19880618Q2
KHÓA HỌC TV QUY THỨC “THANH TỊNH”- Cuốn 2A&B
Bạn đạo2: (nói tiếng Pháp)
Bạn đạo1: (dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt) Kính thưa Thầy, giáo dục những đứa trẻ, làm sao mà con phân tách được giữa cái mà rầy mắng dạy dỗ đứa con, và cái mà hành hung đứa con? Và nếu mà trường hợp, đứng trước một trường hợp mà một người cha mẹ mà hành hung đứa con đó, làm sao mình biết được họ hành hung vì họ muốn dạy đứa con, hay là hành hung thật sự mình phải dùng lời lẽ, cách nói nào để cho họ ý thức được không nên hành hung đứa nhỏ, cùng lúc không có làm cho họ bực mình? [ 01:18]
Đức Thầy: Bởi vì cái tình mẹ, con, phải nuôi dưỡng từ đầu bằng một cách âu yếm giữa mẹ, con.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [01:36]
Đức Thầy: Ở xứ này, con nít ra đời chỉ uống sữa bò, cho nên khó dạy lắm!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [01:53]
Đức Thầy: Hồi xưa đó, người ta cho con bú; cái tình mẹ con âu yếm lắm; mẹ nói, con nghe.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [02:18]
Đức Thầy: Bây giờ, thời đại bây giờ, giáo dục con, bây giờ mình cũng phải hiểu cái cách làm sao tạo cho con mình nó là bạn thân nhất trong đời nó, và mình phải vui với nó và sống với nó hằng ngày, thì lúc đó dễ giáo dục hơn.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [02:57]
Đức Thầy: Con mà nó không hiểu mẹ là nó không có học được kinh nghiệm quý báu của người mẹ, và nó đâm ra mẹ muốn thì con không nghe; nghịch lại!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [03:16]
Đức Thầy: Cho nên bực tức, rồi đâm ra đánh con; đánh con mà mình đau, chớ con đâu có đau!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [03:42]
Đức thầy: Tại sao nó lại thích mấy người bạn? Mấy đứa bạn đồng tuổi nó tới, nói gì nó cũng nghe hết, kêu đi múc nước nó múc nước, kêu nhổ cỏ, nó nhổ cỏ; mà mình kêu nó múc nước, nó không múc; kêu nhổ cỏ, nó không làm; mà bạn nó kêu, nó làm! Tại sao? Nó thân với nhau.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)[04:23]
Đức Thầy: Cho nên, không nên tạo bất cứ một sự gì xa cách giữa người con với người mẹ, hay là người cha với người con.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)[04:42]
Đức Thầy: Quá nghiêm nghị, và hù mắng nó, thì tự nhiên nó trở nên khùng rất dễ!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [05:01]
Đức Thầy: Hai cha con thân yêu với nhau thì chuyện gì nó cũng về nó bàn bạc, và mình sẽ có cơ hội trao cho nó kinh nghiệm tốt cho xã hội.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [05:24]
Đức Thầy: Cho nên, người mẹ luôn luôn phải thân yêu; là một người bạn thân thì trong lúc đó mà dạy không được, người mẹ cảm thấy rằng, “Mẹ nói con không nghe; bây giờ mẹ bệnh, con thương Mẹ không? Mẹ sợ, con sợ mẹ chết không?” Lúc đó là con nó thương mẹ, nó phải nghe; cái tình đó là cái tình âu yếm giữa mẹ, con.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [06:15]
Đức Thầy: Cho nên, mình hiểu rõ cái tình âu yếm giữa mẹ và con, mình khai thác về cái phần đó, mới dẫn tiến đứa con càng ngày càng nhận được kinh nghiệm trường đời của mình đã gặp phải.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [06:50]
Đức Thầy: Quá thương và bênh vực bậy bạ cũng làm cho con khùng nữa!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [07:02]
Đức Thầy: Cho nên mình phải tìm cái dung điểm âu yếm giữa mẹ, con; và mình lấy cái lý đạo để mình giải cho nó bằng một cách thương yêu, cởi mở.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [07:28]
Đức Thầy: Cho nên, người mẹ là một vai trò quan trọng nhất trong gia đình!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [07:39]
Đức Thầy: Hạnh hy sinh rất cao.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [07:50]
Đức Thầy: Không; cái đó là tương lai của xã hội được tiến hóa tốt! Ăn thua nhờ tất cả những bà mẹ trong gia đình.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [08:04]
Đức thầy: Bây giờ Con phải hiểu rõ rằng, Con có thể sanh con ra được, nhưng mà không có thể tạo một đứa thứ nhì ra được; thì Con mới thấy rằng nó có cấu trúc từ siêu nhiên mà có, nó từ Trời mà ra, chớ không phải tầm thường; nó đem Luật Trời xuống thế gian.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Cái luật đó là luật tha thứ và thương yêu, mới đem lại sự sáng suốt sanh hoạt trong xã hội hiện đại được.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [09:01]
Đức Thầy: Có gì thắc mắc nữa không?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [09:11]
Bạn đạo6: Thưa Thầy, lúc nãy Thầy có hỏi con về nguồn gốc của những giọt nước mắt; con không có thể trả lời được!Thưa Thầy có thể giải đáp cho con?
Đức Thầy: Cái gan con nó cũng như cái hồ chứa nước; mà khi kích động rồi đó, nước mắt nó trào từ trong ra! Chớ người tu thiền, nửa đêm nhiều khi nghe băng, cảm động, cái tần số bên trong nó mở ra, cho nên nước mắt nó chảy, chảy, chảy,chảy; rồi nó giải trược ở trong gan mà ra! Cái trược ở trong gan.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [10:14]
Đức Thầy: Cho nên người tu Vô Vi nó sẽ mở ngũ tạng rõ ràng!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức thầy: Nó mở cái huệ tâm, phổi; đó là trong lúc bắt đầu bước vào mở cái huệ phổi đó; buồn ghê lắm: thấy mình cô đơn, buồn.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [10:55]
Đức Thầy: Mà trong cái buồn đó, rồi trong lúc trình độ mình tu khá, nó sẽ mở nữa, mở nữa, mở nữa! Nó sẽ đi tới cái chỗ cảm thấy du dương!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [11:19]
Đức Thầy: Nói sơ sơ về cái phổi thôi. Còn cái gan nó mở thì lúc đầu tiên muốn mở đó, tự nhiên mình tu để vật nóng; mà sao nó nóng hơn, nó nóng hơn!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [11:51]
Đức Thầy: Nó nóng hơn một thời gian rồi, nghe tới cái gì cảm động là nó khóc!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Cái gan nó cũng như căn nhà, rồi mình thiền cái tự nhiên cái luồng điển nó nhẹ lên cái nó cũng chảy nước mắt! Trong giờ thiền, khóc hoài, chảy nước mắt hoài!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [12:38]
Đức Thầy: Cho nên người nóng tánh luôn luôn phải mở cái gan đi trước.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Nó mở ra thì nó phải khóc, nó phải giận, nó phải hờn, nó phải tủi than; nó đủ chuyện rắc rối cho nó; rồi lần lần, lần lần, lần lần nó đi tới bình giải, ngồi nó nhắm mắt, thấy màu đỏ trước.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [13:25]
Đức thầy: Sau cái đỏ đó nó mới đi tới vàng, rồi đi tới xanh, lúc đó nó thích nói về triết!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức thầy: Xanh da trời.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [13:47]
Đức Thầy: Nghe bất cứ những lời minh triết nào; từ đó nó sẽ mở, mở, mở, mở thiệt nhiều; nghe cái con chim đang nói đạo, cũng nghe; mình hiểu được; tâm tình của con chim, mình cũng hiểu luôn nữa!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Cho nên, thực hiện tới vậy là nó lần lần nó đi về thanh tịnh; cũng như phổi mở, gan mở, tim mở; lúc nào cũng vui, tim mở là nó gan dạ lắm, tội lỗi gì thì nó cũng nhìn nhận, và nó tự thanh lọc, cười, vui, thấy thế sự không có gì thật, vì bám lấy cái tạm, và đau khổ, mà thôi!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [15:07]
Đức Thầy: Một cuộc thay đổi của bao tử cũng vậy: ăn dữ lắm; rồi thét không còn ăn nữa, rồi thét nhịn, không ăn nữa; ăn với nguyên khí của càn khôn vũ trụ; lúc đó nó cũng mở.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [15:37]
Đức Thầy: Nó điều hòa cái thận rồi thì nó thấy nó yêu đời lắm, thích lắm; đàn ông thích đàn bà lắm; rồi lần lần tu nữa, tu nữa, nó quán thông đối phương, nó quán thông thấy cái khổ của đối phương cũng như cái khổ của nó; lúc đó nó không có vấn đề muốn nữa.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [ 16:26]
Đức Thầy: Cho nên, trong ngũ tạng mà được ứng mở như vậy, là tiến tới Mô Ni Châu sáng suốt, mới đi tới huệ nhãn được.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Cho nên,
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức thầy: Sau ngũ tạng mà nó khai thông rồi, là ngũ uẩn nhẹ hơn khối óc: cặp mắt , lỗ tai, lỗ mũi, lỗ miệng, đều nhẹ hơn!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [17:09]
Đức Thầy: Nó mới dời nguyên điển của ngũ tạng lên trên bộ đầu, và nó quy một trong chơn tâm hào quang!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức thầy: Mình cảm thấy mình ngồi đây nhưng mà không phải ngồi đây; “Nhà này nhỏ hẹp lắm; tui ở chỗ kia rộng hơn!”
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [17:46]
Đức Thầy: Cho nên, tới đó, hòa tan với luồng điển của vũ trụ mà hướng về Trung Tâm Sinh Lực Càn Khôn Vũ Trụ, mình mới thấy thương yêu muôn loài vạn vật vô cùng.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [18:16]
Đức thầy: Tới lúc đó mới hiểu hai chữ “ Huyền vi”;
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Cho nên, lúc đó cái nhìn của con người nó thay đổi rồi; nó khác! Cái chuyện nhỏ thiệt nhỏ, có tí xí nó cũng hiểu: cũng như ông bác sĩ mà có cái ống dòm, mình, cặp mắt này nó mở trung tâm rồi, mình thấy siêu diệu vô cùng, chỗ nào cũng có sự sinh tồn tiến hóa rõ rệt.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [19:14]
Đức Thầy: Thấy sự trao đổi, vay trả, rõ rệt giữa càn khôn vũ trụ và bản thân chúng ta!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Lúc đó mới đi về Khoa Học Huyền Bí.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [19:36]
Đức Thầy: Thật sự thấy rõ rệt, và trực diện rõ rệt!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Ngày hôm nay tui nói có ghi băng và nói sơ thôi chớ không có nói hết. Còn nhiều chuyện, nói nhiều quá các bạn không có chứa nổi,
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [20:05]
Đức Thầy: Mà tương lai các bạn sẽ đi từ bước một; tới lúc đó các bạn nghe lại: “Đúng đường! Nên như vậy!”
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Con người nó trẻ lại,
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Vì nó đổi cái tâm thức phàm tâm để trở về điển giới rồi; lúc nào nó cũng sống trong điển giới, hưởng những cái thanh quang ở điển giới!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [20:49]
Đức Thầy: Cho nên tu thanh thoát ở chỗ đó.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức thầy: Cho nên, người tu không có cần son phấn, nhưng mà vẫn đẹp; cái đẹp hồn nhiên tròn trịa, không có thiếu một khía cạnh nào hết; bởi vì nó trực hưởng cái thanh quang mà chế tạo vạn linh tại thế gian!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [21:35]
Đức Thầy: Nó y nguyên trong sự hiểu biết và thông cảm, không có hiền trong cái ý ngu muội.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Cho nên, nhiều người nói tui ba phải. Tui thấy cái nào cũng hay, tui nói cái nào cũng hay, họ nói tui là “Ba phải,” cái gì cũng phải hết!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [22:09]
Đức Thầy: Vì, tất cả trình độ đang tiến hóa theo trình độ sẵn có của chính nó, có gì kêu bằng không phải?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức thầy: Nhưng mà nhiều người hỏi qua tui, thì tui nói đơn sơ, không có gì; nhưng mà về họ cảm thức được cái phần thanh nhẹ trong khối óc của họ,
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Tại sao? Họ đã bỏ phế cái phần thanh quang của họ ở Bên Trên; ngày nay họ đến với tui, tui nhắc lại cái phần thanh quang đó, thì họ tương ứng được, và họ hưởng ngay ở chỗ đó.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [23:19]
Đức Thầy: Cho nên, ngồi ở đây, thấy một con người, nhưng mà con người nữa khác hơn những con người kia; còn con người kia đến, lại được hưởng cái phần của nó, chớ không phải phần của tui; nhưng mà tui nhắc lại: đem trả cho nó, mà thôi. Nó nhẹ liền, nó thấy nó không còn buồn hận, không còn khổ tâm. Chính nó quên nó, mà thôi!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [23:57]
Đức Thầy: Nói nữa đi, cho nó vui!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [24:09]
Đức Thầy: Bây giờ nó vui rồi đó! Cái mặt tươi rồi: rọi kiếng coi thử cái mặt tươi không?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Chưa chắc nó biết hót! Không có buồn như hồi nãy nữa; đừng thèm buồn nữa!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [24:36]
Đức Thầy: Tách chữ, mở liền; là đẩy cho nó lên!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Chửi một hồi tràn giang đại hải, nhưng mà mở cho đối phương vui. Chửi mà đối phương không mệt.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [25:05]
Đức Thầy: Cho nên, từ quang chửi là không mệt; mệt, trược điển chửi, là mệt.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Như Bác lên đây đứng nãy giờ đó, ăn biết bao nhiêu của của tui!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Kéo lên, mở tâm mở trí; vui và sắc mặt đổi liền!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Bao nhiêu người, nhìn cái mặt thay đổi nhiều,
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Tại sao? Nó trở về với trật tự của Vũ Trụ! Bác là người giàu có, đầy đủ, không có thiếu nợ ai hết; thanh nhẹ, bên trên có, không bị lường gạt nữa!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [26:18]
Đức Thầy: Như nãy giờ tui cho uống rượu! Mặt mày tươi, hồng.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Để mỗi người hiểu thực chất của Vô Vi là cứu, không có hại. Còn ta, luôn luôn hăm he? Hại; trật; không đúng! [26:42]
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [26:54]
Đức Thầy: Còn nếu nó không hăm he, làm sao trở nên làm đệ tử và âm binh cho nó ở tương lai?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Con đây là tự tu, tự tiến; phải khai thác triệt để khả năng sẵn có của chính mình, hòa cảm với vũ trụ, và hợp tác với Trung Tâm Sinh Lực Của Càn Khôn Vũ Trụ, tận độ chúng sinh!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [27:31]
Đức Thầy: Nãy giờ có nặng không?
Bạn đạo6: Dạ, nhẹ!
Đức Thầy: Nhẹ! (cười)
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Đó; thực chất nó là vậy.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Còn nhiều! Lên đây, lên đây, lên nói bậy, chửi ông Tám cũng được; lên đây. Cái mặt tưởng hay lắm, mà ngu! Đó; rồi bây giờ tui chửi đó!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Bạn đạo5: Như hồi nãy Thầy nói, “Nếu mà ngu thì những bi đát này thì con cũng chịu,”
Đức Thầy: (cười) Thì Con ngu! Con thấy cái ngu nhất của Con là cái gì? Con tìm ra, Con trả lời đi: ngu nhất của Con là cái gì?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [28:55]
Đức Thầy: Ngu nhất là cái gì?
Bạn đạo5:
Đức Thầy: Không phải! Trật; chưa đúng! Cái ngu căn bản của Con là cái ngu gì?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Nói trúng, cái đó hay!
Đức Thầy: Thưởng giờ, thưởng cho mấy thằng bạn!
Bạn đạo5:
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Bạn đạo5: Con không biết, Thầy!
Đức Thầy: Hử?
Bạn đạo5: Con không biết.
Đức Thầy: Nóng tánh, rồi ghen hạng nhất thế giới! (cười) Chặp ta lấy tiền lại! (cười)
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Con phải dẹp cái đó Con mới sung sướng! Con đã nắm được quyền gia đình rồi, Con mà giận lên là chồng phải sợ rồi; phải không? Giận lên là chồng sợ rồi!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [30:04]
Đức Thầy: Nên Con bỏ hết cái đó, Con vui, Con sống như vị tiên tại trần; Con hiểu không? Muốn bỏ cái đó là làm sao? Phải niệm Phật nhiều hơn! Trong lúc ẵm con, niệm Phật; nhìn chồng, niệm Phật; thấy không? Những cái gì bất mãn, mình niệm Phật gia tăng; nó đổi tướng Con! Con thấy đó không?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [30:47]
Đức Thầy: Con cần thiết niệm Phật; chớ không cần thức nhẹ; thiền, con nóng mà con niệm Phật cho nhiều, nó mới sửa được. Cái của Con nó khác!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Bởi vì Con, cái hỏa của Con mạnh lắm; Con niệm Phật cho nó dễ mở cái đầu, niệm Phật nhiều cho nó thay đổi nhanh!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [31:27]
Đức Thầy: Con nhìn cái xác Con kín hay là trống? Con đứng đó, kín hay là trống?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [31:42]
Đức Thầy: Trả lời chỗ đó, hả?
Bạn đạo5: Con chịu thua!
Đức Thầy: Sao chịu thua? Cái nào cũng chịu thua? Con mệt, Con mượn áo kín hết trọi; Con mới nói kín đó chớ! Kín hay trống?
Bạn đạo5: Dạ kín.
Đức Thầy: Kín, hả?
Bạn đạo5: (cười)
Đức Thầy: Kín, sao người ta biết chuyện mình?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [32:26]
Đức thầy: Trống lổng à; Con hiểu không? Cho nên, trống lổng mà Con ôm cái ghen tuông, cái giận hờn, là xấu quá đi;mất cái vẻ đẹp của Con rồi; Con thấy không? Con bỏ cái đó là đẹp. Trống quá; người ta Tiên, Phật người ta thấy hết trơn! Ma quỷ cũng thấy! Ghen hạng nhất! (cười)
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Thấy không? Bỏ nó đi! Lo niệm Phật để cho nó thay đổi tốt, gia cang tốt, hạnh phúc đầy đủ; phải không? Nghe lời Thầy là Con sung sướng; còn Con không nghe lời Thầy đó, Con sẽ khổ ghê lắm.
Bạn đạo5: Dạ.
Đức Thầy: Khổ dữ lắm!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Khổ cho đến nỗi bệnh mà bất trị, tương lai nó bị chứng bệnh không có trị được, nếu Con không bỏ cái tánh tình đó thì sẽ mang cái bệnh bất trị!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [33:44]
Đức Thầy: May cho Con tới đây, Thầy nhắc thiệt kỹ, nhắc đi, nhắc lại: niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”;
Bạn đạo5: Dạ.
Đức Thầy: Rồi sang năm, ta qua thăm coi nó làm sao? Nếu mà sút kí lô là tui phạt!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Sút kí lô điển, là tui phạt! (cười)
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [34:19]
Đức Thầy: Cho nên, cái đẹp ở trong tâm, chớ không phải ở bên ngoài; Con hiểu không? Con bây giờ học được phương pháp để làm cho mình đẹp từ trong tâm của một hiền thê và hiền mẫu gia đình.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Cho nên, nhớ, trở về phải lấy cuốn băng này nghe đi, nghe lại; nhắc cho nó nhiều, bởi vì hồi nào giờ Con dạy tụi nó bao nhiêu công chuyện đó; bây giờ phải dạy lại nhiều lần tụi nó mới biết! Cái Lục Căn Lục Trần của mình.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [35:27]
Bạn đạo5: Cho con hỏi Thầy;
Đức Thầy: Cứ hỏi;
Bạn đạo5: Lúc trước, con cũng nhờ Thầy để con niệm Phật; con niệm miết thì ở trong bụng con nó cũng niệm hoài;
Đức Thầy: Đó!
Bạn đạo5: Thì con nghĩ, thức giác nó cũng niệm nữa, thì trong thời gian sau, con quên hết công chuyện gì hết trơn đó!
Đức Thầy: Cứ việc đi! Nó quên cái đó là nó đổi cái tánh nóng của Con mất; mà Con còn nhớ là Con ghim gút những chuyện nhỏ không à, không có phát triển chuyện lớn; Con hiểu không?
Bạn đạo5: Dạ.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [36:35]
Đức Thầy: Khi mà bị ở tù, xuống Âm Phủ đó, nó nhớ chuyện thế gian, chuyện làm bậy đó; thấy không? Khi mà con niệm Phật là nó mở, nó đổi tần số, nó quên cái chuyện cũ; nó lên! Con hiểu không? Mà trong lúc nó nhớ, nó nhớ lại, khủng khiếp; nhớ dữ lắm! Như bây giờ, Thầy nhớ đó, tới nhà Con, Con đưa Thầy về nhà từ bác sĩ Mạnh; làm sao trong nhà ăn cơm được? Tui nhớ hết; đâu có quên? Mà chỉ Con quên Thầy thôi; Con hiểu không? (cười) Đó; thì từ năm đó đến năm nay vẫn còn nhớ; thấy không?
Khi mà nó quên là nó lọc, nó đổi tần số cho Con; rồi trở lại sáng suốt nhớ hết; đừng có lo; mà lo niệm Phật nhiều hơn.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [38:04]
Đức Thầy: Cho nên, đổi cái tần số điển quang trong tâm thức của Con; ở ngoài chợ khoa học làm không được; mà chính Con làm được; tại sao Con không làm cho Con?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [38:29]
Đức Thầy: Thấy chồng Con đã tiến bộ nhiều lắm; Con thấy không?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Lát chịu làm.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [38:40]
Đức Thầy: Tương lai nó sẽ giỏi nữa; nhưng mà không dám nói mình giỏi; để người ta khen, và dẫn người ta tiến.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Con muốn ăn đào tiên không?
Bạn đạo5: Muốn, Thầy!
Đức Thầy: Muốn ăn đào tiên thì phải có trật tự; chun vô vườn cây có ông Dominic lu bù; đâu có đào tiên! Bữa sau, ổng về ổng trồng, ổng bón phân; có đào tiên hết!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [39:48]
Bạn đạo5: Muốn xuống, Thầy!
Đức Thầy: (cười) Không xuống được thì ở lì đây cũng được! (cười)
Bạn đạo6: Kính thưa Thầy, con muốn cảm ơn Thầy nhiều lắm;
Đức Thầy: Xuống đây với Thầy cho vui! Lâu quá không gặp; nói nữa!
Bạn đạo6: Con nhiều khi con nằm mơ đó, con thấy Thầy, mà con cứ kêu bằng “Cha” không à; rồi con sợ; mà nhiều khi,
Đức Thầy: Thì như cha với con; nãy giờ nói như cha con, chứ có gì đâu mà không kêu “Cha”? Có ai lo cho Con nhiều như vậy không?
Bạn đạo6: Dạ không!
Đức Thầy: Lo từ trong ruột, trong gan lo ra tới bên ngoài không à! Con hiểu không? Để cấy cái phúc điền trong nội tâm của Con đó. Nãy giờ ta đương trồng tỉa, này kia, kia nọ; cắm thứ nào, thứ nào hết trơn đó! Không có!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [41:20]
Đức Thầy: Vui chưa?
Bạn đạo6: Vui!
Đức Thầy: Vui, thôi xuống ngồi đó.
Bạn đạo6: Nhưng mà con cứ,
Đức Thầy: Được rồi, được rồi; nói nữa, nói nữa.
Bạn đạo6: Con có một cái nguyện vọng của con, là con không muốn xa Thầy!
Đức Thầy: Thì đó, Con phải, nếu không muốn xa Thầy thì Con phải làm con Thầy cho đúng, và Con là Thầy; Con hiểu không? Con phải tu sao Con là Thầy; Con không muốn xa Thầy!
Bạn đạo6: Dạ
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [42:25]
Đức Thầy: Ông Dominic lên đây; không có ngồi dưới đó nữa; lên đây. Ông Dominic, ai cũng biết hết, lên đây nói chuyện! (cười) Có chuyện gì, nói thỏ thẻ với anh, em đi: uất ức, oan ức đủ chuyện, nói ra nghe? Nói đi!
Bạn đạo6: Con không có (cười)
Đức Thầy: Con có nhiều chuyện lắm! (cười) Thấy vậy chớ nhiều chuyện; nói cho hết đi!
Bạn đạo6: Trong chút thời gian con tu hành ở đây, con có gì sai trái, xin Thầy chỉ dạy cho con.
Đức Thầy: Ừ; Con chỉ có cái, kêu bằng, thiệt thòi; nhưng mà chưa quán thông sự thiệt thòi; Con biết chưa? Con bị thiệt thòi nhiều; nhưng mà thiệt thòi để chi? Tại sao người Vô Vi phải chịu thiệt thòi?
Thiệt thòi để tận diệt bản chất tham dâm của mình; hiểu chỗ đó không?
Cho nên, tiếp tục thiệt thòi trong nhiệm vụ; rồi Con sẽ có cơ hội thăng hoa cho mình. [43:34]
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Tất cả mọi người đến đây đều thiệt thòi hết: bỏ tiền vô, đóng tiền vô, để học có cái Không à! Phải thiệt thòi không?
Nhưng mà tại sao người ta đi đến đây; để làm gì? Và ta mong muốn có cái ngày để học, để làm gì?
Để giải thoát cái thiệt thòi của trần gian, cái ngu muội của trần gian; nó mới là khôn đạo; thấy không? Biết đường đi, thay vì mê trần, nhiễm trần, và khổ vì trần; không bao giờ được yên!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Như ở đây, ai cũng nhìn nhận rằng Thầy được thanh nhẹ, giải đáp tất cả thắc mắc cho mọi người. Tại sao Thầy không yên thân ở một chỗ, mà Thầy cứ đi đây, đi đó, nói hoài? Để làm cái gì? Có lợi gì cho Thầy không? Cũng thiệt thòi!
Thiệt thòi của đời, nhưng mà tâm đạo càng ngày càng phát huy lớn rộng.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [45:58]
Đức Thầy: Có bao nhiêu đó!
Bạn đạo6: Mà quán thông, là quán thông làm sao?
Đức Thầy: Quán thông là cái công việc mình làm, mình làm phải làm hết mình nhịn nhục, chấp nhận. Như Con bị người ta oán trách; đương nhiên Con thấy rõ rồi; quy luật! Hiểu chưa?
“Họ oán trách tui, rất đúng; vì họ chưa hiểu tui, và họ chưa ở trong tui; họ có quyền trách tui; cũng như Quan Âm bị chửi oan, mà Ngài vẫn thấy rõ, và Ngài phải cứu đối phương: đối phương còn mê muội, chưa thấy đường đi, chưa quán thông, còn trách móc; là một phần tử còn mê muội, chưa quán thông! Con hiểu không? Đó!
Cho nên Con phải lấy cái từ tâm mà tận độ đối phương; thì lúc đó Con nhẹ đầu.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [47:30]
Đức Thầy: Hết rồi hả? Không còn nữa? Răng còn nhiều hơn ta, mà hỏi có mấy câu đó? Rồi phải đi ra lên đây, hai vợ chồng phải lên đây nói đạo nghe đi!
Bạn đạo6: Dạ thưa Thầy, con không biết.
Đức Thầy: Nói đạo! Tu thấy cái gì, cái gì? Bá láp, bá xàm, cái gì, cái gì cũng nói được!
Bạn đạo6: Con không biết nói gì! Thầy dạy đi.
Đức Thầy: Rồi; tự dạy rồi đó! Con nói Con tu, từ ngày tu cho tới bây giờ, Con thấy cái gì?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Đừng có dùng óc nghĩ! Muốn nói là nói!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [48:25]
Bạn đạo6: Con không biết.
Đức Thầy: Sao nói không biết?
Bạn đạo6: Thầy mở đường con, đi!
Đức Thầy: Mở rồi! ( cười) Mở đường rồi; đại lộ, mà không đi sao được?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Tại con không biết lái xe.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Đi bộ cũng được vậy!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [48:55]
Bạn đạo6: Tu học sao cho đúng tình thương?
Đức Thầy: Đó! Thì Con đang làm cái gì? Con đang hy sinh tất cả những gì Con có cho người ta; đó là Con đi trên đường học về tình thương rồi đó! Con thấy không?
Rồi Con thương cả những người đang nói oan, chửi mắng Con, Con thương họ lắm! Thấy không? Con không có ghét người nào; Con làm phước mà bị người ta tố cáo Con là làm bậy; phải không? Con phải thương luôn người ta; Con hiểu không?
Đó, cái đó mới là thực triển tâm tình thương: nghịch lại mình, lấy oán làm ân, mình mới thể hiện được tình thương! Nó chửi mình nhiều, mình thăng hoa nhiều hơn! Họ chửi mình nhiều thì mình mới cởi mở và dọn dẹp cái tâm trần của mình, thực hiện và thấy cái giá trị thanh tịnh của chính mình! Con hiểu không?
Con học cái khóa này là khóa gì?
Bạn đạo6: Thanh tịnh.
Đức Thầy: À, thanh tịnh; thấy không? Thì Con cảm thấy giá trị của thanh tịnh nó nằm ở đâu?
Bạn đạo6: Trong nội tâm.
Đức Thầy: Trong nội tâm; và trong tất cả vạn linh, chớ không phải mình Con! Cái nhìn của Con, Con nhìn cái thanh tịnh trong rừng rú, thanh tịnh của con chim đang hót, tất cả đều là trật tự thanh tịnh! Con hiểu không?
Phải nhìn rộng ra, và nhìn lại Con, là Con thanh tịnh chỗ nào? Con không bị ăn cướp, không có tiền bạc mà ăn cướp, có bao nhiêu tiền cho người ta hết; thấy không? Và Con không có mưu đồ ăn cướp người ta; Con đâu có độc; tự nhiên Con thức; thấy không?
Bạn đạo tới đây, vợ chồng con thiệt thòi: không đóng tiền, kêu Con nấu cơm, Con cũng nấu cho họ ăn; mình nghèo, nhưng mà cái tâm mình lớn; ông Trời cho làm Con; thấy không?
Rồi họ nghĩ tới sai Con nhiều lần, rồi họ sẽ thức tâm, họ thấy ngu muội của họ, họ thấy thiếu sáng suốt, và bồ Tát từ bi;họ nói lẻo lẻo nhưng mà tâm của bồ tát và từ bi họ chưa làm; Con đã làm! Con làm trong thực hành, thành ra mặt mày Con tươi, Con không có buồn. Còn họ nói lẻo lẻo, nhưng mà họ rầu; hổng có đâu! Con thấy không? Chính họ đã trừng phạt họ, mà họ không hay; thấy không? Còn Con, đâu có ôm của, và cũng không có ôm đời, không ôm gì hết; chỉ giữ cái tâm, bản chất hồn nhiên, để tu học, mà thôi.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [53:05]
Bạn đạo6: Con, con mong mỏi cho mọi người tha thứ và hiểu cho chính con.
Đức Thầy: Con cũng không nên cầu xin cho lắm: Con mong rằng Con sẽ gặp nhiều tai nạn hơn; thì lúc đó họ thấy Con là người cần cứu. Cái đó nó hay hơn!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [53:46]
Đức Thầy: Cho nên, tại sao thầy chúc Con gặp nhiều tai nạn? Vì Con đã thấy đời không có thật, tại nạn làm sao mà diệt được phần hồn của Con? Cho nên, trong cơn thử thách đó mới làm phổ độ được chúng sanh; Con hiểu không?
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [54:21]
Đức Thầy: Cho nên, những người bần tiện thì hay nói bậy bạ, vô trách nhiệm; nhưng mà tương lai nó sẽ mang cái bệnh, rồi nó mới có cơ hội thức tâm.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [54:52]
Đức Thầy: Cho nên, Quan Âm đâu có đi kêu người ta thức tâm? nhưng mà người ta nhìn Quan Âm lâu rồi, người ta thức tâm!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Cho nên, hành động của chúng ta phải là một vị Bồ Tát, thương yêu và tha thứ! Lúc nào cũng nuôi dưỡng cái đó; không dùng cái miệng tranh chấp.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Con bị ít, chớ Thầy bị nhiều lắm; không có giây phút nào không có người ta không chửi thề: chồng tu, vợ tu,cũng chửi; mà cha tu, con cũng tu, cũng chửi; mà tu trật, về cũng lôi ông Tám ra chửi! Thì không có giây phút nào không có người ta chửi!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [56:12]
Đức Thầy: Nhưng mà Thầy vẫn vui.
Bạn đạo6: Vì Thầy thấy mấy người chửi thề, Thầy mới có cơ hội giúp họ.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Vì sao? Họ nhắc Thầy, thì Thầy có nhiệm vụ phóng từ quang cho họ, mà thôi; cho họ bình an.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [56:45]
Đức Thầy: Người đời nói, “Người ta chửi Ông, mà sao Ông ngu vậy; Ông cho từ quang họ?” Luật của Trời, phải học từ bi bằng cách đó!
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [57:14]
Đức Thầy: (cười)
Bạn đạo1: Dạ kính thưa Thầy, kính thưa quý bạn hữu: đến đây đã chấm dứt chương trình vấn đáp ngày hôm nay. Chúng con xin cảm ơn Đức Thầy!
Đức Thầy: Thành thật cảm ơn các bạn đã đóng góp trong video để cho anh em Năm Châu có cơ hội chiêm ngưỡng và thực hành đi tới mục đích tốt ở tương lai.
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp) [ 57:47]
[hết 19880618Q2]