa tiến được.

Bạn Đạo Hỏi17: Thưa Thầy, “Thế Huyền Kinh” là gì? Xin Thầy giảng chi tiết một chút cho chúng con dễ hiểu.

Đức Thầy Đáp17: “Thế Huyền Kinh” là, con người ở thế gian, Trời sanh ra, hoạt động, đi đứng, là nó đã có cái Thế rồi. Mà sự huyền diệu phát triển về tâm linh, là tất cả những thần kinh phát triển đi lên; kêu bằng “Đạo”. Nếu mà chúng ta tu, không hiểu mình và không sửa mình, không hỗ trợ cho Tiểu Thiên Ðịa này phát triển, là vô vọng, tu mấy chục năm rồi cũng vậy đó thôi, không phát triển được. Vì trung tim thần kinh chằng chịt của con người, khối óc liên hệ với Trung Tâm Sinh Lực Càn Khôn Vũ Trụ; mà nếu chúng ta đạt tới thanh tịnh thì chúng ta sẽ thông cảm và xây dựng rõ rệt theo chiều hướng của Trung Tâm Sinh Lực Càn Khôn Vũ Trụ. Con người thấy rõ nhiệm vụ của sự hiện diện của chính mình tại mặt đất, làm gì, và sẽ đi đâu!

Bạn Đạo Hỏi18: Thưa Thầy, tình đạo và tình người có khác nhau không? Nếu có khác thì khác nhau như thế nào?

Đức Thầy Đáp18: Có Ðời, có Ðạo. Đời thì theo cái đường ngắn ngủi khai mở tâm thức: thua một chút cũng không chịu, muốn tiến tới, muốn đạt tới mục đích; đó là Ðời. Còn Ðạo là quân bình tâm thức: tự dâng hiến sáng trí của chính mình mà tiến hóa.

Bạn Đạo Hỏi19: Khi gặp Thầy hay xa Thầy, dù ở bất cứ nơi nào, nhưng ý nghĩ đến Thầy là bộ đầu rút điển mạnh, đi thẳng lên; là sao? Mỗi lần như vậy tâm tư thanh nhẹ, trong tâm cảm thấy rất ấm áp, gần Thầy một cách lạ lùng. Xin Thầy giảng dạy cho chúng con biết về sự liên hệ này.

Đức Thầy Đáp19: Đó mới thật sự cái tâm đồng hành chung tiến tới sự thanh nhẹ của cả Càn Khôn Vũ Trụ là một; cho nên, tôi thường nói “Ở thế gian chỉ có một Ðạo: Tình Thương và Ðạo Ðức.” Có bây nhiêu đó mà làm không được; lục đục xẩy ra chiến tranh, đủ chuyện! Nếu mà chúng ta, người tu Vô Vi, biết lên cõi thanh nhẹ và tưởng đến người đồng hành, thì chúng ta cũng đạt được sự thanh nhẹ, tự cứu vớt, cứu vớt lấy mình, và thăng hoa tốt đẹp trong giây phút thiêng liêng đó.

Bạn Đạo Hỏi20: Thưa Thầy, tại sao “Chịu phục vụ vô cùng như ý Trời, ý Chúa, thì sẽ được thanh tịnh ở đó”?

Đức Thầy Đáp20: Cho nên, Ðời hay so đo, cho nên có chiến tranh. Mà chúng ta phục vụ là tận tâm, tận tình làm việc đó; nó sẽ, óc nó sẽ sáng, tâm nó sẽ minh; việc làm chúng ta dũng mãnh trong thanh tịnh.

Bạn Đạo Hỏi21: Thưa Thầy, gặp người đau khổ, lòng từ tâm khuyên nhủ người tu để được bớt khổ; bộ đầu tự nhiên điển rút mạnh, nói năng lưu loát, giải thích mọi thắc mắc dễ dàng không cần suy nghĩ. Khi ấy mặt cảm thấy nóng bừng; là sao? Xin Thầy dạy cho chúng con được hiểu rõ.

Đức Thầy Đáp21: Là hai luồng điển Âm, Dương trong cơ tạng nó hội tụ ngay trung tim bộ đầu, thì mặt nó mới hồng, tươi, đẹp, và âm thinh phải thay đổi, nói chuyện có sự hòa ái tương thân với mọi giới.

Bạn Đạo Hỏi22: Thưa Thầy, tại sao “Dẹp bỏ những sự sân si thì sự tốt đẹp sẽ trở về chơn tâm”?

Đức Thầy Đáp22: Hai luồng điển Âm, Dương nó hội tụ, thì sân si không còn. Sân si là sự quanh co, không dứt khoát. Chúng ta hội tụ, Âm Dương hiệp nhứt, nó bừng sáng, thì nội tâm chúng ta không bận rộn về sự sân si nữa.

Bạn Đạo Hỏi23: Thưa Thầy, con cảm thấy trên đời này tâm con không còn ham muốn gì hết: biết mình được may mắn gặp được Pháp Lý Vô Vi, hành pháp. Nay càng hành càng thấy rõ con đường mình đi là đúng vì đó là tự tu, tự tiến; không ai có thể gạt mình; tự mình có thể phân minh thanh, trược. Cho nên tâm con không còn ham muốn tình, tiền, danh, lợi, tại thế nữa; chỉ biết sống cũng lo tu, và chết cũng lo tu mà thôi. Ý tưởng như vậy có đúng không? Xin Thầy minh giải rõ cho con.

Đức Thầy Đáp23: Dấn thân tận độ quần sanh trong Tiểu Thiên Ðịa chúng ta, thì mới tiêu diệt tất cả những cái phàm tánh động loạn và tiến thẳng về thanh tịnh tự thức.

Bạn Đạo Hỏi24: Thưa Thầy, tại sao “Sự chân giác của mỗi cá nhân phải đi đến đường cùng của đau khổ mới thấy rõ biên giới của Phật pháp”?

Đức Thầy Đáp24: Cho nên, Phật là từ bi; từ bi không có phá ai hết: người thế gian muốn cái gì thì cho họ muốn cho tới cuối cùng họ mới tự thức. Như con muốn đi qua một đường phố, mà đi chưa hết đoạn đường là tâm mình chưa yên; đi hết đoạn đường rồi mình thấy mình biết quẹo bên nào cho nó đúng. Cho nên, Phật Pháp không có bao giờ, gọi là “Từ bi,” không có bao giờ chặn đường đi của người khác. Mà chính họ tự thức là chánh.

Bạn Đạo Hỏi25: Thưa Thầy, “Nguyên tử phản động lực” là gì? Nó có lợi ích gì cho sự tiến hóa của nhơn sanh và vũ trụ?

Đức Thầy Đáp25: “Nguyên tử phản động lực” là nó tạo sự dũng mãnh cho tâm linh tiến hóa. Có sự phản động lực mới thấy sự đau khổ, thức tâm, và xây dựng trên đường tình thương và đạo đức.

Bạn Đạo Hỏi26: Thưa Thầy, Thầy có nói “Thầy cũng là người kham khổ tại trần, cũng hưởng như các con, cũng biết đau khổ, cũng biết thương yêu, cũng biết sử dụng sự sáng suốt để dẹp bỏ tự ái; nếu các con không thực hành là các con tự phản lấy chính các con, không phải phản Thầy.” Tuy là Thầy đã nói như vậy, nhưng những ân nghĩa và tình Thầy trò, chúng con không thể quên được. Ân tái tạo là điều đã dìu dắt chúng con về tâm linh bao lâu nay, làm sao có thể phủ nhận? Thưa Thầy, cũng như Đại Hội ngày hôm nay, không có Thầy, làm sao chúng con có thể quy tụ về đây để học đạo nơi Thầy, nơi bạn? Xin Thầy cho lời minh giải.

Đức Thầy Đáp26: Qua những cái hành trình động loạn từ nhiều kiếp: mỗi nhơn sinh ở đây không phải là mới có 1 ngày, 2 ngày đâu! Mấy ngàn năm cũng có! Qua những hành trình động loạn tự thức mới nắm vững đường đi; cho nên tôi thường nói, “Khổ, khổ, khổ, mới bước vào biên giới của Phật pháp.” Phật pháp là buông bỏ tất cả thế sự để tiến về thanh tịnh, mà thôi.

Như ngày hôm nay tất cả bạn đạo có sự hiện diện hôm nay đã buông bỏ, về đường đời buông bỏ rất nhiều, ngày hôm nay có cơ hội, hội tụ thành một Đại Hội Thanh Tịnh Tết Vô Vi ở hôm nay; nhưng phải tiếp tục dứt khoát để đi tiến tới thẳng một đường, thay vì quanh quẹo nữa!

Bạn Đạo Hỏi27: Thưa Thầy, tại sao có bạn đạo tu một thời gian không bao lâu, sau khi chết, được Thầy cho biết hồn bạn đó được lên núi Côn Lôn Sơn tiếp tục tu; có bạn đạo khác tu cũng khá lâu, có nghĩa là bạn đó đã tham dự sinh hoạt trong Vô Vi khá lâu, sau khi chết phần hồn lại bị xuống Địa Ngục? Xin Thầy minh giảng cho chúng con hiểu rõ.

Đức Thầy Đáp27: Cái đó là tôi đã phân tách Luật Nhân Quả cho mọi người: chúng ta làm người, nhân tốt thì quả tốt; nhân xấu thì quả xấu. Cho nên, cái Định Luật của Trời, Đất rất khe khắt; không phải giỡn như người đời thấy không nói gì, là muốn làm gì thì làm! Đó là tạo loạn tâm cho chính mình, rồi đi tới chỗ khùng điên bịnh hoạn, không cứu được!

Bạn Đạo Hỏi28: Thưa Thầy, “Từ Quang” là gì?

Đức Thầy Đáp28: “Từ quang” là sự thanh nhẹ kết hợp trong Tiểu Thiên Địa này, hướng thẳng về sự thanh tịnh của Càn Khôn Vũ Trụ, mới tạo được Từ Quang.

Bạn Đạo Hỏi29: Thưa Thầy, “Thiền định” nghĩa là gì?

Đức Thầy Đáp29: “Thiền định”: Thiền định là, chúng ta tu có cái pháp Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Ðịnh, phân giải cho nó rõ rệt: khứ trược, lưu thanh; hội tụ; nó mới định. “Định” tức là nó nhập cái luồng điển Đại Bi để nó tiến thẳng về Niết Bàn Thiên Giới.

Bạn Đạo Hỏi30: Thưa Thầy, Pháp lý Vô Vi là một pháp tu, hay là một tôn giáo?

Đức Thầy Đáp30: Nó là một pháp tu, một kỹ thuật thực hành giải mở những sự trược ô trong tâm thức của chính mình.

Bạn Đạo Hỏi31: Thưa Thầy, “Giáo lý” nghĩa là gì?

Đức Thầy Đáp31: “Giáo lý” là một đường hướng dẫn tiến người ta đi; nhưng mà chính họ không thực hành, cũng không làm gì cứu giúp được.

Bạn Đạo Hỏi32: Thưa Thầy “Pháp lý” nghĩa là gì? Tu Pháp Lý Vô Vi có phải luyện Tinh, Khí, Thần, hay không?

Đức Thầy Đáp32:Tinh, Khí, Thần nó mới; Pháp là khứ giả, là đường đi; đi tới một cái lý vững,mà tiến; kêu bằng “Pháp Lý.”

Bạn Đạo Hỏi33: Thưa Thầy, “Quốc hồn” là gì? Khác nhau với “quốc gia” như thế nào?

Đức Thầy Đáp33: “Quốc Hồn” là sự, mọi người đều cấu trúc từ siêu nhiên hình thành, thì cái sự thanh nhẹ đó cấu trúc dần dần thành cái Hồn, mới nhập xác ở thế gian đi theo Định Luật Vay, Trả từ nhiều kiếp mà tiến hóa.

Bạn Đạo Hỏi34: Thưa Thầy, luyện Tinh, Khí, Thần không đúng, có bị “Tẩu Hỏa Nhập Ma,” hay không? Triệu chứng gì cho thấy là bị tẩu hỏa nhập ma?

Đức Thầy Đáp34: Những người tẩu hỏa nhập ma là, Tinh Khí Thần hướng về sự thanh cao, tự thức, và giải tiến tâm thân; đằng này nó gom gọn để nó chê bai đạo này, đạo nọ, và phá hoại người này, người kia, người nọ. Đó là cái luồng điển nó bị giáng xuống chỗ trược; trược là dục, không tiến được, hại tâm thân trước hết!

Bạn Đạo Hỏi35: Thưa Thầy, làm thế nào đem lại tình thương cho nhân loại ở tương lai?

Đức Thầy Đáp35: Mình không biết thương mình, làm sao thương nhân loại được?

Khi mà thương mình, mình mới khám phá cái thể xác này là một Tiểu Thiên Địa của Trời đã sắp đặt đầy đủ: có âm, có dương, có đầy đủ, có màu sắc; có Tim, Gan, Tì, Phế, Thận; có Ngũ Hành, Nước, Lửa, Gió, Ðất hợp thành. Nếu mà chúng ta thanh tịnh thì khai thác ra chúng ta là một cái Tiểu Thiên Địa hòa hợp với sự vĩ đại của cả Càn Khôn Vũ Trụ, cho nên chúng ta càng ngày càng thức tâm, tu,tiến, thay vì phá hoại nhân sanh.

Bạn Đạo Hỏi36: Thưa Thầy, làm thế nào đem lại niềm tin cho nhân loại ở tương lai?

Đức Thầy Đáp36: Mình chỉ có thực hành mới ảnh hưởng được, nhân loại được! Nhân loại cấu trúc cũng như chính chúng ta, mà chúng ta không thực hành, ta nói một đường, làm một ngả; làm sao ảnh hưởng được người kế tiếp?

Bạn Đạo Hỏi37: Thưa Thầy, “Ðạo Lý” nghĩa là gì?

Đức Thầy Đáp37: “Đạo Lý” là quân bình, đạt thức, nói rõ cái việc đó.

Bạn Đạo Hỏi38: Thưa Thầy, “Ðạo Pháp” nghĩa là gì?

Đức Thầy Đáp38: “Đạo Pháp” là một con đường tiến tới vô cùng; “Đạo” là quân bình, “Pháp” là hành triển đi tới vô cùng.

Bạn Đạo Hỏi39: Thưa Thầy, tại sao cái Tâm lại là vô cùng?

Đức Thầy Đáp39: Tâm thức của con người là vô cùng. Khi mà chúng ta cơ tạng có Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đầy đủ, và hội tụ ngay trung tim bộ đầu, là cái sức tiến của nó, trong thanh tịnh mà tiến tới vô cùng; dũng mãnh tu tiến, chớ không có sợ sệt cái gì hết.

Bạn Đạo Hỏi40: Thưa Thầy, Thầy có dậy “Người tu Vô Vi phải lấy Chơn Hồn để tu.” Vậy lấy Chơn Hồn để tu là lấy làm sao?

Đức Thầy Đáp40: “Chơn Hồn” là hiểu được cái cấu trúc của chính mình mới thấy rõ Chơn Hồn; cấu trúc từ siêu nhiên hình thành, chúng ta mới có Hồn.

Còn nhiều người mà không hiểu được là, “Tôi luyện võ cho giỏi để tôi đánh hạ đối phương; tôi bắn súng cho giỏi để tôi đánh hạ đối phương”; cái đó là đại bại, không có tiến đâu!

Bạn Đạo Hỏi41: Thưa Thầy, bài thơ “Đại Hội Thanh Tịnh” có câu thơ chúng con không được hiểu rõ; xin Thầy giảng cho, như sau:

Thành tâm tin yêu sửa chính mình
Giai huân Điển Giới tự tâm minh
Lòng thành tự giác gieo duyên thức
Vững chí bền tâm hiểu chính mình.

Thưa Thầy, thế nào là: “Giai huân Điển Giới”? Xin Thầy chỉ dạy cho; cảm ơn Thầy.

Đức Thầy Đáp41: Khi mà chúng ta tu tháo gỡ được cái điển trược, thì luồng điển nó mới luân lưu, nó đi lên; nó tưởng tới cái gì nó cũng đi lên, chớ nó không có đi xuống nữa. “Giai huân” là đi lên, đi lên, đi lên tới vô cùng nó mới tự thức được.

Cho nên, các bạn nhiều khi tu được nhẹ, nhắm mắt thấy điển rút, là nó đi “Giai huân” đó, nó đang đi lên! Mà nó hòa hợp được cái chấn động của Càn Khôn Vũ Trụ ở bên trên và Đại Thanh Tịnh, thì tự nhiên óc nó sáng, tâm nó minh một cách lạ lùng: từ hồi nào tới giờ nó không biết chuyện đó, mà bây giờ nó hiểu hết!

Bạn Đạo Hỏi42: Thưa Thầy, Thầy giải thích cho chúng con hiểu thế nào là: “Âm thanh thiêng liêng giải giới lên trên không trung chuyển giải, đó mới là Tịnh.”

Đức Thầy Đáp42: Bởi vì, cái luồng điển chánh của Càn Khôn Vũ Trụ là, trung tâm sinh lực Càn Khôn Vũ Trụ là điển chánh; mà mọi người không có luồng điển đó, là không có sự sống! Chúng ta hội tụ được, tiến hóa theo đường tiến đó, chúng ta mới đạt tới vô cùng tâm thức.

Bạn Đạo Hỏi42: Thưa Thầy, Thầy giảng cho tại sao “Nhân quả là cánh cửa của Vô Vi”?

Đức Thầy Đáp43: “Nhân quả là cánh cửa của Vô Vi:” Khi mà các bạn tu nói, “Tôi tiến”, nhưng mà các bạn làm bậy, thì tự nhiên nó phải hạ từng công tác: cái luồng điển nó giáng lâm xuống trong tình dục, rồi sanh ra bịnh hoạn, chết một cách tức tưởi, không biết trước được.

Bạn Đạo Hỏi44: Thưa Thầy, tại sao, “Tu để mở điển bộ đầu thì mới thấy rõ và nghe rõ được”?

Đức Thầy Đáp44: Bởi vì chúng ta có bộ đầu, có thể xác; chúng ta thấy rõ thần kinh chằng chịt cấu trúc từ siêu nhiên hình thành, không phải cái chuyện giỡn chơi đâu! Cái của các bạn có là chấn động tương đồng với cả Càn Khôn Vũ Trụ. Tùy các bạn hướng thượng hay hướng hạ đó thôi: hướng hạ thì tranh chấp; hướng thượng thì giải mở, nó mới có cơ hội đi tới vô cùng.

Bạn Đạo Hỏi45: Thưa Thầy, tại sao “Con người làm điều ngay thẳng là tiến hóa, học hỏi, thăng hoa; người đó mới là người có của.” “Có của” đây nghĩa là sao?

Đức Thầy Đáp45: “Có của” là có cái vốn điển quang phát triển đi lên, kêu bằng “Người có của. Người đó làm cái gì cũng thực tâm, thực tình, chớ không sợ sự pha dèm và phá quấy.

Bạn Đạo Hỏi46: Thưa Thầy, tu Pháp Lý Vô Vi có phải là để điều chỉnh đi tới tột cùng nguyên căn của mọi sự việc, từ Ðời lẫn Ðạo, không?

Đức Thầy Đáp46: Đúng nó vậy! Vì chúng ta trở về với tự nhiên và hồn nhiên, nó mới thấy rõ nguyên căn của chính mình! Mà còn trong lòng vòng mê chấp, là không thấy rõ.

Bạn Đạo Hỏi47: Thưa Thầy “Ðịa Linh” là sao?

Đức Thầy Đáp47: “Địa linh” là cái bản thể của chúng ta, cũng là một cái Tiểu Thiên Địa; mà tập trung được hai luồng điển Âm, Dương xuất phát đi lên, thì sự linh cảm nó khác, và hiểu biết sâu xa hơn.

Bạn Đạo Hỏi48: Thưa Thầy, tại sao “Người tu biết thức giác trở về với chính mình thì mới hiểu được nguyên căn của Trời Ðất”?

Đức Thầy Đáp48: Vì mình, cấu trúc bởi nguyên lý của Trời, Ðất; mà mình không trở về với chính mình, làm sao hiểu mình từ đâu đến đây, rồi sẽ về đâu?

Bạn Đạo Hỏi49: Thưa Thầy, “Phúc điền” là gì?

Đức Thầy Đáp49: “Phúc điền” là quân bình, sáng suốt, mới có chỗ, có chân đứng.

Bạn Đạo Hỏi50: Thưa Thầy, tại sao “Người tu biết thức giác trở về với chính mình thì mới hiểu được nguyên căn của Trời Ðất”?

Đức Thầy Đáp50: Tu là; người đời người ta tu vì sự động loạn quá nhiều họ mới đi tu; đi tu, họ mới trở về thanh tịnh; thanh tịnh rồi họ mới thức giác chính họ là một Tiểu Thiên Địa đại diện Trời, Ðất; họ mới dốc lòng thế Thiên hành đạo, đem ra sự thật cho mọi người cộng hưởng và chung tiến.

Bạn Đạo Hỏi51: Thưa Thầy, tại sao Thầy có dạy là, “Người nào biết được Vô Vi và biết được con đường phục vụ, mở tâm, mà lấy Luật Nhân Quả làm tiêu chuẩn để sống ở thế gian này, thì không bao giờ bị đói, không bao giờ bị khổ, không bao giờ bị mất Ðạo.” Tại sao?

Đức Thầy Đáp51: Đó là sự quân bình tự đạt, tự thức, và gieo duyên khắp thế giới cùng tu cùng tiến; là người đó không bao giờ bị đói, bị khổ đâu; vì nó thương nó, xây dựng cho chính nó, và ảnh hưởng người kế tiếp cùng xây dựng! Nó thành một cộng đồng thanh tịnh, thương yêu và tha thứ, rõ rệt.

Bạn Đạo Hỏi52: Thưa Thầy, Đạo Pháp ở trong, hay ở ngoài? Đứng ở hàng ngũ nào mới bảo vệ được Đạo Pháp?

Đức Thầy Đáp52: Chỉ có tu, thực tâm tu, dứt khoát tu, mới bảo vệ được Đạo Pháp. Nếu mà không có dứt khoát, không bao giờ bảo vệ được Đạo Pháp!

Đọc sách nói, hay lắm; triết lý, hay lắm; “nhà” này, “nhà” nọ, hay lắm; nhưng mà chính chúng ta làm không được một cái gì hết; mức tiến đâu? Đọc để hiểu, mà hành không được thì nó cũng như ô trược như xưa thôi!

Bạn Đạo Hỏi53: Thưa Thầy, tại sao Thầy dậy “Người nào muốn mở Thiền Đường phải biết sử dụng Cánh Cửa Nhân Quả mà làm con người?”

Đức Thầy Đáp53: Thì, luật Nhân Quả là chúng ta phải gieo cái nhân lành, chúng ta phải, lập Thiền Đường, phải tu thiền nhiều, tự thức, mới cống hiến cho người kế tiếp được.

Nếu mà chúng ta lập Thiền Đường mà nói chuyện đời, làm chánh trị hơn thua, thì không bao giờ ảnh hưởng được! Thì các bạn đã thấy: nhiều thiền đường, có nhiều thiền đường nói chuyện hơn thua, không ai thèm tới nữa, tự nhiên người ta không tới! Không ai cấm cản, mà họ không thèm tới nữa.

Mà những người không nói năng gì, mà họ thật tâm tu, nhiều người kính mến và hợp tác xây dựng để ảnh hưởng người kế tiếp.

Bạn Đạo Hỏi54: Thưa Thầy ai đại diện Ðấng Toàn Năng?

Đức Thầy Đáp54: Đại diện Ðấng Toàn Năng là tâm thức phải quân bình, đầu óc phải sáng suốt mới thật tâm xây dựng cho chung được.

Bạn Đạo Hỏi55: Thưa Thầy, tại sao Thầy nói rằng, “Sự sáng suốt của mình có đây là vay của Bề Trên”?

Đức Thầy Đáp55: Mình cấu trúc từ Siêu Nhiên, thì mình vay từ đó; mà mình chưa về với được Siêu Nhiên thanh tịnh, là mình vẫn còn nợ! Sân si nó tạo phiền cho chính mình, chớ đâu có giúp đỡ chính mình đâu?

Bạn Đạo Hỏi56: Thưa Thầy, tình thương nào mới là chánh?

Đức Thầy Đáp56: Thương mình và xây dựng cho chính mình, mới là chánh! Trong thực hành, chớ không phải dùng lý thuyết!

Bạn Đạo Hỏi57: Thưa Thầy, “Chủ Thuyết” là gì, mà “Không Chủ Thuyết” là gì?

Đức Thầy Đáp57: Chủ thuyết là mình muốn đặt vấn đề đó cho mọi người theo mình; không chủ thuyết là nó có cơ hội phát triển tự nhiên của mỗi tâm linh. Chủ thuyết là đè đầu người ta, bắt buộc người ta phải đi vô con đường của mình. Đó là sai! Mà mình chỉ hành để ảnh hưởng họ, họ noi theo đó và thực hành tu tiến, giải mở tâm thức của họ, họ mới thấy có giá trị.

BTC: Chúng con xin thành thật cám ơn Thầy đã ban lời giáo huấn và dạy dỗ cho chúng con trong những câu hỏi vừa rồi. Sau đây, xin Đức Thầy ban vài lời để kết thúc cái buổi giảng sáng ngày hôm nay. Xin mời Đức Thầy.

Đức Thầy: Thành thật cám ơn những câu hỏi vừa rồi đều trong tinh thần xây dựng, mà có nhiều người mong muốn được nghe. Nay tôi cũng đã tu nhiều năm, được một chút đỉnh phân giải những cái gì tôi đã đạt trong thanh tịnh, và những cái gì động loạn tôi đã nếm, cho nên các bạn cũng có cơ hội đồng tu, đồng thức với tôi, đó là sự mong muốn tôi được trao đổi với các bạn. Nay chúng ta lại có Đại Hội “Thanh Tịnh”: tự học và tự thấy những điều sai của chính mình, bằng lòng sửa tiến, dấn thân tu tiến, thì chúng ta sẽ tiếp nối ảnh hưởng cho những người kế tiếp ở tương lai. Thành thật cám ơn sự hiện diện của các bạn.

[Hết Track 1]

[video 20000717L1 - Bắt đầu Track 2]

Bạn Đạo Hỏi58: Kính thưa Đức Thầy, kính thưa quý Bạn Đạo;

Ngày hôm qua có một câu hỏi con đọc sai, hôm nay trước khi tiếp tục chương trình, con xin đọc lại.Con xin kính Thầy minh giải: thưa Thầy, tại sao tự cho mình là xây dựng nhịn nhục? “Tự cho mình,” chớ không phải, “Tự chê mình” như con đọc ngày hôm qua.

Đức Thầy Đáp58: Tự tu mới là thực sự xây dựng; dứt bỏ hồng trần, dứt bỏ tánh tham, mới bắt đầu xây dựng thanh nhẹ tiến tốt.

Bạn Đạo Hỏi59: Thưa Thầy, người tu tại gia đã cạo đầu, khi cha mẹ chết, không cần để tang; có phải không?

Đức Thầy Đáp59: Cái hiếu, có đời, có đạo; phải có tang! Ai sanh mình ra? Cái đó là bằng chứng, cái tang là bằng chứng ai sanh mình ra! Có nguồn gốc, mới có sự sống. Chuyện đó, phải để tang! Không phải cạo trọc đầu, “Tôi làm sư là tôi lớn hơn cha mẹ.” Cái đó là không được; bắt cha mẹ lạy, là không được! Mình “Đời, đạo song tu” thì phải rất rõ rệt.

Bạn Đạo Hỏi60: Thưa Thầy, “Thông Tam Bảo” là sao?

Đức Thầy Đáp60: Tinh, khí, thần điều hòa, xuất phát đi lên, kêu bằng “Thông tam bảo”; ba báu linh Tinh, Khí, Thần mà không có trụ hóa, không có phát triển! Tiêu hao Tinh, Khí là không phát triển.

Bạn Đạo Hỏi61: Thưa Thầy, tại sao Thiền Định lại là,Để đón rước Thanh Quang và hòa tan Thanh Quang, hướng thượng, có cơ hội thanh lọc cơ thể, có cơ hội bảo vệ tánh mạng”?

Đức Thầy Đáp61: Mình ngồi thiền thì luồng điển xuất phát đi lên, thay vì kẹt ở bên trong tim, gan, thận; mình thiền, hít thở, điều hòa Tinh, Khí, Thần, phát triển đi lên, trụ hóa tốt!

Bạn Đạo Hỏi62: Thưa Đức Thầy, con hành pháp Thiền được 3 tháng, khi thì thấy tâm được thanh tịnh, có lúc Soi Hồn, có khi lúc Thiền Định, có khi lúc Soi Hồn và lúc Thiền Định, một vòng thật sáng, và ánh sáng dịu mầu xanh lá cây chung quanh, lòng thì mầu trắng, kéo dài khoảng 5, 7 phút. Hiện tượng đó là ý nghĩa gì, xin Thầy minh giảng cho con. Xin cảm ơn Thầy.

Đức Thầy Đáp62: Đó là luồng điển Ngũ Hành của cơ tạng: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ bắt đầu điều hòa và phát triển, thì nó mới thấy ánh sáng chớp nhoáng. Nhưng mà phải giữ thanh tịnh; nếu thiếu thanh tịnh là nó sẽ mất.

Bạn Đạo Hỏi63: Thưa Thầy, đây là một câu hỏi của một bạn đạo người Đức: Làm thế nào con có thể chế ngự được sự sợ hãi, và đạt được sự hài lòng trong cuộc sống?

Đức Thầy Đáp63: Vô Vi có cái phương pháp là niệm Phật: xây dựng cái thần kinh càng ngày càng mạnh dạn Thức Hòa Đồng nó mới mở, thì lúc đó mình mới mạnh dạn, không có lộn xộn; quyết định rõ rệt. Dùng ý niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” là chấn động lực xây dựng cho thần kinh càng ngày càng tốt và thanh tịnh.

Bạn Đạo Hỏi64: Kính thưa Đức Thầy, Con có nghe Đức Thầy có dặn them, “Sau này nên niệm theo nguyên lý của Lục Tự Di Đà:

“NAM, thật phương Nam, lửa Bính Đinh
MÔ, chỉ rõ vật vô hình
A, Nhâm Quý gồm thâu nơi thận
DI, giữ bền ba báu linh Tinh, Khí Thần
ĐÀ, ấy sắc vàng bao trùm khắp cả
PHẬT, hay thanh tịnh ở nơi mình.

Niệm như vậy mà vẫn cắn răng, co lưỡi, nhìn thẳng, và nhớ trên trung tim bộ đầu; hay là niệm mỗi chữ theo các luân xa?

Con kính xin Đức Thầy chỉ dẫn cho chúng con được rõ ràng thêm hơn. Xin cảm ơn Thầy.

Đức Thầy Đáp64: Nguyên lý của “NAM, MÔ, A, DI, ĐÀ, PHẬT,” chấn động lực nó đều phát triển nếu niệm đúng.

Mà niệm cho có chừng, niệm cho Phật nghe, niệm cho bạn đạo nghe; cái đó nó giới hạn và nó không phát triển!

Co lưỡi, răng kề răng, âm thầm, ý niệm “NAM, MÔ, A, DI, ĐÀ, PHẬT,” thì cái nguyên lý đó nó sẽ phát triển, nó phát triển càng ngày càng rộng, hòa hợp với cả Càn Khôn Vũ Trụ, thì cái nhìn của chúng ta nó sẽ được thay đổi, thấy khác: chuyện gì cũng nằm trong cái nguyên lý đó, thì chúng ta mới cảm thấy thanh tịnh và nhẹ nhõm được.

Bạn Đạo Hỏi65: Thưa Thầy, tại sao “Đường đi của Điển Quang đã khai thông thì sự bận rộn trong tâm thức không còn nữa”?

Đức Thầy Đáp65: Nó còn uất khí thì nó còn bận rộn. Mà nó hết uất khí, khai thông tức là quán thông, nó không có bận rộn nữa; nhẹ nhàng!

Bạn Đạo Hỏi66: Kính thưa Đức Thầy, sau đây là một thơ của một bạn đạo ở Orlando, Florida; của Nguyễn Đông. Con sẽ đọc lên:

Thầy kính, con kính thăm Thầy và tất cả bạn đạo, sau cầu chúc Thầy và tất cả quý bạn đạo vui vẻ, và Đại Hội thành công. Tuy con không đi được, nhưng lòng con luôn hướng về Đại Hội, tự hứa cố gắng tu để không phụ lòng Thầy. Dưới đây con có vài câu hỏi, xin Thầy minh giải cho; con xin cảm ơn Thầy.

Câu hỏi thứ nhứt: Năm 9, 10 tuổi con đã nghe được âm thinh; và khi tu Vô Vi thì con biết đó là Điển. Câu hỏi là, khi nghe như vậy, con phải trụ âm thanh đó ở đâu?

Đức Thầy Đáp66: Khi mà nghe được âm thanh ở trên bộ đầu, phải trụ ngay trung tim bộ đầu! Nó càng ngày lớn mạnh nó mới hội nhập được luồng điển của Trung Tâm Sinh Lực Càn Khôn Vũ Trụ; sống một cách vững vàng, trí óc minh mẫn.

Bạn Đạo Hỏi67: Cảm ơn Thầy. Câu hỏi thứ nhì: Khi con thiền hay niệm Phật thì âm thanh đó vẫn nghe được ở trong đầu; thường thường âm thanh này làm con quên niệm Phật. Câu hỏi của con là: con nên chú tâm niệm Phật? Hay lắng nghe âm thanh dù lúc thiền, hoặc đi, đứng, nằm, ngồi?

Đức Thầy Đáp67: Cái âm thanh đó, phải cố gắng đưa về trung tâm bộ đầu, và dùng ý niệm ngay trung tâm bộ đầu niệm Phật, tỏa ra càng ngày lớn rộng và thanh nhẹ hơn.

Bạn Đạo Hỏi68: Thưa Thầy, tại sao mình “Tâm niệm có Trời, có Đất, có Đạo thì tự nhiên tâm đạo dũng mãnh không còn sợ sệt nữa? Là sao?

Đức Thầy Đáp68: Có Trời, có Đất, có Đạo, là chúng ta sanh ra bởi Trời, Đất; ngày hôm nay chúng ta tự đạt, nắm được cái giềng mối quân bình NHành trong cơ tạng, kêu bằng “Đạo,” quân bình đi tới;thẩy cái gì ở thế gian mà mất quân bình là không tiến tới được.

Bạn Đạo Hỏi69: Thưa Thầy, “Mở khuyết,” là mở làm sao? Làm sao biết được, mình được mở khuyết?

Đức Thầy Đáp69: Mở khuyết, chuyện hồi nào giờ mình không hiểu, không biết, mà tới lúc nói chuyện với người thường hay người đạo, tự nhiên cái tâm mình mở rộng ra và hiểu thấu triệt cái việc mà mình đã nghe; đó là “Mở khuyết”; hiểu một cách sâu sắc, là “Mở khuyết.

Bạn Đạo Hỏi57: Thưa Thầy, đức Phật Thích Ca nhờ gì mà Ngài thiền giữa rừng sâu nước độc mà không lay chuyển được tâm hồn hướng thượng của Ngài?

Đức Thầy Đáp70: Đức Phật Thích Ca hồi xa xưa thiếu đủ phương tiện, nhưng mà cái ý chí của Ngài cương quyết cảm thức được Càn Khôn Vũ Trụ là một, thì đối với Ngài không có cái gì có thể ám hại Ngài, và Ngài chẳng ám hại ai; cho nên cái từ quang của Ngài rất tốt đẹp; người nào nghe qua cũng thức tâm và nguyện trở về với cảnh giới thanh nhẹ để tự tu, tự tiến.

[Hết Track 2, Video 20000717L1]

[Video: 20000717]

ĐẠI HỘI VÔ VI Kỳ 19: THANH TỊNH - VẤN ĐẠO 2 - TÂM TÌNH CỦA NHẠC SĨ HOÀNG THI THƠ

Bạn đạo1: Con xin cảm ơn Đức Thầy. Và sau đây xin mời anh Thăng lên thưa chuyện cùng Đức Thầy.

Bạn đạo2: Con xin kính chào Thầy; và kính chào tất cả các bạn đạo.

Hôm nay, con được cơ hội, xin thông báo cho tất cả quý bạn đạo khắp Năm Châu một tin mừng, là chúng ta, năm 2000 vào 4 tây tháng 11, cho tới 6 tây tháng 11, chúng ta được cơ hội tổ chức một lễ Đại Thọ mừng sinh nhật Đức Thầy. [11:30] Riêng mỗi bạn đạo Vô Vi chúng con, mỗi năm được cơ hội, được tham dự lễ Đại Thọ sinh nhật Đức Thầy, là một niềm vui rất lớn cho tất cả bạn đạo Vô Vi chúng con.

Và đặc biệt năm nay còn có một buổi Thiền Ca, sẽ được tổ chức rất long trọng tại một hí viện rất lớn tại Philadelphia. Về,để giới thiệu Thiền Ca, thì con xin mời ông Hoàng Thi Thơ lên để giới thiệu về Thiền Ca, cũng được tổ chức trong ngày sinh nhật đó, để mừng lễ Đại Thọ của Đức Thầy vào năm 2000 này. Xin mời Chú Hoàng Thi Thơ. [12:27]

NhạcHTT: Kính thưa Thầy, kính thưa tất cả quý vị bạn đạo. Thật là một điều vô cùng sung sướng, hãnh diện cho cá nhân tôi được đến đây để dự Đại Hội Vô Vi Quốc Tế năm 2000. Tôi không nghĩ rằng, tôi còn sống để đến dự hôm nay!

Khi nãy, anh Thăng có nói, kêu tôi lên để giới thiệu buổi Thiền Ca 2000 tại Philadenphia. Sự thật, đó không phải là mục đích của tôi! [13:21] Mục đích của tôi tới đây, tôi nghĩ rằng có nhiều hơn. Thứ nhất, tôi đến đây để có cơ hội nghe những lời giảng dạy của Thầy để tôi rõ hơn triết lý, tư tưởng, đường lối tu hành của Thầy, mà Thầy đã truyền lại cho chúng ta; tôi muốn được rõ hơn, được gần Thầy hơn, để tôi đem tâm hồn tôi để làm nhạc phục vụ cho đường lối tu hành độc đáo đó. Đó là mục đích thứ nhất của sự hiện diện của tôi tại đây. [14:16]

Mục đích thứ hai, tôi tới đây để tôi hưởng được một cái tình thương lạ lùng mà quý vị bạn đạo đã dành riêng cho tôi. Tôi xin thưa với quý bạn đạo rằng, tôi gốc gác Đạo Phật, nhưng, qua bước đường làm văn nghệ của tôi, các tôn giáo khác đã kêu gọi sự đóng góp của tôi; ví dụ như bên Công Giáo cũng đã mời tôi tới dự tại Vatican để trình diễn trong buổi Phong Thánh, 20 vị Thánh Tử Đạo 1987. [15:06]Tôi tới dự, tôi tới trình diễn, nhưng có những lần sinh hoạt với những người theo đạo đó, kể cả Đạo Phật, hay kể cả Công Giáo, tôi chưa bao giờ hưởng được một cái tình thương lạ lùng, chân thật, ấm áp của bạn đạo của phái Vô Vi. Tôi kinh nghiệm điều đó, là vào năm ngoái, tôi lại đến trình diễn tại Canada, và tôi gặp tất cả các bạn đạo. Và cái tình thương và sự thân thiết, và sự thăm hỏi của các bạn đạo đó, có lẽ đã làm giúp cho tôi sống đến bây giờ! [16:09]

Mục đích thứ ba, khi tôi đã được gần Thầy, tôi được gần bạn đạo, và Thầy và bạn đạo, năm ngoái, có hứa rằng giúp cho tôi kéo dài cuộc sống, mà tôi nghĩ rằng sẽ chấm dứt vào cuối năm ngoái! Chính bằng phương thức nào, tôi không hiểu, nhưng Thầy và tất cả quý vị bạn đạo về điều mà chúng tôi nghĩ rằng, chúng tôi chưa bao giờ được hưởng trong cuộc đời chúng tôi! [16:50]

Và mục đích thứ tư, là cái mục đích mà anh Thăng vừa mới giới thiệu: Tôi đến đây sau khi để được gần Thầy, nghe lời giảng của Thầy, được gần quý bạn đạo để hưởng cái tình thương và thân thiết đó, để cám ơn Thầy và bạn đạo đã giúp cho tôi sống đến ngày hôm nay, thì mục đích thứ tư, tôi xin được phép bạn đạo nói lên những lời để khoe khoang một chút.

Khi tôi nói tôi khoe, thì chắc rằng là không đẹp, bởi vì người ta nói rằng là, “Cái tôi bao giờ cũng đáng ghét - Le moi est haissable” như ông Pascal đã nói. [17:47] Nhưng đây tôi khoe, tuy mang tính chất vị ngã, nhưng tôi nghĩ rằng những lời khoe của tôi nó đượm màu vị tha là vô ngã hơn; cho nên, nếu khi tôi khoe những điều này, nếu có gì lố lăng, xin quý bạn đạo tha thứ cho tôi!

Lời mà tôi muốn khoe là như thế này: tôi đọc lịch s của các tôn giáo lớn trên thế giới, như là Công Giáo, Phật Giáo, tôi chưa thấy một người nào, một văn nghệ sĩ nào mà viết lên 5, 7 bài để ca tụng cái tôn giáo đó, hoặc để truyền đạo giúp cho tôn giáo đó! Có những nhạc sĩ, như văn sĩ, cũng nhiều lắm, viết 1, 2 bài; riêng tôi, không hiểu vì một phép màu nào, có lẽ nhờ Thầy, có lẽ nhờ quý vị bạn đạo, mà tôi không ngờ đến ngày hôm nay tôi đã viết đến 22 bài nhạc để nói lên đường lối của Thầy! [19:15][bạn đạo đồng vỗ tay!]

Đó là điều tôi muốn khoe! Tôi có thể rằng là một người duy nhất trên thế giới mà viết một số tác phẩm để nói lên triết lý của đạo đó, nói lên đường đi của đạo đó, và nói lên công trình của Thầy và cái lòng tu hành rất đẹp của tất cả các bạn đạo! Tôi không hiểu sức mạnh nào, nhưng có lẽ rằng, khi viết được như vậy, và tôi viết một cách dễ dàng, là nhờ, có lẽ tâm hồn tôi, trái tim tôi, trí tuệ tôi, có lẽ đã cống hiến cho Vô Vi! [20:25]

Trong lần trước, khi ban tổ chức Thiền Ca tiếp xúc với tôi, trước tiên là viết 3 bài. Tôi viết 3 bài, mà tôi viết không phải tự nhiên viết! Trước khi viết, tôi có trình bày với người tiếp xúc với tôi, rằng, cho tôi đọc tất cả những cuốn sách của Thầy, tiếng Việt, hoặc tiếng Pháp, hoặc tiếng Anh để tôi hiểu đường lối tu của Thầy; cho tôi xem tất cả các video liên quan đến hoạt động của môn phái này; thì tôi mới viết. [21:04]

Bởi vì có nhiều người hỏi rằng, tại sao tôi viết một cách dễ dàng vậy? Không! Tôi không viết dễ dàng đâu, (nghe không rõ) cũng không dễ dàng đâu. Không phải tiếng Anh gọi là (nghe không rõ) đâu! Nhưng mà tôi nghiên cứu kỹ, tôi thấy cái lối tu của phương pháp Vô Vi này, tôi thấy rất hay, và tôi mới đặt bút xuống viết. Và tôi viết 3 bài. Sau khi Ban Tổ Chức Thiền Ca nghe được, yêu cầu tôi viết thêm 7 bài nữa. Tôi nói, “Ok!” Tôi viết một cách dễ dàng! Và chính 10 bài đó đã trình diễn kỳ năm ngoái tại Canada.

Sau khi những bài nhạc của tôi đã đi vào lòng của bạn đạo, thì tôi thấy tôi thèm thuồng viết nữa; bởi vì tôi có rất nhiều hứng, và tôi thấy rằng phải viết nhiều bài nữa để nói hết cái triết lý cùa môn phái náy. [22:17] Thì không ngờ, Ban Tổ Chức lại cho tôi cái cơ hội là viết nhạc để phục vụ cho buổi Thiền Ca năm 2000 tại Philadenphia; và Ban Tổ Chức có nói rằng, tôi viết 10 bài thôi. Nhưng sau đó, sau 1 tháng, tôi viết 10 bài xong, tôi lại ngóe ngoáy viết thêm 2 bài nữa, là vị chi là 12 bài! Đó là những cái điều mà tôi muốn khoe với quý vị! Khoe là tôi đã hiến tất cả tâm hồn, lòng tôi, và trí tuệ tôi cho môn phái này trong cuộc đời sáng tạo của tôi! [23:18]

Và có nhiều bạn đạo gần tôi hỏi rằng, “Thế 12 bài đó có phải là 12 bài cũ, trong số những bài cũ đã viết rồi, không?” Tôi nói, “Nói như vậy thì buồn cho cái tên Hoàng Thi Thơ này lắm!” Tôi viết với những đề tài rất mới, rất lạ, và với một cái nhịp tiết mà tôi cập nhật qua được, để cho hợp với nhịp sống của tất cả bây giờ, người sống trong cái thế kỷ này, và hợp với nhịp sống của tất cả các người trong bạn đạo!” Tôi nghĩ rằng, khi nghe chương trình đó, với 12 nhạc phẩm đó, tôi nghĩ rằng quý vị vừa nghe và vừa nhảy cùng tôi, hay là cùng Thầy! [24:22]

Vì cái lẽ đó cho nên tôi nói, mục đích tôi đến đây chỉ là mục đích thứ 4 thôi, để khoe! Và khoe như vậy, tôi cũng muốn rằng quý vị bạn đạo tha thứ cho tôi một sự khoe khoang, nếu cho đó là quá lố. Nhưng sự khoe khoang đó hoàn toàn vô ngại, hoàn toàn vị tha; bởi vì tôi viết không phải cho tôi, mà cho triết lý của Thầy, cho tư tưởng của Thầy, cho đường đi của Thầy, và cũng là đường đi của quý vị bạn đạo đây. [25:03]

Thế thì, Thầy cũng như quý vị bạn đạo đã giúp cho tôi sống từ đầu năm thế kỷ 2000 cho đến bây giờ là 7 tháng; thì tôi nghĩ rằng, nếu quý vị bạn đạo ở đây càng đến dự cái buổi Thiền Ca bao nhiêu thì tôi càng sung sướng bấy nhiêu! Và tôi nghĩ rằng cái sự hiện diện của quý vị và sự nâng đỡ tôi đây, chính là liều thuốc thần dược giúp cho tôi, biết đâu sống thêm một vài ba năm nữa! [25:50] ][bạn đạo đồng vỗ tay!]

Và không phải tôi yêu cầu như vậy để cho tôi sống được, để ăn cho ngon, để mặc cho đẹp, nhưng mà sống để tiếp tục viết nhạc, phục vụ cho môn phái Vô Vi! ][bạn đạo đồng vỗ tay!] Và trong lòng tôi, tôi hứa rằng, nếu tôi còn sống được, tôi phải viết tổng cộng là phải 50 bài cho Vô Vi, chớ không phải 22! ][bạn đạo đồng vỗ tay!]

Một lần nữa tôi xin cúi đầu cám ơn Thầy, cám ơn quý bạn đạo. Tôi xin chấm dứt những lời nói tôi ở đây. [26:50] ][bạn đạo đồng vỗ tay!]

Bạn đạo2: Xin cám ơn chú Hoàng Thi Thơ. Thành ra, năm nay đặc biệt, chúng ta có tổ chức một buổi lễ Đại Thọ mừng sinh nhật Đức Thầy, và Thiền Ca một lượt, tại thủ đô Philadelphia, mà tại một hí viện rất là đẹp và tối tân của Hoa Kỳ. Thành ra, xin mỗi bạn đạo ở đây, những người sẽ về địa phương để quảng cáo cho tất cả những bạn đạo tại địa phương mình. Nếu mà có dịp, thì trước nhất là để dự lễ Đại Thọ của Đức Thầy; mỗi năm chúng ta được dịp tổ chức đó, được dịp về để mừng lễ Đại Thọ Đức Thầy là một vui mừng rất lớn; và đặc biệt năm nay có một buổi Thiền Ca cộng vào đó! Xin quý bạn đạo, mỗi người ở đây, về địa phương, nói lại cho bạn đạo địa phương, để cùng đi cho đông để dự mừng lễ Sinh Nhật và Thiền Ca năm nay. [28:12]

Chúng tôi có những phiếu ghi danh ở ngoài hội trường, phía đằng sau; và một số chị có bán vé cho Thiền Ca. Tại vì Thiền Ca năm nay chúng ta không có quỹ nhiều, thành ra chúng ta phải nhờ vào tiền bán vé để cùng bạn đạo, mỗi người mua vé cũng như ủng hộ cho Thiền Ca, để có thể xây dựng cái Thiền Ca này; thành ra xin quý bạn đạo, mỗi người ủng hộ một người một tay, một chút, thì sẽ tạo dựng được một Thiền Ca rất tốt, rất vĩ đại. [28:53] Và chúng ta sẽ được dịp gặp nhau vào 4 Tây cho tới 6 Tây tháng 11 vào năm nay. Xin cám ơn quý bạn đạo; xin cám ơn Đức Thầy. [29:07]

Bạn đạo1: Kính thưa Thầy, kính thưa quý bạn đạo: vừa rồi bác Hoàng Thi Thơ đã nói lên cái chân tình của Bác với anh em bạn đạo chúng ta và với Đức Thầy. Tôi nghĩ rằng, tất cả những lời chân tình Bác đã dành riêng cho Thầy, và nhất là cho cái Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí của chúng ta, rất cảm động. Rất cảm ơn Bác đã có những lời khen tặng tốt đẹp đó.

Sau đây, xin kính mời Thầy ban vài lời dạy dỗ cho chúng con. Xin cám ơn Thầy. [30:08]

Đức Thầy: Ông Hoàng Thi Thơ đã đóng góp không ít, vạch rõ tình người phải đi đến đâu! Đường lối rõ ràng trong xây dựng; thực hiện, thật sự cống hiến cho nhân loại ở tương lai! Đó là điều mong muốn của người lớn tuổi, muốn để lại một cái gì trước khi đi! Chúng ta đã có thân xác có bệnh hoạn mới hiểu rõ cái sự đau khổ của nhơn sinh, mà tận độ; cho nên ông Hoàng Thi Thơ đã đem tháo gỡ tất cả những triết lý cao siêu của Đạo Pháp mà đóng góp trong Thiền Ca, nuôi dưỡng tinh thần xây dựng của mọi giới khi nghe được. Thành thật cảm ơn ông Hoàng Thi Thơ.

Sẽ có cuộc Thiền Ca ở kỳ tới, do Ông sáng tác những bài mới mẻ mà các bạn chưa nghe qua đâu! Nghe rồi sẽ thấm thía, vì Người, người ta đã dấn thân từ đời đến đạo để hiểu và vạch rõ đường lối cho mọi người cùng đi! Đó là điều quý nhứt ở trên mặt đất này. [31:56]

Bạn đạo1: Cám ơn Đức Thầy. Sau đây con xin kính mời anh Alain Canitrot giới thiệu một số anh em bạn đạo bên Pháp Quốc, có vài câu hỏi để đặt lên Đức Thầy.

Bạn đạo3: (nói tiếng Pháp) [32:34]

Bạn đạo: (dịch tiếng Pháp qua tiếng Việt) Chúng con rất có ít thì giờ để tổ chức tất cả các sinh hoạt của trong cái Đại Hội này; chúng ta còn khoảng 10 phút; thì dể cho cái phần sinh hoạt nó được linh động hơn, sau đây Ban Tổ Chức sẽ dành cho quý bạn đạo một chút thì giờ để phát biểu ý kiến. [32:54]

Bạn đạo3: (nói tiếng Pháp)

Bạn đạo2: (dịch tiếng Pháp qua tiếng Việt) Sau đây, chúng tôi xin mời anh Jean Paul Ca sẽ lên đọc một bài thơ của chị bạn đạo Odile đang bị bệnh không có đến đây được. [33:25]

Bạn đạo4: (đọc bài thơ bằng tiếng Pháp) [33:59]

Bạn đạo2: Sau đây, tôi xin đọc cái bài thơ được anh Trịnh Quang Thắng phiên dịch:

“Thanh quang con mong chờ

Tối sáng đêm ngày cứ mãi trôi

Thời gian đều nhịp bước không thôi

Đêm đêm tiến bước về sao sáng

Huyền bí lộ khai nét tuyệt vời. [34:24]

Đêm đêm chung bước tiến cùng nhau

Con, chốn trần gian, vẫn nguyện cầu

Chung nhau tiến bước trên đường đạo

Tương ngộ Thanh Quang ánh nhiệm màu

Con vẫn tin nơi đấng Chúa tin

Người Cha ánh sáng của tâm linh

Thanh Quang huyền diệu vô cùng tận

Con ngóng chờ trông bước tiến trình.

Kính bái, Odile Ouste [34:58]

Bạn đạo3: (nói tiếng Pháp) [35:24]

Bạn đạo2: (dịch tiếng Pháp qua tiếng Việt) Có một số bạn đạo lúc nãy muốn đặt câu hỏi với, ...

Bạn đạo5: Mình nên tập Thái Cực Quyền, hay là KCông? Có đi ngược với điển của Vô Vi, hay không?

Đức Thầy: Không, không có đi ngược; cái đó là giúp đỡ cho sức khỏe và trật tự, mà thôi.

Bạn đạo5: Dạ thưa cám ơn Thầy.

Bạn đạo6: Thầy đã giao phó cho con làm cái việc quyên tiền để về giúp các trẻ em nghèo ở bên nhà; thì cái chuyện đó con đã làm xong; và danh sách các bạn đạo cho tiền, và cái số tiền nhận được, người ta đã viết thư cám ơn, tôi có đề hết, có hình ảnh. [36:12] Nếu mà quý vị bạn đạo nào muốn coi thì cứ việc xin tới liên lạc với tôi để coi. Đó.

Vần đề thứ hai là, từ cái khi mà con theo chân Thầy năm 1974 tới giờ, thưa quý vị bạn đạo, tôi là cái người duy nhất thử Thầy trước khi nhận Pháp. Thường thường đó, thầy thử trò để trao pháp; tôi là cái người bậc nhất thử Thầy để nhận pháp! Thì tôi, năm 1974 cho tới giờ, con suy ngẫm rất nhiều về những vấn đề của Thầy làm, và đường đi của Thầy; thì con cũng muốn, cũng như nguyện ước làm như vậy, nhưng mà làm với phạm vi nhỏ hẹp, mà thôi. [36:59]

Thì con thấy rằng, Thầy đó, bước chân của Thầy đi ra ngoại quốc, đi lang thang tìm hết tất cả những cái gì hay, đẹp của ngoại quốc; mà con thì cũng theo như vậy, nhưng mà con trở về Việt Nam để tìm những cái gì hay, đẹp của Việt Nam, thì con thấy rằng cái hay đẹp nhất của Việt Nam là Vô Vi, chớ không có gì khác hết và không có cái gì hay hơn hết là Vô Vi!

Và cái đẹp thứ nhì của Việt Nam là, Thầy còn nhớ cách đây 10 năm Thầy định sang chữa bệnh cho con, thì con có hỏi Thầy là, “Thầy dùng châm cứu như vậy, chữa bệnh cho con đó, Thầy có mất điển không?” Thầy nói rằng, Thầy cũng có mất điển; thì con nói Thầy, “Thế thì Thầy cứ giữ điển để Thầy đi hoằng hóa chúng sanh; con sẽ về Việt Nam con học Châm Cứu, tự học để tự chữa bệnh lấy.”[37:55] Thì con lê lết từ 8 năm trời nay về Việt Nam học Châm Cứu; con tìm hiểu được rất nhiều cái hay, lạ của Châm Cứu của Việt Nam theo cái ông thầy này ổng dạy. thì con khám phá ra được, ở Việt Nam có chế được một cái máy châm cứu rất hay! Cái máy này đặc biệt là mình có thể dùng để cạo gió; thường thường người Việt Nam mình cạo gió đó, dùng cái đồng tiền, bôi cái dầu hôi lên cạo; xây sướt người thì rất tội nghiệp; cái má này mình có thể dùng để cạo gió mà không có sao hết. Cái thứ nhất.

Cái thứ hai đó, là cái máy này có thể, [nói chuyện thầm với bạn đạo Ban Tổ Chức]... Vậy thì tôi xin phép nhường lời lại cho người khác. [38:47]

Bạn đạo2: Xin cáo lỗi với anh Đạo, là tại vì thời gian nó quá eo hẹp thành ra không có trình bày hết. Nếu mà có thể được thì xin anh Đạo có thể viết rồi đăng lên trên Tuần Báo để cho bạn đạo được đọc và tham khảo những cái lời của Anh. Xin cáo lỗi với Anh.

Xin mời Anh. [39:15]

Bạn đạo5: Kính thưa Thầy, kính thưa quý bạn đạo; thưa Thầy, hôm nay con có được duyên phước là được gặp Thầy, cũng như quý bạn đạo, con có một câu hỏi: Con và vợ con mới vào Pháp này được 3 tháng nay, và con có thấy là phương pháp Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp này, về lý thuyết rất là hay. Chúng con mới hành được 3 tháng nay, và con có tập niệm Lục Tự Di Đà, tức là niệm “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” cùng với nhà con. Theo con hiểu ý Thầy dạy là, niệm Lục Tự A Di Đà phải thầm niệm, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” trong một hơi, để tạo ra chấn động lực ở vùng trung tâm bộ đầu. Thưa Thầy, thế nghĩa là sao? Con tập mà thấy khó quá! Kính thưa Thầy minh giải? [40:08]

Đức Thầy: Vạn sự khởi đầu nan. Cái pháp mới, mình phải tuần tự đi tới; lâu ngày nó sẽ đạt tới! Khó thì lúc nào cũng là khó; cái gì đổi mới cũng là khó; nhưng mà chúng ta kiên nhẫn đi vô là nó thành công.

Bạn đạo5: Con xin cảm ơn Thầy. Con muốn hỏi thêm là, thưa Thầy, “Niệm trong một hơi thở” nghĩa là thế nào ạ?

Đức Thầy: Niệm bằng một ý niệm, mà thôi; dùng ý niệm, chớ không phải hơi thở!

Bạn đạo5: “Niệm trong 1 hơi thở”?

Đức Thầy: Ý niệm, trong ý, niệm: “Ý tôi niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật’; bằng ý thôi”; lần lần mình lắng nghe cái chấn động của câu niệm của mình xuất phát đi lên trung tim bộ đầu.

Bạn đạo: Con xin cám ơn Thầy [41:02]

Bạn đạo6: (nói tiếng Pháp) [42:25]

Bạn đạo2: (dịch tiếng Pháp qua tiếng Việt) Dạ, kính thưa Đức Thầy, chị Anne Marie trong 15 ngày chót đây, khi chỉ thiền đó, thì chỉ thấy một cái đốm màu vàng, … sau đó nó biến thành đốm màu cam, sau đó biến thành đốm sáng, và nó to lên như một quả cầu; sau đó thì nó nổ đi! Chỉ thấy cũng như là một cái biển màu vàng, bạc, có bông hoa nở ra. Và bây giờ chỉ thấy cái cục tròn đó nó màu xanh như là cẩm thạch. Chỉ cảm thấy sung sướng lắm! Nhưng mà chỉ không biết cái đó là có đúng, hay không? [43:38]

Đức Thầy: Cái đó là luồng điển Âm, Dương trong cơ tạng nó kết hợp, lên bộ đầu, phát sáng, và nó hiện ra đủ màu sắc như vậy. Sau này nó hợp thành Mô Ni Châu; mà cục trỏn nó xuất đến đâu, hiểu đến đó; đi khắp Càn Khôn Vũ Trụ cũng được hết.

Bạn đạo2: (nói tiếng Pháp) [44:28]

Bạn đạo1: Cảm ơn Thầy, và cảm ơn quý bạn đạo. Ban Tổ Chức chúng tôi cũng xin thành thật cáo lỗi với quý bạn đạo, là có nhiều câu hỏi các bạn đạo đã đưa lên, nhưng mà chúng tôi không có đủ thì giờ để giải quyết; thì yêu cầu quý bạn đạo nào có những câu hỏi mình đưa lên mà không được thõa mãn, thì có thể về viết thơ để gởi lên Thầy, vì thời gian chúng ta quá eo hẹp, chúng tôi xin thành thật cáo lỗi với quý bạn đạo.

Sau đây, xin mời quý bạn đạo đứng lên để tiễn Thầy ra về. [45:06]

[kết thúc Phần Vấn Đạo]

Video 20000718

ĐHVV kỳ 19: THANH TỊNH – PRAGUE - CHIA SẺ TU HỌC

CHIA SẺ TU HỌC - Phần 1

Bạn đạo: Kính thưa Đức Thầy, kính thưa quý bạn đạo. Ngày hôm qua, chúng ta đã họp với nhau, đã thảo luận với nhau trên 3 đề tài. Chương trình chiều hôm nay, chúng ta sẽ mời các đại diện các nhóm lên đây trình bày đúc kết tu học, về việc thảo luận các đề tài ngày hôm qua. Chúng tôi sẽ mời lần lượt các đại diện các nhóm lên đây để trình bày sự tu học của nhóm của mình cho Đức Thầy, cho tất cả các bạn đạo. Do đó, nếu các bạn đạo ở dưới có điều chi thắc mắc thì có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho các đại diện các nhóm. Sau đó, thì sẽ xin Đức Thầy minh giải cho sự đúc kết tu học.

Để bắt đầu chương trình thì chúng tôi sẽ mời các nhóm mà đã thảo luận về đề tài Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp lên đây. [01:08]

Bạn đạo: Tôi xin phép, tự giới thiệu, tôi là Nguyễn Đức Trọng, và một bạn đạo thuộc tiểu bang Oregan, Hoa Kỳ. Và nhóm chúng tôi thảo luận thuộc nhóm G và E. Tổng số người tham dự vào khoảng gần 50 người trên tổng số là 80. Khi thảo luận, tôi học hỏi rất nhiều kinh nghiệm của các bác và các anh chị lớn tuổi đã đi trước. Đây là phần đúc kết về Pháp Lý Vô Vi.

Bạn đạo: Trước khi Anh đúc kết về phần Pháp Lý Vô Vi, xin Anh cho biết, bầu không khí học hỏi ra như thế nào?

Bạn đạo: Bầu không khí học hỏi thì rất là hào hứng, bởi vì anh Thăng điều hành và anh Thăng rất là tếu. Anh Thăng chia sẻ những cái kinh nghiệm các bác cũng như là chị Mai, hoặc là bác Thái, hoặc là những anh đã từng có kinh nghiệm sinh hoạt đi theo Đức Thầy hoặc là tham gia những cái Khóa Sống Chung. Những cái kinh nghiệm thì, thật sự, nhiều lúc những cái kinh nghiệm đó là tùy theo cái sự nhận thức của cá nhân đó chớ không thể nào mà những cá nhân khác không có nằm trong cái trường hợp như vậy nó khó thể nào mà thông hiểu lắm. [02:28]

Cho nên chúng ta, nhiều khi Đức Thầy chỉ dạy cho một người nào đó, trong một cái tình trạng nào đó vào cái khoảng không gian nào đó, cái thời gian nào đó thì chỉ riêng cái người đó hiểu mà thôi. Chúng ta không thể nào dùng cái câu của Thầy nói, lấy vì dụ, năm 1992 cho một anh bạn nào đó, mà áp dụng cho một chị khác vào năm 2000 chẳng hạn, thì nó sai vô cùng. Và mấy anh em, hầu hết đều đi đến một cái nhận định rằng, trong khoảng 6 tháng gần đây thì có nhiều bài báo hay những cái tin tức đăng trên Internet rất là sai lạc, bởi vì họ nhìn sự việc, theo như tôi nói, tức là chỉ nhìn một góc cạnh trong một cái khoảng thời gian nào đó, không gian nào đó, cho một cá nhân, mà họ đem đi áp dụng cho cái phần tổng quát; tức là họ đi áp dụng cái hình thức logic rất là sai lạc. [03:33]

Bạn đạo: Xin Anh trình bày về cái phần đúc kết tu học. Xin cảm ơn Anh.

Bạn đạo: Thưa, tôi xin trình bày về Pháp Lý Vô Vi; còn hành giả Vô Vi và người truyền pháp như thế nào?

Bạn đạo: Xin Anh trình bày luôn tất cả những đề tài phụ của cái phần đề tài chánh.

Bạn đạo: Dạ, theo phần, sau khi các bạn đạo thảo luận rất là nhiều thì, tôi thì nói cũng hơi dở vì quá lâu không có sinh hoạt chung và tôi chỉ mong ghi được phần nào hay phần đó; không ngờ cuối cùng các bác các anh chị bắt tôi lên nói luôn.Khổ vô cùng! [04:12]

Trước hết là về phương diện Pháp Lý Vô Vi, tức là phương pháp tu học của chúng ta, thì các bác và các anh chị đều đồng ý rằng, cái phương pháp Pháp Lý Vô Vi rất là hay và rất là dễ. Tuy nhiên, để có một cái kết quả thực tiễn và kết quả tốt thì những người thực hành cần phải thực hành một cách đều đặn, chớ không thể nào mà chúng ta tập một ngày, chúng ta bỏ 2 ngày, hoặc tập vài tháng, một vài năm, chúng ta bỏ vài tháng xong rồi tập lại; đi đâu cũng xưng mình là người tu tập theo Pháp Lý Vô Vi thì như vậy nó không có đúng. Cho nên, cái điều quan trọng nhất là sự thực hành đều đặn.

Phần thứ hai là muốn có kết quả tốt thì, ngoài cái chuyện thực hành đều đặn, người hành giả Vô Vi còn phải có cái ý chí là dứt khoát Thất Tình Lục Dục; nếu như muốn tiến bộ, dứt nhiều trên con đường tu học. [05:16]

Và thêm môt phần nữa, có nhiều anh chị đề nghị thêm là cái phần Niệm Phật rất là quan trọng, cho nên chúng ta nên cố gắng, trước hết, nên cố gắng tập Niệm Phật mỗi ngày càng lúc càng nhiều để chúng ta có thể lúc nào cũng chú tâm được sự Niệm Phật trên đỉnh đầu.

Và khi mà áp dụng đúng 3 điều như vậy đó, thì những người thực hành Pháp Lý Vô Vi chắc chắn sẽ cảm nhận được là sức khỏe của mình rất là khả quan, cái tinh thần của mình, đầu óc của mình nó càng lúc càng sáng suốt hơn. [06:00]

Và phần quan trọng hơn hết, tôi nghĩ, đó là phần bệnh tật, bởi vì, như các bạn biết, bốn cái định luật Sinh, Lão, Bệnh, Tử thì cái chuyện bệnh là làm phiền não con người rất là nhiều. Khi mà chúng ta thực hành đều đặn và làm theo tất cả những lời giảng mà Thầy khuyên, chúng ta giải được đa số những bệnh lặt vặt thông thường trong đời sống hằng ngày. Đối với tôi, đó cũng là một hình thức giải thoát bởi vì, khi các bạn nằm trên giường bệnh hoặc là các bạn làm phiền đến người khác, thì đó là những cái dây oan trái rất là nhiều. Kinh nghiệm của tôi sau thời gian thực tập đó thì cũng khá lâu rồi tôi cũng chẳng biết bệnh là cái gì hết. Đó là phần nói về Pháp Lý Vô Vi. [06:50]

Phần thứ nhì nói về hành giả Vô Vi. Thì các bạn cho biết là, một người Hành Giả Vô Vi đó là người cần phải hiểu rõ về phương pháp thực hành, như là lý thuyết và cách áp dụng của nó trong cái đời sống hằng ngày của mình; và người Hành Giả Vô Vi thì lúc nào cũng phải đối xử một cách khiêm nhường đối với mọi người và không có khoe khoang về vấn đề tu học, “Tôi tu nhiều năm rồi; tôi đạt được những cái thần thông hay điều này điều kia”. Và cái phần quan trọng nhất đối với Hành Già Vô Vi đó là không bao giờ mình nên chỉ trích một người nào khác, mà chúng ta lúc nào cũng nên quay vào trong và thấy chỉ có một mình mình sai chớ không có ai sai hết. [07:40] Và điều cuối cùng là người thực hành, Hành Giả Vô Vi nên cố gắng suy nghĩ, suy tư về những điều mà Thầy đã cho chúng ta, một cách rất là rõ rang; đó là Mười Điều Thực Hành, Mười Điều Tâm Đạo; thì trong đó, tôi nghĩ, tóm gọn tất cả mọi thứ mà Thầy muốn truyền cho chúng ta trên phương diện tu học.

Khi đề cập đến Pháp Lý và Hành Giả Vô Vi thì các bạn cũng đưa ra cái ý là nó tốt như vậy, tại sao có nhiều người họ lại đi đả kích Thầy, tức là người truyền pháp cho chúng ta? [08:35]

Như tôi đã nói hồi nãy, bởi vì những người đó, tôi không hiểu vì một lý do gì, một ý đồ nào, tôi không biết đó là xấu hay tốt. Cái chuyện đó là chuyện của họ chớ không phải chuyện của tôi. Tuy nhiên, họ nhìn, lúc nào họ cũng nhìn trên một cái khía cạnh xấu. Khi mà họ nhìn khía cạnh, họ không cho chúng ta nhìn thấy rõ hoàn toàn cái khung cảnh của sự việc, họ lấy nó ra, họ đưa đến một cái kết luận đầy tính cách phá hoại, không có sự xây dựng.

Nếu các bạn nhìn trở lại, tất cả những người mà chống đối về Pháp Lý Vô Vi, hoặc là đả kích Thầy, hoặc là đả kích những bạn đạo khác này kia, thì các bạn đều nhìn nhận rõ, những cái kết luận của họ lúc nào cũng đưa đến cái sự kêu là phá hoại chớ không có tinh thần xây dựng gì hết. Đó là điều tôi nhận thấy sau thời gian tôi đã đọc những tin tức trên Internet cũng như trên báo chí hay là những bài viết của người khác chuyển đến. [09:42]

Tôi nghĩ rằng, các bác, các anh chị cũng đều đồng ý rằng, khi chúng ta, trước khi chúng ta bước vào phương pháp Pháp Lý Vô Vi này, thì chúng ta, hầu như người nào cũng đều có dịp đứng gần Thầy, và tôi dùng cái chữ là “Trắc nghiệm,” vì Thầy như thế nào trước khi nhận và thực hành cái pháp. Đó là tôi thấy trên phương diện cá nhân của tôi cũng như một số anh chị em, các bác đi trước, tôi nhận thấy như vậy. Vì đây là phương pháp tu học chớ không phải là một tôn giáo cho nên không có cái sự ràng buộc nào đối với người thực hành.

Cho nên, khi mà chúng ta đến với Pháp Lý Vô Vi, hoặc chúng ta không cảm thấy thích hợp, chúng ta bỏ ra đi; cái đó kêu là chuyện riêng của mỗi cá nhân, chớ không phải, không dính líu gì đến Thầy hoặc là người khác hết. Bởi vì chúng ta là một phần hồn của, nếu mà chúng ta nói là triết hồn của Thượng Đế, thì chúng ta phải tự chấp nhận lấy những việc làm của mình và chịu trách nhiệm lấy chính mình, chớ không ai chịu trách nhiệm cho mình được hết. [11:00]

Thầy không thể nào mà chịu trách nhiệm cho cái hành động, hành vi của người nào; và chúng ta cũng không chịu trách nhiệm cho hành vi của người khác; ngay cả những người kêu là cùng sàng với mình, chẳng hạn vợ chồng, hay là con cái trong nhà, chúng ta vẫn không thể nào chia sẻ trách nhiệm về phương diện tinh thần đó được. [11:20]

Khi hiểu rõ như vậy đó, và khi áp dụng những lời giảng của Thầy, chẳng hạn, tôi lấy ví dụ như là, quay vào mình để sửa sai, khi mà chúng ta đi chỉ trích người khác, hoặc là đi phê phán một hành động người khác, là chúng ta đi sai đường lối của Pháp Lý Vô Vi rồi.

Do đó, các bác, các anh chị nói là, vậy thì khi mà gặp những người họ đả phá như vậy đó, thì chúng ta nên làm như thế nào? Các bác, các anh chị đi đến một quyết định là, nếu mà có dịp gặp tận mặt đó thì chúng ta có thể tùy duyên mà chúng ta nói chuyện, hoặc là hóa độ những cái người đó mà thôi, chớ không có thể nào viết báo hoặc là trả lời trên Internet, bởi vì rất là nhiều. Chúng ta có thể nhận một ngày 10 lá thư; mà các bạn trả lời 10 lá thư thì bảo đảm là các bạn mất job luôn chớ không phải mất việc; chỉ là nhức đầu không mà thôi. [12:17] Thì chúng ta cũng chẳng cần quan tâm đến những người có mưu đồ xấu và chuyên môn trình bày những tin tức trong một góc cạnh để rồi đi đến cái kết luận đả phá.

Và bác Thái, trong nhóm người rất lớn tuổi, bác Thái cho chúng tôi học một câu rất là hay: Bác Thái nói, “Mặc ai nói gì thì nói”, những người học trò, những người thực hành Pháp Lý Vô Vi cần cố gắng tu tập nhiều hơn, thực hành Mười Điều Tâm Đạo. Lý do tại sao?

Là bởi vì trước hết là lo cho chính bản thân mình, và sau nữa để người ngoài, khi mà người ta nhìn vào đó, thì người ta sẽ thấy, “Đây là một người chỉ mới thực hành mà thôi, tức là người đó tập tễnh trên đường tu học, mà sức khỏe đã tốt như vậy, đầu óc đã sáng suốt như vậy, và sự nhận định nó rất là hay ho như vậy, không có lý do gì ông Thầy” chúng ta là người truyền pháp, mà Người đã kêu là thực hành gần suốt đời người về cái Pháp Lý Vô Vi này, “mà có thể đi vào những con đường lầm lạc được!” Đó là câu kết mà tôi nghĩ là hay nhất trong cái buổi thảo luận ngày hôm qua. Xin cảm ơn. [13:26]

Bạn đạo: Cảm ơn anh Trọng. Không biết các bạn đạo ở dưới có ai muốn đặt một câu hỏi cho anh Trọng hay không? Dạ, không có ai muốn đặt câu hỏi. Con kính xin Thầy ban vài lời cho cái nhóm của anh Trọng.

Đức Thầy: Theo lời anh Trọng đã cho hay, chúng ta thấy, những người nói ra có thực tiễn, có giá trị, là người đã thực hành. Người không thực hành, không thể nói lưu loát như vậy được. Cho nên, phương pháp của chúng ta là thực hành để đi tới, chớ không phải nói suông rồi bỏ.

Bạn đạo: Dạ, cảm ơn Thầy.

Bạn đạo: Chúng con xin thành thật cảm ơn Đức Thầy. Xin cảm ơn anh Trọng. Giờ, tiếp theo đây, xin mời anh Đặng Ngọc Toàn và chị Lê Thị Ngọc Sương của nhóm H, cũng nói về đề tài này. [14:31]

Bạn đạo: Trước hết, tôi xin giới thiệu. Trước hết, xin kính chào Thầy. Kính chào tất cả các bạn đạo. Tôi Toàn.

Bạn đạo: Dạ, con kính chào Thầy, thưa hết các bạn, xin tự giới thiệu, tôi là Ngọc Sương ở Australia.

Bạn đạo: Cái đề tài của chúng tôi trình bày ngày hôm nay là Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp. Đây thật là một cái đề tài rất là rộng lớn, rất là to tát chớ không phải là một cái câu hỏi nhỏ. Thành thử hôm qua trong cái nhóm của chúng tôi cũng bàn tán rất là sôi nổi, vì đây là một đề tài mà, nói chung là cho cả cái Pháp Lý của chúng ta chớ không phải là một câu hỏi bình thường. [15:18]

Thì chúng tôi cũng đã bàn tán và đồng ý đi đến nhiều vấn đề. Trong đó, trước hết, trong cái điểm then chốt thì, giống như anh Trọng hồi nãy có nói, thì chúng tôi cũng xin nhắc lại là chúng ta không phải là một tôn giáo, giống như là Phật Giáo, Công Giáo hay là Tin Lành; không phải như vậy. Đây của chúng ta là một cái pháp môn mà có tánh cách là thực hành nhiều hơn là lý thuyết. Đồng ý là chúng ta cũng cần có lý thuyết, nhưng mà sự thật ra đó, thực hành là chánh, giống như là Thầy nói, “Hãy thực hành rồi từ từ mới khai mở cái trí tuệ của mình, mình mới hiểu được những cái kinh mạch ở trong người mình, mình sẽ tìm hiểu ra được cái kinh xấu, như là Vô Tự Chân Kinh.”

Thì ngày hôm qua, chúng tôi đồng ý, đây là một cái pháp môn hoàn toàn là thực hành. Lý thuyết cũng cần, nhưng mà không cần bằng thực hành tại vì từ cái thực hành đó mình sẽ khai mở để mà có thể tìm hiểu được tất cả những cái gì mà mình muốn biết về trong cái bản thể của chúng ta. Đó là điểm thứ nhất mà chúng tôi đồng ý. [16:27]

Tức là đây là cái pháp môn mà có tánh cách là thực hành chớ không phải lý thuyết. Cũng cần có lý thuyết, mà lý thuyết là sau, thực hành mới là chánh. Chúng ta đây không phải là một cái tôn giáo, giống như là Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo hay Tin Lành, là tại vì đối với những tôn giáo khác, nói thì đụng chạm, nhưng mà giống như tôi hồi nhỏ đó, trước khi vào cái pháp môn này thì ba má tôi đi chùa, tôi cũng đi chùa mấy chục năm, nhưng mà gọi là “đi theo,” nghĩa là ngày rằm, mùng một, má tôi hay là cả gia đình đi thì tôi cũng đi theo, vậy thôi.

Nhưng mà nếu nói mình xưng là Phật Tử thì cái câu đó có vẻ hơi sai một chút, tại vì mình vô trong chùa, biểu đọc kinh thì mình cũng mở cuốn sách ra đọc vài câu vậy thôi, nhưng mà mình không có hiểu gì hết, và cũng rất không có rõ gì về Phật Pháp hết; nhưng mà ai hỏi đạo gì, thì nói là Đạo Phật. Lớn lên đi làm, đi dạy học, phải khai nghể nghiệp, thì cũng nói rằng là Phật Tử hồi nhỏ tới lớn, Đạo Phật; chẳng hạn như vậy. [17:27]

Nhưng mà sự thật ra, mình không biết gì về Phật hết trơn đó. Mình chỉ vô đọc vài ba câu kinh rồi thôi, rồi đi về. Nghe má nói rằng là mùng một với rằm đó, ăn chay tốt thì cũng ăn chay. Có nghĩa là mình đi theo. Tôi nghĩ, đa số cái truyền thống của người ta là chỉ đi theo thôi chớ không phải là chánh cống là phật tử.

Nhưng mà khi vào trong cái pháp này của chúng ta, thì không phải là đi theo, là tại vì mỗi tối, đúng 12 giờ là mình phải thức dậy, mình ngồi thiền, hành thiền. Thì không phải là đi theo: mình phải thật sự hành pháp, mình phải thật sự quyết tâm tu, mình phải vào trong cái Vô Vi của chúng ta. Đây không phải là một cái tôn giáo bình thường như tất cả những cái tôn giáo khác, mà đây là mình phải có sự quyết tâm ở trong đó tức là phải hành thiền liên tục, giống như Thầy nói, cái gì cũng được, làm biếng là không được. Có nghĩa là bắt buộc. [18:23]

Thành thừ, tôi cũng gặp rất nhiều người, người bạn Mỹ, khi mà tôi nói cho họ nghe về cái pháp môn của mình, nhưng mà khi mình nói tới chuyện là “Tối tối, Mày phải thức dậy 12 giờ để mà Mày thiền chừng 1 tiếng,” tụi nó chạy hết trơn à! Tại giờ đó là cái giờ mà người ta ngủ ngon; trong khi đó mình phải thức dậy để mà mình hành thiền; thì cái đó là một cái đòi hỏi không phải là đơn giản. Đó là một đòi hỏi rất là quan trọng đối với người tu thiền. Mà nếu mà những người nào không có quyết tâm, thì không có cách gì mà có thể theo được năm này qua năm kia, ngày này qua tháng kia.

Thành thử, tất cả những người nào mà tu thiền, phải đòi hỏi cái sự siêng năng hành pháp và quyết tâm, có lập trường rõ rang, tức là mình muốn chọn một cái tôn giáo nào hay là một cái pháp môn nào để mình theo thì mình phải quyết tâm, phải có lập trường vững chắc. Một khi mình đã chọn rồi, thì mình phải theo tới suốt đời, suốt kiếp [19:22] tại vì mình không có thì giờ để mình đổi qua một cái khác nữa. Thành thử, tôi nghĩ rằng, sau khi vào trong cái Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp một thời gian thì chúng tôi, tôi và vợ tôi, hai vợ chồng cũng may mắn là 2 vợ chồng cùng tu, tới giờ thiền thì 2 vợ chồng cùng ngồi dậy thiền. Và cái chuyện đó chúng tôi làm rất là đều đặn không bao giờ miss, đó là sự thật 100%, là tại vì nếu mình quyết tâm, mình nghĩ đó là con đường để đưa mình tới giải thoát chớ không phải là một cái hình thức để mà vô tu để chơi, đi vô tu để tạo môi trường làm chánh trị, làm này, làm kia, mình chỉ quyết tâm tu để được giải thoát. Mình tu để kiếp khác mình được tốt hơn. [20:05] Thì tôi nghĩ, cái quyết tâm, cái lập trường là một điểm rất là quan trọng trong Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí của chúng ta. Nếu mà chúng ta không có quyết tâm thì sẽ bị rớt, sẽ bị, một thời gian nào đó rồi mình cũng bị, vì lý do này, vì lý do kia, mình sẽ bị ngã dọc đường. Nếu mình quyết tâm. Mình nghĩ đây là một cái pháp lý mà mình sẽ theo tới trọn đời, trọn kiếp, thì tôi nghĩ là tất cả sẽ thành công.

Tiếp theo đây, tôi xin nhường lời lại cho chị ... [20:35]

Bạn đạo: Thưa Thầy, tất cả những điều quan trọng của Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp đã được anh Trọng hồi nãy và bây giờ là anh Toàn trình bày hết.

Bây giờ tôi xin cống hiến cho các bạn về cái sự thảo luận của toán chúng tôi: rất là sôi nổi, có tiếng cười, mà cũng có nước mắt. Tiếng cười là chị Kim Liên ở Melboune, chỉ nói rằng, hồi trước khi chỉ tu Pháp Lý này, chỉ ăn hiếp chồng dữ lắm, chỉ ăn hiếp chồng mà chỉ không có biết sợ chồng đâu; chồng chỉ sợ chỉ dữ lắm. Mà khi mà hai vợ chồng cùng tu cái pháp này thì chỉ bớt ăn hiếp chồng hơn. Còn anh chồng thì ảnh nói rằng, “Hồi xưa chưa tu đó, sợ vợ một, bây giờ tu rồi thì sợ tới 10 lần, tại vì Thầy dạy phải nhịn nhục! Nhịn dữ lắm!”

Thì đó là kết quả của tu Pháp Lý Vô Vi [21:36]

Còn nước mắt là chị Bạch Mai ở bên Mỹ. Chỉ kể lại cái lịch sử tu hành của mình, đến cái giai đoạn mà gia đình chỉ gặp những cái khổ nạn thì chỉ nhờ cái pháp thiền này, chỉ đã vượt qua được. Đầu tiên hết, khi mà chỉ gặp Pháp đó, chỉ bệnh nặng lắm, bệnh đủ thứ hết: mỗi một ngày chỉ uống cả bụm thuốc; nhưng mà khi chỉ tu cái Pháp Lý này thì chỉ đã bỏ luôn, cho đến lúc mà chị dứt hắn thuốc luôn! Chỉ kể mà nước mắt chỉ rớt, chỉ nghẹn ngào.

Thành ra cái toán của chúng tôi đầy đủ mùi vị hết.

Người thứ 3 là anh Minh Trí. Ảnh kể là ảnh cảm nhận được khi mình làm Soi Hồn đó, mình để 3 ngón tay lên tức là mình đang thắp một cây nhang và ảnh nói rằng, “Tu là trở về Không”; thì ảnh đi qua ở bên Mỹ, có một cái ông thầy đó ổng tu cao lắm, nhưng mà cái pháp khác, thì ảnh với một người nữa mới đến gặp cái ông thầy đó, nói chuyện về Phật pháp. [22:40] Ông thầy đó nghe ảnh nói chuyện, ảnh càng nói thì ông thầy đó ổng nổi sân lên; thì bà vợ của ông thầy ngồi kế bên cứ phải vuốt ngực ông đó, biểu, “Hạ xuống, hạ xuống!” Cuối cùng thì ảnh mới nói rằng, ông thầy ổng mới hỏi ảnh rằng: “Thế thì như Anh đó, phật pháp là như thế nào?” Thì ảnh trả lời, “Phật pháp là trở về thanh nhẹ.” Thì ông thầy ổng mới tức quá, không biết ổng nghĩ như thế nào, ổng lại hỏi thêm một câu nữa: “Anh phải dẫn tôi gặp ông thầy của Anh lập tức!”

Thì đó là những cái mẫu chuyện mà tôi thấy rất hữu ích cho chúng ta. Còn thêm một, 2 nhân vật rất là quan trọng nữa, là bác Phi Trân. Dạ, xin giới thiệu là cái người đang ngồi quay phim; Bác ở Melboune. Thì bác nói rằng; dạ, bác Trân đây;bác kể những cái ấn chứng mà bác tu, thì bác nói là, hồi mới tu đó bác bay dữ lắm, xuất hồn, xuất vía đồ dữ lắm; mà bây giờ thì nó rớt đài rồi, không có còn bay được nữa! Nhưng mà bác nói, trong có một lần bác xuất ra thì bác thấy rằng, rõ ràng là bác ăn một gói cứt, gói trong một cái lá chuối đó, mà ý thì biết rằng đó là cứt, mà vẫn ăn ngon lành! [23:56] Thì không biết các bạn nghĩ như thế nào? Riêng tôi, tôi thấy những cái điều đó rất là siêu diệu.

Đến thêm một bác nữa, đó là bác Tâm Huỳnh. Bác kể hồi năm 18 tuổi bác gặp được ông Tư, thì ông Tư đã dạy bác tu từ hồi lúc bác còn 18 tuổi; chỉ dạy có Soi Hồn, với lại thở Pháp Luân thôi, mà không có Chiếu Minh và không có Thiền Định. Rồi sau ông Tư bị bắt ở tù, thì bác bỏ pháp luôn! Trải qua 60 năm, là lúc đó 18 tuổi mà bây giờ là 78 tuổi tức là 60 năm, thì cách nay 3 năm, bác gặp Thầy ở bên Canada. Thì bác nói, “Cái đầu gối nó đau lắm, không có đi được!” Thì bác thưa với Thầy là đau cái đầu gối lắm; Thầy biểu, “Bò lại đây,” thì bác lết lại; thì Thầy chỉ lấy cái tay rờ lên trên cái chỗ đau và xoa nhẹ thôi, là đêm đó bác về bác hết đau, bác thiền trở lại được! [24:52]

Ngày hôm qua, lúc mà Thầy đến thăm, thì bác mới kể với Thầy là, “Bây giờ con phải giữ 3 đứa cháu ngoại, con không có ngồi thiền được. Nghiệp lực nó nặng quá, bây giờ Thầy giúp con.” Thì tôi, nói xin lỗi, tôi nhiều chuyện lắm, tôi hay đến gần để tôi nghe ké, thì tôi nghe Thầy nói với bác rằng, “Ráng đi, nếu mà không nuôi cháu thì sau này cô đơn, ai mà lo cho? Tốt lắm, không có sao đâu!” Thì đó là những lời dạy dỗ rất là thiết thực của Thầy đến với tôi, thì bây giờ tôi chia sẻ lại cho các bạn.

Tôi muốn kết luận lại với các bạn rằng, Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí mà chúng ta đang đi theo, là một cái pháp thực hành rất là hữu hiệu về tâm lẫn thân. Chúng ta đặt một niềm tin tuyệt đối.

Còn nếu mà chúng ta còn lệch lạc trong cái niềm tin đó thì phải xem lại cái cách hành pháp của mình đã có đúng chưa?Dạ, xin hết. [25:48]

Bạn đạo: Xin thành thật cảm ơn chị Sương và anh Toàn.

Xin các bạn đạo ở đây, không biết có câu hỏi nào đặt cho anh Toàn và chị Sương không?

Bạn đạo: Dạ, kính thưa Thầy. Chị Sương vừa kể cái chuyện mà Thầy dùng tay để chữa bệnh, đầu gối của cái bác đó. Xin Thầy chúng nghiệm có thiệt hay là không? Xin cảm ơn.

Đức Thầy: Đúng vậy chớ! Nhiều người nhiều bệnh, tôi cũng dùng tay xoa giúp đỡ vậy thôi. Mà niềm tin họ có, dễ lành hơn.

Bạn đạo: Dạ, để kết thúc, con xin kính mời Thầy ban vài lời huấn từ cho nhóm của chị Sương và anh Toàn.

Đức Thầy: Chị Sương, anh Toàn không phải dễ phỉnh. Hai người đó óc có sạn, mà nói gì cũng mạch lạc chớ không có lôi thôi. Khi mà Người thấy cái pháp đúng và người đó thực hành đạt được, là không có ai thay đổi được tư tưởng của Người. Cho nên, Pháp Lý Vô Vi cần thực hành, không cần lý thuyết nhiều.

Bạn đạo: Chúng con xin thành thật cảm ơn Đức Thầy. Xin cám ơn anh Toàn và chị Sương. [27:17]

Tiếp theo đây, xin mời anh Lâm Quang Thanh của nhóm I và anh Phạm Gia Tường.

Bạn đạo: Dạ, kính thưa Thầy, con xin giới thiệu, con tên là Lâm Quang Thanh, ở (nghe không rõ) Mỹ Quốc. Con xin kính chào Thầy. Xin kính chào tất cả quý bạn đạo.

Bạn đạo: Thưa Thầy, con là Phạm Gia Tường, ở San Jose, ở Mỹ quốc. Kính chào Thầy và các bạn đạo.

Bạn đạo: Xin anh Tường cho biết, ngày hôm qua cái nhóm của anh sinh hoạt như thế nào và bầu không khí ra sao?

Bạn đạo: Dạ, ngày hôm qua thì nhóm I của chúng tôi gồm có 39 người, nhưng mà chỉ có 15 người hiện diện để tham dự cái buổi học hỏi về cái đề tài “Đời Đạo Song Tu” qua những cái lời giảng của Đức Thầy. Thì qua cái cuộc bàn thảo, với cái sự của cái toán gồm có bác Cổ Văn Thuần, và anh Huỳnh Minh Bảo. Những cuộc thảo luận rất là sôi nổi. Chúng tôi bàn thảo và đưa ra những ý kiến; rồi từ những các, từng bạn đạo sẽ đưa ra từng ý kiến của từng người một, và chúng tôi gom nhặt lại, và sau đó đưa ra một cái nhận định và những cách giải quyết như thế nào. Sau đây, chúng tôi xin nhường lời lại cho anh Lâm Quang Thanh để anh trình bày cùng các bạn, cùng Thầy và các bạn. [29:06]

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, kính thưa các bạn đạo. Hôm qua, nhóm của tụi con, được sự hướng dẫn của bác Cổ Văn Thuận và anh Huỳnh Minh Bảo để điều động, thì con xin phép nói ra đây những cái lời bàn bạc của tụi con hồi hôm qua.

Cái đề tài của tụi con thảo luận là “Đời Đạo Song Tu.” Con nghe qua cái đề tài này con sợ quá, tại vì hằng ngày đều phải sài nó hết, Thầy à. Vậy đó, thảo luận xong thì tụi con ráng đúc kết lại cho nó có mạch lạc một chút. Thật ra cái (nghe không rõ) của nó rất là bao la, khó mà nói trong vắn tắt được. Tôi cũng xin mạn phép để trình bày cùng các quý bạn đạo. [29:57]

Thật ra, khi mình nói tới “Đời Đạo Song Tu” đó, ví dụ như mình không có tu hành thì mình nói, “Ủa cha, cái này là một cái mode mới; tại sao vừa có đời lại có đạo nữa?” Nhưng mà thật sự ra đó, dù mình biết đạo, không biết đạo, hễ mình sanh ra ở đời đó, mình đều nhào vô cái phạm vi là Đời Đạo Song Tu. Mình không biết thôi!

Bây giờ mình nói ra một cách đó là, khi mình sanh ra ở ngoài đời đó, mình mang cái thể xác này rồi đó, thì đó là đời. Nhưng mà trong cái thể xác của mình đó, mình có phần hồn, mình có cái phần tâm thức, mình trao dồi cái phần hồn của mình đó, tức là đạo. Vậy thì, dù muốn dù không, mình sống ở đời cũng đã là Đời Đạo Song Tu rồi đó.

Nhưng mà bây giờ mình làm thế nào để mình biết được cái sự làm việc Đời Đạo Song Tu nó ra sao? Con xin đọc lại:“Sanh ra ở đời đó, thì ông Trời ổng ban cho mình một cái thể xác huyền vi, một cuộc sống ở thế gian. Đó là đời.” [31:00]

“Qua bao nhiêu hoàn cảnh kích động và phản động tùy theo duyên nghiệp của phần hồn, của mỗi hành giả, mình mới mong tìm ra cái đạo. Đạo là gì? Đạo là sự quân bình trong tâm thức, giúp con người hóa giải nghiệp lực của thế gian để mưu tìm sự giải thoát.”

Về phần thứ hai, về vấn đề áp dụng đó, mình nói, đây là mình nói gom gọn lại thôi, mình đặt ra một cái giới hạn thôi. Cái giới của chúng ta là cái giới Pháp Lý Vô Vi. Thì chúng ta là những người rất được may mắn ngộ được cái Pháp Lý Vô Vi này. Đó là một cái Pháp Lý; giúp chúng ta vừa hành đạo, mà vừa làm tròn bổn phận của con người trong đời. Mà nhờ hành pháp Khứ Trược Lưu Thanh này đều đặn và đúng đắn, chúng ta mới có đủ pháp lực để thực hành và áp dụng hữu hiệu Mười Điều Tâm Đạo do Thầy đã giảng dạy chúng ta.

Mình lấy ra một thí dụ, đề cử một thí dụ. Thí dụ như sự nhịn nhục. Nếu mình không có hành Pháp, nếu không có Pháp Lực, mình ra ngoài đời, nhịn nhục khó lắm. Cùng lắm, gặp trường hợp xảy ra mình nhịn không được đó, thì mình phản ứng trở lại. Nếu mà mình nói, “Thôi, mình nhịn!” Nhưng mà mình nhịn, mình ngồi đó, trong bụng mình nó ấm ức, nó này kia, kia nọ, cũng không phải là nhịn nữa: bề ngoài tuy là có thể là nhịn, nhưng mà trong người mình không có nhịn. [32:44]

Nhưng may mắn thay, mình ngộ được cái pháp này, mình hành pháp đều đặn và đúng đắn, như Thầy đã nói, “Hành Pháp nhiều, đều đặn đàng hoàng thì mình sẽ có cái Pháp lực.” Cái Pháp lực đó giúp cho mình hóa giải những cái chuyện đó, thì vấn đề nhịn nhục, con cứ tưởng là mình sẽ làm được một cách dễ dàng.

Đời là những hoàn cảnh kích động ở trong đời đó, toàn là những kích động và phản động không à; nhưng mà nhờ đó chúng ta mới có cơ hội học hỏi, mới thức tâm và tiến hóa. Nếu mà trong đời không có sự kích động và phản động đó, mình không có tiến hóa được cái gì hết đó. Đó là một trong những điều, chẳng hạn như Mười Điều tâm niệm của Thầy đó, Điều Thứ Mười đó, Thầy nói, “Hòa tan trong khổ, mưu cầu sống thức tâm”; vậy thì cái sự khổ đó, đó là một cái điều kiện cần thiết để cho mình học hỏi và tiến hóa. [33:46]

Biết rằng ở đời có nhiều động loạn và ô trược, nhưng không vì đó mà mình khinh khi đời. Mình thấy, “Thôi giờ Đời nó không có đáng giá gì hết, thôi thì bây giờ mình dẹp Đời qua, bỏ; mình theo Đạo.” Không được! Tại vì Đời rất là cần thiết! Đời là một môi trường cần thiết để cho mình tiến hóa. Mình hành đúng đạo sẽ có cơ hội mang lại sự sáng suốt, làm tròn bổn phận đối với đời và đối với nhân sinh. Vì vậy đó, mình mới thấy là Đời, Đạo lúc nào nó cũng hỗ tương với nhau; nó giống như Âm Dương vậy đó, giống như hồn và xác vậy đó, lúc nào nó cũng đi đôi với nhau, không thể nào mình tách rời ra được.

Cho nên chúng ta phải hành xử như thế nào ở trong đời để trong đời lẫn đạo thực hiện được Đời Đạo Song Tu? Mình lấy một cái thí dụ nhỏ nhỏ thôi về đời sống, chẳng hạn như về đời sống, mình sống như thế nào? Mình lấy cái vấn đề sức khỏe thôi. [34:55] Thí dụ như mình giữ được thân xác của mình được tráng kiện, trong vấn đề ăn uống chẳng hạn vậy đó, khi thân xác mình quân bình, mình có sức khỏe đầy đủ đó, thì lúc đó mình hành đạo một cách tiến bộ hơn, một cách tối đa hơn.

Nếu ngược lại, thân xác của mình đó, vì một lý do nào đó, đó, mình sống cẩu thả bê tha, ăn uống quá nhiều, quá độ đó, mất quân bình đó, thì bệnh hoạn, thì tình trạng mất quân bình của cái sức khỏe và thân xác đó sẽ là một bước cản lớn lao trong vấn đề hành đạo của mình. [35:30]

Ngoài ra, còn một mặt khác nữa, ngoài sức khỏe ra đó, chúng ta còn đối phó với những sự kiện ở ngoài đời nữa. Trong sự kiện đó đó, chúng tôi tạm gọi là đó là mình “làm tròn đạo làm người”. Đạo làm người thì mình chỉ vắn tắt thôi, là Tam Cương, Ngũ Thường thôi. Về vấn đề đạo là sự quân bình trong tâm thức. Nhưng chúng ta cũng dùng trí, ý để không hành động và suy tư một cách quá thái. Những gì quá thái sẽ đem lại sự mất quân bình trong con người của mình. [36:10]

Và một sự kiện nữa đó, là trong khi thực hành Đời Đạo Song Tu đó, mình phải sống với thực chất và trình độ của chính mình để tránh lầm tưởng đã đạt được, qua những sự thành đạt của những bậc đi trước. Ví dụ như trong đời của mình đó, mình tu trong cái đạo Vô Vi này, nhiều khi mình lấy ví dụ, những sự thành công của Thầy, chẳng hạn của Đức Phật, những người bậc thần thánh khác, rồi mình nói, rồi nhiều khi mình tưởng đó chính là mình! Không nên như vậy. Mình phải sống với thực chất, với cái trình độ xác thực của mình, trình độ trung thực của chính mình thì mình mới sống được, mình có thể thực hiện được một trong những điều kiện Đời Đạo Song Tu một cách quân bình [36:58] Nói như Thầy nói vậy đó, “Hành tới đâu thì nói tới đó!” Mình vẫn sống một cuộc sống bình thường, mà mình vẫn có thể hành pháp hằng đêm, hành đạo trong cuộc sống.

Nói tóm tắt lại, trong cuộc sống, đời sống của mình hành đạo đó, phải giữ lấy sự trung dung. Huỳnh Minh Bảo ảnh có cho ra một cái thí dụ điển hình, tôi thấy rất là thực tế. Tôi hỏi ảnh, “Hành Đạo Trung Dung là sao” Anh Bảo nói, “Thì Anh cứ tưởng tượng như mình đi xiếc vậy đó, leo lên sợi dây mình đi vậy đó: Anh bước qua tay trái Anh cũng té, mà Anh bước qua tay mặt Anh cũng té, mà Anh đi trên sợi dây đó hoài thì Anh đi vững, không té. Đó là đạo trung dung.” Đó là cái hình ảnh của anh Bảo cho. [37:41]

Nói tóm lại, trong cái Đời Đạo Song Tu đó, thì thứ nhất, mình phải giữ được sự quân bình, không nên làm việc quá thái, mình phải hành đạo làm người, và mình xử sự một cách trung dung. Con xin hết.

Bạn đạo: Cảm ơn Anh.

Bạn đạo: Xin lỗi, nếu mà, anh Bảo là trưởng nhóm, xin lỗi với anh Bảo, nếu tôi, thấy có điều thiếu sót thì xin anh Bảo bổ túc giùm. Cảm ơn anh Bảo. [38;15]

Bạn đạo: Đã giao tròn nhiệm vụ cho anh Thanh làm, thì anh Thanh làm tới đâu thì hay tới đó. Bây giờ, xin các bạn đạo ở dưới nếu có gì hỏi, xin đặt thẳng với anh Thanh. Và xin anh đặt câu hỏi. Xin mời anh Đạo lên.

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, thưa hai Anh, thưa các bạn đạo; con xin trở lại cái vấn đề vừa rồi, dùng tay chữa bệnh đầu gối của cái bác đó. Kính thưa Thầy, trong lịch sử của Đạo Công Giáo, khi mà Chúa Cứu Thế bị đóng đinh trên thập giá, có 2 người ăn trộm cũng bị đóng đinh theo. Thì một người nói với Chúa rằng, “Nếu mà Ông có quyền năng cứu được tất cả thế giới, tất cả thiên hạ, tại sao mà Ông không cứu được Ông?” Thì cái người ăn trộm kia đó, trả lời rằng, “Mày đã đi ăn trộm; cái hình phạt này là cái hình phạt xứng đáng của Mày!” [39:29]

Thì con xin hỏi Thầy rằng, nếu mà Thầy có quyền năng mà chữa bệnh được người ta như vậy, thì tại sao từ trước tới giờ bệnh của Thầy cũng nhiều, mà con còn nghe nói rằng, mới chiều hôm qua Thầy còn bị đau chân nữa! Tại sao Thầy không chữa bệnh cho Thầy? Và xin hỏi thêm Thầy rằng, tất cả những cái bệnh tật này đó là do nghiệp chướng của Thầy gây ra từ kiếp trước, hay là tất cả những cái điển trược của thiên hạ, hoặc là của đám Vô Vi? Xin Thầy cho biết. [40:04]

Đức Thầy: Bệnh cao là do ăn uống. Ở thế gian người ta nói là “Bệnh nhà giàu.” Khi mà đau rồi đó mới chừa ăn; thì nó bớt đau chớ có gì đâu? Tôi cũng đã giúp đỡ tôi nhiều: tôi lấy kim tôi chích cho nó ra cái máu độc thì nó hết đau, hết nhức. Hôm kia là bị nhức, nhưng mà sau này tôi chích ra là nó hết rồi.

Cái này không phải là một quyền năng. Khi mà cái tay tôi rờ người ta hết bệnh là niềm tin của họ kết hợp với luồng điển của chính tôi, mà tôi tưởng đến Vũ Trụ ban cho họ một luồng điển, cũng là nhân điển, để họ khỏe mạnh, vậy thôi. [41:08]

Không phải tôi trị! Chuyện của vũ trụ trị bệnh, chuyển hóa, hóa giải cái trược trong cơ thể của họ, họ khỏe mạnh, vậy thôi.

Nhiều người bệnh, bệnh nặng lắm. Từ bên Perth, bên Úc châu điện thoại qua tôi, tôi chỉ làm gì? Chỉ nghĩ tới người và người đau chỗ nào, tôi dò thân xác tôi ở chỗ đó. Thì một hồi nghe điện thoại nó khỏe! Rồi đây tôi tìm thuốc cho uống; nó khỏe! Bây giờ tốt lắm. Cũng nhờ cái thuốc thanh lọc mà Người được khỏe, và bây giờ Người làm được nhiều việc để tiếp tục trị bệnh người khác bằng điển. Chuyện đó là đã chứng nghiệm rõ ràng rồi tại Perth, tại Úc Châu.

Cho nên khổ lắm, nhiều khi nửa đêm nó điện nó nói đủ chuyện, bệnh này, bệnh kia, bệnh nọ. Bệnh khùng cho tới đi chạy về Việt Nam, ở chung với thầy bùa 2 tháng, tốn mấy chục ngàn đô la; nhưng mà bí rồi, tôi tới Úc thì tôi làm sao? Tôi nói, “Chở tôi tới gặp.” Tôi tới thì nó đem những hình ảnh từ Việt Nam qua để lên trên bàn thờ, đủ thứ hết. Tôi nói, “Tôi trị là chỉ có 2 giây thôi, chớ không có lâu.” [42:42] Mà nó ngủ trong căn phòng đó, nghĩa là dán kín không lọt được một ánh nắng mặt trời vô! Chồng con nấu cơm phải đem ra ngoài vườn; con cái coi ti vi cấm; sài computer, cấm! Việc tương lai của mấy đứa con nít, làm sao nó học? Tôi nói, “Có mặt tôi ở đây thì tất cả nấu cơm tự nhiên.” Mở hết tất cả những cái phòng của nó, những cái mà nó dán kín đó, mở hết; rồi bắt nó đi ra ngoài vườn, đi bộ chơi, không có sao hết! Trong có 2 giây là xong! [43:22] Thì tất cả những hình ảnh mà nó ôm từ Việt Nam về, tôi kêu đem liệng dưới sông hết. Chồng nó nghe lời, làm đúng như vậy.

Ngày nay nó tu, và chắc các bạn cũng có đọc trong Phát Triển Điện Năng, có nói quá trình nó tu, thấy cái gì, gặp cái gì, tự nó hiểu. Rồi bây giờ, khi tôi qua, năm vừa rồi tôi qua, thì tôi nói, “Con bây giờ có điển rồi, Con có thể giúp đỡ mấy cháu ở gia đình.” Con trai nó bị suyễn; tôi nói, “Con cứ rờ nó, vuốt ve nó, cho nó uống ly nước là nó hết.” Thì người đó lấy ly nước, nhắm mắt niệm Phật, nhìn trong cái ly đó rồi cho cháu uống. Nó uống một lần mà hết bệnh suyển luôn! [44:15]

Rồi bây giờ tôi mới chứng nhận cho nó ở bên đó giúp những người nào mà bệnh sơ sơ, cho họ uống nước, họ khỏe mạnh. Bây giờ nó cũng bắt đầu đông khách rồi, bắt đầu đông khách rồi; mà mặt mày nó tươi lắm, cả ngày chơi với bông hoa, vuốt ve mấy bông hoa, nói chuyện thôi; mà cái vườn hoa của nó bây giờ đẹp lắm! Hình ảnh nó cũng tươi lắm. Một ngày tự động thiền 10 tiếng đồng hồ; sớm mơi chiều, không có đi đâu hết đó! Thiền 10 tiếng đồng hồ. [45:00]

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, chúng con thành thật cảm ơn Đức Thầy.

Sau đây xin Thầy ban vài lời minh giải cho cái nhóm của anh Trọng và anh Tường.

Đức Thầy: Anh Trọng và anh Tường đã đúc kết trong sự thật để diễn tả ra một cái triết lý cho người Pháp Lý Vô Vi tự thực hành: phải dấn thân thực hành trong thực tế chớ không có áp dụng lý thuyết mà không làm được.

Bạn đạo: Chúng con xin thành thật cảm ơn Đức Thầy, cảm ơn anh Trọng và anh Thanh. [45:41]

Sau đây xin mời nhóm của chị Cao Bạch Trúc và anh Vũ Khánh Lân và chị Bùi Thị Dung.

Bạn đạo: Vũ Khánh Lân, Nam California, xin kính chào Thầy và các bạn đạo.

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, kính thưa các bạn đạo, con là Cao Bạch Trúc ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ.

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, tất cả các anh chị em bạn đạo; tôi là Bùi Thị Dung ở Đan Mạch, là một đệ tử mới nhất của Thầy.

Bạn đạo: Xin các anh chị cho biết, bầu không khí học hỏi ngày hôm qua ra như thế nào? [46:27]

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, chúng con nhóm J gồm 30 người, trong số đó có 16 người tham dự. Nhóm chúng tôi thì chia sẻ từng cá nhân, kinh nghiệm trong cuộc sống. Đề tài của chúng tôi là: “Lời giảng của Thầy áp dụng trong cuộc sống hằng ngày.” Thì chúng tôi có những anh em tu, biết được ông Tư, biết được Thầy từ 40 năm về trước, và có một chị bạn đạo, là chị Dung, cũng mới bước vô Vô Vi được 7 tháng. Thì chúng tôi chia sẻ rất là hào hứng, tinh thần xây dựng, đóng góp rất là tích cực. Nay tôi xin nhường lời cho chị Trúc chia sẻ những điều mà chúng tôi học hỏi được trong buổi sinh hoạt. [47:24]

Bạn đạo: Kính thưa Đức Thầy, kính thưa các bạn. Thưa Thầy, gần trên 30 năm truyền pháp của Thầy, hơn 1000 cuốn băng giảng, tụi con đêm đêm được Thầy rót vào tai những lời xây dựng để thức tâm. Lời giảng của Thầy áp dụng trong cuộc sống hằng ngày thì rất là bao la rộng rãi, hầu như là từng lời, từng tiếng của Đức Thầy đã dìu dắt chúng con trong cái cuộc sống của cuộc đời và cả cuộc sống tâm linh. Nhưng mà khi anh em chúng con ngồi lại trong cái sự thương yêu, gần gũi để thảo luận với nhau, chúng con đúc kết được là, muốn áp dụng những cái lời Thầy dạy vào trong cái đời sống hằng ngày của chúng ta, thì trước hết phải siêng năng hành Pháp. [48:16]

Ngay cả Mười Điều Tâm Niệm mà Thầy đã đặt ra, chúng ta cũng phải thực hành từng giờ, từng phút, từng giây. Thưa Thầy, Lân cũng có thưa với Thầy là có những anh trong nhóm chúng con đã được nghe lời Thầy dạy từ năm 1964, và cũng có những người mới nghe lời Thầy được có vài tháng thôi, nhưng mà cái sự kết quả rất là công hiệu mà ai cũng công nhận rằng là quá hay, và Thầy đã dìu dắt chúng con, ở bên chúng con, với cái sự thương yêu xây dựng mà không có bút nào để nói lên được hết.

Nhưng mà Thầy làm là một chuyện; công sức của chúng con là quan trọng hơn hết: đó là sự siêng năng hành pháp.

Thì trong cái sự siêng năng hành pháp đêm đêm, thì có anh đã có quan niệm rằng là, khi mà chúng ta hành pháp như vậy đó thì chúng ta mới giải tỏa được cái sự phiền muộn trong cái cuộc sống của mình. [49:23] Phần đông chúng con thực hành xong thì ai cũng thấy rất là an vui, lo âu đã không còn nữa, con cái mình lúc nào, trong nhà, nhất là gia cang, gọi là an vui, có sức khỏe, mà vợ chồng không còn phiền giận với nhau nữa.

Khi mà Thầy dạy chữ nhịn nhục và thương yêu, mình mới nghe Thầy dạy không thôi thì các con đều thấy rằng là nhịn khó quá, thương yêu cũng khó nữa! Nhưng mà ráng hành pháp; hành pháp hoài thì mới thấy rằng là “Tự nhiên sao vợ mình nói một câu khó nghe như vậy mà bây giờ mình không giận nữa? Lúc đầu thì mình cũng giận chớ, nhưng mà mình không nói ra, mình để trong bụng thôi. [50:10] Về sau mình cũng không để trong bụng nữa, không nhớ lúc nãy mình giận mà mình giận chuyện gì vậy hà? Không nhớ được!”

Có anh lại kinh nghiệm rằng là, muốn những lời Thầy dạy, Thầy dạy chúng ta có cái câu rất là quan trọng, là “Trở về với sự trật tự.” Trật tự không có phải là trật tự trong một tổ chức, nhưng mà trật tự trong cái đời sống hằng ngày của mình, trong cái sự ăn uống. Ăn, phải ăn làm sao để cho được tiến hóa? Tức là chúng ta phải nhai cho kỹ, ăn vừa đủ no, đừng có ăn nhiều quá; ăn làm sao để cho đủ bổ, cho có đủ sức khỏe; ăn nhiều quá tu cũng không được, mà đói quá tu cũng không được. Trong cái trật tự đó, chúng ta có cái sự là đúng giờ, cũng giống như chúng ta phải đúng giờ hành thiền: đêm đêm 12 giờ phải thức dậy hành thiền; giờ nào làm Chiếu Minh, giờ nào thở thì cũng phải đúng giờ. [51:10] Khi mình đã dạy cho bản thể của mình đúng giờ như vậy được rồi đó, thì bên ngoài nó mới đúng giờ được: chúng ta mới được đi làm đúng giờ, nói với ai một lời nào, hứa là phải làm. Cái gì cũng phải đúng. Đó là sự trật tự.

Khi mà sửa tâm sửa tánh, hành pháp, thì Niệm Phật rất là quan trọng. Niệm Phật mới giải tỏa được hết tất cả những cái phiền muộn bên ngoài, tại vì chúng ta chỉ có 1 tiếng đồng hồ, 2 tiếng đồng hồ ban đêm để chúng ta ngồi thiền hành pháp thôi. Nhưng cái Niệm Phật nó theo chúng ta suốt ngày ở sở với công ăn việc làm, thành ra cái Niệm Phật rất là quan trọng, cũng giống như các anh chị trong các nhóm khác đã nói trước, là chúng ta phải tập Niệm Phật hằng ngày; niệm phật làm sao để chúng ta có kết quả thì nó mới giải tỏa được những cái phiền muộn sai quấy trong nội tâm. [52:05]

Thì những lời Thầy dạy của chúng con, bây giờ chúng ta được thêm những bài kệ, hằng tuần chúng ta nghe nữa. Có nhiều khi gặp, có anh nói rằng là, có nhiều khi, một lúc nào đó, tự nhiên nhớ lại một cái lời thơ của Thầy nhắc nhở mình: tự nhiên mình thấy rằng là, “À, mình phải giải, không được buồn nữa, không được lo nữa!” Đọc cái lời thơ của Thầy xong mà cũng đã thấy mình đã thay đổi trong tâm trí rất là nhiều.

Thưa Thầy, khi mà, những Thầy giảng, chúng con hiểu được rằng là những cái sự tội lỗi của chúng con là do cái sự duyên nghiệp của tiền kiếp, đã bao nhiêu kiếp rồi, nhưng mà hiểu vậy thôi, mà chưa có thấy được. Khi mình hành pháp, càng hành pháp thì minh càng thấy được rằng là duyên nghiệp của mình nặng nề lắm, bao nhiêu kiếp rồi, thành ra ngày hôm nay mình phải ráng tu, ráng niệm thì nó mới giải đi được. [53:08] Khi nó giải được cái duyên nghiệp của chồng, con, của cuộc đời, thì cái tâm trí nó mới ổn định, thì mình càng ngày càng tu tiến hơn nữa. Lúc đó, mình mới hiểu được rằng là cái duyên nghiệp nó giúp ích cho mình rất là nhiều. Nó như là một ông Thầy để nhắc nhở mình càng tu càng tiến thêm.

Và có một cái điều hay nhất mà anh Lộc ở bên Đức đã cho chúng con thấy là, những người tu Vô Vi, nhất là những bạn đạo phần đông bên Đức, đã cạo đầu. Càng hành pháp, người tu Vô Vi đi làm việc lại được ông chủ rất là thương, tại vì người tu Vô Vi, khi nghe lời Thầy giảng rằng là chúng ta làm việc cho Trời, Phật, thành thử ra, công việc gì, người tu Vô Vi không bao giờ nại hà, cứ bắt đầu vô là làm; làm cái việc của mình, làm việc cho người khác nữa, làm kỹ, làm đàng hoàng! Mình thấy rằng, “Thời giờ của ông Trời rất là quý”; thành thử ra mình không có phải câu nệ rằng là, người Mỹ có cấu câu rằng là: (nghe không rõ), [54:24] Không!

Người tu Vô Vi là phải làm, làm rất là nhiều, mà thấy là ông Trời đã trả lại cho mình rất là nhiều: mình lãnh lương ông Trời, đêm đêm mình lãnh lương ông Trời! Thành thử ra anh Lộc có nói rằng là về sau người chủ họ còn nói vậy chứ, “Đi tìm giùm tôi có một ông trọc đầu giống như vầy nữa, được không?” Thành thử ra các bạn đạo Vô Vi đừng có bao giờ lo sợ thất nghiệp! [54:46]

Khi tâm thần đã ổn định rồi, mình giải được nghiệp rồi, thì lúc đó chỉ muốn tu mà thôi. Lúc đó mới thấy rằng là những lời Thầy dạy mà hồi xưa mình không bao giờ làm được hết, giống như Thầy nói rằng là, “Làm những việc cần thiết, không làm những việc không cần thiết”; lúc đó mới nhìn lại mới thấy rằng là, bất cứ mình làm việc gì mình cũng hỏi câu, “Có cần thiết, hay không?” Thì xét ra rồi cuối cùng anh em mới công nhận với nhau rằng là, “Chỉ có Niệm Phật là cần thiết; chỉ có thở là cần thiết, và chỉ có Soi Hồn với lại Pháp Luân Thường Chuyển là cần thiết. Còn ngoài ra chẳng có việc gì cần thiết hết!” [55:31]

Thưa Thầy, thành ra rốt cuộc lại cái đời sống của chúng con, mình tưởng là mình sống cuộc đời, nhưng mà thực ra mình sống trong đạo lúc nào mà mình không biết; mà lúc nào mình cũng vui tươi, lúc nào cũng thấy an bình và rất là thanh nhẹ.

Thì thưa Thầy, chúng con xin trình bày, con đúc kết lại tóm tắt những cái phần mà chúng con đã bàn thảo với nhau; thì trong đó cũng có một phần mà rất là cảm kích, là cái Pháp nó quá hay, đến độ mới hành pháp có vài tháng mà chúng ta đã ăn chay được, chúng ta đã giải được những phiền muộn, đã thấy cuộc đời rất là quý. [56:14]

Thưa Thầy, thành ra con xin nhường lời lại cho chị Dung, là vì chị Dung đã có cái chứng nghiệm rất là có kết quả trong cuộc hành pháp của chị.

Bạn đạo: Dạ, kính thưa Thầy, kính thưa tất cả các anh chị bạn đạo. Tôi thì mới tập tu đây thôi, nhưng mà lúc nào tôi cũng nghĩ là tôi là một con cưng của Thầy! Tôi biết Thầy từ năm 1980 khi mà tôi tới trại tị nạn ở Singapore nhưng mà tôi chỉ nghe thôi! Tôi cũng thích thích, nhưng mà tôi không tìm hiểu. Rồi sau đó, nghĩa là, sống theo cái cuộc đời mà Thầy nghĩ là chắc tôi cứng đầu lắm thành ra cho tôi đi nữa hay sao không biết! Thì tôi vẫn tiếp tục con đường sống ở đời, tôi làm ăn, buôn bán, cái gì cũng thành công hết; nhưng mà cuối cùng tôi nhận thấy là, không có gì hết! [57:13] Rồi tôi mới đi tìm một người ở bên Đan Mạch, người ta mới hỏi tôi là, “Chị có một niềm tin nào không?” Thì tôi nói là tôi không có niềm tin; từ xưa tới nay tôi chỉ là thờ đạo ông bà thôi; từ nhỏ thì tôi cũng có đi chùa, nhưng mà khi mà lớn lên thì tôi không hiểu và tôi cũng không nhận thấy là, không có cái gì để mà tôi tin hết, thì tôi lại bỏ, tôi không đi chùa nữa. Nhưng mà lúc nào tôi cũng tin có, có Trời, có Đất, có liên hệ giữa con người.

Khi mà tôi tập cái pháp này, thì tôi có nghe qua những cuộn băng video của bà Thanh Hải. Bà Thanh Hải nói là phải ăn chay, phải dứt khoát hết thì mới tu được. Tôi thấy như vậy thì rất là khó, tại vì, bây giờ mình ăn mặn, làm sao mình ăn chay được? [58:06] Thì tôi được coi qua cuộn băng video nhỏ của Thầy, trắng đen, thì Thầy nói là “Đời Đạo Song Tu,”không cần ăn chay gì hết. Đó, thành ra tôi mới thử cái đạo này! Nhưng mà tôi thấy rất nhiệm màu, thành ra tôi muốn nói ra đây để mà cống hiến tất cả những người bạn đạo sau này, muốn tìm hiểu cái pháp này.

Sau khi mà thiền được 6 tháng, tôi hết tâm, một ngày 2 lần, sáng sớm và chiều tối, tối khi trước khi đi ngủ. Thì tự động, tôi bây giờ thì lại ăn chay, không ăn mặn được nữa! Mà tôi thấy, tôi ăn mặn là tôi ăn tầm bậy, tôi ăn những cái không tốt,tôi ăn những cái sinh mạng của những con vật, cũng như tôi, nó cũng biết đau đớn như tôi. Đó là tự tâm tôi phát ra mà bây giờ tôi muốn ăn chay. Mà khi tôi nghe Thầy giảng, nói là ăn chay, cái đó là cái thực phẩm Trời ban cho mình, những cọng rau, cọng cỏ; thì tôi ăn thấy rất là ngon, nó ngon hơn những cái thịt mà tôi ăn hồi xưa nữa. [59:25] Thì tôi thấy là cái pháp này nó rất là hay. Thành ra, tôi muốn nói lên đây để cho những người mà muốn tìm hiểu cái Pháp này để mà họ có kinh nghiệm của những người đi trước, mà tìm hiểu để mà học, để mà cứu lấy cái thân của mình.

Tại vì, khi mà con tu cái pháp này, khi mà con làm việc, thì đương nhiên là có những sự tham muốn trong cuộc đời, càng giàu thì mình lại muốn giàu them; nhưng mà khi cái Pháp này rồi thì mình lại không muốn gì nữa hết! Con dứt bỏ, nhưng mà sự dứt bỏ rất là khó khan tại vì tiền bạc nó cứ vào! Bây giờ mình nói là mình không nhận thì không được; nhưng mà khi mà con thiền, con chỉ có cầu xin Thầy soi sáng đường cho con đi, thì Thầy lại nói một câu là, “Thế gian đô thị giả”!Thì con lại nghĩ là, đúng rồi, con tới đây là con học hỏi, con thử tất cả rồi con ra đi thôi! [01:00:33]

Bạn đạo: Thành thật cảm ơn các anh chị. Vì thời giờ cũng ngắn hạn. Nếu mà các bạn có câu hỏi thì xin ghi lại; nếu mà cuối buổi này còn thì giờ thì xin mời các bạn đặt câu hỏi sau. Sau đây, ...

Bạn đạo: Dạ, thưa Thầy, trong nhóm của con có anh Hạnh ở bên Đức; khi mà bàn về, thì anh có nói rằng là, anh còn làm biếng lắm. Thầy nói là tu bằng ý, bằng trí, mà bây giờ anh không có đủ ý chí. Như vậy, thưa Thầy, phải làm sao? Ảnh có hỏi tụi con, mà nhóm con không thể nào giải quyết được câu hỏi đó, không thể nào đáp được; thành thử xin Thầy đáp cho con, làm sao để có tu bằng ý, bằng trí?

Đức Thầy: Ảnh cần xây dựng niềm tin bằng cách Niệm Phật cho nó quen, rồi ảnh mới sử dụng được trí, ý, tu tiến được.

Bạn đạo: Xin cảm ơn các anh chị. Xin mời Thầy ban vài lời minh giải cho cái nhóm chị Cao Bạch Trúc, Ngô Khánh Lân và Chị Dung.

Đức Thầy: Nhóm của chị Cao Bạch Trúc, chị Dung và anh Lân, cũng là đều nói cái chuyện thực hành và thực tế mà thôi. Không có hành, không có chê bai Pháp Lý Vô Vi! Thực hành mới thấy rõ đường tiến rõ rệt, hành giả tại mặt đất sẽ làm cái gì ở tương lai.

Bạn đạo: Con xin thành thật cảm ơn Đức Thầy, thành thật cảm ơn các anh chị. [01:02 15]

CHIA SẺ TU HỌC - PHẦN 2

Video 20000717L1

ĐẠI HỘI VÔ VI Kỳ 19 – THANH TỊNH– Chia Sẻ Tu Học (Phần 2)

Bạn đạo: Xin mời nhóm của anh Nguyễn Văn Hoa và chị Nguyễn Minh Tâm.

Bạn đạo: Con kính chào Thầy, kính chào tất cả quý vị bạn đạo.Thưa Thầy, hôm qua thì cái nhóm con đông lắm, nam phụ lão ấu gì cũng có hết. Sau khi tụi con sinh hoạt cũng hơn 2 tiếng mấy đồng hồ, thì con chỉ nhớ được 3 điều chính là: dứt khoát, thanh tịnh, và buông bỏ. Thì bây giờ, con dứt khoát, thanh tịnh, tức là con không nói nữa và con buông bỏ cái bản báo cáo luôn rồi, thành ra, bây giờ, coi có cũng như không, không cũng như có, bây giờ con đi xuống! Bây giờ, có nhưng mà không, mà không mà có, có anh Hoa ảnh ngồi đây; bây giờ không nhưng mà có, bây giờ em xin xuống dưới kia em ngồi đây. [00:52]

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, kính thưa quý bạn đạo, nghe như không nghe, thấy như không thấy, yêu cầu cô lại đây giúp tôi với chớ!

Bạn đạo: Xin mời chị Hoa ngồi xuống.

Bạn đạo: Thưa Thầy, con chuyên môn bị xúi không à. Cô này cổ đạo diễn đó: Nghe như không nghe, mời Chị lên, không nghe Chị nói gì hết trơn đó, cũng không hiểu nữa. Bây giờ chỉ hiểu tiếng Tiệp Khắc thôi à. Dạ, xin mời anh chị ngồi xuống.

Bạn đạo: Kính chào Thầy, kính chào quý bạn đạo. Nhóm của tôi như là trưởng nhóm số 2. Nói, từ nam phụ lão ấu đầy đủ hết. Lớn nhất có 92 tuổi à, mà nhỏ nhất có 14 tuổi. Mọi người đều đóng góp tức cực, đó là nhờ tài của ai đó?

Bạn đạo: Dạ, anh Hoa

Bạn đạo: Sau đó thì có Thầy tới dự nữa. Bây giờ tôi xin trình bày thế này: Tất cả các bạn ở trong nhóm đó, không phải là nhóm K không, mà có cả nhóm I này kia nữa. Thấy tụi tui vui, mấy nhóm kia chạy qua hết. 36 người mà tụi tui chiêu hồi được 21 người. Thành ra, nhóm của tôi thảo luận rất là sôi nổi. Nhưng mà cũng xui, nhóm tụi tui tới đây, mấy người kia nói hết trơn hết trọi rồi. Thành ra xui nhưng mà vui [02:13]

Thôi bây giờ thế này: tôi xin nói cái chuyện rất là thực tế và gần nhất về cái Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp. Nhờ tu Pháp Lý cho nên sáng nay, Thầy chiếu! Tôi nói, “Đi cái Đại Hội Thanh Tịnh này đó, lần sáng nay là lần thứ 3 rồi!”

Lần thứ nhất là anh Lý Vĩnh ảnh kêu tôi lên, tôi trình bày một cách, tại làm sao mà tôi phải học bài “Thanh Tịnh”? Số 1. Rồi khi mà họp đó, tôi trình bày cái sự hiểu biết về “Thanh Tịnh”; số 2. Bây giờ, tôi xin nói về sự hiểu biết về “Thanh Tịnh”; số 3. [03:03]

Thưa Thầy, thưa quý vị, khi mà Thầy chiếu đó, lúc đầu tôi cũng xốn xang, nhưng mà tôi nghĩ lại, “Mình có lỗi thì Thầy mới dạy.” Thì tôi bắt đầu Niệm Phật, bắt đầu nhìn 2 cái chữ này, “Thanh Tịnh”; và tôi nhớ đến cái điều số 8, nghĩa là: “Giữ tâm thanh tịnh bất cứ trường hợp nào xảy đến”

Nhờ như vậy mà một hồi, tôi yên chí, không có gì hết đó. Tôi thấy rằng, “Thầy thương thì Thầy mới dạy. Bây giờ, mình thấy lỗi của mình, mình sửa, còn hơn là không được Thầy chiếu cố, không được Thầy dạy dỗ thì mình sẽ làm một cái lỗi nặng nề hơn.” [03:33]

Như vậy cho nên trưa nay đó chúng tôi đi ăn mừng; mừng là hiểu được cái ý của Thầy, ý của Thầy dạy: Thầy thương thì Thầy cho roi cho vọt, chớ không phải Thầy rầy mà Thầy ghét. Đến những cái vong linh hay là ma quỷ, Thầy còn thương, Thầy còn khuyến tu, huống hồ chi mình thực hành Pháp Lý! Nếu mà chúng ta thực hành Pháp Lý mà toàn vẹn đó thì chúng ta không còn ngồi ở đây nữa.

Cho nên, khi mà Thầy chiếu như vậy đó, một hồi tôi rất vui. Vui là nhận được cái sự thương mến của Thầy đối với chúng tôi. Và chúng tôi cũng thấy rằng trong công việc làm của chúng tôi đó có sơ xuất, mà sau khi Thầy dạy rồi chúng tôi mới thấy rằng, mình có cách để mà mình không làm lỗi đó nhưng mà mình không nghĩ ra; đến khi Thầy dạy rồi mình mới nghĩ ra. Đó làm niềm vui, rất vui, của tôi về cái bài học Thanh Tịnh. [04:53]

Nhờ tu Pháp Lý Vô Vi cho nên tôi mới hiểu rõ được cái điều đó, chớ nếu không đó, hồi xưa mà chưa tu đó, ông nào mà nói vậy chắc tôi trốn! Tới bây giờ tôi cũng ngồi đây được nữa.

Ngoài ra, những cái điểm mà hôm qua chúng tôi thảo luận mà ghi trong giấy đó hả, không biết tại làm sao mấy nhóm kia biết hết à! Ngộ vậy. Thôi bây giờ nhờ trưởng nhóm số 2 tiếp tục. [05:23]

Bạn đạo: Bây giờ, nếu mà con dòm qua cái list này, nãy giờ như con lăp lại lời của các anh chị, thì nãy giờ nói hết trơn rồi. Bây giờ, để hơi khác một chút, phải mang tên là nhóm K đó mà, bây giờ, cái số lỡ ca, lỡ hát, giờ hát một bài. Coi như tổng kết lại trong đây, giống như là thanh tịnh hơn, quân bình hơn, vui vẻ hơn, thì giờ con hát 1 bài. Cái bài đó là bài “Thực hành” mà đến ngày hôm qua, sau khi học, thì chúng con cũng kết thúc bằng cái bài hát đó. Bây giờ, khỏi cần nhạc sĩ luôn, bây giờ, con ca không. [05:58]

[Văn nghệ: [07:35]

Bạn đạo: Chúng con, thành thật xin cảm ơn anh Hoa và chị Tâm. Sau đây, chúng con xin kính mời Đức Thầy ban vài lời minh giải cho nhóm của Anh, Chị.

Đức Thầy: Nói đi, nói lại, cũng là trong thực hành mới hiểu được những lý thuyết trừu tượng ở bên trên mà thức tâm tiếp tục tu, là vậy.

Bạn đạo: Chúng con xin thành thật cảm ơn Đức Thầy.

Sau đây, xin mời nhóm của anh Trần Ngọc Dũng, chị Thiêm và chị Đoàn Mộng Điệp.

Bạn đạo: Dạ, kính chào Thầy, kính chào các bác và các anh chị bạn đạo. Xin mời chị Mộng Điệp lên ngồi; một mình tôi hơn run quá! Thước khi có vài lời, đây là nhóm L.

Đầu tiên, con đi chiêu mộ quân lính đó, thì con có một người một, có mình vợ con à! Kế bên nữa được chị Vân Khanh, rồi cái hơn nữa con xin được cô thư ký, nhà báo Mộng Điệp. Mà vậy, con đi hết một vòng, con được tới 22 người. Cái đặc biệt nhất là con được gồm bạn đạo bên Pháp, bên Texas, (nghe không rõ) Oregon, (nghe không rõ) Thiền Viện Hai Không, (nghe không rõ). [09:16]

Con lấy làm lạ quá, cái chuyện này, mình không có nghĩ đến được chuyện ngày hôm nay. Hồi xưa, con ước ao một cái đại hội này đó, mỗi một người bạn đạo mình có một cái cơ hội đứng lên trình diện Thầy, để có vài lời vấn đạo, hay là tâm tình, hay thỏ thẻ; thì công chuyện, chuyện đó khó quá đi, vì mình gần 500 bạn đạo, làm sao có thì giờ? Đứng lên, ngồi xuống cũng hết giờ rồi! Mà tự nhiên, Ban Tổ Chức lại bày ra cái chuyện này, con thấy nó hay quá. Vì sao như vậy?

Trong 22 người bạn đạo của con á, người nào cũng nói hết, thành ra để con tóm tắt cái lời của bạn đạo. Hôm nay, con lên đây là con xin thay lời của những người bạn đạo đó mà trình lên Thầy, của con hỏi nữa, nhưng mà con hỏi ít lắm. Con xin bắt đầu. [10:05]

Cái chủ đề của Thầy đưa ra là, “Lời giảng của Đức Thầy áp dụng trong đời sống hằng ngày”; thì cũng may, tụi con đây ai cũng phải đi làm hết, chúng ta ai cũng phải đi làm hết; thì anh Trọng là người đầu tiên được con hỏi, thì ảnh nói rằng, “Nhờ cái đời nó dạy cái đạo.” Con nói: “Ủa, sao Anh hỏi gì cụt ngủn vậy?” Cái ảnh nói, con cũng không muốn hỏi thêm, con qua mời anh Long nói chuyện.

Thưa, anh Long ảnh nói rằng, nhờ thực hành trong Đời Đạo Song Tu đó, tự nhiên ảnh có một cái sức khỏe; nhờ cái sức khỏe đó, đó, ảnh đi làm, ảnh va chạm đời sống, ảnh mới có cái sự thức tâm. Do đó, ngày thì đi làm, tối thì thiền; ngày qua ngày rất lẹ; mà cái sự tiến triển của mình cũng theo ngày tháng mà nó thành tựu. [11:00]

Con mới thấy, “Cha, cái này hay quá!” Chị Hằng, chỉ hỏi rằng, “Bây giờ Thầy thường nói, ‘Tu bằng trí bằng ý’”. Tự nhiên chị Hà chỉ nói: “Không biết tu bằng trí hay là chí? Bây giờ mình hỏi rõ ràng, là anh Dũng hỏi lại coi là tu bằng trí hay tu bằng chí?” Sau khi hỏi rồi, bạn đạo mình ngoắc ngoéo lắm nha, không thì chữ trật a! Chữ T với chữ C khác nhau đó nha! Rồi tự nhiên chị mới trả lời rằng, “Thầy nói chữ trí, trí là sáng suốt đó!” Tụi con mới mổ xẻ trong cái vấn đề thế nào, trí hay là chí?

Thì trong khi nói như vậy, con mới đóng góp thêm: cái pháp môn Vô Vi hữu lý trong đời với đạo nhiều lắm! Từ ngày xưa con cù bơ cù bất, lang bang vậy đó; tự nhiên ngày được tu pháp này, biết ăn biết nói, thành ra biết cười! Con cũng mừng. Cảm ơn bạn đạo. [11:55]

Thành ra con nói, con nhờ cái pháp tu này mà ngày nay mình biết ăn, biết nói. Thành ra, bác nào thấy thích thì cứ tập tiếp, tập nhiều hơn nữa thì sẽ nói hay hơn.

Đặc biệt nhất trong khi đó, bác Xuân có nói rằng, “Tu thì đơn giản lắm!” Khi Bác ăn, bác cũng tu rồi. Con mới lấy làm lạ, con mới hỏi, “Ăn, làm sao Bác tu?” Thì Bác nói rằng, bây giờ mình lớn tuổi rồi đó, minh tránh cholesterol, mình đừng ăn mỡ; sợ tiểu đường, đừng ăn đường; hay là mình kiêng cữ chút xíu thì mình khỏe khoắn.

Con nói, “Chà, vậy hay quá!” Cái, bác nói thêm đi, “Bây giờ ăn cũng phải tu, nói phải tu!” Con, từ hồi nào giờ con mau mắn, mà nghe bác nói “Tu, ăn nói phải tu!” Nói cái giựt mình liền. Thì bác nói rằng, trước khi mình suy nghĩ mình phải suy nghĩ chín chắn lời ăn tiếng nói; nói đừng có cho ai buồn thì nên nói; nói người ta buồn, thôi thì đừng nói. [12:50]

Thì con mới thấy rằng là, ăn cũng nói, tu cũng nói, mà đặc biệt hơn nữa, những ngày bác ở thiền viện đó thì bác chơi con chim, con cá hay là bác ngồi ngắm cây cảnh, bác sống với thiên nhiên. Thành ra con thấy rằng, trong cái tự tu hành thực tế đời sống của bác đó, nó ảnh hưởng rất là siêu diệu. Con cảm thấy, những cái đó nó vun bồi trong tu hành.

Đặc biệt con qua vấn đề bác (nghe không rõ), có nói rằng đó, trong cái sự tu hành đó, nhờ nghe cái lời giảng của Thầy và từ từ mới học nhẫn nhục, và từ đó, những tính nóng nó bớt đi. Trong khi bầu không khí nãy giờ con nói chuyện nam không à, con mới trở lại anh Trọng.

Bây giờ nữ nói không à, nam không nói. Bây giờ, anh Trọng nói rằng đó, trong cái Pháp Lý Vô Vi này đó, ngày xưa ảnh ở một chốn 2 quê, ảnh ở Oregon, Washington; không hiểu sao ảnh nói, “Một chốn 2 quê”? Tôi mới hỏi ra, ảnh nói rằng, một ngày ảnh đi travel nhiều, mất thì giờ lắm. [13:52] Cái tôi mới giật mình: tôi nói, “Ngày xưa tôi đi làm, thì làm xa, cả tiếng đồng hồ mới tới sở lận; thành ra, trước khi đi làm nghe băng Thầy. Có nhiều bữa, nghe băng Thầy hay quá đi, mà mặt băng này nó hết rồi, mặt kia chưa tới. Đi làm cả ngày, chỉ mong về sớm thôi. Để chi vậy? Nghe băng Thầy tiếp.

Mà ròng rã như vậy đó, tự nhiên, vô hình chung, chúng con có một cái ân huệ của Thầy: nhờ nghe băng Thầy mà anh em chắc ai cũng đồng ý rằng đó, nhiều khi mình ghiền băng Thầy chớ không phải nghe băng Thầy nữa! Khi nào thiếu cái băng lời giảng của Thầy đó, thấy thiếu nhiều lắm, Thầy! [14:27] Thành ra, tới đó các bác anh chị đều biết cả. Con không muốn nói thêm.

Sau đó, thì chị Hải ở thiền đường Paris, chị có góp ý trong vấn đề ý và trí. Thì tụi con mới thấy rằng đó, nhờ cái Pháp Vô Vi này mà mọi trở ngại đều qua được. Thì trong khi đó, có một cái chị đặc biệt, chị Nuôi, chị mới than phiền là, chị qua cái xứ Mỹ này, nhiều khi nói tiếng Mỹ không rành, đi làm bị người ta ép, bị đì, bị kia. Con nói, “Trời ơi, Chị biết không? Chị không biết tiếng Mỹ bị ít, còn tôi biết nhiều còn bị chết nữa!” Thành ra con mới thấy rằng, “Chị với tôi cũng như nhau! Mà tất cả anh em là như nhau, đi làm là phải đụng chạm, phải vất vả.” [15:03] Nhưng mà cũng chung lại theo lời của chị Nuôi đó, là nhờ những cái sự tinh tấn tu hành của chị, chị Niệm Phật, chị trụ điển, chị được những cái sự thanh nhẹ; do đó, ngày qua ngày, đến ngày nay chị vẫn vui vẻ và đi thiền đường ai cũng vui vẻ. Đó là nhờ sự công năng tu hành.

Thì trong khi đó có Huệ, Huệ ở San José. Huệ nói, vấn đề chánh yếu là nhờ hằng tuần đi thiền đường, nghe, học, những bước đi của Thầy. Nhờ cái sự đóng góp hằng tuần ở thiền đường địa phương, có những cái sinh hoạt, những cái học hỏi; để chi vậy? Để mà nâng đỡ lẫn nhau. Cũng như, mình đây 1 năm mới gặp nhau, gặp nhau về cái mừng lắm, về cái phấn khởi. Một năm sau, tu giỏi lắm. Nhờ sao vậy?

Nhìn qua nhìn lại, thấy ai cũng giỏi hết trơn, thôi mình bắt chước đi theo. Ngược lại trong thiền đường cũng như vậy. Một tuần lễ mình có cơ hội gặp nhau. Trong 7 ngày, có ngày gặp nhau. Ngày gặp nhau đó nó nung tinh thần tu học, tạo ra một sự hỗ trợ lẫn nhau. [16:05]

Thành ra, tụi con, mỗi lần tụi con sinh hoạt, theo bước đi của Thầy, rất là cảm ơn và đội ơn Thầy đã vất vả hằng đêm để viết ra những lời Mục Bé Tám như vậy. Riêng con đó, con đọc những câu kệ của Thầy con thấm thía lắm. Nhiều khi con không có thuộc nhưng mà con đọc đi đọc lại hoài.

Và tiếp theo đó, có chị Khiêm, chỉ nói, ngày xưa… Trong khi đó em Huệ có nói “Mười Điều Tâm Niệm”; nhiều khi tụi con hay quên; Thầy cho “Mười Điều” nhưng mà tụi con nhớ không hết. Nhưng mà, như vậy đó, nhắc nhở nhau để nhớ “Mười Điều Tâm Niệm”. Thì tụi con xin nhấn mạnh, những cái như chánh ý cần nhịn nhục, cần mẫn, tha thứ, thương yêu nhiều khi mình nói dễ chớ tha thứ khó quá, rồi nhất là đi làm mà bị đì đó, tha khó lắm; nhưng mà tụi con, tựu trung lại, lúc nào cũng giữ cái tâm thanh tịnh của Thầy mà tụi con ráng học hỏi. [17:03]

Tiếp theo, chị Hải sẽ nói là, vấn đề tu giải thoát. Chị Khiêm nói rằng, chỉ muốn tu cho giải thoát, chớ đời nó khổ quá đi, cái chị Hải chỉ nói rằng, tu giải thoát sao mà khó quá đi! Tu giải thoát xa vời quá, đối với chị đó, tu để cho có sức khỏe là được rồi. Trong khi đó, anh Long ảnh mới thêm vô, nói rằng, “Giải thoát, đâu phải khi nào mình chết mới giải thoát đâu? Khi mình giải thoát đó, là những cái chuyện đó mình thông hiểu, mình bỏ qua được rồi, giải thoát rồi. Chớ đâu phải khi nào mình tắt thở mới giải thoát!”

Con mới nghĩ, “Cha, cái này cũng hay, ha!” Con mới nói cái lời như thế này, “Sự giải thoát đây đó là sự giải thoát gò bó những cái đóng khung của mình và mình bỏ được, là giải thoát rồi!” Cũng như ngày nay, chúng con ngồi đây được, tụi con giải thoát nhiều lắm chớ, Thầy. Ngày xưa, tụi con cũng cứng đầu, mà ngày nay ngồi nghe được là giỏi lắm, Thầy. [18:07]

Đặc biệt có chị (nghe không rõ), chỉ nói rất dễ thương. Ngày xưa, hồi trẻ đó, rất là hăng say làm việc, làm việc với tất cả mọi người, gia đình, con cái. Đôi khi về già, tự nhiên, đâm ra buồn chán, thất thời, buồn nản lắm. Nhưng mà từ ngày gặp pháp của Thầy đó, tự nhiên thấy yêu đời ra. Chỉ nói là, chỉ yêu đời chỉ sống dậy đó. Là do đâu? Do cái sự hiểu biết của cái đạo mà do đó chỉ mới thức, chỉ sống mà ham sống nữa. Thành ra con thấy, cái lời rất là gọn gàng, dễ thương, nhưng mà đó là một trong những cái rất thú vị: Là vì, bạn đạo cũng biết rằng, ngày xưa mình làm việc, khác; ngày nay mình vô đạo mình làm việc, khác. Cái việc đạo nó vô cùng mà tất cả làm trong cái sự sung sướng, trong cái sự vui vẻ lắm. [19:00] Thành ra, con xin đóng góp cái ý kiến đó.

Để tiếp theo, chị Điệp ngồi đây nè, con mới hỏi chị Điệp là, “Tại sao tu?” Thì chị Điệp chỉ nói rằng, khi nghe Thầy nói trên Thiêng Đàng đó, muốn gì có đó, chỉ ham quá, chỉ lo chỉ tu. Đây, chị Điệp.

Thưa, còn bác Bích Ngọc, bác có nói là, cái tu, thực tế nhịn nhục rất là khó khăn, khi mà đụng chạm vô rồi mới thấy rằng mình sân si. Nhưng mà nhờ những cái lời giảng của Thầy đó, nhiều khi mình nghe băng dài 45 phút, CD dài 1 tiếng, nghe 1 tiếng đồng hồ; nghe 1 tiếng đồng hồ, Thầy nói nhiều, đâu có nhớ đâu, nhưng mà, vô hình chung, trong cái câu nào đó nhớ được câu đó, trong cái lúc đó, lúc mà tối tăm mày mặt, mà dần sực nhớ câu Thầy nói, là nó quên rồi! Thành ra băng lời Thầy giảng rất là nhiều, nhưng mà chúng ta chỉ nhớ có 1 câu, 2 câu thôi. Nhưng mà, chính vì 1 câu thôi đó đã là cái sự cứu khổ rồi! Thành ra con xin rất là cảm ơn những băng của Thầy! Trong những cuốn băng của Thầy, nhiều khi chúng con không nhớ hết một cuốn băng nhưng mà chỉ một câu, một chữ nó cũng đã cứu chúng con được rồi! [20:14]

Theo chị Minh, thì chị chỉ trở lại công việc. Đề tài chúng con là “Đời Đạo Song Tu” mà, thành ra con nói chuyện đời không à! Nãy giờ chưa thấy chuyện đạo gì cả, nhưng mà con cũng xin trình diện là vậy: ai cũng nói hay hết trơn, chỉ ca, chỉ hát! Tụi con bây giờ nói chuyện, đọc sách, xin đọc tất cả những lời của bạn đạo.

Chị Minh chỉ nói rằng, chỉ đi làm có ông sếp sao đì quá, bắt mua đồ mua quà, Noel phải mua, Tết phải mua, cái gì cũng phải mua; thét rồi đâm ra tức quá; các anh chị nghe Thầy nói sao, chỉ méc ông giám đốc. Tụi con nói, “Ủa, sao Chị tu mà Chị dữ vậy?” Hãng chị làm, hãng nhất bị sập tiệm, hãng nhì bị sập tiệm, thứ 3 sập tiệm luôn! Chắc ra ngoài đường ở luôn quá! Nhưng mà chỉ nói rằng, “Tu nhiều khi mình phải sáng suốt, chớ mình không để người ta đì hoài.” Thành ra, con thấy rằng, tụi con cũng kiên nhẫn, nhưng mà tụi con nhiều khi cũng phải vươn lên trong cái sự sáng suốt. Cái đó, cũng là học theo cái sự dạy dỗ của Thầy [21:14]

Thầy nói là tu bằng trí, bằng ý mà. Tụi con nghe tụi con nhớ, không phải con không nhớ lời của Thầy, nhưng mà Thầy lúc nào cũng nói tu bằng trí bằng ý, thành ra tụi con nhớ lắm, nhớ câu “Bằng trí, bằng ý“ lắm. Dễ nhớ thiệt, nó có 2 chữ à: “Bằng trí, bằng ý.”

Thưa, trở lại công chuyện của chị Khiêm, thì chỉ nói rằng, một trong những cái sự tu hành của chị đó, chỉ làm tròn bổn phận của người mẹ, người vợ, cũng như nấu cơm, nấu nước, lo cho chồng. Xong rồi tối chỉ ngồi chỉ tu. Nếu mà chỉ làm như vậy đó, tự nhiên công việc nó giỏi giang ra. Mà trong cái sự nhịn nhục đó, đó, nó có cái sự phần thưởng. Cái phần thưởng là thế nào? Tự nhiên con mới hỏi, chọc chỉ đó, “Cái phần thưởng thế nào?” Chỉ nói, “Phần thưởng là, tự nhiên, cái ngày Đại Hội đó, có người mua vé cho mình đi!” Thành ra con thấy, “Cái chuyện này hay quá! Nếu mà nhẫn nhục, được chồng thương yêu, ở nhà có con mua vé cho mình đi Đại Hội! Thôi quý quá rồi!” Con nghĩ, các bác, các anh chị nào trong cái hoàn cảnh như vậy đó, thì mình nên nhịn nhục, để năm tới mình có dịp đi Thiền Ca, rồi mình đi Sinh Nhật Thầy, mà không chừng mình có nhiều chuyện đi nhiều nơi nữa! Con nói cũng hơi nhiều, con xin tóm tắt lại. [22;25]

Còn thiếu một người con chưa, phải nói cho hết, để thiếu, con mang tội chết!

Thưa anh Thạch ảnh ở Santa Ana, ảnh tới đóng góp. Thì anh Thạch, chị Thạch, con ráng cạy miệng chỉ, nhưng mà chỉ không nói; ảnh nói thế dùm! Anh Thạch nói là, “Nhịn nhục để thăng hoa, nhịn nhục để được người ta thương mình, nhịn nhục để cho nó cởi mở.” Thì con thấy ảnh chịu quá. khi đó, ảnh nói rằng, ảnh nhìn qua tất cả phái nữ, tụi con có những người cạo đầu. Thì ảnh nói, có cái chị đó, chị Khiêm, chỉ cạo đầu, chỉ rói rằng, ngày xưa cạo đẩu đó, ai cũng được Thầy cạo đầu hết, đặc biệt chỉ là ông xã cạo đầu! “Thường là nhờ Thầy xuống tóc, sao lại nhờ ảnh xuống tóc?” Thì chỉ nói rằng, “Vì chỉ muốn dứt khoát! Muốn tu dứt khoát vì cái cạo đầu, muốn dứt khoát để dễ tu.” Thì ảnh cũng tu luôn. Không biết ảnh là người nào? Chắc nhờ đứng lên, coi mặt! [23:22] Xin mời anh, anh nào là chồng của chị Khiêm, đứng lên cho bạn đạo coi mặt? Đặc biệt quá đi, vì ảnh là người đầu tiên, nhưng mà đặc biệt, ảnh sẵn sàng cạo đầu cho chị dễ tu dứt khoát! Nhưng mà ảnh lại muốn chị làm đẹp, thành ra ảnh muốn chị đeo tóc giả cho đẹp! Thành ra tôi ngồi tôi nghĩ không ra. Thành ra, sẵn đây, nếu bạn đạo nào có ý kiến thì hỏi ảnh sau.

Còn bây giờ, tôi xin đọc lại công chuyện diễn biến của bữa sau của chúng tôi.

Trong khi đó, anh Thạch nói rằng, nếu mà nhìn phái nam cạo đầu thì ảnh phục quá đi; thì trong nhóm tôi có anh Long cạo đầu; nhưng mà ngó lại những chị thì ảnh phục hơn nữa. Thành ra, con thấy để đúc kết lại, nhóm của con gồm tất cả 22 người và những câu hỏi kể trên. Xin cảm ơn các bác và các anh chị. [24:11]

Bạn đạo: Thưa Thầy, thưa các bạn đạo, Anh Dũng này khôn quá: ảnh lên ảnh muốn tôi chỉ cười phụ họa với lại cầm giấy cho ảnh thôi; ảnh không cho tôi nói. Cho nên, không có nói là tôi đâu có chịu!

Trước hết, tôi cũng rất là khen anh Dũng là ảnh rất là hay: cái bài tôi ghi như vậy, nhưng mà ảnh chỉ nhìn liếc sơ thôi là ảnh có thể đọc được từ đầu tới cuối rồi. Thành ra, hồi nãy ảnh có nói là, nhờ tu cho nên ảnh có thể nói hay và cười hay; nhưng mà ảnh quên nói cái điều là còn ca hay nữa.

Cho nên, để phụ với chị Minh Tâm hồi sáng. Chỉ có hỏi tôi, có bài nào cho hôm nay không? Thì tôi nói là tôi không có dự định. Nhưng mà để cho thêm tinh thần tu học, thì tôi sẽ ca một bản, mà cũng không cần nhạc sĩ nữa, đó là bài “Lắng nghe” [25:08]

(Văn nghệ:[26:40])

Bạn đạo: Xin thành thật cảm ơn anh Dũng và chị Điệp vừa trình bày và vừa cho thêm bản nhạc để giải trí nữa.

Sau đây, xin kính mời Thầy ban vài lời minh giải cho nhóm của anh Dũng và chị Điệp.

Đức Thầy: Anh Dũng là một người rất cố gắng tu học và tầm đạo, cho nên, ngày hôm nay anh Dũng đã nói những điều thực tế, đã học hỏi của mọi người, dâng hiến cho tất cả bạn đạo hiểu rõ hơn, về cố gắng thực hành sẽ đạt tới tự nhiên và hồn nhiên, sẽ đạt tới tốt ở tương lai.

Bạn đạo: Chúng con xin thành thật cảm ơn Đức Thầy. Xin cảm ơn anh Dũng và chị Điệp.

Tiếp tục chương trình, xin mời nhóm của anh Vi Văn Vượng và Nguyễn Anh Thư lên đây. Xin các anh chị tự giới thiệu và trình bày. [27:52]

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, kính thưa tất cả các bạn đạo, tôi là Nguyễn Thị Anh Thư ở Florida.

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, kính thưa quý bạn đạo, tôi tên là Vi Văn Vượng ở Hà Lan.

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, kính thưa bạn đạo, tôi là bạn đạo Lai Xuân Thi, ở thiền đường Calgary ở Canada.

Bạn đạo: Dạ, xin các anh chị cho biết, các anh chị học tập ngày hôm qua như thế nào, và trình bày kết quả của cuộc tu học.

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, hồi chiều ngày hôm qua, con thuộc về nhóm A. Nhưng mà, chờ đợi khá lâu cũng không đủ, cho nên chúng con gom được một số các nhóm khác, anh em tu tập được khoảng 40 người trong nhóm. Và cái đề tài thảo luận của chúng con là về đề tài “Thanh Tịnh,” một cái chủ đề đúng là của Đại Hội ngày hôm nay. [29:00]

Sau khi cái đề tài “Thanh Tịnh” đưa ra đó, mà người hướng dẫn là chị Anh Thư, ngồi bên cạnh này, vừa đưa ra xong, những giây phút thanh tịnh đột nhiên biến mất! Rất nhiều những lời thảo luận kế tiếp để đi tìm lại cái sự thanh tịnh đó thì qua rất nhiều, nhưng nói chung lại đó ai nấy cũng nói rằng, do thực hành mà có. Những cái đề mục chi tiết thì tôi không có nhớ hết, nhưng mà tôi nói một thí dụ thôi: thí dụ anh Lâm Văn Thi ngồi bên cạnh chúng tôi đây.

Thì ảnh nói là, thí dụ mình muốn được thanh tịnh là phải nhịn nhục; ảnh nói giống như trong 10 điều tâm niệm đó, mà không hiểu tại sao anh nói, chỉ cần làm một điều thôi. Thì tôi cũng hơi thắc mắc là không biết tại sao Thầy cho 10 điều, ảnh kêu chỉ cần làm 1 điều thôi, không biết tôi hiểu có sai hay không, chắc có lẽ lát nữa, anh sẽ trình bày sau. [30:02]

Riêng về chị Thư, chị có rất nhiều những cái đóng góp và khêu gợi vấn đề để cho mọi người cùng thảo luận. Về vấn đề thực tế để đạt được thanh tịnh ra sao, tôi không biết, nhưng mà, hồi sáng hôm nay, trên đường đi lên lầu, đi cầu thang thì tôi tình cờ gặp chị. Chị có nói, “Ngày hôm qua tôi đưa cho Anh cái tờ giấy này, tôi về tôi ăn ngon, ngủ yên, hết sức thanh tịnh.” Cho nên, tôi xin nhường lại cho chị Anh Thư nói chuyện cùng Thầy và các bạn [30:51]

Bạn đạo: Hôm qua, tôi cũng ghi chép với lại kích động cho mọi người đều phát biểu ý kiến của mình, với cái kinh nghiệm của mình, những hành trình tu tiến của mình, làm thế nào mình đạt được thanh tịnh, để nói ra cái kinh nghiệm để cho mọi người tự mình nói ra. Tôi ghi chép lại, tôi giao lại cho Anh hết rồi. Bây giờ Anh bảo cho tôi! Nhưng mà cuối cùng.... Nếu mà từ nãy tới giờ, từ đầu tới cuối ai cũng phải, từ tất cả các bạn lên, các nhóm lên đây đều, chúng ta muốn được cởi mở, tiến, sức khỏe, tất cả những cái gì chúng ta đều nhờ vào Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp thì chúng ta mới đạt được những cái gì mà chúng ta muốn. Tôi cũng vậy.

Cuối cùng tôi chỉ có mấy câu trên đường hành trình tu tập tôi đã hiểu được: khi mà trong tâm thức của mình không còn chống đối; khi mà sự tranh chấp hơn, thua không còn; khi mà sự sai đúng, tốt xấu, hay dở, cao thấp không còn ảnh hưởng, thì sự thanh tịnh hiện hữu trong ta. [32:32] Tôi thấy vui lắm, thương lắm, và cảm nhận được “Vạn linh đồng nhất thể,” đâu đâu cũng là ta với ta: ta với ta ở cùng chung hành trình tiến hóa, trui luyện như nhau, cùng chung sinh, trụ, hoại, diệt; thương cho nhau, hiểu cho nhau, tha thứ cho nhau thì chúng ta sẽ sống trong vui vui, vẻ vẻ, an nhiên tự tại, thanh tịnh.

Tôi có bao nhiêu đó thôi. [33:12]

Bạn đạo: Dạ, con kính chào Thầy, kính thưa quý bạn đạo, theo cuộc tu học của tôi vừa đóng góp với chị Thư hồi hôm qua, tình cờ tôi thuộc trưởng toán UF. Nhưng mà cái lỗi của tôi là tôi lên lầu thì (nghe không rõ) nó hơi trễ. Vì xuống trễ, lại chia toán với nhau. Tôi không biết toán nào mà cũng lên gặp được chị Xuân Mai, toán F của anh Đang, vậy mà đứng trong toán F nó rất là đông. Đi qua phòng này, toán F đông không có đủ phòng. Bây giờ, anh cứ chia nhóm đi. Chia qua nhóm nào, mình đi các phòng có đi sao đi, đi vô gặp bạn đạo, có Đức có, Pháp có, Mỹ có, với lại Canada. Canada có 2 người. [34:08]

Thì sau vô cuộc bàn luận về “Thanh Tịnh”, thì rất là sôi nổi, hào hứng.

Bạn đạo: Thưa Thầy, con có câu hỏi thắc mắc là: trong lúc mà con làm việc đó, thì tự nhiên luồng điển nó rút lên. Theo như lời Thầy dạy, khi mà luồng điển rút lên thì phải nhớ Niệm Phật. Trong lúc con Niệm Phật như vậy đó, thì con thấy sự tập trung nó bị giảm bớt. Thưa Thầy, Thầy giải thích tình trạng đó cho con?

Đức Thầy: Nó không có giảm đâu, nó vượt qua trong giai đoạn phút khắc! Đó là Phật sự độ Con; Con hướng về để hưởng, một chặp công chuyện của Con cũng xong hết, không có bị gián đoạn đâu. Khí điển trong cơ tạng nó hội tụ, âm dương hội tụ. [34:54]

Bạn đạo: Mà những người, hội tụ những người chung thiền đó, như tụi con học đạo đó, người Úc đó, con không có ngạc nhiên, mà mấy người người Đức đó, họ đâu có thiền đâu, mà hội với nhau mà họp chung với họ (nghe không rõ)

Đức Thầy: Tại vì, mình luồng điển có liên hệ với điển của vũ trụ thì nó hỗ trợ cho chung, là vậy thôi. Rút lên để giải những người nào mà có phần nghiệp nặng đó, nói chuyện với mình phần nào cũng đỡ, vì họ trược nhiều quá. Cái đó kêu, phục vụ người bất vụ lợi mà. Cứ hướng tâm Niệm Phật. [35:35]

Bạn đạo: (nghe không rõ) Điển Thanh, Điển Trược?

Đức Thầy: Cứ hướng tâm Niệm Phật, cứ niệm là giải ra à!

Bạn đạo: (nghe không rõ) không phải một lần! Lần nào cũng vậy, 10 lần như 1! Ngộ vậy đó.

Đức Thầy: Vì mình tu đây là cái luồng điển nó hướng về Trung Tâm Sinh Lực; đó là sức mạnh để cứu độ quần sanh, chớ không phải chuyện nhỏ.

Bạn đạo: Con nghe Thầy nói vậy (nghe không rõ)

Đức Thầy: Con giúp họ mà Con không biết; Con đã làm việc cho họ mà Con không hay. Cái đó mới là thật sự làm việc. Mà biết để suy tính, so đo, kể lể; cái đó không tốt! Người thế gian!

Bạn đạo: Thưa Thầy, làm sao mà mình phân biệt được Điển Thanh và Điển Trược? [36:30]

Đức Thầy: Điển Trược là nó áp đảo vô trong cơ tạng mình, nó làm cho nặng ngực, nặng đầu và làm cho mình mệt; cái đó là Điển Trược. Con đi vô cái chỗ nào có thờ cúng này kia, kia nọ, cái đầu nó làm nặng, cái ngực nó cũng nặng luôn nữa, là đối phương người ta muốn điều khiển mình như vậy đó.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Mình giải ra! Cho nên, mình có kinh Bát Nhã Tâm Kinh để giải ra: niệm liền là giải ra, ăn mặn cũng như ăn chay, đâu có sao đâu!

Bạn đạo: Thầy cho con hỏi Thầy một câu là (nghe không rõ) bố con dốc lòng tu, (nghe không rõ) chưa có ai khác, chỉ ngoài con thôi. (nghe không rõ) “Khi mình thiền đó, thì có cái ý, tấm lòng đó, thì Bố sẽ tu.” Thì khi con nghĩ là, sợ Bố già rồi sẽ tu không có đúng đó, thì con nghĩ, “Thôi bây giờ cố gắng cho bố niệm Phật.” Bố con thì mới vào, chưa có tin tưởng lắm. [38:00]

Đức Thầy: Bố Con tu đó, là chuyện của Phật sự, Bề Trên người ta độ. Mà Con thành tâm hướng về Trời Phật đó, tất nhiên sẽ được độ, tương lai sẽ được độ.

Bạn đạo: Dạ. Bố con mới qua thì đi thăm các con được 3 tháng, nhưng mà Bố con bây giờ còn đang (nghe không rõ). Khi mà, Bố con 73 tuổi rồi, Soi Hồn Bố con cũng được hơn 15 phút, đúng 15 phút là dừng.

Đức Thầy: Vậy là tốt. Khi mà con thành tâm hướng về Trời, Phật thì Trời, Phật sẽ lo tất cả công việc cho Con chớ Con không có lo. Vì Con, người phàm mắt thịt, Con không thấy Trời, Phật lo; rồi tự nhiên bố Con tu, Con mới thấy Trời, Phật đã và đang lo. Con không có lo. Con chỉ lo hướng tâm về Trời, Phật mà tu thôi! [38:47]

Bạn đạo: Dạ. Con hỏi thêm Thầy: con làm trong hãng; không phải là nặng nhẹ, nhưng mà con đi làm về, nhiều lúc thì nó mệt.

Đức Thầy: Khi về, Con bắt (nghe không rõ) kinh Con nghe là Con khỏe liền, không có sao hết.

Bạn đạo: Tôi có buổi kinh nghiệm tu học của chính tôi, thì tôi thấy, khi mà thanh tịnh đó, mình muốn đạt tới thanh tịnh, phải xây đức nhịn nhục. Muốn xây được đức nhịn nhục đó, là mình phải siêng năng hành pháp. Thì mục đích pháp Vô Vi đó, là pháp nào cũng giải hết đó, mà mình chịu hành, giờ Pháp Lý Vô Vi đó mà mình hành, có phương pháp Chiếu Minh, Soi Hồn, Pháp Luân và Thiền Định, và đồng thời là pháp Niệm Phật. [39:30]

Thì lúc đó, tôi mới bước vào hành pháp Vô Vi đó, thì mới đầu tôi là một người mang động loạn rất nhiều. May mắn, được gặp Thầy đã cứu và giúp cho tôi thoát khỏi cảnh trong “Tứ đổ tường”; mà chính trong anh em của chúng tôi là nằm trong người rất là đau khổ ở trường đời, bị lâm vào con đường xấu xa đó. May tôi gặp được cái pháp này cũng nhờ qua bạn đạo chỉ; thì tôi vẫn thực hành, mới đầu tôi vẫn thực hành pháp Chiếu Minh với Soi Hồn Về, tôi cũng siêng năng và nghe băng “Đạo Tâm,” nghe băng Thầy. Thì thấy mọi việc từ từ nó ổn định, làm cho tôi được an vui. Thì sau đến giờ thiền tôi cộng thêm niệm Phật: đi làm cũng niệm Phật, về nhà cũng niệm Phật; từ từ nó lui về cái thanh tịnh; mà chính thanh tịnh nó làm cho tôi xây dựng được đức nhịn nhục. Nghe lời Thầy nói, Thầy nói Thầy tu đến 40 năm nay, Thầy vẫn còn nhịn nhục. [40:32] Nên, thấy nhịn nhục, những gì động lọan đến thì tôi trụ tâm liền, tôi trở về tâm tôi, tôi cảm thấy rất là an; cái chuyện tha thứ đối với tôi, tôi thấy rất là nhẹ nhàng. Thường tôi tha thứ rất là khó, nên từ đó tôi kinh nghiệm, tất cả bạn đạo mà bước vào Pháp lý Vô Vi phải hành đúng đắn phương pháp và cộng thêm phương pháp là về ăn uống dưỡng sinh. [40:55]

Khi mình ăn uống dưỡng sinh và cộng với cái pháp mình đạt được quân bình rồi đó, thì mình tu rất là an, và thấy sự thanh tịnh rất là dễ dàng. Thì từ lúc đó mình thấy nhịn nhục rất là an vui. Nhịn nhục, phải nhịn nhục mới thật là nhịn nhục. Xin cảm ơn các bạn đạo. [41:15]

Bạn đạo: Xin thành thật cảm ơn các anh chị. Sau đây, chúng con xin kính mời Thầy ban vài lời minh giải cho nhóm của anh chị đây

Đức Thầy: Chị Anh Thư, chính bản thân của chị Anh Thư đã tu thiền rất nhiều, thâu thập được nhiều kinh nghiệm của sự thanh tịnh cấu trúc từ siêu nhiên mà có. Cho nên, các bạn đã thảo luận “Đời Đạo Song Tu”; rốt cuộc chúng ta cũng phải thực hành nó mới đi tới. Vô Vi là đi tới là vì vậy. Chỉ có thực hành mới là đi tới, lập lại trật tự mới đi tới được. Thành thật cảm ơn sự hiện diện của quý vị.[42:07]

Bạn đạo: Chúng con xin thành thật cảm ơn Đức Thầy, thành thật cảm ơn các anh chị.

Tiếp theo đây, xin mời nhóm của anh Lê Đình Bảo, chị Lương Thị Trí, chị Lương Huệ Linh và Hoàng Văn Hoa. Xin mời các anh chị tự giới thiệu cho Đức Thầy và bạn đạo.

Bạn đạo: Kính thưa Đức Thầy, kính thưa quý bạn đạo, con là Lê Đình Bảo, thuộc thiền đường Paris

Bạn đạo: Kính thưa Đức Thầy, kính thưa quý bạn đạo, con là Lương Thị Trí, thuộc thiền đường Paris

Bạn đạo: Dạ, thưa, kính đảnh lễ cha và kính thưa quý bạn đạo, con là Lương Huệ Linh, ở (nghe không rõ)

Bạn đạo: Kính thưa Đức Thầy, kính thưa quý bạn đạo, tôi là Hoàng Văn Hoa, ở miền nam California, nước Mỹ.

Bạn đạo: Dạ, tiếp sau đây, xin các anh chị cho biết, ngày hôm qua, sinh hoạt của nhóm các anh chị như thế nào? [43;14]

Bạn đạo: Kính thưa Đức Thầy, thưa anh Bảo, hôm qua nhóm sinh hoạt thì gồm có 22 bạn đạo, từ các quốc gia như Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Bỉ, (nghe không rõ) Đan Mạch, Úc Châu luôn nữa.

Bầu không khí nó rất là dễ thương, có cái sự hòa ái, có cái sự tôn trọng lời nói lẫn nhau. Ví dụ, anh Hoa đây cũng nói rằng, cái điển của mình đó, cái không khí đó, nó làm như là dù 10 năm không gặp nhau, nhưng mà cũng như là không có sự cách trở, như ngày hôm qua thôi. Trong cái buổi nói chuyện đó, bầu không khí rất là cởi mở. [44:02]

Bạn đạo: Và tiếp sau đây, xin các anh chị cho biết là kết quả của cuộc thảo luận về đề tài “Thanh Tịnh” như thế nào?

Bạn đạo: Thưa, dàn bài có trong nhóm, nhóm đó có 2 bác lớn tuổi, tôi xin nêu tên, đó là bác Hứa Bạch Vân và Hoàng Thị Cao; trong cái dàn bài, có anh Đoàn Văn Thuận có đề nghị, thì tất cả đều đồng ý, đồng nhất với cái dàn bài đó. Tóm tắt lại là có 3 phần.

Đức Thầy: Luôn luôn ở trong gia đình, phải trật tự. Viết một lá thư, trật tự; làm cái gì cũng trật tự, cương quyết đi tới, thì nó mới thành đạt được. Những lời nói của anh Thuận đã truyền cảm cho Con. Con thấy rất hay, trong vòng trật tự, đời đạo song tu của chính Anh đã vượt qua nhiều sự thử thách, gian khổ của tình đời đen bạc, ngày hôm nay mới được một chút, dâng hiến cho bạn đạo, để cảm thức điều hay lẽ phải. Còn Vô Vi chúng ta là phải thực hành. Cũng vậy thôi. Đời là phải có trật tự, Đạo phải minh chánh nó mới sáng suốt. [46:05]

Bạn đạo: Bây giờ, chúng con xin để trình bày lên Đức Thầy và các bạn đạo đóng góp thêm. Thì phần đầu tiên, chúng con định nghĩa, “Thanh Tịnh” là gì?

Sự thanh tịnh đó, hình như nó có sẵn trong chính mình rồi, không cần tìm đâu xa; mà sự thanh tịnh đó là nguồn gốc trong sáng của mỗi người. Nhưng mà muốn đi đến tìm lại cái nguồn gốc đó thì nó cũng có nhiều tầng giới, nhiều trạng thái, với sự an lạc như là sự tĩnh lặng ở trong chủ động, mình quán thông mọi việc chớ không phải sự ù lì, bất động, bất cần.

Mà muốn đi đến sự thanh tịnh, thì cả là một sự thực hành bền bỉ trong cái sự buông bỏ mà có! Trang ở Oregon, chị có nhắc là mình phải tự kiểm chứng mình từng năm, từng tháng, cho đến giây phút, trong cái con đường tu học của mình để đo lường cái nội tâm mình nó đi đến đâu, thanh tịnh đi đến đâu? [47:27] Tất cả các bác, các anh chị nãy giờ cũng nghe đến cái Điều Thứ 8, mình cố gắng thực hiện hằng ngày. Đó là cả một cái chương trình tu học dài lâu chớ không phải một sớm một chiều. Đó là cái phần thứ nhất con thử định nghĩa Thanh Tịnh là gì.

Sau đó, cái phần, “Làm sao đạt được Thanh Tịnh theo cái tu Pháp Lý Vô Vi?” để chị Trí tiếp tục.

Bạn đạo: Kính thưa Đức Thầy, kính thưa quý bạn đạo, sau khi chúng con cố gắng tìm về định nghĩa của chữ “Thanh Tịnh” để chúng con khai triển cái phần Thanh Tịnh, thì chúng con đã đặt câu hỏi, “Làm thế nào để đạt được Thanh Tịnh theo con đường Pháp Lý tu học.?”

Chúng con cũng xin đóng góp, trong thực chất về sự thực hành của chính chúng con. Đương nhiên, nền tảng căn bản tu luyện cũng chẳng ngoài 3 pháp: Soi Hồn, Pháp Luân, và Thiền Định. [46:48] Trước hết, nhờ phương pháp thực hành này chúng con đã tìm lại được sức khỏe. Nhờ có sức khỏe thì tâm thân mới được an lạc; chúng con không còn đi lòng vòng nữa. Sau nữa, chúng con đạt được cái sự cải sửa tâm tánh mỗi ngày một chút. Nhờ kết quả hành Pháp của ấn chứng tu học, thì phần đó chắc sẽ nhờ đến anh Hoa trình bày sau đó. Chúng con không phải nói về các ấn chứng, không phải để phô trương, mà để trích dẫn nhờ những cái ấn chứng đó chúng con mới đạt đến sự an lạc về tâm, thân, trở về với sự Không, mà hòa hợp với Càn Khôn Vũ Trụ. Cũng như, nhờ pháp Soi Hồn giúp chúng con dời phàm tâm lên đạo tâm, lên trung tim bộ đầu để mở tâm học hỏi, thương yêu lớn rộng hơn từ trong đến ngoài. [49: 53]

Và chúng con, cảm nhận rằng, mỗi người chúng con phải hết sức dứt khoát, không lưu trữ những điều không cần thiết trong trí óc. Kính thưa Đức Thầy và các bạn đạo, dứt khoát thì nói rất là dễ, nhưng mà trong thực hành, dứt khoát không phải là dễ đâu! Đồng thời chúng con cũng cảm nhận rằng, không phải hành pháp không, mà chúng con còn phải thực hành cái gọi là “Phước Huệ Song Tu.” Ngoài cái thực hành, chúng con thấy cần có làm công quả, để nhờ cái sự công quả đó giúp chúng con mở rộng tâm thương yêu hơn và giúp chúng con, giống như chị Huệ Giác đã trình bày, là hoàn nghiệp: không phải nói công quả là chúng con cho cái gì của chúng con, mà sự thật là chúng con đã lấy lộn thì bây giờ chúng con xin trả lại. [50:57]

Ngoài ra, chúng con cũng nhận thấy rằng, niệm Lục Tự Di Đà để giúp chúng con được tâm thân an tịnh hơn, vì nhờ niệm Lục Tự Di Đà thì tâm trí chúng con được phát sáng, và giúp chúng con buông bỏ, không còn vướng bận nhiều.

Sau đây, con xin nhường lời cho anh Lê Đình Bảo lên trình bày cái phần thứ 3, về lợi ích mà chúng con đã đạt được trong sự thanh tịnh.

Bạn đạo: Về cái ích lợi, thì nó cũng có nhiều sự chứng nghiệm. Anh Hoa là sự tiêu biểu một trong những cái chứng nghiệm đó. Xin mời anh Hoa. [51:52]

Bạn đạo: Kính thưa Đức Thầy, kính thưa quý vị bạn đạo, tôi rất cảm động. Trước khi nói lên lời, con xin thành tâm cảm ơn Thầy. Cảm động, nói không được; xin quý vị tha thứ cho.

Tôi may mắn được gặp “Pháp lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí” này. Thưa quý vị, đây là một báu vật của thế gian. Cái sự lợi ích của Pháp Lý Vô Vi mình, rất là vô tận, (nghe không rõ), khai thác được chừng nào thì sẽ hiểu được nhiều chừng đó. Vì thế, tôi mong rằng các bạn khác bất đồng ý kiến với Thầy, với các bạn đạo, xin quay trở về nội tâm thanh tịnh để hiểu rõ những lời Thầy dạy, trong đó có Thanh, Trược. Có (nghe không rõ) để thấy cái sự sáng suốt mà đi con đường hành đạo. [53:15]

Hành đạo không phải dễ, nó cần có sự sáng suốt và nội tâm thanh tịnh. Thì chúng ta sẽ gặt được những gì? Cái kho báu mà Trời cho, chúng ta lấy vô tận. Xin đơn cử như trường hợp của tôi, nói về đạo trước.

Khi mà trong điển giới, tôi được Đức Tổ Sư, Đức Thầy dạy dỗ trong một thời gian dài, và được đảnh lễ hai vị: Đức Thầy và Đức Tổ Sư. Rồi trong thời gian đó, khám phá được ra hồn là gì, Vía là gì, Lục Căn là gì? Một ngàn 250 vị tì kheo là gì? Chúng sanh là gì? Y chang như trong cuốn “Kinh A Di Đà” mà trở về để mà dạy dỗ của vạn linh. Từ đó, lâng lâng, an lạc, vui tươi và lúc nào cũng thấy rằng là, ôm Thầy vào lòng, ôm Tổ Sư vào lòng, ôm Đức Cha Trời vào lòng và ôm các bạn vào lòng, và muốn hòa tan tất cả. [54:18] Lúc nào cũng sung sướng, nhiệt liệt vui vẻ.

Nhưng mà nó có một vài thử thách, thử thách rất nhiều trong cuộc đời cũng như là trong đạo cũng thế. Càng đi bao nhiêu ta lại càng thử thách bấy nhiêu. Nhất là cái lĩnh vực đời trước mắt. Đâu là, tôi sang đây làm việc, tiếng Anh ấm a, ấm ớ; mà làm ở trong sở từ năm 1976 cho đến về hưu luôn, cho đến năm 1998; về hưu luôn mà trong khi chỉ nói ấm a, ấm ớ, nó nói nó nghe, mình nói mình nghe. Tại sao lại luân chuyển cho tôi được cái sự may mắn, mà như thế? Đó là về đời. Chẳng hạn như tôi nói về con gái của tôi, nó bệnh gan, tôi không biết thế nào nữa, tôi nói vợ chồng nó lên gặp Thầy ở trên New Jersey. Chỉ nói nói thôi, vợ chồng nó lên gặp Thầy, xong rồi đó, thì mỗi lần lên gặp Thầy, tôi gặp Thầy thì Thầy hỏi, “Con nhỏ ra sao rồi?” Tôi bảo, mình bạn đạo nhỏ bé mà Thầy, tên mình chắc gì Thầy biết, sao mà gặp có một lần con gái mà sao Thầy nhớ thế! Thì tôi trình bày, “Con nhỏ tôi đau gan như thế, bây giờ kha khá rồi.” [55:27] Mỗi lần gặp thì Thầy hỏi, “Con nhỏ sao rồi?” Cách đây khoảng 2 năm, Tết Việt Nam, Thầy ở Úc Châu, nhà bạn đạo anh Toàn, tôi hỏi thăm Thầy, chúc Tết Thầy, thì Thầy hỏi: “A, con nhỏ sao rồi?” Thế rồi tôi mới thử Thầy, tôi bảo, “Cái tiếng mình, có bao giờ mình nói chuyện với Thầy đâu, sao Thầy điện thoại vậy?” Tôi mới thử, tôi bảo: “Thưa Thầy, con nhỏ nào ạ?” Thầy nói ở trên điện thoại từ Úc Châu về cho tôi nghe, Thầy bảo, “Con nhỏ đau gan đó!” Tôi bảo, “À!” Thầy, một lần qua một cái là Thầy nhận nhớ tên, không bao giờ Thầy quên. Tôi thấy rằng, tôi phục Thầy cái vấn đề đó.

Cho đến bây giờ, tôi, thời gian làm việc hoàn toàn ở sở, tức là công việc tài chánh rất khó khăn; nó nay bán hãng này, mai nó bán đi, rồi thay, lay off đủ thứ; nhưng mà tôi bảo, “Thôi, mình đã gặp pháp này rồi thì mình quyết tu. Trên có Trời, có Thầy, có Cha. Mọi việc (nghe không rõ), xin đủ sống để nuôi gia đình.” [56:31] Như thế mà trong 22 năm làm việc luôn một lúc cho đến khi về hưu. Rồi con cái đau ốm, tất cà người khác đều được chữa khỏi hết cả; đồng thời vợ con, con gái lấy chồng tự nhiên ở đâu xa nó trở về quanh quẩn với mình luôn. Lúc nào gia đình cũng thấy rằng là tiếng cười, tiếng nói, tiếng vui vẻ, kẻ trên người dưới không có cái gì phiền hà hết cả, (nghe không rõ) con bảo rằng, “Cái pháp này, pháp báu thật!”

Tức là đây là mình tu, mà Bề Trên thưởng; thưởng, thưởng tùy theo kho báu của mình mà quyết tâm tu thì Bề Trên cho hết. Cha đã nói rằng, “Cha là Đại Thiên Đại, Con là Tiểu Thiên Địa, Con cứ khám phá ra đi, trong Cha có Con, tất cả đều hòa tan làm một.” Thì chúng ta sẽ có, có hết cả. Đấy là một pháp báu mà xin quý vị rằng nhớ rằng không nên buông bỏ. Đây là cái ý kiến của tôi. Cám ơn Thầy. [57:24]

Bạn đạo: Thành thật cảm ơn anh chị. Sau đây, chúng con kính mời Thầy ban vài lời huấn từ cho nhóm của anh chị ở đây.

Đức Thầy: Cho nên, dày công thực hành mới có kết quả. Như anh Hoa cũng dày công thực hành. Khi ảnh đạt được, ảnh cảm động: tình Trời có sẵn; duyên, duyên đẹp có sẵn; chính trong ta có thanh tịnh, chịu nhận hay là không đó thôi. Trong thực hành mới có kết quả tốt ở tương lai, là vậy.

Bạn đạo: Sau đây, xin mời toán cuối cùng của anh Jone, anh Thái Hoàng Loang, chị Yến Minh, anh Jimmy và (nghe không rõ)

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Kính thưa Thầy, kính thưa các đạo hữu,

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Tôi tên là Jone, ở (nghe không rõ) nước Anh Quốc.

Bạn đạo: Thưa Cha và các bạn đạo, con tên là Nguyễn Thị Yến Minh ở (nghe không rõ)

Bạn đạo: Thưa Thầy, các bạn đạo; tên là Jimmy ở Monaco.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Anh (nghe không rõ) ở bên Anh Quốc.

Bạn đạo: Tôi tên là Thái Hoàng Long, thuộc thiền đường (nghe không rõ)

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Anh Johane, đại diện của nhóm B.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và đề tài của nhóm chúng tôi là “Sự thanh tịnh.” [59:21]

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi gồm 35 người.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi ngồi xung quanh,

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Tất cả đều nói được bằng tiếng Pháp,

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Cũng có tất cả các bạn đạo người Việt Nam thuộc tất cả các nước,

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi cảm thấy rất nhiều sung sướng được ngồi gần với nhau;

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi đã ngồi gần 3 tiếng đồng hồ.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi đã trao đổi rất nhiều, chúng tôi đã cười rất nhiều, và chúng tôi đã học hỏi rất nhiều.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi được hân hạnh được có sự hiện diện của Đức Thầy về sau cuối của buổi họp.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Có Thanh mới có Tịnh. Con ra nhìn mặt trời mà khộng có mặt trời, đâu có thanh tịnh! Không có mặt trăng, không có thanh tịnh. Có Thanh nó mới có Tịnh [01:00:41]

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Khi ta tu, phải thanh lọc cho nó thanh tịnh nó mới trở về gốc gác được, mới thanh tịnh.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Cho nên, ta cần cái (nghe không rõ) để tự tu và tự thanh lọc. [01:02:16]

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Thấy người ta thanh tịnh mà mình không yên, đâu có tịnh! Mình để yên mới tịnh.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Câu hỏi nãy con tự đặt ra đó, nghĩa là cái sự thanh tịnh là một cái mục đích, hay là một trạng thái, hay là một cái cứu cánh?

Đức Thầy: Nó là gốc của Định Luật Hóa Hóa Sanh Sanh.

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:03:26]

Đức Thầy: Cho nên, 2 người cãi lộn, 2 người cũng mệt hết đó. Cãi lộn, mà một người thanh tịnh đó, người đó yên hơn người cãi lộn.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Cũng như Jimmy, Jimmy ai nói gì cũng đâu có nói, nhưng mà ảnh hiểu. Cái gì ảnh cũng hiểu ở trong nội tâm mà thôi.

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:04:43]

Đức Thầy: (nghe không rõ)

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và Thầy đã mang lại rất nhiều thanh tịnh cho cuộc thảo luận của chúng tôi.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Phương pháp học hỏi của chúng tôi, gọi là (nghe không rõ), nghĩa là phương pháp viết hết tất cả những ý kiến của tất cả mọi người trên một tờ giấy.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi có 2 trưởng toán, là (nghe không rõ)

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi đã để chữ thanh tịnh, tiếng Pháp là (nghe không rõ) ở trên một tờ giấy.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và chúng tôi đã xin tất cả mọi người góp ý kiến hoặc là nêu ý kiến một cái tên. Mỗi người hiểu sự thanh tịnh là thế nào?

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi đã viết gần 65 ý kiến về cái chữ Thanh Tịnh đó. [01:06;10]

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi đã trao đổi với tất cả, và tất cả đều đóng góp sự trao đổi đó.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và chúng tôi sẽ chia sẻ một vài ý kiến đó với các bạn tại đây.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi đã tìm một cái định nghĩa của chữ “Thanh Tịnh” là gì?

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi đã nhìn cái chữ Thanh Tịnh bằng tiếng Việt cùa mình.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Đó là sự nhẹ nhõm, và sự an lạc

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:07:01]

Bạn đạo: Chúng tôi đã đồng ý là sự thanh tịnh đó là một cái trạng thái về điển quang.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Sau khi đã gom hết tất cả những cái ý kiến thì chúng tôi đã tóm tắt lại tất cả những cái ý kiến đó trong từng nhóm, câu một.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Đối với một số người đó, sự thanh tịnh là một trạng thái của bản thể của mình.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Một vài chữ mà chúng tôi đã lấy từ cái ý kiến đó để ở trong cái chữ “Thanh Tịnh”

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và có thể là sự thánh thiện,

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Thượng Đế, hoặc là Thầy Tám, và hoặc là tâm linh.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chấp nhận hòa cùng với Thầy, với Thượng Đế và sự nhẫn nhục.

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:08:30]

Bạn đạo: Và có nhiều chữ cần có sự giải thích của những người đã nêu ra những cái ý kiến đó, thì chúng tôi đã bàn cãi chung với nhau.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Sau đó, chúng tôi đã bàn cãi về những giải pháp, những điều kiện làm sao để có được sự Thanh Tịnh đó.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi đã nói về phương diện tổng quát,

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Có người nói đó là sự Không Không,

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Không Không, 2 chữ Không: Không Không.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Đừng suy nghĩ gì hết.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Nghĩa là, mình làm tâm trí không.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Hoặc là làm sự tịnh khẩu.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Hoặc là mình buông bỏ tất cả những vấn đề vướng trong nội tâm của mình.

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:09:40]

Bạn đạo: Chúng tôi sau đó tìm những cái giải pháp mà thực tiễn để đạt sự thanh tịnh đó.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Nghĩa là sự tôn trọng người khác, sự niệm Phật, trụ tâm lên đỉnh đầu, cái điển của mình.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Một chữ khác, nghĩa là tất cả những trạng thái của sự thanh tịnh đó.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi đã chia sẻ sự thanh nhẹ.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Sự uyển chuyển có thể hòa với tất cả mọi nơi, mọi giới. Cũng như cái nước hòa với tất cả, có thể đi với bất cứ trường hợp.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Là sự an bình trong nội tâm.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Cũng như, trong tiếng Tây, có một con chim, gọi là con chim (nghe không rõ), con chim nó thanh tịnh mà nó nhỏ nhỏ, nó vàng.

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:11:01]

Bạn đạo: Có thể tượng trưng cho cái sự thanh tịnh.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi muốn nói đến sự buông bỏ để cho công chuyện nó xảy ra, đến, mà đừng có bị xáo động.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và cái sự an vui trong nội tâm.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi lấy một ví dụ rất là điển hình trong một trường hợp mà anh Alain đã sống đó.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi đồng ý, sự thanh tịnh không phải là sự xáo động.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và anh Alain kể cho chúng tôi một chuyện đã xảy đến với anh, khi mà anh sửa soạn Đại Hội ngày hôm nay.

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:12:16]

Bạn đạo: Để tìm một cái dây cắm điện cho tất cả các máy móc của cái hội trường ngày hôm nay.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Alain đã liên lạc với hotel và người ta nói là, các dây cắm điện ở hotel này hoàn toàn khác chớ không như tất cả mình tìm thấy ở mọi nơi. [01:12:44]

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Alain hỏi, khác, khác nghĩa là khác làm sao?

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Sau 2, 3 lần đòi hỏi, thì anh không có câu trả lời.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Từ lúc đó anh rất là hốt hoảng.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Anh đã đi tìm hết tất cả các tiệm bán máy móc, mua một số dây cắm điện để mà phòng hờ lúc mà tới đây.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và anh không tìm thấy gì hết, thành thử ra anh càng mất thanh tịnh nữa.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Khi anh tới đây, anh nhận thấy mấy cái dây cắm điện ở đây nó hoàn toàn giống y hệt ở bên Pháp.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Lúc đó, ảnh mới trở về sự thanh tịnh. [01:13:55]

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng tôi có một nhóm câu nói là, sự giao hẹn với những người xung quanh mình.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Sau cùng, đó là sự liên hệ với chính mình

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Tìm đến sự quân bình.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Trở về với chính mình.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Sau đó, chúng tôi trở về một câu hỏi duy nhất ở trong nhóm của chúng tôi.

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:14:43]

Bạn đạo: Là cái sự thanh tịnh đó để cho mình, hay là để cho những người ở xung quanh mình?

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Một câu hỏi nữa là, tại sao mình cần phải tìm sự thanh tịnh?

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và một câu nữa là, cái nghĩa chính xác của cái chữ “Thanh Tịnh” là cái gì?

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Là cái chữ thanh tịnh mà dịch ra bằng tiếng Pháp.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Cái đó có nghĩa về điển quang, hay không?

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Sau đó là nhiệm vụ của tôi khi tôi về để tôi tìm.

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:15:42]

Bạn đạo: Sau đó thì anh Jimmy đã hỏi một câu hỏi mà làm cho chúng tôi rất là suy nghĩ, và có liên quan với tất cả chúng ta tại đây. Thì anh xin nhường lời lại cho anh Jimmy.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Anh Jimmy đại diện cho nhóm tiếng Pháp, thành thử ra anh xin lỗi, không phải anh không biết tiếng Việt nhưng mà anh xin nói tiếng Pháp, tại vì anh đại diện cho nhóm người Pháp.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Sau cuộc thảo luận, chúng tôi đều đồng ý, sự thanh tịnh là một điểm rất là đẹp, là một điều tốt.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Sau đó, chúng tôi tìm những giài pháp để đạt tới sự thanh tịnh đó.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Đạt tới sự thanh tịnh đó, mình phải đặt câu hỏi, “Đạt tới sự thanh tịnh đó là mình đặt nó là một cứu cánh, hay là chỉ là một phương tiện?”

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:18:05]

Bạn đạo: Tìm cái sự thanh tịnh, là mình làm một cái gì để mình có sự thanh tịnh nó cho mình trước tiên.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Trong đời sống này, điều quan trọng hơn có phải là mình làm những cái gì cho người khác?

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Dù cho mình có thanh tịnh hay là không thanh tịnh?

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Tôi có một ví dụ hơi kích động một chút.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng ta lấy ví dụ là Đức Chúa Jésus bị đóng đinh trên thập giá.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Ngài đã đi chết để cứu nhân loại.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Cái đó là điều quan trọng.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Trong lúc đó, Ngài có thanh tịnh hay không?

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Đó có phải là một điều quan trọng cho quần chúng, hay không?

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:19:28]

Bạn đạo: Và trong cái giới hạn của chúng ta,

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và chúng ta có nên tìm lại sự thanh tịnh đó và mang sự thanh tịnh đó cho người khác hơn là cho chúng ta, hay không?

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Alain đã nói,

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và anh đã nói một cái điều làm cho tôi rất cảm động;

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Là anh nói, đã không bao giờ tìm lại cái sự thanh tịnh cả.

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:20:21]

Bạn đạo: Anh theo con đường của Thầy.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và khi mà anh đạt được một điều mà Đức Thầy đã chỉ dạy,

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Giúp đỡ người khác,

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Lúc đó sự thanh tịnh đến trong nội tâm của anh.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Và sự thanh tịnh không phải là một mục đích,

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Đó là một cái kết quả.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Mình không nên tìm sự thanh tịnh đó cho chính mình.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Mà cái sự thanh tịnh đó, tự nó sẽ đến.

Bạn đạo: (nghe không rõ)[01:21:13]

Bạn đạo: Và khi nó đến đó, thì đó là một phương tiện để giúp chúng ta nhìn một cách rõ ràng hơn và đi xa hơn.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Không phải là cho chính chúng ta.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Mà để giúp đỡ người khác.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng con xin kính mời Thầy ban vài lời minh giải cho cái nhóm “Thanh Tịnh” [01:21:56]

Đức Thầy: Người ngoại quốc phân cái trí rõ ràng nó mới hiểu.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Trí là quan trọng.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Chúng ta tu bằng trí, bằng ý thì trước sau cũng khai mở nơi đó.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Ngồi đây hiểu kia, mới là thực sự thanh tịnh.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Chớ lý luận không bao giờ đạt được hết.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Trong thực hành mới đạt được thanh tịnh trong nội thức.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Các bạn đã có cơ hội phân giải và tìm hiểu, càng ngày càng sâu xa hơn.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Đức Thầy: Mọi việc cũng phải từ từ đi trong thanh tịnh.

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Chúng ta xin thành thật cảm ơn Đức Thầy

Bạn đạo: (nghe không rõ) [01:23:27]

Bạn đạo: (nghe không rõ)

Bạn đạo: Dạ, kính thưa Đức Thầy, kính thưa quý đạo hữu; chúng ta qua ngày học tập ngày hôm qua, hôm nay, tất cả các bạn đạo đã đóng góp cho Đại Hội “Thanh Tịnh” này, để một buổi rất là vui. Vì đó là lần đầu tiên chúng ta thật sự được học hỏi trong thanh tịnh, như chủ để mà Thầy đã cho Đại Hội kỳ này. Và điểm quan trọng khác là tất cả các bạn đạo khắp Năm Châu vừa được gặp gỡ với nhau trong vòng thân mật, trao đổi với nhau. Đó là điều rất quý vô cùng. Và sự đóng góp của tất cả các bạn đạo cho Đại Hội này chứng minh là chúng ta sẽ bước qua một kỷ nguyên mới để chúng ta đồng nhau xây dựng cho Đại Hội và cho cộng đồng Vô Vi. Thành thật cảm ơn tất cả các bạn.

Bạn đạo: Sau đây, con xin kính mời Thầy ban huấn từ bế mạc buổi họp ngày hôm nay. [01:24:40]

Đức Thầy: Mọi người chúng ta đã tham gia và đã khêu dậy những khả năng sẵn có của mọi người; cuối cùng, hợp tác với nhau, xây dựng đi tới sẽ đạt được thanh tịnh tối đa ở tương lai. Thành thật cảm ơn.

Bạn đạo: Con thành thật cảm ơn Đức Thầy [01:25:10]

(Nhạc) [01:25:52]

[Hết video 20000717L1]


----
vovilibrary.net >>refresh...