19880618Q1
TV QUY THỨC, KHÓA HỌC “THANH TỊNH” - Cuốn 1A & B-
Đức Thầy: … hỏi nơi mình, và mình cũng đồng học hỏi với họ; thì nơi nào cũng có Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí,(nghe không rõ)
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [00:50]
Đức Thầy: Thì các bạn học rành ba pháp, thì ở chỗ nào các bạn cũng có thể mở thiền đường giúp đỡ người ta.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [01:15]
Đức Thầy: Tình thương nó liên lạc đều đặn, rồi xây dựng cho nhau, chớ không phải độc tài gom về một thiền đường là được đâu!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [01:38]
Đức Thầy: Cần khai thông tâm thức của mọi hành giả; cái đó là điều cần thiết!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn)
Đức Thầy: Vì ở đời này, giữa con người và con người không chịu sử dụng tình người thật sự để đối đãi lẫn nhau thành ra còn chen lấn chèn ép lẫn nhau, vì lý này lẽ nọ; mượn lời người này nói, mượn lời người kia nói, mà không thật. Đó là tai hại vô cùng!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [02:34]
Đức Thầy: Lời Chúa nói, lời Phật nói, lời Thánh nói; chớ lời mình chưa nói ra được lời nào hết! Vậy mình cần thực hành không?
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [03:09]
Đức Thầy: Cho nên, cái gì sự thật là sự thật: mình phải làm, mình phải dấn thân, mình phải hy sinh tánh hư tật xấu, nó mới thể hiện cái đạo đức; thì cái ngôn ngữ của mình đâu đó nó đều có trật tự.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [03:37]
Đức Thầy: Người chịu làm việc, và người không chịu làm việc; hai người nó khác một trời, một vực; hổng có giống nhau đâu!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [03:54]
Đức Thầy: Cho nên, chúng ta tu thì phải khổ hạnh. Tại sao nói khổ hạnh?
Vì cái trật tự làm biếng từ hồi xưa giờ nó dãy đầy trong óc chúng ta, bây giờ bắt nó sửa lại, nó kêu là khổ đó, khổ hạnh đó,chớ kỳ thật là trật tự của nó bén nhạy và luôn luôn ở trong tinh thần phục vụ, xây dựng, giúp đỡ cho nhau. Hổng có cái gì chánh trị hết: sửa mình để ảnh hưởng người khác là đủ rồi.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [04:53]
Đức Thầy: Cho nên, Vô Vi không chịu bất cứ một lề lối chánh trị nào đè đầu bắt buộc người Vô Vi phải làm việc, việc này, việc kia, việc nọ, nhưng mà chỉ bàn bạc với người Vô Vi rồi thuận ý đóng góp cho chung thì người Vô Vi chịu làm. Còn làm chánh trị, không làm!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [ 05:27]
Đức Thầy: Cho nên, cái trường hợp mà phát tâm, không được lợi dụng; mà điều kiện làm việc, là sẽ bị lợi dụng!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [05:45]
Đức Thầy: Cho nên, các bạn về đây trong cái tâm thật, phát tâm, quỷ trọng; thần kinh chớ không phải chuyện lôi thôi! Phát tâm từ xa mà đến đây để học đạo, là một người có giàu mạnh tâm thức mới đến chỗ này để học đạo, chớ không phải là ngu khờ mà điều khiển nó được!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [06:25]
Đức Thầy: Nhiều người còn mê tín: nghe nói là Quan Âm xuống, Cha xuống, Phật xuống, Tiên xuống, Lý Thái Bạch xuống! Không có gặp mặt ông nào hết mà cứ gặp một đống lý luận mờ ảo, rồi lệ thuộc, rồi quỳ lạy, rồi đủ chuyện!
Tui đã cho quay video hết tất cả những hành động đó, để cho các bạn còn cái óc của con người sáng suốt để xét coi thử cái nào phải, cái nào trái; mà để giữ cái Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí để tự tu, tự tiến. Chớ không phải cái chủ trương của Vô Vi mà lệ thuộc!
Thì sau những cái, những cái trận đấm đá, này kia, kia nọ, ông lên bà xuống, tui có giải thích hết: chỉ mình tự tu, tự tiến mới là giải quyết được chớ không có ông Trời nào xuống phù hộ mình được! Mình phải thực hành đi tới, thì lúc đó Bên Trên mới chiếu cho chúng ta! Ngày hôm nay chúng ta có sự hiện diện ở bên Pháp, xã hội Pháp giúp chúng ta; một ngày nào đó chúng ta lên trên Trung Thiên Thế Giới, có cái xã hội của Trung Thiên Thế Giới giúp chúng ta!
Bây giờ chúng ta chỉ lo tu là đúng đức hơn. Ỷ lại là ngu muội và trì trệ, không có bao giờ trở về được hết!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [08:37]
Đức Thầy: Thì ta nắm được cái nguyên lý; nắm được cái nguyên ý rồi, không có sợ sệt gì nữa hết, chỉ lo tu để tiến và đóng góp! Nợ chúng ta mắc, thiếu nợ nhiều lắm; bây giờ chúng ta phải tu trọn lành để đóng góp và trả!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [09:05]
Đức Thầy: Lấy những điều chơn chánh, thực tế để giải hóa những cái tâm khờ khạo mê muội trong tâm của chúng ta.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn)[09:19]
Đức Thầy: Đó là một phương thức để quét dọn tất cả những sự trần trược động loạn trở nên thanh tịnh.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [09:36]
Đức Thầy: Mọi người đều có trình độ có trật tự rồi; chỉ có một người đứng lên nói là mọi người nghe và hiểu hết, làm việc liền; không có cái gì khó khăn.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [09:57]
Đức Thầy: Thấy rõ chúng ta không bao giờ chết thì chúng ta luôn luôn ở trong cái hành trình vô quái ngại xây dựng cho nhân loại.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [10:20]
Đức Thầy: Cho nên, chương trình tu học, các bạn có khối óc rồi, các bạn hiểu; phải lập chương trình ngay trong gia cang mình: giờ nào tu thiền, phải làm đúng; một ngày phải dành lại bao nhiêu tiếng đồng hồ cho chính mình; chớ 24 tiếng đồng hồ các bạn chỉ làm chuyện cho người ta mà không đi đến đâu; mà bây giờ các bạn tu thiền rồi, các bạn mới làm một việc đáng cho một việc, mà trên thuận dưới hòa, gia cang yên ổn.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [11:17]
Đức Thầy: Cho nên, khối Vô Vi, tại sao Ông lên Bà xuống chỉ chiếm khối Vô Vi mà không chiếm khối khác? Vì khối Vô Vi đang học chữ “nhịn nhục”; họ muốn lấn át coi thử họ có thể lấy được không, nắm đầu được mấy thằng Vô Vi không? Nhưng mà rốt cuộc không ai rờ mó nó được, vì nếu nó thực hành đúng và nó sử dụng dũng chí của nó rồi, không có ai có thể lấy nó được! Chính nó là chủ; không có bị lệ thuộc nữa!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [12:05]
Đức Thầy: Cho nên, Vô Vi đã có Pháp, thành ra mở rộng cửa hơn bất cứ cái tổ chức nào! Ai muốn đến, đến; ai muốn đi,đi; thiêng liêng muốn đến, đến; muốn đi, đi; nhưng mà sức mạnh hùng tâm dũng chí của hành giả Vô Vi đã đánh bạt tất cả những cái phần tấn công từ hồi nào giờ; nó vẫn giữ sự thành tâm tu luyện của chính nó, thì nó không bao giờ bị lệ thuộc!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [13:06]
Đức Thầy: Thành ra hôm nay, khóa đầu của khóa “Thanh Tịnh,” thì bắt buộc tui, hồi nãy giờ cũng như là phải cắt cỏ dọn sạch sẽ; rồi đem chiều nay các bạn vấn đáp với tôi, trao đổi với tôi; tối nay các bạn tham thiền, tận hưởng thanh quang. Lúc đó các bạn mới cảm thấy giá trị của khóa “Thanh Tịnh”.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [14:03] Đến đây đã chấm dứt buổi giảng ngày hôm nay. Chúng con thay mặt cảm ơn Đức Thầy.
Đức Thầy: Ừ. Cảm ơn sự hiện diện của các bạn. Mong rằng các bạn, trưa nay coi lại video; mỗi người có một việc.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [14:28]
[qua một buổi họp mới; buổi chiều]
Bạn đạo1: Kính thưa Đức Thầy, kính thưa quý đạo hữu; để tiếp tục khóa học “Thanh Tịnh” ngày hôm nay, chúng con cũng xin Thầy ban ân điển, giải đáp thắc mắc cho chúng con.
Đức Thầy: Ừ; buổi chiều, các bạn có gì thắc mắc, coi video nãy giờ, có gì cần thiết hỏi, cứ việc lên đây, mời lên đây.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [15:16]
Đức Thầy: Có gì thắc mắc, cứ việc lên. Lên đây là hưởng chớ không phải lên dẫn nhiệt hết đó! Lên đây, dòm; lên, mạnh dạng; ở trong gia đình, có gì đâu?
Bạn đạo2: Thật ra thì con cũng không có, trước kia con không có nhiều thắc mắc; thì khóa học này, nhưng mà vài ba ngày trước khóa học đó, con cũng đã tìm lời giải đáp đó; thành thử ra thì nó vẫn nhẹ. Chỉ có một cái mà con chưa hiểu rõ:hồi tháng 11 đến tháng 12, trong tháng 11, tự nhiên một đêm tới sáng con có một cái luồng điển, hay là áp lực gì đó, nó làm cho con buồn ngủ, mệt mỏi, chán nản, khó chịu trong người. Thì con biết hiện tượng đó không có gì mới lạ trong con;nó đã từng trải qua; thì con đã áp dụng những cái phương pháp mà Thầy đã dạy con, là niệm Phật, làm Pháp Luân, Soi Hồn, và Thiền Định.
Thì trong giai đoạn đầu thì con chế ngự được nó; nhưng dần dần cho tới, cho tới tháng 12 ( nghe không rõ) thì cho đến gần cuối tháng, con không trụ lại nó nữa thì con có hỏi một người bạn ở trong bạn đạo, nhưng mà anh ta cũng không biết cách nào. Rồi anh ta biểu tịnh tâm; mà tịnh tâm cách nào, con cũng không biết phải tịnh tâm thế nào; biểu niệm Phật, con cũng không biết niệm Phật như thế nào nữa. Lúc đầu, con niệm Phật thì con còn cự nó được; một thời gian sau, đến cuối tháng 12 là con bị nó bóp cổ đến lè lưỡi ra! Thì con bở ngỡ, thì con mới kêu đến Thầy và Bề Trên giải tỏa cho con; thì tối đó, đêm thiền đó, thì con thấy nhẹ nhàng; và từ đó đến ngày hôm nay thì con thấy đỡ rất là nhiều.
Đức Thầy: Bởi vì, cái đó Con thấy rõ rằng, con người nó khối trược, khối thanh; cái khối trược đó là suy tư sai lầm, nói gì cũng muốn hơn người ta, mà làm cái gì cũng muốn tấn công người ta; nói chuyện đời quá nhiều, thì nó biến từ thanh biến thành trược; rối cái khối trược nó đi ngang, mình thiền rồi thế nào cũng có khối trược đi ngang; đi ngang cái, nó thấy nó đè mình xuống một chút, rồi mai mới thấy mình xuống; mà càng xuống đó, ban ngày mình nói chuyện gia đình đều là sân si hết, không có sáng suốt, không có cởi mở; thì từ đó nó giam lần lần, lần thần kinh nó yếu rồi; tối, nó vô!
Thứ nhất là người thiền nó tới một bên; để chi? Để hưởng cái hào quang của người thiền.
Mà hưởng được rồi, mà mình bị động loạn đó, thì nó xâm chiếm!
Xâm chiếm rồi, nó tấn công vô! Đó, ở trong đó trược mới rước trược! Luôn luôn trong mình Con trược, Con mới rước trược! Con nhớ chỗ đó!
Khi mà Con muốn giải trược, thì Con phải hướng thanh: Con thấy vị trí của Con, thể xác của Con, con người của Con không ai có thể chế tạo được; Con với vũ trụ là một; thì những cái gì Con đang hít đây: Con hít cái thanh quang của vũ trụ là Con đem một cái lá bùa rất lớn, thanh sạch, mạnh mẽ, giải tỏa cái phần trược bên trong! Rồi Con chỉ nói, “lập lại trật tự” thôi, không cần nói “giải,” thì tự nó phải đi!
Cái thứ nhất, nó tấn công ở đâu? Ngay ở đằng sau này, sau ót này nè, rồi chỗ giữa hai trái cật, sau lưng đó; nó làm nhức nhức, nhột nhột; nó làm nặng ngực luôn; nó đè cái áp lực nặng ngực đó. Cho nên, mình phải giải tỏa.
Nhưng mà Con không biết cái kỹ thuật đó! Rất đơn giản: Con lấy trái chanh luôn vỏ, Con nhai, Con nuốt, là nó phải hết!
Nó ở đâu nó làm cho con không yên ổn? Là tại vì trong cái khối đàm của Con! Nó phóng cái trược điển vô cái khối đàm, mà con giải không được, Con hít, Con thở, con niệm Phật cũng không được; mà con nhai miếng chanh luôn vỏ cái nó hết! Hít, thở tự nhiên!
Giải cái đàm nó ra là nó hết! Phải hiểu chỗ đó, đó.
Cho nên, người tu không nên hơn thua bất cứ ai; mà mình chỉ sửa mình để tiến, thì mình không có tham dự vô trong cái trược.
Bạn đạo1: Thưa thầy, (dịch qua Pháp văn) [22:36]
Đức Thầy: Cho nên, nhiều người, đi chợ cũng vậy, đàn bà cũng vậy: bây giờ trong cái xã hội này có, nó đi ngang nó nói chuyện sơ sơ, sơ sơ; nó đưa cái hình, cái mình, cái gì cũng tin nó, rồi tiền bạc đưa hết cho nó, cũng vậy. Khi mà mình gặp,mình thấy đương đi, con người mê mê, mẩn mẩn, nó nặng cái đầu; nhai miếng chanh luôn vỏ là nó hết liền! Đi chỗ khác!
Bạn đạo2: (dịch qua Pháp văn)[24:07]
Đức Thầy: Con nói ngắn ngắn vậy, để nó dịch! Tao nói một hơi dài quá, dịch cũng mệt! (cười)
Bạn đạo1: (dịch từ Pháp văn qua Việt văn) Thưa, tại sao trong lúc con làm Chíêu Minh để con đẩy nó ra thì con cảm thấy lạnh từ cái tầng dưới?
Đức Thầy: Đó, nó đi ra đó!
Bạn đạo1: (dịch Pháp văn qua Việt văn) Nó lạnh lắm, lạnh;
Đức Thầy: Nó lạnh, cứ việc làm tới đi; làm tới, nó ra! Đó là con ma rõ ràng đó!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [24:55]
Đức Thầy: Thành ra nó chận đó! Nhiều đứa nó chận ngay ở dưới chân đó; cặp giò không muốn ngồi dậy, cứ nằm hoài à! Có những con ma như vậy đó! Con ma đó là con ma tình dục; rồi nó mới là nói những chuyện tình tứ, rồi nó ngủ với Con,cũng vậy, cũng như người đời đó! Phải coi chừng cái vấn đề đó!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn)
Đức Thầy: Hiện tại ở quả địa cầu này, nó nhiều cặp vợ chồng sống như vậy!
Bạn đạo2: (nói tiếng Pháp) [26:04]
Bạn đạo1: (dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt) Thưa, tại sao khi con ngồi con làm Pháp Luân xong rồi con ngồi thiền, thì bị chóng mặt?
Đức Thầy: Thì đó nó đương quậy, nó quậy tất cả những cơ hình của Anh, của Con; nó làm cho Anh càng ngày càng chậm; rồi nó mới tấn công, nó mới vô nó ngự ở trong đó! Khi mà nó ngự ở trong đó, là nói gì, Con phải nghe nấy!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [26:53]
Đức Thầy: Nên tụi con còn trẻ, luôn luôn nhắc nhở: tụi con rảnh, đọc những sách như là “Địa Ngục Du Ký”, hay là “Thiên Đàng Du Ký,” thách thức, thiếu chữ hiếu đối với mẹ mình, trong tâm phải thật sự thực hiện chữ hiếu; hiếu thì luôn luôn “Đức trọng, quỷ thần kinh”; cái đó, cái đó là duy nhất tà ma không thể xâm chiếm được. Mà Con bất hiếu đối với mẹ, dù bất cứ mẹ có lỗi gì, Con cũng là con của mẹ, phải có hiếu, thì quỷ thần nó mới kính nể Con. Còn không đó, Con bất hiếu đó, thì bị một cái gì xâm nhập nó thây kệ, làm lơ à; nó hại Con luôn! Con hiểu không? Để cho Con học bài học xứng đáng, đau khổ, rồi mới biết tình thương của người mẹ! Cái đó quan trọng lắm đó nghen!
Tụi con tuổi trẻ, không biết; nhiều khi tưởng là mẹ nói vậy là sai rồi, chửi, rầy la Mẹ! Không được à! Một câu hỗn với mẹ là địa ngục cũng buộc tội Con à; không phải chuyện giỡn đâu! Sự thật nó như vậy.
Cho nên, bất cứ giá nào, mẹ mình là phải trên hết! Mình trọng chữ hiếu, mình mới trọng Trời, Phật.
À! Mình trọng được Trời, Phật, mình mới thấy xác thân này là quý giá.
Mà khi mình thấy xác thân này quý giá đó, mình mới đem tâm từ bi cứu mình và cứu độ chúng sanh.
Nó phải có đường lối sáng lạng như vậy đó; không có ma quỷ gì xâm chiếm trong cơ tạng của mình được.
Cái tâm hồn mình luôn luôn cởi mở, dấn thấn hy sinh đạo đức; cái đó là cái quan trọng.
Còn dấn thân xuống, vô cái thể xác này, Con làm người, mẹ đã dấn thân sinh ra Con; thấy không? Con phải hy sinh tánh hư tật xấu mà Con còn cái miệng, Con phê bình Mẹ, là Con gây tật xấu cho Con rồi! Đó; rồi làm sao Con có đạo đức mà che chở cho Con?
Con bận, mặc cái áo giáp của đạo đức Con mới sống không sợ súng đạn; mà nếu Con không có cái áo giáp của đạo đức đó, thì cái kim cũng đâm chết Con, chớ đừng nói tới súng đạn! Bất ngờ Con cũng chết được; thấy không?
Đó, cái chuyện phước đức mà Thầy chỉ đường lối cho các con phải biết; tuổi trẻ nhiều khi sai lầm ở chỗ đó; phải không? Con thức tâm, và Con hiểu rõ từ giai đoạn một; rồi về, Con nghe lại cuốn băng này để mình khứ trược lưu thanh thật sự, trong ý chí tu học, thì không có cái con ma, con quỷ nào xâm chiếm cơ tạng mình! Nó chỉ phục lụy và nhờ sự cứu độ của mình thôi! [29:36]
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [31:17]
Đức Thầy: Cha mẹ trên hết, Trời Phật trên hết; nhớ hoài hoài trong óc như vậy!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn)[ 31:47]
Đức Thầy: Sai một li, đi một dặm; nếu mà làm không đúng, mà sai ngược lại một chút xíu đó, là suốt cả cuộc đời Con không có bao giờ phát triển được! Nguy hiểm vô cùng!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [ 32:20]
Bạn đạo2: (dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt) Trong lúc mình bị bệnh hoài, nếu đau thì mình phải tu, vô nhà thương điều trị thì mình có nên tiếp tục thiền hay là không?
Đức Thầy: Nếu có cơ hội, mình ý thức được, mình vẫn thiền, vẫn làm Chíêu Minh.
Bạn đạo: (dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt) Nhưng mà trong lúc đó mình yếu quá, mà …
Đức Thầy: Chừng nào mà mình mê hết, liệt, không làm được đó, thì không nói; mà có thể làm được 1 giây, cũng có xoay chuyển 1 giây; bởi vì xoay chuyển đó là tự chủ, khai tâm, mở trí. [32:51]
Bạn đạo: (dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt) Trong lúc con (nghe không rõ) là không tự trị được nữa.
Đức Thầy: Không có tự trị là mình bỏ luôn, không có thiền cũng được; thấy không? Cái đó là mê man bất tỉnh rồi; còn mình tỉnh là mình vẫn làm!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [33:39]
Đức Thầy: Cho nên, nhiều người không hiểu, nói, “Tui tu mà tại sao tui vô nhà thương?” “Vì tui sai, tui làm không đúng cái luật Trời, thì tui phải thọ bệnh!” Mà vô giường bệnh đó, mới ăn năn hối cải, thấy cái tội của chính mình.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn)[34:15]
Bạn đạo2: (nói tiếng Pháp)
Bạn đạo1: (dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt) Tại sao lúc đó đến giờ cứ sợ sợ hoài; là cái gì?
Đức Thầy: Con sợ sợ là vì Con làm không có đúng luật! Cái luật tự chủ, ngày nay con hiểu: trở về với thanh tịnh, sáng suốt, là nắm được chủ quyền. Khi mà Con trở về thanh tịnh và sáng suốt, Con nắm được chủ quyền rồi, Con mới thấy Con là giống dân của ai, con của ai?
Thực sự là con của ông Trời sản xuất ra, chớ không phải người thế gian tạo được! Con hiểu không? Con của Thượng Đế thì phải sáng suốt, quán thông, tha thứ và thương yêu, đầy lòng từ bi bác ái; chớ không có nuôi chuyện giận hờn, cọc cằn nữa; hả!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [35:49]
Đức Thầy: Cho nên, không phải, “Có tiền rồi tui mới tha thứ được!” Không có! “Trong tâm tui có tiền, không có tiền, địa vị, không địa vị, tui phải thực hiện cho được cái từ bi thương yêu của Trời Phật đã thương yêu tui, cũng như cha mẹ đã thương yêu tui, nhân loại đã thương yêu tui, tui phải biết tha thứ và thương yêu tất cả mọi người”; thì bệnh hoạn đâu có!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn)[36:35]
Đức Thầy: Cũng như Việt, Miên, Lèo, ba xứ: người Lèo họ có bao nhiêu tiền họ cũng không cần biết, họ cần cuộc vui thôi, nhưng mà tâm họ lúc nào cũng tưởng Phật, tưởng Thần, Thánh, Tiên, Phật, chớ tâm họ không có ngạo mạn mà khinh thị Trời, Phật; không dám làm điều đó; cho nên họ đâu cần phải có bùa mà họ sống! Thấy nghèo, nhưng mà họ sống trong thanh nhàn. Hồi xưa, Con lên Vientiane, thấy người Lèo ở Vientiane người ta có bao nhiêu tiền người ta đánh bài hết; giải trí cho nó vui, rồi rốt cuộc hết thôi à! Cái tâm nó nhẹ nhàng vậy đó; mà nó quan trọng là Trời Phật, thành ra nó không có bị điên loạn nhiều.
Cũng như bên Việt Nam thì nhiều chuyện này, kia, kia, nọ, điên loạn; rồi bị đủ thứ hình phạt hết trơn trọi, vì muốn khôn hơn con người, muốn ăn lận con người; là phải bị! Còn đây, cái tâm nó hiền hòa là nó không có bị.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [38:31]
Bạn đạo2: (nói tiếng Pháp)
Bạn đạo1: (dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt) Mấy lần trước thì phải làm vậy; có khi con đánh nó, nhưng mà thầy dạy con là, sau này Thầy dạy là mình phải cho trung hòa, thì …
Đức Thầy: Không; niệm Phật là để giải nó, chớ không phải hòa! Niệm Phật là Con đánh nó đó!
Bạn đạo2: (nói tiếng Pháp)
Bạn đạo1: (dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt) Hồi xưa, lúc mà Con thấy mà không xong, khó (nghe không rõ) hơn trước; nhưng mà sau Thầy nói không có làm như vậy nữa, mình tu là mình không có đánh người ta!
Đức Thầy: Đó, học nhịn nhục.
Bạn đạo2: (nói tiếng Pháp)
Bạn đạo1: (dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt) Thì trong chiều hướng đó, mấy lần, có đôi lần thì con điều đình với nó, con nói là, “Đừng có phá để tui tu; sau này tui có thanh điển thì tui sẽ giúp cho sáng suốt, giải thoát.” Thì có đôi ba lần được như vậy; nhưng mà sao cái lần này nó dữ quá, nó làm con không có sự lựa chọn!
Đức Thầy: Tại con không có trật tự: cái thứ nhất, tình người con không thể hiện trong gia đình được tốt, thì nó bị ám khícho nên nó tấn công Con được.
Bạn đạo: (dịch qua Pháp văn)[40:10]
Đức Thầy: Bây giờ con có đi làm không?
Bạn đạo2: (nói tiếng Pháp)
Bạn đạo1: (dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt) Dạ, không.
Đức Thầy: Lâu lâu ta rảnh, ta lên đây ta thiền; chỗ thanh tịnh, tránh bớt động lọan. Nhiều khi ở nhà nghe trái tai, Con giận, Con hờn, là Con bị cái đó, bực tức đó. Cái bực tức nó đem lại ma quỷ nhập tâm lắm! Con hiểu không?
Bạn đạo2: (nói tiếng Pháp)
Bạn đạo1: (dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt) [40:59] Cảm ơn Thầy đã cho con những lời dạy dỗ ngày hôm nay.
Đức Thầy: Tương lai, ở đây có chỗ để đọc sách; Con tới, Con rảnh, Con đọc; những cuốn sách mà ở Thiền Viện đã in ra đều là hội ý hữu ích cho chính Con. Cho nên, lúc đó Con thấy, với thanh khí nhẹ nhàng trong Thiền Viện rồi, Con mới khai triển được tâm thức; chớ không có bị lốc kia kẹt hoài, kẹt hoài trong gia đình, thét làm Con kẹt rồi Con phát triển không được. Con hiểu không?
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [41:59]
Đức Thầy: Có ai muốn hỏi gì? Nói tiếng Pháp; có ai muốn hỏi gì?
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [42:21]
Bạn đạo3: Con xin ngắt lời;
Đức Thầy: Ừ; Bà qua đây.
Bạn đạo3: Kính thưa Thầy, con đến đây để xin, chút nữa là con xin tạ Ơn Trên, trình bày con xin tập ở đây (nghe không rõ). Con nghe cái băng mà Thầy giảng về sự thanh tịnh, con cũng thiền thôi, nhưng mà cũng có đôi khi thiền thì con thấy có vấn đề gì đó mà con xin tập không có được sơ xuất; không sơ xuất thì, thưa Thầy chỉ bảo cho con biết thiền, con thực tập, luật tiến hóa.
Hai nữa là, lúc trong cái băng lúc nãy hồi sáng Thầy dạy đó, thì con thấy câu Thầy bảo là (nghe không rõ) ; thành ra cái cửa ham muốn, thì lấy gì trả, kính thưa Thầy? Rồi cái sự đó thì, khi mà mình tu thì mình lấy, nghĩa là, có thanh điển trong đó, hướng trược, nâng cái thanh điển lên tạ ơn Trời. Như thế thì có phải đúng với cái nghĩa, không?[43:59]
Đức Thầy: Đúng; vậy là đúng! Chịu tu mới là trả hết nợ.
Bạn đạo3: Dạ.
Đức Thầy: Con người tu mà không chịu giải những sự tăm tối của chính mình, củng cố sự tăm tối của chính mình, không phải là người phát triển!
Bằng lòng tự thức, công khai giải nó ra! Phải ăn năn. Con ăn năn không làm điều này, thì nhất định ngày mai không làm điều đó. Mà nói rồi, mà mai làm lại đó, không được! Thì nó sẽ đắm chìm luôn! Hiểu không?
Bạn đạo3: Dạ.
Đức Thầy: Muốn thanh tịnh là giải nó luôn, thì nó mới thanh tịnh. Chứ không, khi không, “Tui vô cái nhà thanh tịnh; không có ai động đến tui, là thanh tịnh; nhưng mà tâm tui không có chịu giải cái trược, thì làm sao có thanh tịnh? Tui phải giải tất cả cái trược ra, nó mới có thanh tịnh!” Đó là kêu là “Công phu giải tỏa.”
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn)[46:18]
Đức Thầy: Hỏi chớ, tại sao tu mới trả được nợ?
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn)[46:30]
Đức Thầy: Cho nên, ta tu là ta giải được cái trần tâm tham muốn của chính mình; và không có tiếp tục tham muốn nữa! Cũng hình, cũng như là tận độ; mà mình không có ý chí tận độ, rồi mình muốn Trời, Phật độ cho mình! Đó là cái lòng tham! Trả không được!
Cho nên, mình hành tiến để thức tâm và tự giải, thì mình mới hòa tan trong cái khối thanh tịnh, mình đóng góp trong Trung Tâm Sinh Lực Càn Khôn Vũ Trụ. Tận độ mới trả hết nợ! Nợ là vô cùng, thì mình phải làm việc vô cùng, thì nó mới sinh ra.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [47:42]
Đức Thầy: Trước kia nói về đạo, bắt nghẽn, không có vô! Giờ, tu lâu rồi, bây giờ nghe nó thấm thía, nghe nó nhanh; bắt nhanh lắm rồi; mình lại nói ra cũng được nữa, mình khuyên người một cách mạnh dạn; đó là mình trả nợ trên đường tu đó!
Mình mở trí, mà nhanh, nhờ cái gì? Nhờ cái tu hành, nó mới nhanh. Cho nên, tương lai các bạn tu ở đây rồi, các bạn nhìn thấy rõ mọi sự việc! Mà nói cũng như tui trước kia, tui đã nói biết bao nhiêu lần, tui cho đó là nói láo, nhưng mà ngày nay tui thấy, thật! Khi tui bước vô phòng này, không bao giờ tui nghĩ một cái chuyện gì; mà ai đặt câu hỏi, tui không bao giờ nghĩ gì, nhưng mà tui thấy cái gì hiện ra là tui nói đúng đó, trả lời ăn khớp và cởi mở, giúp cho đối phương, và tui đồng học hỏi.
Thấy rõ ràng như vậy, thì cái chấn động lực của nguyên lý “Nam Mô A Di Đà Phật” gia tăng, và làm cho đạo pháp nó trưởng thành trong nội tâm, nội thức; thì lúc đó chúng ta làm một chút xíu là bằng thế gian làm biết bao nhiêu năm, bao nhiêu ngày, mới xong!
Cho nên, nhiều người dòm tui làm thơ, nắm viết là viết hết trọi; mà có chút xíu! Tại sao? Vì nó đã khôi phục được cái phần thanh nhẹ rõ rệt, nó mới làm được; còn nó chưa khôi phục được phần thanh nhẹ rõ rệt, không có làm được một câu;nửa câu cũng làm không được!
Cho nên, các bạn thấy sự biến nhanh trong khối óc của các bạn tương lai sẽ đóng góp rất nhiều. Không phải tui, nhưng mà mọi người chúng ta đều được nhanh nhẹ như vậy, thì cái gia đình và xã hội của chúng ta tốt biết là bao nhiêu! [49:19]
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [51:05]
Đức Thầy: Gia đình và nhân loại hạnh phúc!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [51:14]
Bạn đạo4: Kính thưa Thầy, con lên đây hôm nay cũng được xin được Thầy chỉ giáo cho con về sự vô tận, như là Trời,gấp bội? Kính thưa Thầy, nói ví dụ như là ban đêm mà 12 giờ, 9 giờ tối thì con thiền, thì Thầy dạy là thiền xong phải đi ngủ;ngủ xong thì dậy, bất cứ lúc nào dậy thì thiền nữa. Nhưng mà, kính thưa Thầy, trong khi đó thì, nghĩa là, không, giờ nào cũng được, chứ không có…
Đức Thầy: Giờ nào cũng được, nếu không có chỉ định; nếu mà tốt là giờ Tý đó, 11-12 giờ đó; được rồi; 1 giờ cũng được.
Bạn đạo4: Như thường lệ thì con vẫn thiền, 0 giờ thì con thiền.
Đức Thầy: Tốt!
Bạn đạo4: Nhưng mà Thầy dạy là, hôm trước…
Đức Thầy: Không có đổi gì; nghĩa là không có đổi.
Có nhiều người, người ta không có thiền 0 giờ; cái giờ họ chực, cái giờ mà không được, thì trước khi đi ngủ, ngồi thiền đi, rồi tập thét rồi cũng quen, rồi cũng 0 giờ nó cũng vậy thôi. Giờ đó, chuyện đó thường, ăn thua, có tâm thiền, hay là không? Mà cái giờ là chỉ định tập cho hành giả cho nó siêng năng, tới giờ nó đến nhắc cái chuyện tu.
Chớ người ta tu quen rồi, không không gian, không thời gian rồi, đâu có không gian với thời gian nữa! Không gian, thời gian là thế gian; cái thời gian là để thế gian nhắc cái tánh lười biếng, trì trệ, thành ra nó thức tâm vậy, nó thiền. Đồng hồ nhắc nó; đồng hồ là người ta làm; mà chỉ định mà.
Còn cái chuyện Trời, Phật, nó khác! Trời Phật là không không gian và không thời gian: lúc nào nó cũng phải tu, lúc nào cũng ăn năn, lúc nào cũng khai triển, lúc nào cũng phát minh tốt đẹp.
Bạn đạo4: Dạ, kính thưa Thầy,
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [54:12]
Bạn đạo4: Kính thưa Thầy: một phần một cân, một giờ, thì bao nhiêu ngày cũng không có thể mang đi được, hay là cũng mang đi được ạ?
Đức Thầy: Nếu có dịp đi được, cũng cho đi hết, đâu có sao! Để mình thử thách và mình nghiên cứu đó là sự phát minh;nghĩa là đem nó đi và đem nó về, thể xác vẫn còn sống, không có chết, không có hại! Cái đó, mình phải thực tập thường xuyên; rồi có xảy ra những chuyện gì, rồi mình đi! Chớ dễ dãi, không có khó khăn; thấy không? Coi cái chết như cái sống, rồi học hỏi và tiến hóa, chứ không có gì trở ngại hết!
Bạn đạo4: Dạ.
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn) [55:25]
Bạn đạo4: Kính thưa Thầy, còn bây giờ, thường lệ thì con vẫn khư khư làm như Thầy bảo, là tới 9 giờ thì con thường niệm; mặc niệm đã rồi thì con… (nghe không rõ)
Đức Thầy: Cái đó thường rồi; đã làm bao nhiêu năm rồi mà!
Bạn đạo4: Vâng, nói ví dụ như, đến đêm, độ 2, 3 giờ, Con thức dậy thì Con vẫn làm như mọi khi đó!
Đức Thầy: Giờ Chị Soi Hồn với Pháp Luân, Thiền Định thôi.
Bạn đạo4: Vâng. Đỡ hơn 1 lần cũng đủ, trong…
Đức Thầy: Ừ, cũng đủ, tùy Bác rảnh; mà nhiều giờ lắm: ban ngày cũng làm được, lúc nào cũng tu được.
Bạn đạo4: Con cứ thiền, thiền luôn?
Đức Thầy: Bây giờ không có giờ nào cấm hết; nó yên rồi, nhập định, lúc nào nhắm mắt là cứ việc nhắm thôi, không có gì hết; ha? Mà cần nung náu cái tinh thần đó; rồi tuổi già, rồi lúc ra đi mạnh mẽ và không có bị trở ngại nữa!
Bạn đạo4: Dạ!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn)[56:50]
Đức Thầy: Còn gì thắc mắc nữa?
Bạn đạo4: Con quên mất; con định thưa Thầy, mà con quên!
Đức Thầy: Cho lên hưởng thanh quang vũ trụ rồi! ( cười)
Bạn đạo4: Rồi con xin phép Thầy, các bạn đạo khác; mai con lại lên đường; vì thắc mắc,
Đức Thầy: Mai nữa; lúc nào cũng có thắc mắc hết; lên nữa!
Bạn đạo4: Cảm ơn Thầy.
Đức Thầy: Cảm ơn Bác đóng góp. [57:22]
Bạn đạo5: Dạ thưa Thầy: hôm qua con có cái chuyện mà, như con thấy về Hải Âu, hồi sáng Thầy nói về Hải Âu; hôm qua, con thì từ hồi nào giờ con không biết Hải Âu; hôm qua con nghe người bạn đạo nói, “Có người bạn đạo bị lạc”; rồi tới con nhìn ra, thì con thấy một cái kính tê lê ngang bằng Hải Ău đó, rồi con chạy ra, kêu, (nghe không rõ); con nói, “Kêu bằng Hải Âu không?” thì (nghe không rõ) nói phải như vậy là sao?
Đức Thầy: Tê lê là không có mua cái tin, không có mua cái máy, mà ổng không có cơ hội coi phim! (cười) Ổng không có tiếc, vì chữ hiếu của ổng, ổng thực hiện trước, ổng dành cho cha mẹ coi thay vì ổng coi. Ổng có cái hiếu tâm, nhưng mà ổng không có cơ hội coi tiếp những cái phim mà diễn tiến từ Cha Nhẫn Hòa và những cuộc giảng của tôi. Ổng có nhận, mà ổng không có cơ hội coi, vì cha mẹ muốn cái đó, ổng phải nhường cho cha mẹ trước; đó là cái tâm hiếu của y.
Bạn đạo5: Không; con muốn biết là tại sao, hồi nào giờ con chưa biết Hải Âu, mà tại sao, khi mà con thấy Hải Âu thì con thấy cái phim hồi trước? Thấy cái phim có Hải Âu ngồi ở trỏng? Mà khi mà con nhìn Hải Âu thì con thấy gương mặt Hải Âu trong cái phim, ngay cái mặt Hải Âu; thành ra con mới biết. Con muốn biết vậy là tại sao?
Đức Thầy: Đó là sự sáng suốt của Con thôi; chớ có gì đâu!
Bạn đạo5: Là với một bữa đó, con đang dùng cơm thì con nhìn cái hột cơm, con thấy lạ lắm, ở trên đầu con đó có tiếng âm thinh lạ lùng lắm, nói là “Ta là vũ trụ, vũ trụ là Ta”; như vậy là,
Đức Thầy: Phải rồi! Hột cơm, hột gạo là vũ trụ đó, chớ không phải tầm thường: nuôi nấng con người, và xây dựng con người tiến hóa; cái hạnh hy sinh của bồ tát vô cùng! Tui đã thường giảng đó!
Bạn đạo5: Dạ. Còn con có chuyện, có một cây bông mà con thấy, nhiều nơi thấy trồng, mà không có ra bông; hồi bữa con thích quá, con ngắt cây bông con ăn cắp, cho nó, con nói “Nếu mà về, sống đó, thì con trả cho 2 cây; mà “Nếu mà chết đó, là tui không có mắc nợ cô nữa!” Mà con căn dặn về phải có bông cho con; mà khi con trồng, mới có 2 tuần thì tới ngày Chúa Giáng Sinh, thì nó nở thành một cây bông tím, bây lớn; mà cách 1 ngày là nó nở một cái! Chỉ cái nhánh mà con ăn cắp, thì nó mới có thôi, còn mấy nhánh kia thì nó xum xuê.
Thì cái bữa con nói, “Hôm trước tui hứa là sẽ trả lại 2 nhánh;mà bây giờ tốt quá, tui trả lại 3 nhánh!” Khi mà con ngắt 3 nhánh con trả lại cây bông cũ đó, thì nở nguyên chỗ đó một ngày 2 cái bông! Mà mấy cái khác thì không có, mà ngay chỗ đó không có; cái nhuị thôi; mà cứ từ trong cái lỗ nó cứ ra, ra, ra hoài!
Đức Thầy: Cái đó là cái duyên của Con; cái duyên bất cứ cái cây nào mà đối với người tu, khi mà bẻ cái cây, nghĩ tới, có! Cây bông nào cũng có Chư Tiên ứng hầu. Thì đó, mình nói chuyện thẳng với chư Tiên, thì cái công việc đó nó biến khác à! Nhiều người, người ta biết trồng bông, mà người ta nói chuyện cây bông; khi mà người ta về là bông vui, mà nó mọc tươi đẹp; mà cây bông hồi nào tới giờ không mọc, mà bây giờ nó lại mọc được! Đó nó lạ ở chỗ đó, đó!
Cho nên, cái người chơi bông phải hiểu lý lịch chư vị Tiên ở Bên Trên đã ứng chuyển cho cây bông được sống ở thế gian. Thì người tu cứ việc đó để mình xác nhận rằng hai nơi là một!
Bạn đạo1: (dịch qua Pháp văn)[01:01:31]
Đức Thầy: Nói ngắn ngắn để người ta dịch! Con nói tràng gian đại hải thì cái thằng đứng bên nó quên hết, dịch gì được!
Bạn đạo1: Con thì con không quên.
Đức Thầy: (cười)
Bạn đạo1: (dịch qua tiếng Pháp)
Đức Thầy: Nói cụt cụt; cụt nó mới dịch nổi; nói dài, nó quên hết! (cười) [1:01:46]
Bạn đạo5: Hồi sáng giờ, con quần quật con muốn nói. [01:01:54]