19960700Q2
VẤN ĐẠO TẠI THIỀN ĐƯỜNG TỨ THÔNG – Cuốn 3B
Đức Thầy: Không chết cũng đập cho chết!
Bạn đạo1: Hai luồng nó ăn nhiều lắm, thành ra cứ mong Thầy sống hoài! Mà đây không phải riêng gì Hai đâu, con mong Thầy sống lâu lâu một chút. Anh em cứ nghe tin Thầy nói chuyện ở bên Cali, đó là đến năm 1998 đó,
Đức Thầy: Chín mươi chín.
Bạn đạo1: Chín mươi chín; thì Thầy thay áo! Thì tiện thể đây, xin Thầy cho chúng con biết nên để chúng con tính đường ngồi cầu nguyện nhiều nhiều để ông Tám sống lâu.
Đức Thầy: Hành Pháp Lý Vô Vi càng nhiều thì ông Tám sẽ được sống lâu; mà dãi đãi, ông Tám chết sớm! Ông Tám không có tham ăn, mà tham người ta thiền thôi, để cho mọi người có kết quả tốt, biết nguồn gốc của chính mình, biết Thượng Đế là ai? "Do phần công phu dày công hành đạo, tôi thấy rõ rồi!"
Bạn đạo1: Thầy, Thầy nhắc nhở là anh em chúng ta phải thiền cho nhiều. Như quý vị dãi đãi thì quý vị mong Thầy ở lại, Thầy cũng không ở được. Quý vị nào?
Đức Thầy: (nghe không rõ) … ở cho chết đói à?
Bạn đạo2: Thưa Thầy, con ghét lắm Thầy! Lần đầu tiên con mới được gặp Thầy, biết bạn đạo; con mới nghe Út nói là 2 năm nữa là Thầy mất! Con, đó là con là người đi chậm nhứt, thưa Thầy; con tự xét con thấy là như vậy. Bữa hôm qua là con vô gặp Thầy, lần này con lên, con lấy can đảm con lên phát biểu trước mặt Thầy! Con cám ơn Thầy, ngày hôm qua Thầy đã điện cho con biết, khi mà Thầy vuốt đầu con, con ra con thấy cái trán con nó xoáy; con về, con ráng con thiền, thì con thấy là lần này con tập trung được, thưa Thầy!
Mấy lúc trước con thiền, con nghĩ cái gì đâu không; con không chú tâm được! Lần này, con thấy là, sau cái lần Thầy, bạch Thầy, con chú tâm nhiều! Cho nên con mong Thầy, con biết con là người chậm, cho nên con mong Thầy sống lâu để phù hộ cho con! Dạ, cám ơn Thầy. [03:15]
Bạn đạo1: (nghe không rõ) Thưa Thầy qua cái buổi học tập Bé Tám đó Thầy, chúng con ở Thiền Đường Tứ Thông có cái ý để huấn luyện cho những cái kỳ được gặp Thầy đó (nghe không rõ). Nhưng mà tới ngày hôm nay thì mới có cô đó thực hành thôi! Thì trong Mục Bé Tám đó, khi mà sinh hoạt, chúng con lần lượt ai cũng phải phát biểu hết! Nếu mà người nào ngủ gật đó, thì đi qua lại kêu lại, thì không ai lọt hết! Với tình hình như vậy, mà con nghĩ là anh chị em ai cũng nói được hết mà chỉ tội không ai có thể khớp. Xin phép được kêu một người nữa lên. Con xin kêu chị Minh đi.
Minh cũng ít nói lắm Thầy, nhưng mà nhờ cái Mục Bé Tám cũng phát biểu nhiều thứ lắm! Thì hôm nay lên, học trò ngoan ngoãn của Mục Bé Tám đó Thầy!
Bạn đạo3: Cái pháp, con thì nhiều, con không biết nói;
Đức Thầy: Nói, cứ việc nói đại; rồi mới thấy giá trị bình đẳng ở trong tâm thức mình có! Không có nên sợ sệt hay vị nể ai! Có nói được, là nói. Âm thinh của Trời; mượn được thì mượn, khai mở trí tâm của mình! [05:04]
Bạn đạo3: Từ khi con là, con nghĩ trong đầu con là con cũng muốn nói những cái gì mà để phát biểu lúc gặp Thầy cho tới ngày hôm trước con không nói được tự nhiên anh Phố lại kêu con lên, thì con chỉ biết diễn tả là con gặp người chồng khó, khi đi thì cứ bị cản trở hoài; thì lúc đi được ngày Thứ Năm, qua ngày Thứ Sáu, con ở lại được tới Thứ Bảy; Chủ Nhật thì phải về. Đến, về thì con xin đi ngày thứ 12, con không được đi. Thì khi con được đi, thì trong lòng cũng nguyện là cũng (nghe không rõ ; nhưng con lại nói con muốn đi, thì cháu chở đi; thế là con cũng bỏ hết, con đi theo! Đến sáng Thứ Ba, thì con lại, trong lòng cũng muốn đi, nhưng mà chắc chắn con không đi được, tại vì con dịp Tết là Dương Lịch, con muốn đi không? “Ba giờ là Con phải chở tôi đi!” Thì con cũng thấy sung sướng: tự nhiên lại có người kêu đi! Con lại (nghe không rõ). Đến lúc vừa nói xong, hơn nửa tiếng nữa con đi. Trong lòng con cũng đang lo vì đang làm đồ chưa có xong,mà lúc đó thì ông chủ vừa tới; thì con nói, con mới bảo là, thôi để con nói ông chủ một tiếng rồi con đi. Thì đúng nửa tiếng sau thì cô tới và chở con theo lên đây! Vì con chỉ thấy cái điều là trong đầu óc con nghĩ, sao hôm nay con lại được, thực hiện được cho tới giờ phút này, có mặt tại đây để con được nghe lời (nghe không rõ)?
Đức Thầy: Mình tu, Con cần biết là sự thành tâm; thành tâm, lúc nào cũng giải quyết được mọi sự; không có lo! Thành tâm; thành tâm và quyết tâm tu; cái gì cũng có thể giải quyết được hết!
Bạn đạo3: Con sinh hoạt, ơn Thầy, con, cái dây chuyền con đeo đó, nếu như con cho những đứa con của con đeo thì có được không, hay chỉ lo tu thiền đeo thôi?
Đức Thầy: Được; giúp nó bình an.
Bạn đạo3: Con xin cảm ơn Thầy.
Bạn đạo1: Mời cô Lan; nãy giờ năn nỉ mãi mới lên! Bây giờ vui quá, lại lên lại! [08:36]
Bạn đạo4: (nghe không rõ) con cũng muốn nói lên một chút về chị Minh. Là sau khi làm cái Cốc Thầy xong, mấy chị em cũng dọn dẹp, nhưng mà chồng con có cái tính là ổng kỹ lắm, có một chút gì là ổng không chịu! Ổng qua, lúc chị Minh còn ở bên đó, Ổng nói: “Trời ơi! Mấy bà chùi gì kỳ vậy?” “Vậy hở Em? Chỗ nào, chỗ nào; để chị làm?” Chị làm, chi lau gần chết luôn! Còn bác Hương, mấy hôm thường là giữ cháu ngoại; mà tụi con đóng cái trần đó, tôi con cần người đứng ở dưới để nhìn lên coi cái nào thẳng, thì hô con đóng; con thì kéo, chồng con đóng; thì phải nhờ bác đứng ở dưới để coi;mà bác mắc cháu nhỏ, thì không có qua được. “Ẵm con lên luôn đi!” Ổng qua, ẳm đứa cháu ngoại, một tay ẵm, một tay hô tụi con đóng! Tu ở thiền đường;
Đức Thầy: Thành tâm là cái gì cũng giải quyết được hết!
Bạn đạo1: Dạ, kính thưa Thầy, kính thưa quý bạn đạo; hôm qua, (nghe không rõ) Thầy đến đây khánh thành (nghe không rõ). Tất cả mọi tội lỗi, mọi xấu xa của bạn đạo, đều tố vào con; và con cũng cảm nhận được là trong thời gian 5 ngày đến đây, con thấy là con sống rất là nhàn hạ: như Thầy đi đâu thì con làm tài xế đưa Thầy đi đến đó, và đồng thời có dịp sống chung với Thầy, anh, chị, em; đến nỗi mà đứa con của con, mới 14 tuổi, nói, “Ba đi tắm nữa à?” Rồi tôi mới nói, “Ba đi tắm với Thầy.” Cuộc đời con thì rất là bận rộn, đến nỗi mà con phải sắm cái máy đeo bên người con. Nhưng mà thời gian mà Thầy đến đây, con nói gia đình con, ai gọi thì cứ nói con đi vacation rồi đừng quấy rầy con nữa. và một lần nữa con cũng xin đa tạ Thầy, Thầy đến đây ban ân điển cho chúng con. [11:00]
Đức Thầy: Mà Con quyết, quyết tâm tu, thực hiện (nghe không rõ) rõ rệt; nghiệp lực càng ngày càng giải bớt, tâm bớt lo, “Trước khi chúng tôi tu, phải lo; giờ hết lo!” Cố gắng nuôi dưỡng thanh nhẹ hơn, chính mình nhận thức và xác nhận rõ ràng, “Đó là chánh pháp!”
Bạn đạo1: Thưa, còn quý vị nào? Mời bác Huy. Bác Huy là Tổng Thư Ký Hội Ái Hữu Vô Vi Houston.
Bạn đạo5: Kính bạch Thầy, kính thưa quý bạn đạo: con hôm nay phát biểu có 2 phần: phần thứ nhứt, con nói về sự liên hệ giữa việc thực hiện cái cốc này, với những cái sự tu tập trong lúc con đang ở tù tại Yên Bái, ở Hà Nội. Sở dĩ con phải nêu lên đây sự dài dòng đó, là vì ở tù ở Yên Bái, sau khi thực hành Pháp Lý Vô Vi, thì con không biết xuất vía hay xuất hồn, thì con thấy con sau khi Thiền Định rồi, thì mình bèn bay qua những cái lỗ hang của một cái chùa, cũng như cái Chùa Thiên Mụ ở Huế vậy; [13:00] thì con không biết nó như thế nào, bởi vì hồi đó ở trong tù, không có ai giải thích, không có ai mà hỏi. Rồi khi trở về gia đình ở Việt Nam thì đọc lại tài liệu của Thầy, của Tổ và Thầy để lại, thì con mới biết rằng trong đó vía và hồn đã bay qua. Từ đó, ý niệm của con thấy rằng cái việc đó nó liên hệ tới một cuốn “Hành Trình Về Phương Đông” mà con có dịp đọc. Thì con thấy rằng, khi muốn tu thiền, và khi xuất vía, hồn, thì cái hồn của chúng ta phải qua, thứ nhứt, trong cái Cửu Trùng Đài giả tạm trong thể xác của chúng ta; thứ hai, cái Cửu Trùng Đài thật ở trần gian này. Thì ngày hôm nay, và cũng từ khi đến Houston này, con có ý định rằng trong lúc còn anh Bình, và sau đến anh Hiếu, thì cái ý niệm cái cốc nó đã nằm trong tư tưởng của con. Thì ngày hôm nay, nó đã hình thành, vì đó là cái điều hân hoan mà những gì con đã thấy, và những gì con đã cùng giúp anh em thực hiện. Do đó mà con xin kính trình bày với Thầy và tất cả quý bạn đạo rằng, cái cốc này nó là cái biểu tượng quý giá của tất cả chúng ta đã đạt thành, để cho tâm linh của chúng ta luôn luôn hướng thượng. Mà riêng đặc biệt tại Houston này, lòng quan tâm lần này của Đức Thầy đến đây là nhằm giải tỏa tất cả những gì mà chúng ta đã có ấn tượng lẫn nhau không tốt đẹp, thì chúng ta phải giải ra, đưa lên, hướng thượng: hầu chúng ta cùng một lòng ở cái xứ một sao trên nền xanh, trắng, đỏ này: gia tộc Vô Vi được phát triển mãi mãi theo bước chân của Thầy! Đó là tâm nguyện của chúng ta. [15:34]
Vì thế mà cái cốc này, được Thầy đã đặt tên “Năm Sao”; thì bây giờ, cũng vì nghiệp dư mà con xin ngâm lại cái bài thơ mà Thầy đã đọc; con xin phép Đức Thầy và quý bạn đạo, hầu góp vào đây một cái chương trình cho nó được sống động một chút. Có ngâm dở thì xin Quý Thầy và quý bạn đạo tha lỗi cho! Tôi xin phép được ngâm lại cái bài thơ mà Thầy đã phác họa:
“Tứ Thông bắt được một điểm siêu
Nghe qua không đến lại u buồn
Nhưng người xem trong cốc chịu Năm Sao
Anh em bạn đạo cùng xây cất
Nhứt quyết thành tâm tạo biển yêu
Nhìn cốc nhớ người tâm tận độ
Đạt thành nguyên lý Trời Phật đời siêu”
Cảm tạ Thầy, cảm tạ quý bạn đạo. [17:43]
Bạn đạo1: Kính thưa Thầy, có một vài chị thì con mời mãi mà không chịu lên, vì nói là, “Gần Thầy, tôi không biết còn cái gì để lên nói, trình bày cảm tưởng cùng Thầy nữa!” Tuy nhiên, với sự ưu ái, thành tâm thương yêu của anh em bạn đạo nhứt định là muốn các chị lên phát biểu ý kiến. Thì người đầu tiên con xin được mời, chị Ánh! Mời chị Ánh nói vài câu với anh, chị, em cho thỏa lòng mong muốn. Tôi nhớ chị lắm đó! Chị bận quá, chị không đến được.
Bạn đạo6: Kính Thầy và Chư Vị; con không biết nói chi; con rất vui mừng và bận rộn trong những ngày thầy về đây; con xin lỗi Thầy, vì nơi con xây cất chưa có được thành công, nên xin Thầy có dịp trở lại lần sau, khánh thành; và con cũng chúc Thầy ngày mai lên đường thượng lộ bình an, và chúc Thầy sống lâu để thương yêu với chúng con. Chúng con nghe bạn đạo nói là năm ‘99 Thầy về; con không mong Thầy ở lại Mỹ để mà độ chúng con tự tu, tự tiến. (nghe không rõ) sẽ trở lại, chúng con rất yêu quý [19:48]
Đức Thầy: Thành tâm tu học thì sẽ có mặt Thầy; không thành tâm thì chắc không có rồi!
Bạn đạo1: Thay mặt bạn đạo Houston, tôi xin cảm ơn chị Ánh đã đóng góp. Và may mà cái nhà chưa xong! Nếu nhà xong, mà Thầy về khánh thành, thì không có dịp Thầy về (nghe không rõ) sống sinh hoạt ngày Tết thôi! Có lời chớ không có lỗ đâu! Người kế tiếp tôi xin được mời: chị Ba Phương.
Bạn đạo7: (nghe không rõ) con đâu biết gì để nói! Con rất là buồn, các bạn đạo đã lo Thầy bỏ chúng con, con cầu xin Bề Trên, Cha Mẹ, cho ở lại với chúng con; ???lúc??? con quê mùa vô cùng trì trệ, làm khổ Cha. Con xin hứa với Cha, từ giờ sắp tới, con cố gắng giữ gìn. Cha đã già, mà nếu làm buồn Cha nhiều, Cha đã còn để chút thì giờ để đến chung vui với chúng con. Con cầu xin Cha, Mẹ ban phước lành cho Cha được dồi dào sức khỏe, để sống thêm với tụi con thêm thời gian nữa. Cha đã ban phước lành cho tụi con, cho cái Pháp con hành; ngày hôm nay Cha đã, Cha còn chỉ cho nấu ăn uống! Con biết cái sự tình thương của Cha đến chừng nào! Chúng con được đền đáp, ân ái.
Đức Thầy: Con ráng hành Pháp cho nhiều, để pháp lực nó gia tang; có pháp lực thì giải được nghiệp lực. Mấy chục năm trời, Con thấy có gì sướng đâu? Suốt cả cuộc đời, có gì sướng đâu! Bây giờ xuất pháp, có thân xác của Trời độ, và ảnh hưởng được pháp. Thực hành để tăng gia pháp lực, giải được nghiệp lực, cứu gia cang; thì lúc đó Con sẽ bình an nhiều hơn. [23:06]
Bạn đạo1: Cảm ơn chị Ba. Còn quý vị nào lên phát biểu? Nếu không có thì xin được mời bác Cư lên phát biểu và có vài lời xin Thầy.
Bạn đạo8: Kính thưa Thầy, kính thưa toàn thể anh, chị, em bạn đạo; lẽ ra Thầy năm nay tuổi già sức yếu, có hưởng một thời gian nhàn hạ, rảnh rỗi, nhưng vì sự sắp xếp của Bề Trên và tình thương nhân loại, yêu thương bạn đạo, cho nên Thầy cố lặn lội đi đây, đi đó để hoằng Pháp. Đến đây hôm nay, Thầy trong thời gian Thầy đã giáo dục, dạy dỗ chúng con từ đường tơ kẽ tóc, và Thầy ban ân điển cho chúng con trong những ngày vừa qua; đó là cái niềm mà chúng con không bao giờ quên.
Nhưng vì cái định luật của Càn Khôn Vũ Trụ cũng như thế gian này, vì có vui thì phải có buồn, có tụ thì phải có tan, cho nên ngày mai Thầy rời khỏi Houston, con không biết nói gì hơn, chỉ, cũng như anh, chị, em bạn đạo, cảm động, lệ rơi nước mắt, mà thôi. Nhưng việc đi hoằng pháp của Thầy, Bề Trên đã sắp đặt, nên ngày mai Thầy đi, con không biết nói gì hơn, chúc Thầy thượng lộ bình an, vạn sự cát tường. [25:47]
Bạn đạo9: Xin Thầy hiểu cho, Thầy (nghe không rõ)
Đức Thầy: Tôi ( không nghe rõ) óc mấy người; đừng có nghĩ chuyện đời nhiều quá! Cất cái cốc; nghĩ chuyện đời nhiều quá! Khổ chớ có ích gì đâu! Ông Trời cho cơ hội, Thiên, Địa, Nhân; mình là người đại diện Trời Đất, mình mới khai sáng mình; mình phải cứ việc làm, chơi vui! Cái pháp “khứ trược lưu thanh” là khai sáng khối óc của mình, cơ thể của mình; mình mới biết đạo là gì.
Lo chuyện đời, chạy theo bên ngoài nó lôi cuốn, khổ chứ có gì đâu.
Bạn đạo9: Con nghĩ con lo (nghe không rõ)
Đức Thầy: Phải lo cái vô vị này chánh, xát này nè! Vô vị này, tài sản cuối cùng củaông Trời cho Con kỳ này, Con khai thác được (nghe không rõ), linh khí mất hết, làm sao tu tiến? Người ta tu tiến, tu tiến khôi phục, con người nó bình thản. Sơ sanh chào đời, Con đâu có bị bận rộn lo âu đâu? Sơ sinh chào đời, Con đâu có lo âu?
Bạn đạo9: Nhưng mà bây giờ con phải làm,
Đức Thầy: Thì làm! Thì tâm tu học, làm việc cũng tu! Nhưng mà Con tu, điều làm, không làm; nói, không nói: nằm cũng thiền, đi cũng thiền, đứng cũng thiền; lúc đó, làm nhiều việc, thay vì làm lăng xăng, rốt cuộc cũng không có bao nhiêu.
Có căn nhà, mà chưa xong! Nếu Con mà tu mạnh, pháp lực không có nữa. Con phải đi tới cả100 căn nhà, giúp được lời giảng, lời chân ngôn bố thí của Con cho mọi người được đồng tu, là 100 căn nhà, bắt buộc được! Cái óc con người minh mẫn hay làm điều tốt, thì căn nhà mới đẹp! Mình có căn nhà, mà trí óc không mở, làm sao làm việc tốt? Tu để sau này Con có cơ hội Con lo tu; tu nhiều nó mở! Không cần chứng ai! Tự động họ sẽ đến với mình.
Bạn đạo9: (nghe không rõ)
Đức Thầy: Lo chuyện bề ngoài không! Nhiều người cứ lo chuyện bề trong: việc xây cất này cũng như Thượng Đế hành hạ Con, để hiểu Con! Cất những gì cho Con? Cái đó bên ngoài không? Sửa cái tâm, cái tánh. Bác bây giờ sướng, không có lo gì. Bác tu nhiều hơn tôi nhiều, hiểu chuyện hơn. Người này lo không; người này lo không; mà mặt mày không có tốt! Buông bỏ, buông bỏ! Linh khí không dồi dào, mặt không có sáng, mắt không có tươi.
Tôi, ông Trời sập cũng vậy đó, quy định như vậy rồi thôi, (nghe không rõ) Mà nếu người buồn phiền tới với tôi rồi cũng vui; đâu có gì đâu mà bận rộn! “Thế gian đô thị giả” mà; có gì thật? Mới kẻ tóc đen, mà bây giờ tóc bạc rồi; muốn gì nữa? Không có đặt vấn đề! Hướng thiện, tự nhiên nó phát triển. Mình muốn thì muốn; mà muốn kế không thành, thôi! Thì bây giờ để tự nhiên, dẹp lòng tham của chính mình! Phật nói sao? Tham không được; sân si! Quý lắm: tham, tâm trở nên minh chánh! Mà nuôi dưỡng cái tham, không có nuôi (nghe không rõ). [30:07]
Người nóng giận là gì? Ba luồng điển trong người: Tim, Gan, Thận; 3 luồng điển điều hòa là không có nóng giận. Vô Vi rất hay: có Pháp Luân Thường Chuyển để làm; Pháp Luân điều hòa, nó giải ra những cái trược khí, tâm thân an lạc.
Đó là vấn đề chánh phàm. Mình làm cho mình, chớ đợi ông Phật tới làm? Ông Phật là nhẹ, thoát tục, mà làm sao ổng tới sống mình được! Sống ô trược!
Nhiều người sai lầm, để hình Phật, cầu Phật độ! Nhiều khi để ông Phật trong phòng, thương ông Phật, để ông Phật trong phòng! Còn lợi dụng ông Phật nữa! Ổng đâu ngu! Ổng thoát tục thì ổng hết ngu.
Mình tu, biết ông Phật, mình phải nhìn lại mình, sửa mình! Cái gì cũng cắt đứt: không nhờ, không dùng nữa! Cương quyết như vậy! Một chút là quyết định trận đồ của mình!
Chủ của một Tiểu Thiên Địa; đâu phải tầm thường! Xác Con có Tim, Gan, Tì, Phế, Thận; là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; đầy đủ như vũ trụ có! Mà không trật tự, chuyện nó phải nóng!
Mà có trật tự, thì cái gì cũng từ từ giải quyết: ồn ào, ồn ồn, ào ào, tại sao mình không nuôi dưỡng cái phần thanh tịnh của chính mình để tiến tới, thay vì thụt lùi? Làm chuyện hữu ích cho chính mình, mình không làm; mà làm chuyện hữu ích cho ai! Có làm là có cãi cọ, khí tán việc làm; càng giận, càng giận thêm; càng buồn, càng buồn thêm; càng tức, càng tức thêm! Không hiểu, là giải không được!
Hiểu được, và nắm được Pháp, cứ liên tục làm, thì nó giải ra; con người nó trẻ đẹp; có gì đâu! Đẹp, lòng minh đẹp, thì ngoài mặt nó đẹp; lòng mình xấu, ngoài mặt nó xấu! Cho nên, người ta sửa sắc đẹp, sửa sắc đẹp, tôi đề nghị súc cái ruột! Dơ quá rồi! Càng già, càng dơ; rửa cho nó sạch, thì mặt nó tươi! Ăn uống bổ đầy đủ, rửa ruột đàng hoàng, tự nhiên nó tốt! [32:30]
Tôi không phải nói không! Chính bản thân tôi làm: các Bạn cứ theo dõi, theo dõi, thấy tôi làm bao nhiêu năm nay, tôi khỏe mạnh. Người ta nói tôi chết, sắp chết! Năm nào cũng có người ta trù tôi chết hết; mà tôi đâu có chết! Nhiều người ở Việt Nam chồng tu, vợ không tu; vợ nói, “Thắp nhang giữa trời, trù ông Tám chết cho rồi! Hại chồng tôi!” Mà tôi đâu có hại chồng nó! Thắp nhang đêm đêm, 6 giờ chiều là nó thắp nhang, nó cúng à! Đến lúc nó hiểu rồi, nó lại càng thương! Gặp tôi, làm Phật! Tại vì nó không hiểu (nghe không rõ). Sáng, dẫn (nghe không rõ) có người đâu thiếu, giúp đỡ nó cho nó nữa là khác.
Con muốn (nghe không rõ) cái tánh nóng của nó, Con coi cái hạnh nó, là hạnh đức: nó giận mình chừng nào, minh thương nhiều chừng nấy! Trẻ đẹp chừng nấy! Cái giận mình nó tiêu tan! [33:36] Người ta giận mình mà mình giận lại đó, là mình gia tăng trí ngu, tăm tối, mới giận người ta! Sáng suốt thì yêu thương; phải không? Sự vun bồi tự ái có hại, mà thôi! Quý họ, tức là mình thương mình; mình ghét họ, là tự hại mình!
Biết đường lối như vậy mới có cơ hội sống vui hòa bình. Mọi người gặp nhau, kính nể khối óc lẫn nhau. Mình không tạo được khối óc của đối phương, mình không nên hại đến đối phương! Chuyện ông Trời làm. Nếu mình làm, là có lỗi! Mình dễ tiến hơn: “Tiên học lễ, hậu học văn”: kính trọng mọi người.
********** Ở đây, người tu Vô Vi sáng suốt, tuân theo những ý nguyện của kinh sử; nhưng mà sửa không được! Vô Vi là hành trực tiếp, chớ sửa không được! Giảng rau cỏ, nhựt, nguyệt quang chiếu lâu ngày nó mới thành; thành rồi, hỏa sanh thủy, thủy sanh khí, khí biến thành sắc; chứng minh thành sắc mới giúp được thanh nhẹ. Cuộc sống của mình trên đà tiến nếu có Vũ Trụ Quang cây cỏ; còn thân mình là điển, đâu có biết! Nói năng, suy tư, toàn thân tự động! Thiên, Địa, Nhân là người ta, cơ tạng mình (nghe không rõ) đại diện Trời, Đất. Nghịch chiều với Trời, Đất, thành ra nó sân si! Mà thuận chiều với Trời, Đất, là nó mở ra, tâm thức, tứ quan của con người mở, nó không (nghe không rõ), sáng suốt!
Cho nên, hành cái pháp Vô Vi là mở ra; hành nhiều, pháp lực càng ngày càng giải cái nghiệp tâm con người. Cái nghiệp ảnh hưởng có từ nhiều kiếp rồi; sự sai lầm nó ẩn tàng trong khối óc thần kinh; lâu lâu ngồi đó nó xuất hiện, thấy phải, trái,mà gây gổ với người ta! Mà gây một hồi, té ra, không có chuyện gì hết, mà nó gây! Thấy không? Thấy mình ngu! Mình có gốc thanh tịnh, mà không trở về với thanh tịnh, thì (nghe không rõ) ghê lắm! Phá hủy cơ tạng của mình là một tội nhân rõ rệt! [36:25]
Thanh tịnh là thương yêu: cải sửa tâm thức để thăng hoa nhẹ nhàng, vui, không thấy cô đơn, tâm thức mở, khối óc sáng: duyên Trời Phật! Cơ thể mình là đại diện Trời, Phật.
Còn mình không khai thác, là mình không có hạnh đức đi, thế thiên hành đạo đi! Mình tu đắc, ảnh hưởng người kế tiếp; tu một mình, ảnh hưởng biết là bao nhiêu, (nghe không rõ) tam vô cùng!
Bây giờ mình hành cũng như Ngài đi. “Tôi giận người ta, mà Ông kêu tôi không nói! Khổ quá!” Không nói, mà cắt, giải! Bên này có Pháp Luân Thường Chuyển với Soi Hồn, là nó giải hết! Cứ quy hành đúng pháp là nó giải; chắc chắn là nó giải; bảo đảm như vậy! Con người phải càng ngày càng văn minh, trẻ trung! Văn là nghe được Bề Trên, hiểu được chuyện người, hiểu được chuyện làm của chính mình, để tiến hóa; thì đâu có còn u ơ, khổ cực nữa, (nghe không rõ)? [37:42]
Biết ông Trời không có (nghe không rõ); ông Trời là dấn thân tận độ khắp các nơi! Mình học chút xíu của Ngài, là mình (nghe không rõ). Học những chuyện cần thiết, và không làm những chuyện không cần thiết: Hại mình là không cần thiết; mà cứu người là mình làm được; cứu người tức là cứu mình; hạnh đức nó mới dồi dào! Hạnh đức là hoa nghìn năm không héo, dâng Phật, dâng Trời; quy là chính pháp! Tu là phải sửa! Tu mà không sửa, không nên tu!
Tôi cứ vậy, cái gì tôi đạt được, cứ vậy tôi cứ nói hoài; nói mấy chục năm nay! Ai nghe được thì phước; ai không nghe được, đó là chuyện của họ. Cái gì tôi biết được và tôi làm được, tôi nói; tôi không làm, không biết, tôi không có nói!
Thà như vậy! Có lỗ bao nhiêu, lỗ; cái biết, cái hiểu của mình, không có đem cái đó mà bán để mà ăn!
Có nhiều người tu theo Vô Vi một thời gian, rồi thấy mình thông minh, bán đạo ăn! Học bùa, học phép, lấn át người đời, để lấy tiền! Tạo khổ cho chính họ! Họ tưởng họ siêu lắm!
Tỉnh rồi, khai triển tâm thức! Tâm mà thức, mới là tâm tu! Tâm mà không thức, là hiểu sự sai lầm ghê lắm. Tâm không hiểu sự sai lầm, tâm phải biết (nghe không rõ)
Thế gian tu thì dài; “Vạn sự trên đời là Không”; chính cái xác của mình, một ngày nào là trả lại cho lòng đất, chớ mình đâu có giữ lại được!
Cái gì giữ? Phần hồn giữ cái xác! Phần hồn tu rồi là tự họ mới giải được nhiều kiếp của người tu. Có người tu nhiều kiếp, hành liên tục, mới giải mở được! Chớ mình lâu ngày nó mới cấu thành; thì mình lâu ngày mới giải ra!
Thấy cái nghiệp nó tinh vi lắm: chút, chút, chút... rồi mình giải, giải, giải... thét rồi nó ra! [40:30]
Cho nên “Nhơn thân nan đắc, Pháp nan ngộ”: Ngộ cái pháp, nắm, giải, mà đi! Pháp nào giải không được… Tu cái pháp giải uất khí trong nội tâm, pháp đó mới là chánh pháp! Còn ôm thêm uất khí, là không nên!
Bạn đạo9: Thưa Thầy, nếu như mình không có ngồi thiền theo cái pháp của người Vô Vi đã dạy, mình cũng thấu rõ được những cái phản ảnh trong tư tưởng của Thầy từ trước giờ, và biết điều khiển cái tư tưởng của mình, không cho nó phát triển theo chiều hướng tốt của nó mới vừa nhóm lên! Như vậy có đúng không, Thầy?
Đức Thầy: Giải nó trọn lành, thì nó không có hư, không có bị sai chạy.
Bạn đạo9: Còn nếu như mà mình ngồi thiền, hay là mình ngồi một chỗ nào đó, mà hướng tâm mình hòa nhập với sự bác ái, từ bi của Đức Phật; cố niệm như vậy, cố niệm để cho cái vòng bác ái từ bi nó ăn sâu từ óc tới tim, tới từng cái cơ máu của mình. Như vậy có đúng không?
Đức Thầy: Nó không ăn được đâu!
Bạn đạo9: Dạ?
Đức Thầy: Muốn; mà nó không ăn được!
Bạn đạo9: Dạ?
Đức Thầy: Giống mình là Phật, người nào cũng là Phật; nằm ngủ, chạy chuyện bên ngoài. Bây giờ mình giải nó ra, sạch sẽ rồi, tự nhiên là mình sẽ tận hưởng những luồng điển của từ bi; lên cao nữa thì Đại Bi ban chiếu (nghe không rõ)
Bạn đạo9: Như vậy, mình muốn giải, và mình muốn có cái phương thức để cho nó hợp với vũ trụ Trời, Đất đi vào như vậy, thì mình phải làm sao, Thầy? [42:29]
Đức Thầy: Mình hành cái pháp này.
Bạn đạo9: Dạ!
Đức Thầy: Hành cái pháp này, thì Tiểu Thiên Địa của Chị sẽ khai lớn, rồi nó gom gọn! Của Trời, Đất hình thành con người; cơ hội cuối cùng! Bây giờ mình khai thác nó ra, hòa hợp với Càn Khôn Vũ Trụ.
Bạn đạo9: Như vậy là phải, thưa với Thầy, là phải ngồi thiền?
Đức Thầy: Phải ngồi thiền! Trật tự; ngồi thiền đem lại trật tự, khai mở tâm thức, thì mình mới nhìn bên trên ban chiếu. Chị thấy, Phật Thích Ca cũng khổ, ngồi thiền dưới đó,
Bạn đạo9: Nếu như mình ngồi thiền, thì giờ phút nào cũng thiền?
Đức Thầy: Có hết, có trật tự: giờ Thiên Địa khai thông là (nghe không rõ)
Bạn đạo9: Ngoài ra, con có cái thói quen là, đi, đứng, không có cái gì vướng tâm vào.
Đức Thầy: Cái đó tốt, cái đó tốt; và mình, ban ngày, cũng có cái pháp giải,
Bạn đạo9: Tới lúc nào nó hợp?
Đức Thầy: Trưa.
Bạn đạo9: Mấy giờ, Thầy?
Đức Thầy: Từ 11, 12 giờ.
Bạn đạo9: Còn ví dụ như 11, 12 giờ đêm; sao, hả Thầy?
Đức Thầy: Không, mình không giải cho mình, không ai làm! Nhà có một mình mà không quét dọn, là nhà hôi! Quyét dọn, là nhà thanh sạch!
Bạn đạo9: Tưởng như vậy, mà thành?
Đức Thầy: Và sẽ trở lại trật tự của Trời, Đất! Khi mà trở lại trật tự của Trời, Đất, vừa nói là hiểu liền (nghe không rõ)!
Bạn đạo9: Có người nói, cái (nghe không rõ), thưa Thầy, chính Phật, tôi không phải là (nghe không rõ), mà tự nhiên học về cái (nghe không rõ) [44:10]
Đức Thầy: Mình gốc Phật mà!
Bạn đạo9: Dạ, dạ, dạ..
Đức Thầy: Con người, người nào cũng nguồn gốc Phật hết; mà họ không hiểu! Người chê Phật, một thời gian rồi họ bị đọa, rồi họ mới vô chùa, thỉnh sư! Chớ kỳ thật, họ là Phật, họ dũng mãnh họ là Phật; dũng mãnh chịu sửa mình, là làm Phật; không có gì đâu!
Tôi khuyên mọi người có niềm tu học, từ đó phát triển chơn ngôn, cũng như là bố thí chơn ngôn cho mọi người; cho nên là cao quý!
Còn mình nói mà mất trật tự cho người ta, không được! Đó mới là tiêu hao, mất trật tự!
Nói cho họ thức tâm. Nhiều người muốn (nghe không rõ), đó là cái ơn phước của Trời, Đất cho; giữ được là dũng mãnh; không có gì đâu!
Cho nên, nhiều người mở khóa sống chung mà tới tham dự trong 3 ngày, thấy nó sống triền miên mấy chục năm! Bởi vì, “Khổ công của tôi, tôi thấy khổ công của tôi đã hành đêm đêm, không hoang phí!” [45:24]
Hết