[bắt đầu 19860514L4]
Khóa 4, TV Vĩ Kiên - Quy Thức: NHỊN NHỤC
Hôm nay là ngày 14 tháng 5, năm 1986. Bữa nay chúng ta bắt đầu học bài:
Nhịn Nhục
Thân già lê lết khắp năm châu
Nhịn nhục thương yêu độ giải sầu
An lạc người người chung học đạo
Giải mê phá chấp giữ gìn lâu.
Gìn lâu thế đạo cao sâu
Sửa mình hiểu họ rõ màu nhiệm tâm
Bước qua điển giới tự tầm
Lầm than cũng bởi do tâm người đời
Tham sân chẳng chịu xa rời
Tạo tâm động loạn mở lời khinh khi
Học rồi phải học phải thi
Chưa minh điển giới tâm thì bất an
Tâm linh cho đến thiên đàng
Ta bà các nẻo chẳng ban được gì
Trên đường học hỏi dự thi
Bị nhồi bị kích mới thì chịu tu
Tu rồi lại kể như mù
Bao nhiêu tầng lớp phải tu phải hòa
Học bài nhịn nhục phân qua
Trong đời có đạo chan hòa tình thương
Một lòng nguyện niệm gieo gương
Từ bi hỉ xả tâm nương ý Trời
Thực hành tiến hóa hợp thời
Thương yêu tha thứ mở lời nhủ khuyên
Khuyên đời thức đạo giải phiền
Vượt xuyên tự ái giao liền thảnh thơi
Đến đây mới rõ ý Trời
Ban cho các giới hưởng lời thực chơn
Tiến lên giải tỏa giận hờn
Bền tâm vững chí biết ơn Cha Trời
Quy y nhận thức thanh lời
Giúp tâm khai mở giúp đời an khương
Tranh đua hậu quả khó lường
Một lòng nhịn nhục mới tường giả chơn
Lòng thành thực hiện keo sơn
Gắn liền Trời Phật không sờn không mê
Tâm thành tự nguyện trở về
Quy Không đạt pháp bối bê chẳng còn
Tu thời chẳng có cúi lòn
Tự mình tháo gỡ lòng son thực hành
Điển thời thanh nhẹ đạt thanh
Pháp thời tạm mượn giải rành loạn dâm
Trở về thanh cảnh tự tầm
Con đường chánh giác trong tâm người hiền
Chẳng còn cảm nhận não phiền
Tinh thần bất động hợp duyên muôn loài
Bên trong sẵn có thanh đài
Tâm tâm tương ứng sửa hoài không ngưng
Biết mình tiến hóa chẳng ngừng
Nhịp tim đang đập khai từng cảm giao
Hòa cùng muôn sắc muôn màu
Chẳng còn sanh khắc trước sau chung nhà
Bình tâm nhịn nhục chan hòa
Tình thương quy hội nhà nhà yên vui.
Hôm nay chúng ta bắt đầu học Nhịn Nhục. Sau cái bài thơ này, tôi sẽ giải thích:
“Thân già lê lết khắp năm châu”: Thân già này ở đâu mà có cái thân già? từ thằng con nít cưới vợ, lên lớn, rồi làm tới ông, rồi tới già mới thao thức, mới thấy cuộc đời toàn là động loạn, mê chấp, tự mình phỉnh mình, đau khổ mới tu tiến giải tỏa được cái phần phiền muộn, sái quấy, mới thành tâm cung ứng cho các giới, mới lê lết đây đó để thuyết cho mọi người thấy là: chính ta tạo ra nghiệp tâm,chính ta gây ra phiền não cho chính mình, chính mình là người động loạn, đáng giáo dục nó, đáng sửa nó. (T1, 4:11)
“Nhịn nhục thương yêu độ giải sầu”: Phải hết sức kiên nhẫn, khi chúng ta biết được một kỹ thuật nào có thể tháo gỡ về chuyện đời, chúng ta cũng phải kiên nhẫn giáo dục người khác, huống hồ gì tâm linh. Tâm linh chúng ta đã đạt được thì chúng ta phải hạ mình hết sức để nhịn nhục và hết sức thương yêu, vì đường chúng ta đi đã bị sụp đổ, bị nguy hiểm, bị đủ tai nạn. Ngày nay chúng ta thấy những người sắp đến những hố sâu đó chúng ta phải cứu, chúng ta phải tận độ họ, để cho họ thức tâm và họ sẽ không rước cái sầu vào tâm nữa. Họ không đụng phải thì họ không bị sầu muộn nữa. (4:52)
“An lạc người người chung học đạo”: Đó, tháo gỡ được, biết được kỹ thuật tháo gỡ rồi thì tâm thấy an lạc, thấy ta ở đâu đến và sẽ về đâu? Thấy rõ người người chung học đạo: chúng ta đồng chung một mối để học đạo, kẻ đi trước cũng đã và đang học đạo và truyền lại cho người đi sau đồng học đạo, và xây dựng mối đạo tốt đẹp hơn. (5:15)
“Giải mê phá chấp giữ gìn lâu”: Chúng ta không nên mê chấp. Khi chúng ta nghe được, không nghe được chúng ta cũng trì chí, trì tâm để tìm hiểu. Vì người này là đi trước, cái cảnh già nua của người đi trước là tuổi trẻ phải đi, không có thể từ chối được. Kẻ đi trước luôn luôn phải đụng trước và mách cho những người đi sau, và những vết chân đó không nên bước đến và những chuyến xe đó không nên đi đường đó nó sẽ bị lật đổ, chúng ta mới giữ gìn lâu được. Cái sinh mạng của chúng ta rất ngắn ngủi tại thế gian, mà chúng ta biết trước được, tránh những tai nạn thì cái sinh mạng của chúng ta có thể sống bền lâu, để chi? Để thức tâm tu học và để tận độ chúng sanh.
Gìn lâu thế đạo cao sâu,
Sửa mình hiểu họ rõ màu nhiệm tâm.
Là gìn lâu, chúng ta giữ gìn bền lâu cái thể xác này. Thế đạo là cái chuyện thế gian chúng ta cũng hiểu, đã qua rồi, vượt thử thách. Còn cái đạo chúng ta cũng đang đi đây thì cái sự cao sâu vô cùng; mà chúng ta tìm đến đâu nói đến đó, để cho mọi người đồng chung học hỏi và đồng tiến. (6:32)
Sửa mình hiểu họ rõ màu nhiệm tâm: Chúng ta phải sửa ta, ta kêu người ta dẹp tự ái mà chúng ta còn tự ái sao được? cái đó là hư! Chúng ta phải dẹp bỏ tất cả những sự tự ái, phiền muộn sái quấy trong nội tâm; tham sân si hỷ nộ ái ố dục trong nội tâm. Hiểu họ, lúc chúng ta sửa rồi chúng ta mới hiểu họ, cái kỹ thuật họ chưa làm được, chúng ta phải nhẫn hòa và để trao lại cho họ, để họ tự sửa tự tiến mới rõ màu nhiệm tâm, mới thấy sự màu nhiệm của Trời Phật đã ân ban từ ở bên trên, từ bao nhiêu kiếp chớ không phải mới có đây; mà chính chúng ta vì ôm sự động loạn mà quên sự thanh nhẹ trong nội tâm. (7:18)
Bước qua điển giới tự tầm,
Lầm than cũng bởi do Tâm người đời.
Chúng ta bước qua điển giới, làm sao bước qua điển giới? À, khối óc của chúng ta là điển đây, vừa nói là các bạn nghe, các bạn hiểu, các bạn có cảm ứng, các bạn có mê chấp. Các bạn có thấy rằng: Ô, người này nói không đúng, người kia nói đúng, phản ứng liền! Đó là điển giới, ngay trung tim bộ đầu của các bạn chớ không đâu hết. Đó, chúng ta bước qua điển giới tự tầm, mới tìm ra tại sao tôi hiểu? Cái xác này toàn thân rờ mó được nó không có hiểu, mà cái đó tôi vừa nghe qua cái âm thinh tôi hiểu cái chuyện sâu xa Trời Đất, Bồng Lai, Tiên cảnh, Địa Ngục tôi hiểu hết, như tôi đã đi tới đó, phải cái điển giới không các bạn?
Lầm than cũng bởi do tâm người đời: Người đời bỏ điển là vì lầm than, vì tưởng rằng cái ta thấy ta rờ được, đó là chánh. Sai rồi! Cái đó là kẹt chớ không phải chánh, bởi vì cái đó là thuộc về Âm. Cái vật gì mà các bạn rờ được, rồi hữu hình là hữu hoại; nó sẽ tiêu và sẽ mất, không còn nữa. (8:28)
Tham sân chẳng chịu xa rời
Tạo tâm động loạn mở lời khinh khi.
Đó, lúc đó chúng ta tham cái món đồ đó, chúng ta bênh vực nó rồi đâm ra sân si không có chịu xa rời nó, và để nó củng cố làm cho cô đọng cái tánh bất chơn của chính ta; vì bảo vệ cái này mà giết cái kia, rốt cuộc chúng ta không được cái nào hết!
Tạo tâm động loạn mở lời khinh khi: cái Tâm chúng ta động loạn, khi đạo này, khi đạo nọ; khi người này, khi người nọ; khi lời nói này, khi lời nói nọ mà không biết cái âm thinh do đâu mà có? âm thinh do sự cấu trúc của cả Càn Khôn Vũ Trụ, từ Đại Thanh Tịnh ân ban cho chúng ta để thức tâm tự học, tự tu tự tiến.
Học rồi phải học phải thi
Chưa minh điển giới tâm thì bất an.
Ta học rồi, học cái bài này: học làm vợ, làm chồng, rồi thấy cái đó không tốt, rồi phạm rồi tái phạm! Đẻ một đứa rồi sợ, rồi đẻ thêm đứa nữa rồi cũng sợ nữa, cũng phạm rồi tái phạm! Phải thi! Bây giờ thi chỗ nào? Chúng ta có rồi, kỳ này chúng ta chừa rồi chúng ta lại tái phạm nữa, rồi bây giờ chúng ta thi, thi cái gì đây? Hỏi cái lòng Từ chúng ta có không? Khi làm người mẹ nuôi con chúng ta có lòng Từ không? Đó, thi phải học, trả cái bài Từ tâm, Chúng ta có nên dùng cái nóng tánh của chúng ta hại chồng hại con ta không? Khi mà hại chồng hại con chúng ta, chúng ta nghĩ về xã hội, nghĩ về tương lai, nghĩ về Trời Phật, nghĩ về tất cả sự cấu trúc của siêu nhiên và tình thương đạo đức, sự thông minh của nhân loại đã nuôi dưỡng cho chúng ta được ngày hôm nay, tại sao chúng ta nghĩ cái đường lối phá hoại thay vì xây dựng? Đó, lúc đó là thi.
Học rồi phải học phải thi đó!
Chưa minh điển giới tâm thì bất an: mà đối với người tu, biết tu mà không biết điển giới là tu mà thiếu tu. Điển giới là cái gì? gom cái khả năng của chúng ta tập trung lên bộ đầu chúng ta mới thức tâm, chúng ta mới hiểu cái sự sái quấy của chính mình; còn chúng ta theo sự động loạn của cơ tạng thì luôn luôn nó biện hộ cho sự động loạn đó, nó càng ngày càng sai, càng trói buộc và không có tiến được. (10:43)
Chưa minh điển giới tâm thì bất an: khi mà chúng ta biết được điển giới rồi cái tâm chúng ta an. Chúng ta thấy rằng trình độ đó nó phải học bài đó, trình độ đó nó mới xuất ra cái ngôn luận đó, trình độ đó nó mới đi đứng như vậy; thì chúng ta thấy rằng mỗi người có phận sự, mỗi người có bài học, mỗi người đang tu và đang tiến. Sau kích động nhiều chừng nào nó sẽ được tiến nhanh hơn, được quy tụ hơn. Cho nên nhiều khi những cái chuyện gì mà xảy ra rắc rối trong gia đình, nói tôi nhức đầu quá! Tại sao nhức đầu? khi không lại nhức đầu? Nó gom điển lên trên bộ đầu, thay vì nó động loạn tranh chấp một hồi rồi nó nhức đầu! Nói: Trời ơi, tui tranh chấp la um sùm này kia kia nọ, tui tưởng tôi thắng, nhưng la rồi tui nhức đầu! Lúc đó tui gom tụ lên, tui thấy rằng tôi yếu rồi, tui yếu rồi cái chấn động lực nó càng ngày càng yếu, nó là đà, nó làm cho tôi nhức đầu, máu huyết nó không có giao thông điều hòa như trong lúc tôi an giấc ngủ dậy. (11:41)
Tâm linh cho đến Thiên Đàng
Ta bà các nẻo chẳng ban được gì.
Cái tâm linh cho đến Thiên Đàng từ ở thế gian, bây giờ chúng ta đang sống đây, biết nói Thiên Đàng, mà cho tới cảnh Thiên Đàng đi nữa, chúng ta cứ ta bà đi đây một chút, đi kia một chút, nhưng mà các nẻo chẳng ban được gì! Chỉ hiếu kỳ, muốn thôi! Nghe tới Thiên Đàng muốn Thiên Đàng, nghe tới tâm linh muốn tâm linh mà bỏ tâm linh, bỏ luôn Thiên Đàng nữa! Đâu có ban được gì, đâu có làm được gì hữu ích, đâu có sống trong cộng đồng của hai giới đó. (12:14)
Trên đường học hỏi dự thi
Bị nhồi bị kích mới thì chịu tu.
Trên đường học hỏi dự thi: chúng ta mang thể xác này là trên đường học hỏi và đang dự thi, sự kích động coi thử chịu đựng được không? Kêu nhịn, làm bà nội bà ngoại nhịn được cháu được không? Không! nhiều khi cũng gây gỗ, rồi buồn phiền, rồi động loạn! Cho nên chúng ta dự thi chúng ta người tu có điển rồi, chúng ta dự thi, chúng ta tưởng Bề Trên, chúng ta tưởng sự thanh cao, cởi mở, đem cái Từ điển để cứu độ con cháu chúng ta, với một nụ cười, với cặp mắt nhìn, với tình thương vuốt ve là đủ cảm động con cháu ta, rồi nó sẽ biết. Chớ không có phải la lô rồi làm gì được? Chỉ tai hại thêm! Mà trừng phạt nhiều thì thấy tội càng nhiều; chính nó phạt nó, nó cảm thấy nó phạt nó, nó mới có cơ hội ăn năn. (13:06)
Trên đường học hỏi dự thi, bị nhồi bị kích mới thì chịu tu: Đó, nhiều người la lô, đẻ con ra rồi đập phá lung tung, buồn phiền thứ nầy thứ nọ mới chán đời qua đạo, nó cũng có những cái trường hợp đó là học cái bài nặng không phải bài nhẹ! Còn cái bài Điển Tâm là thức tâm, là bài nhẹ, từ cái nhẹ đó nó tiến nhanh hơn. Từ cái nặng kia nó phải hư hao rất nhiều, nó mới có cơ hội học tu. (13:38)
Tu rồi lại kể như mù
Bao nhiêu tầng lớp phải tu phải hòa.
Khi mà chúng ta bước vào đường tu, chúng ta thấy mịt mù vô cùng, vì Hồn chúng ta là vô cùng, trong chu trình tiến hóa học hỏi cũng vô cùng, mới kể như mù! Chúng ta chưa vói được, nghe nói Tiên Phật gần đây, đứng đâu đây mà chúng ta không thấy, kể như mù vì thiếu thanh tịnh!
Bao nhiêu tầng lớp phải tu phải hòa: Biết bao nhiêu tầng lớp trong cơ tạng chúng ta, phải tu bổ sữa chữa. Chúng ta đã làm hư từ bao nhiêu kiếp, bây giờ chúng ta phải cố gắng tu bổ sữa chữa, đâu đó cho nó bình thản, lúc đó chúng ta mới có có cơ hội hòa tiến trong chu trình học hỏi.
Học bài nhịn nhục phân qua
Trong đời có đạo chan hòa tình thương.
Đó, càng nhịn nhục, người mẹ là phải nhịn nhục mới nuôi con lớn được, nếu có người mẹ hiền nào mà không nhịn nhục đâu! Không nhịn nhục làm sao nuôi con mình lớn được? Đó, ông chồng ổng cả ngày ổng đi đòng đỏng ngoài đường, mình cả ngày ôm mấy đứa con lo ăn lo uống, lo tắm lo rửa, lo đủ thứ, mọi sự việc! Cầu xin cả Trời Phật cho con cái mình bình an, cái đó phải học bài gì? học bài nhịn nhục. (hết track1)
Trong đời có đạo chan hòa tình thương
Đó, mẹ đối với con đó là đạo đó, từ ái ban bố cho con, đó là đạo. Chan hòa tình thương, mẹ con âu yếm ngày qua ngày, ngày ngày khó qua nhưng ngày ngày qua. Đến ngày hôm nay trưởng thành, thấy con khôn lớn trưởng thành, nhiều khi mình nói một hai câu nó cũng kích lại, nhưng mà đó cứ tiếp tục học cái nhịn nhục, để độ nó chứ không nên cãi lại vô ích.
Một lòng nguyện niệm theo gương
Từ bi hỷ xả (mà) tâm nương ý Trời
Một lòng nguyện niệm theo gương, theo gương gì? Gương lành của đấng Đại Từ Bi.
Từ bi hỉ xả tâm nương ý Trời: Chúng ta phải buông bỏ tất cả, không nên vì đứa con mà vọng động, nên nuôi dưỡng lòng từ ái, thương yêu tận độ con, chúng ta mới nương theo ý Trời mà sống được.
Thực hành tiến hóa hợp thời
Thương yêu tha thứ mở lời nhủ khuyên.
Chúng ta thực hành tiến hóa hợp thời: gặp đâu độ đó, ngay trong gia cang chúng ta, thương yêu con chúng ta, xây dựng con chúng ta, mới thấy tình thương của Mẹ Trời đã độ chúng ta bằng cách nào. Cha mẹ chúng ta đã thương yêu chúng ta bằng cách nào?
Thương yêu tha thứ mở lời nhủ khuyên: Chúng ta thương yêu, chúng ta tha thứ, mở lời nhủ khuyên, khuyên người nên hiểu lấy nó, thương yêu nó là tương lai nó sẽ thương yêu cha mẹ nó.
Khuyên Ðời thức Ðạo giải phiền
Vượt xuyên tự ái giao liền thảnh thơi.
Khuyên đời thức đạo: khuyên đời phải biết cái đạo ở trong tâm, sự quân bình trong tâm, không nên làm sự bận rộn cho chính mình mà mình ăn không được, ngủ không được. Giận ai thì một đêm thao thức tới sáng! Đó là con người chưa thức đạo, chỉ biết đời mà thôi! Đời thì nó chuyên môn nhồi quả, đời nó cũng như sóng thần tại thế vậy thôi, nó đập vố nào cũng là chới với hết! Đó, mình kêu họ trở về với chính họ, trở về với chiếc ghe họ, trở về với cái Thuyền Bát Nhã họ, để chèo tới thì nó giải phiền.
Vượt xuyên tự ái: không còn tự ái nữa, không còn là tui vì tui không làm gì mà sóng cứ đập tôi hoài, đó là tự ái! Than phiền đó là tự ái, mà vượt xuyên, lấy cái lòng từ để vượt xuyên. Giao liền thảnh thơi: lúc đó chúng ta thảnh thơi, thấy nhiệm vụ của sóng nó làm việc đúng theo sóng; mà chiếc thuyền thì phải làm việc đúng theo chiếc thuyền, mà tâm người phải làm việc đúng theo tâm người thì ba giới bất động. Mà nếu chúng ta cho sóng là mạnh hơn ta thì chúng ta động, cái tâm ta cũng mạnh vậy. Mỗi người một công việc.
Đến đây mới rõ ý Trời: tới giai đoạn này mới hiểu cái ý của Trời.
Ban cho các giới hưởng lời thực chân: Đó, những hành động, những kích động và phản động tại thế là ý Trời tất cả, xui khiến các bạn tới đây học đạo, xui khiến các bạn đi chửi lộn người ta, xui khiến tất cả những sự kích động, tham ăn đủ chuyện ở thế gian. Đó là ý Trời để cho các bạn học, rồi chán chường thức tâm trở về với Tâm Ðạo là buông bỏ tất cả, trở về khả năng sẵn có của chính mình.
Tiến lên giải tỏa giận hờn
Bền tâm vững chí biết ơn Cha Trời.
Chúng ta tiến tới, chúng ta càng tiến lên thì càng giải tỏa được sự giận hờn. Giận hờn là gì? sự cô đọng của tánh nóng mới tạo sự giận hờn, mà chúng ta hướng thượng thì tánh nóng tiêu tan đâu còn nữa.
Bền tâm vững chí biết ơn Cha Trời:
Lúc đó chúng ta một lòng một dạ tu học trở về với sự thanh tịnh, lần lượt cướp lại cái quyền sẵn có của chính chúng ta. Phải biết ơn Cha Trời đã ân độ từ xa xưa chứ không phải bây giờ mới độ.
Quy y nhận thức thanh lời
Giúp tâm khai mở giúp đời an khương.
Chúng ta quy y là trở về con đường cũ xa xưa. Nhận thức thanh lời: thấy rõ con đường thanh nhẹ trong đó có ta và ta đã từng ban lời thanh nhẹ. Ngày nay chúng ta đã phản lấy ta, lấy sự ác độc mà phản cái sự thanh nhẹ của chính mình.
Giúp tâm khai mở, giúp đời an khương: Giúp cái tâm của chúng ta khai mở, giúp tâm của chúng ta an lành thì chúng ta ảnh hưởng được chúng sanh. Giúp đời an khương: Lục Căn, Lục Trần nó phải đồng theo Chủ Nhân Ông, hướng thiện thay vì làm điều ác.
Tranh đua hậu quả khó lường
Một lòng nhịn nhục mới tường giả chơn.
Tranh đua thì hậu quả khó lường lắm! Chúng ta tranh chấp một việc gì là phải có một hậu quả đến với các bạn. Xong, thấy các bạn thắng rõ ràng, nhưng mà rốt cuộc thấy các bạn có cái bệnh, cái tâm bệnh vẫn còn, tim gan tỳ phế thận của bạn không có ổn thỏa thì tương lai nó mới sanh cái bệnh. Cho nên tôi đã thường nói: bệnh do tánh sanh, chúng ta hơn người thiên hạ một tấc là chúng ta phải đau đớn một tấc; mà chúng ta hòa với thiên hạ thì chúng ta được tiến và thiên hạ được vui.
Một lòng nhịn nhục mới tường giả chơn: Chúng ta một lòng nhịn nhục, nhịn nhục để hiểu, nhịn nhục để minh, nhịn nhục để thấy cái tội tạng của chính mình, thấy đó là những người nào đến kích động chúng ta là Bề Trên đang giáo dục chúng ta mà thôi. Mới tường giả chơn: biết cái gì thật cái gì giả, chửi cha mắng mẹ họ nhưng mà những cái lời đó mà phân tách ra thì không có nghĩa lý gì. Cũng chả phải là giận, chính chửi họ là chửi mình, ghét họ là ghét mình; người giận đó run rẩy, chớ người nghe đâu có run rẩy; mà chửi họ họ cũng không nghe, họ bỏ ngoài tai thì chính cái người mà chửi họ là người đó bệnh trước hơn người kia. (T2, 5:48)
Lòng thành thực hiện keo sơn,
Gắn liền Trời Phật không sờn không mê.
Đó, chúng ta lòng thành thực hiện keo sơn, chúng ta dính liền với Trời Phật, vì tâm chúng ta do Trời Phật bảo trì và sáng tạo chúng ta xuống thế gian, thì chúng ta phải gắn liền với Trời Phật. Trời là ta, Phật là ta, không sờn, không mê, không bao giờ chúng ta bỏ Trời Phật, và không bao giờ chúng ta đắm chìm trong sự mê nữa.
Tâm thành tự nguyện trở về
Quy Không đạt pháp (mà) bối bê chẳng còn.
Tâm chúng ta thành, chúng ta thật thà với chính ta là thành. Tự nguyện trở về, phải trở về đâu? Trở về cái Không, trong lúc chào đời chúng ta là Không.
Quy Không đạt pháp (mà) bối bê chẳng còn: Chúng ta trở lại cái không của chúng ta là vô tư thanh nhẹ thì chúng ta đạt pháp, thì đâu còn sự bối bê hướng ngoại, tranh chấp, bày vẽ, trói buộc tâm thức của ta và tạo động cho bên ngoài nữa.
Tu thời chẳng có cúi lòn
Tự mình tháo gỡ lòng son thực hành.
Tu thì không có cúi lòn không có xin ai, không có nhờ ai, không có quỳ lụy ai; chính mình đã làm sai bây giờ mình phải tháo gỡ. Lòng son thực hành chúng ta quyết tâm trở về với sự chơn giác của chúng ta và gỡ những sự phiền muộn sái quấy trong nội tâm của chúng ta.
Điển thời thanh nhẹ đạt thanh: Điển càng ngày càng thanh nhẹ, càng đi tới cái chỗ thanh.
Pháp thời tạm mượn giải rành loạn dâm: Cái Pháp mà chúng ta hành ở đây là tạm mượn thôi, ta mượn cái gậy này để đi tới. Tại sao nói chứng mình là mượn? Các bạn Soi Hồn, đó là các bạn quy cái luồng điển, mà mượn cái gì? mượn mấy ngón tay này, mượn cái kích động của thể xác này để cho nó quy về, thay vì để ở đời họ kích động nhồi quả, nhiều kiếp mới được. Cho nên chúng ta tu tắt, tu gọn. Chúng ta phải dùng cái tay, chúng ta bịt cái lỗ tai lại, kích động cho nó trở vô. Đó, rồi nó mới hướng thượng, nó mới giải tỏa được. Ðem cái luồng điển sân si từ trong tâm, giải tỏa ra ngoài, thì nó đâu còn sân si nữa. À, nó đâu còn sự loạn dâm nữa? Làm Pháp Luân Thường Chuyển, đâu đó nó có trật tự, nó quy về rồi, đâu có còn loạn dâm nữa.
Trở về thanh cảnh tự tầm
Con đường chánh giác (mà) trong tâm người hiền.
Đó, trở về thanh cảnh, trở về trong càng ngày càng lui, càng nhịn nhục, càng thấy đường đi càng lớn rộng, và sức thương yêu của chúng ta càng gia tăng vì thấy những người kia đang bị sai lầm và không biết chừng nào họ mới ngộ tâm.
Con đường chánh giác trong tâm người hiền: Chúng ta thật thà với chính chúng ta là chúng ta thấy rõ rồi, cái sự chánh giác nằm ở bên trong, chỉ có chút xíu đó là giải quyết tất cả.
Chẳng còn cảm nhận não phiền
Tinh thần bất động hợp duyên muôn loài.
Chẳng còn cảm nhận não phiền, không có buồn phiền ai hết! Chúng ta hàng ngày sửa, hàng ngày lo, hàng ngày sửa cơ tầng trong nội tạng nội tâm, trong đại não của chúng ta thì tinh thần bất động. Lúc đó chúng ta đâu có động? hướng ngoại mới động, hướng ngoại mới bị sự kích động, phản động mới tạo động; mà chúng ta không có hướng ngoại, đâu có động?! Hợp duyên muôn loài: thì tất cả thế gian đang chung hưởng thanh khí điển của cả Càn Khôn Vũ Trụ, đồng hít vô và thở ra; cọng cỏ cũng vậy mà chúng ta cũng vậy. Hột cát, hột sạn mà không có mặt trời, mặt trăng ban chiếu, không có thanh khí thì nó cũng là bị mốc, bị hư.
Bên trong sẵn có thanh đài
Tâm tâm tương ứng, sửa hoài không ngưng.
Trong đó chúng ta có thanh đài, các bạn trở về thanh đài thì hướng thanh thì thanh chiếu cho các bạn, mà hướng trược thì trược hút. Cho nên chúng ta hướng thanh thì tâm tâm tương ứng, sửa hoài không ngưng. Chúng ta càng ngày càng muốn thanh hơn, càng ngày càng muốn đi nhanh hơn, càng ngày càng muốn nhẹ hơn, càng ngày càng muốn hóa độ chúng sanh, sử dụng cái luồng điển từ ái mà ban cho mọi người.
Biết mình tiến hoá chẳng ngừng,
Nhịp tâm đang đập khai từng cảm giao.
Đó, biết mình tiến hóa chẳng ngừng: các bạn đang tiến hóa chớ các bạn đâu có hưởng thụ gì đâu? Nhịp tim nó đang đập đó, nó “pụp pụp pụp pụp” không có giờ nào ngưng; cái nhà máy đó nó không có ngưng, nó đang làm việc.
Nhịp tâm đang đập (mà) khai từng cảm giao: nó đập chừng nào các bạn thức tâm chừng nấy, thấy cuộc đời là giả tạm, mà thấy cái chơn là gì? Cái chơn là Không, mà trong Không nó lại có. Tôi nắm cái sự sáng suốt đó tôi đi mãi, trong thanh tịnh nó có sáng suốt.
Hòa cùng muôn sắc muôn màu,
Chẳng còn sanh khắc (mà) trước sau chung nhà.
Chúng ta hòa cùng muôn sắc muôn màu: muôn sắc, muôn màu nó thể hiện như vậy màu xanh màu đỏ nhưng mà nguồn gốc của nó cũng trong định luật sanh trụ hoại diệt rõ ràng, chớ nó không có làm gì hơn hết! Màu nào sắc nấy có Tiên ứng hầu: là có phần sáng suốt của nó và nó phải giữ lấy mà nó tu tiến mà thôi. Thì chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng là muôn sắc muôn màu đang ngự trong Tiểu Thiên Địa này, mà chúng ta không lo cho nó mở cái thức hòa đồng mà đồng tiến với Chủ Nhân Ông, để đem cái tâm lành dâng Trời Phật, thì sự khổ đó nó sẽ đến với chúng ta, trược nó sẽ áp bức chúng ta và nó lấn át chúng ta, càng ngày càng chìm sâu và không có tiến được.
Chẳng còn sanh khắc trước sau chung nhà: không còn sự sanh khắc nữa, không có nói màu này kị màu kia, màu kia kị màu nọ, nó đã hòa rồi đâu còn sanh khắc nữa? Cho nên người tu có mích lòng họ, có chửi họ, họ cũng không buồn, bởi vì họ nhìn thấy rằng đây là bài học, đây là cây thước đo lường sự thanh tịnh của họ. Họ đã mang tiếng tu mà tại sao một chữ kích động mà họ lại buồn người đó? Rồi họ từ chối việc này, việc kia, việc nọ, đó là họ thua lỗ, họ trở về cái bản chất tham sân như xa xưa chứ đâu phải là người tu nữa, họ tự hủy họ mà không hay!
Bình tâm nhịn nhục chan hòa
Tình thương quy hội nhà nhà yên vui.
Chúng ta bình tâm nhịn nhục thì cái điển từ ái nó mới xuất phát ra, nó chan hòa nơi nơi. (T2, 12:23)
Tình thương quy hội nhà nhà yên vui: lúc đó tình thương không bao giờ bị tiêu diệt, khí giới cuối cùng của tâm linh quy hội thì nhà nhà yên vui. Ði tới đâu chúng ta có cái tâm cứu khổ, ban vui, tận độ chúng sanh, thì chúng ta đâu còn cái thức nghèo nàn nữa?
Cho nên các bạn đã giáng lâm xuống thế gian, ôm cái thể xác này là ở trong cái quy củ, học nhịn nhục, nhịn tới ngày hôm nay rồi, nhịn nhiều rồi, nhịn từ tuổi trẻ nhịn tới già! Đây rồi một ngày nào nữa chúng ta sẽ bỏ cái xác phàm này chúng ta đi, đi trong thanh nhẹ, chúng ta hướng thượng, và ta mới giải tỏa ta được. Còn nếu chúng ta không hướng thượng thì chúng ta tạo kẹt cho chính mình, và đau khổ vô cùng! Triền miên đó, lận đận trong ba cõi trong cơ tạng, mà hướng hạ là về tình dục, mà hướng chính giữa là tranh chấp. Đó, hướng thượng thì khai mở tới bộ đầu, mới bắt đầu lý luận. Rồi chúng ta từ ngay trung tim bộ đầu, hướng hạ của vòm trời, chúng ta mới ngoi lên được cửa trời. Rồi lên đến Trung Thiên chúng ta mới thấy rằng những sự kỳ diệu khai mở văn minh, siêu văn minh đã và đang có chớ không phải chưa có. Rồi từ đó chúng ta mới thấy rõ ta nguyện niệm, ta tu để giải tỏa tất cả những cái sự màu sắc mà làm mê hoặc tâm ta, như cảnh thế gian, cảnh Thiên Đàng và chúng ta nhập vô trong cái Hư Không Đại Định. Lúc đó chúng ta mới có cơ hội ở trong Niết Bàn, tự tu tự tiến, tự túc không còn sự lệ thuộc nữa.
Cho nên cái đường tu của hành giả nó phải qua nhiều giai đoạn thử thách, mà nó qua nhiều đợt chán ngán, chúng ta không buông. Chúng ta nhất định, tôi đã vượt qua từ sự tăm tối, ngày hôm nay tôi đến tới sáng; rồi bây giờ tái ngộ sự tăm tối này là tôi biết tôi sẽ bước qua một con đường mới ở tương lai nữa, sự sáng suốt hơn nữa, sự minh mẫn hơn nữa. Cho nên tôi tin ở khả năng của chính tôi, và tôi cương quyết đi là tôi tới, cương quyết đi là tôi ngộ, cương quyết đi là tôi đắc.
Cho nên chúng ta tu, trên đường tu nó nhiều sự trở ngại, nhiều sự quyến rũ, nhiều sự kích động, cho nên chúng ta phải giữ bình tâm tu học. Đó, ngày hôm nay chúng ta được cái pháp của đấng Di Đà độ cho chúng ta, truyền bá cho chúng ta, lục tự rõ rệt, giữ nó mà làm phương châm để đi tới. Nếu vắng nguyện niệm Nam Mô A Di Đà Phật là cái tâm động tức khắc, nó có thể trì kéo bạn xuống bất cứ lúc nào, ngay điển trong cơ tạng các bạn, chớ đừng nói bên ngoài. Nó có thể kéo các bạn nghĩ sai, hướng ngoại, động loạn. Mà các bạn cứ trì niệm giữ cái phần đó, thì cái phần nào mà có thể hộ nhập, bổ khuyết cho bạn được thì nó sẽ gia tăng sự sáng suốt nhẹ nhàng đó. Còn nếu mà cái phần nào không hữu ích cho cơ tạng các bạn là nó phải đi xa liền và không còn nhớ nữa. (Hết track 2)
Chúng thấy rằng: cho nên những người bạn đạo tu Vô Vi có tâm tu, rồi gặp cái chuyện đó đáng nói, mà chúng ta quên mất! Vì sao? vì cái phần đó không có lợi cho chúng ta mà chỉ có hại, đó là phần trược chúng ta không rước thì nó phải văng ra ngoài tức khắc, là chúng ta quên mất đi! Quên là phước chớ đừng cố gắng nhớ nó làm gì, quên thì thôi, nói chuyện khác. Nhưng mà không sao, lại trở lại con đường bình tâm sẵn có của chính mình, thường độ mình và tiến hóa không ngừng nghỉ. Chúng ta mới thấy rằng cái không ngừng nghỉ này trong sự thanh nhẹ, chớ không phải không ngừng nghỉ trong sự kích động. Cho nên các bạn đang ngồi bình thản như vậy mà trong lúc gia đình động loạn mà bạn có câu thanh nhẹ có câu giải đáp phân minh trong nội tâm các bạn và làm cho các bạn càng ngày càng thức tâm, càng sáng suốt, càng vui mừng và càng quên sự động loạn của gia cang và sự lo âu tự nhiên nó biến mất. Đó, các bạn thấy rằng cái dũng chí thanh tịnh nó đã về với các bạn rồi, nắm cái đó để mà đi, nắm cái đó để mà tiến tới nữa, nắm cái đó mới làm việc ở Thiên Đàng được. Cái cõi Thiên Đàng là cõi thanh nhẹ chớ đâu phải cõi trược ô, mà chúng ta đem sự trược ô thì chúng ta bị rơi rớt, đến đó không vô được; vì cái chiều điển chấn động lực của người ta nhanh gấp triệu lần, mà mình không thanh nhẹ làm sao mình hòa với khối nhanh đó mà mình được điêu luyện? Đó, cho nên ánh sáng của mặt trời các bạn tưởng là nó không làm việc mà có ánh sáng đâu; nó chớp nhoáng lia lịa, chớp nhoáng vô cùng cả triệu ức lần như vậy đó nó mới đem ánh sáng cho các bạn, mà cung cấp cho các nơi trong thức bình đẳng, chớ không có dị biệt; không có chiếu chỗ này bỏ chỗ nọ. Không! Cái tâm thức của các bạn cũng vậy, các bạn làm Pháp Luân Thường Chuyển tự nhiên để thở thường là nó đâu có kích động ở bên trong nhiều đâu; nhưng mà các bạn làm Pháp Luân Thường Chuyển rồi, nó kích động nhiều chừng nào thì trong đó sự chấn động lực nó lại gia tăng, nó càng gia tăng nó càng chói sáng bộ đầu các bạn và cảm thấy thanh nhẹ, cơ tạng da thịt cũng trơn tru tốt đẹp nhẹ nhàng, do đâu? cái gì tạo cho nó tốt đẹp nhẹ nhàng? là cái thanh khí điển của Càn Khôn Vũ Trụ đã tạo cho các bạn nhẹ nhàng.
Cho nên những người tu mà đã có thai rồi, cái tâm hướng thượng là đem cái gì? đem thanh khí điển của bên trên tưởng tới Thượng Đế thì luồng điển của Bạch Ngọc chiếu cho, thì đứa con mình trong tương lai ra đời sẽ là dân của Bạch Ngọc luôn luôn nó yên tịnh và nó hiếu lễ với gia cang. Nó không có động loạn, nó biết khuyên lơn, nó biết đóng trò cho cha mẹ nó vui hòa. Đứa con nít cũng như hành động của người lớn, trong nhà không có tiếng khóc, vì sao nó không có tiếng khóc? nó không có sự uất hận của mẹ nó, nó không có sự uất hận của cha nó, nó chỉ sống trong cảnh hòa ái tương thân, giải tỏa sự trược ô cho đến lúc nó ra đời, thì tâm thân nó thường là thông minh hơn những đứa con nít khác.
Cho nên cái luồng điển là chủ tất cả, luồng điển là khai mở tất cả, luồng điển mới là độ tất cả. Cho nên chúng ta tu, chúng ta gom về điển thì chúng ta mới thấy rõ rằng cái khả năng của Thượng Đế làm việc. Ổng ngồi đó, ổng ngồi Trung Thiên Thế Giới mà mọi người ca tụng, 3 tầng Thiên Địa Nhân đều ca tụng Ngài và muốn tìm Ngài. Tại sao? vì cái luồng điển của Ngài đã phân ban cho các giới một lượt. Đại bi, đại trí, đại dũng, phân ra 3 luồng điển đó phóng xuống thế gian một lượt, thì con người có bi- trí- dũng không? Ai cũng có bi- trí- dũng hết, nhưng mà ngày hôm nay đặc biệt là Thượng Đế đã ban đại bi, đại trí, đại dũng, gia tăng bi trí dũng cho chúng ta. Cho nên người bây giờ gặp cơn đau khổ dễ tu, rồi thấy rõ tình đời là phụ bạc rồi cũng dễ tu. Khi mà thức Hồn rồi, hướng thượng thì bên trên chiếu liền. Cái tâm chúng ta có cơ hội để thức liền. (T3, 4:32)
Cho nên tương lai cái thời Thượng Ngươn, các bạn thấy rằng những vị Đại Bồ Tát đã hy sinh, thấy rằng nhiều kiếp, nhiều chương trình của Thượng Đế đã làm cho quả địa cầu này mà chưa tiến hóa được, không có bao nhiêu người tu, kết quả ngày cuối cùng phán xét cũng không có bao nhiêu người! Thì lúc đó những vị Bồ Tát mới nguyện hy sinh, tôi hy sinh, tôi hy sinh làm cây cỏ để ban thanh khí cho những chúng sanh có cơ hội hít thở nó, và có cơ hội thức tâm để tu. Tương lai đời Thượng Ngươn là cây cỏ cũng là duyên lành, cây cỏ rất đẹp và ban thanh khí cho người hiền để tu, để có cơ hội tu, là hạnh hy sinh của những vị Bồ Tát, hạnh hy sinh tạo cho hoa quả ngọt thơm, khác lạ hơn kỳ Hạ Ngươn; thì lúc đó người càng ngày thấy hiền. Cho nên chúng ta đi lên cảnh thanh nhẹ này chúng ta cảm thấy tâm chúng ta hiền, bớt sân si. Rồi nay mai các bạn rời khỏi chỗ này đi về các bạn thấy nó vọng động, rước toàn là trược! Đó, cho nên các bạn đến đây học bài thanh và trược của đời thôi, còn thanh và trược của đạo thì các bạn phải ở chỗ kích động và tìm ra tịnh, các bạn mới hưởng thanh trực tiếp hơn nữa; còn đây là cái thanh tạm bợ của thế gian thôi! Còn cái thanh trực tiếp là do sự công phu công năng tu hành của các bạn mới hưởng được cái thanh trực tiếp của Bề Trên ân chuyển cho các bạn, của Thượng Đế đã ban bố cho các bạn, trong lúc buồn phiền, nghịch cảnh, đau khổ! Đó, có một luồng điển thấu triệt trong tâm can các bạn và các bạn cảm thấy sung sương vô cùng! Giải tỏa phiền muộn sái quấy và đem lại cái gương lành, lúc đó phần hào quang của các bạn có mới chuyển cho tất cả gia cang, mọi người đồng hưởng và đồng thức, đồng tu.
Cho nên cái con đường tu học của chúng ta, đời họ cũng la tu từ bao nhiêu kiếp nay, rốt cuộc là họ kêu Trời Phật phục vụ cho họ thôi! Càng cúng nhiều càng không hiểu đạo, và càng sống trong ỷ lại và không chịu hy sinh. Trời Phật cho con làm ăn khá con cất cái chùa cho Phật! Ông Phật đâu có cần chùa! Nếu ông cần chùa thì ông hạ lệnh cho dân cất chùa cho ông tu rồi! Ông không cần chùa, ông cần tâm thôi! Cho nên ngày hôm nay làm chùa để làm chi? để độ cho những người sơ căn vào chùa để truy tâm chân lý của Phật, tại sao ông như thế đó mà ông đi tu? Đó, chớ chúng ta không phải lập chùa cho ông Phật, ông Phật đâu cần ngồi trong chùa! Chúng ta lưu niệm những kỷ niệm đó cho nhân gian chúng sanh chiêm ngưỡng và tìm lối thực hành trở về Chơn Tâm của hành giả mà thôi. Cho nên mỗi một cái chùa là độ cho những người sơ căn, những người tìm được kinh kệ rồi, họ trở về họ lo tu. Cho nên có những người cư sĩ tại gia họ lo tu, họ thành tâm tu, họ tưởng niệm Đức Phật, ngày đêm niệm Phật, ngày đêm lo tu sửa để đạt tới thanh nhẹ để nhận cái thức thường độ từ bên trên và nguyện niệm để độ tha.
Cho nên con đường tu nó phải đi thẳng ngay nơi trung tâm thanh tịnh của các bạn, chớ không phải ở bên ngoài nữa; không phải dàn cảnh để phỉnh bạn được. Thời đại văn minh này, ở xứ văn minh này cái gì cũng phân tích rất rõ ràng, cho nên không phải vẽ hình mà phỉnh người ta được đâu! Không! Rốt cuộc cũng bị đọa, bị nạn. Cho nên chúng ta đã dụng tâm thanh tịnh sửa cái cơ thể này thành cái dinh tốt đẹp, thành căn chùa quý giá để thường nhận thanh điển của chư Phật, chư Tiên và chúng ta tiến tới, nhờ những luồng điển đó dẫn tiến tâm linh của chúng ta, càng ngày càng thanh nhẹ, càng ngày càng cởi mở, càng ngày càng trìu mến bề trên, và thực hành cho đến đích.
Cho nên ngày hôm nay duyên lành khó gặp, khó ngộ, mà chúng ta đã có duyên lành đã phân tách rõ cơ năng ngũ tạng của chúng ta toàn là điển, và các bạn đang sống đây là điển chớ không có gì hết. Các bạn ăn thấy không? các bạn ăn cái ngọt cái ngon, cái mùi vị; mùi vị nó là điển đó. Các bạn thấy cọng rau không? cắt ra thấy nó tươi, để một chập nó úa, chớ cái tươi nó đi đâu? luồng điển nó rời khỏi cái xác đó rồi. Miếng thịt cũng vậy, cắt ra đỏ đó, bỏ xuống đất nó hết rồi, nó đâu có đỏ! Phần đỏ nó ly khai, nó đi, nó đi về cái thức đau đớn của cái phần hồn đó, cái thức si mê của phần hồn đó và nó trụ đó, và nó đòi hỏi cái xác của nó. Cọng cỏ cũng vậy, rau cũng vậy, nó cũng có cái thức sống của nó, nó có sức xinh tươi của nó, nó cũng có kỳ hạn của nó, mà chúng ta cắt đứt nó, nó thủ trảm bá đao, tội nó còn nặng hơn con thú nữa! Thủ trảm bá đao, hạnh hy sinh vô cùng, rồi chúng ta mới lấy cái hạnh hy sinh đó độ chúng ta ấm no để chi? để học để tu tiến, chớ không phải ấm no để hưởng! Hưởng cái gì bây giờ? Ăn, ngủ, ỉa nhất định chứ đâu có bỏ ba giới đó được! Ăn bao nhiêu thì đi ra bài tiết bấy nhiêu, uống bao nhiêu nước thì đi tiểu bấy nhiêu, đâu có giữ được gì! Của Trời thì Trời lấy, của ta là cái gì? Của ta là cái thức, cái hồn, cái luồng điển của các bạn, cái đó là bất diệt. Cho nên phải phân rõ ràng để các bạn thấy rõ cái nào là của bạn, cái nào là của tha lực? Rồi các bạn mới cầu siêu cho tha lực được tiến hóa, các bạn ăn cọng cỏ cũng là thủ trảm bá đao, nó cũng có đại tội nó mới chịu hy sinh, để nó được gì? được tiến hóa lên, thì chúng ta mới nghĩ về cầu siêu; mà có nhằm những rau cỏ là của Bồ Tát độ chúng ta, thì chúng ta cầu siêu thì Ngài ứng liền và độ ta liền. Đó, cho nên có hai giới hy sinh: một hy sinh muốn tiến hóa làm người, một hy sinh vì cứu độ chúng sanh. Cho nên tương lai đây là những vị hy sinh cứu độ chúng sanh nhiều, rau cỏ khác thường, màu mè khác thường, thơm ngon khác thường, khí trời thay đổi. Tại sao khí trời thay đổi? những vị đó giáng lâm xuống, thể hiện những cái phần đó thì tận tâm hơn, chỉ ban thanh khí và không có độc khí. Cho nên con người ở nơi cái chỗ thay đổi đó, mà đến đó rồi cảm thấy tôi phải tu, tôi nhẹ nhàng, tôi thấy sung sướng; tôi dễ ngủ, tôi dễ xuất. Mà bây giờ các bạn cũng ăn món đồ đó, nhưng mà nhiều khi khó ngủ, khó xuất, khó đi lắm! Đó, trừ phi các bạn tu nhiều hơn, cái hạnh của các bạn tiến tới tương đồng với cái hạnh của Bồ Tát thì các bạn xuất dễ dàng, là phải tha thứ và thương yêu để xây dựng những tầng lớp ở bên trong. Chúng ta thấy cơm nước cũng đã hy sinh rất nhiều cho chúng ta, thanh khí của Trời Phật đã hy sinh rất nhiều cho chúng ta, mà chúng ta chưa chịu hy sinh thì ánh sáng chúng ta làm sao tỏa ra được? Chúng ta hy sinh nhiều chừng nào thì ánh sáng của chúng ta sẽ bừng sáng ra. Đó, cái tâm thức cứu độ nó đi trong hòa đồng thì chúng ta mới có cơ hội hòa tan với thanh quang điển lành của Bề Trên, học hỏi và tiến hóa không ngừng nghỉ. (T3,12:54)
Cho nên chúng ta đã niệm Phật, thường niệm, vô biệt niệm, để chi? để huynh đệ tỉ muội hộ nhập trong cái thể xác này đồng tu đồng tiến với chúng ta, thành ra một lực lượng thanh nhẹ khai mở trìu mến. Cho nên chúng ta xuất ngôn trong tình thương và đạo đức. Tình thương và đạo đức là gì? là khí giới cuối cùng của tâm linh, chúng ta giữ cái khí giới đó để đi cứu khổ ban vui, bất cứ nơi nào chúng ta đến, chúng ta chỉ nhịn nhục và tìm lời phải của chân lý để truyền độ chúng sanh. Chúng ta là một khí giới cứu khổ ban vui rõ rệt của Thượng Đế, tràng giang đại hải đang ban xuống thế gian 3 luồng điển đại bi-đại trí- đại dũng, đó là cái gươm tình thương và đạo đức. Nhưng mà mấy ai nắm nó được để làm? chỉ có người tu thôi! Người tu kiên nhẫn rồi mới nắm lấy nó được. Khi xuất ngôn ta nghĩ đến vị đại bi đang cứu độ, đại trí đang cứu độ, đại dũng đang cứu độ ta, thì ta đem cái đại bi- đại trí- đại dũng đó cứu độ những người khờ dại chưa biết khả năng của chính nó và không tin lấy nó. Cho nên nhiều bạn ở thế gian đây chưa tin lấy bạn, tôi làm sao tôi biết tôi được? tôi làm sao cứu tôi được? chỉ có ơn trên mới cứu tôi được; thì tôi chờ hoài, chờ hoài, chờ cho đến tôi chết tôi cũng không gặp được Chúa, mà tôi cũng không gặp được Phật! Mà tôi biết khai thác tôi thì trong kiếp này tôi tỉnh táo, tôi nhắm mắt là tôi thấy được Phật rồi. Vì tôi có tâm, tôi biết sử dụng thanh tịnh của tôi để tiến hóa, hòa với thanh tịnh thì tôi mới có; còn tôi không biết sử dụng thì tôi sẽ mất. [Hết track 3] À…, cho nên tôi đã thường nói: các bạn cứ hướng ngoại đi tìm Thượng Đế hoài thì các bạn sẽ mất Thượng Đế và mất bạn luôn! Các bạn đi tìm Phật hoài thì các bạn sẽ mất Phật và mất bạn. Mà các bạn trở vô với chính bạn, biết rằng Ngài đang ngự trong bạn, bạn không nên bỏ Ngài nữa, thương yêu Ngài, trở về với Ngài để học hỏi nơi Ngài thì không bao giờ các bạn mất Phật, không bao giờ mất Thượng Đế, thấy rõ chưa?
Cho nên cái đường đi của chúng ta rất rõ rệt, rất nhẹ nhàng, đúng trong cái đường lối kỹ thuật sẵn có của chính ta. Thể xác này nó là quy một, nếu không có quy một thì các bạn đâu có đầu và tay chân rõ rệt, đó là quy một rồi. Bên ngoài thể hiện sự quy nhất, mà bên trong phân tán đó là tội của chúng ta. Khi mà chúng ta biết là bên trong đã phân tán thì chúng ta phải ăn năn hối cải để tu. Tu lấy cái gì? lấy cái nguyên khí quy nhất của cả Càn Khôn Vũ Trụ để hóa độ những cái sự chia cắt ở bên trong để cho nó quy nhất. Cho nên các bạn có cái Pháp Luân Thường Chuyển, cho nên cái Pháp Luân thường chuyển kỳ diệu vô cùng và khai mở vô cùng! Làm nhẹ nhẹ từ từ, đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu, rồi nó mới khai thông Nhâm Đốc mạnh, rồi nó mở ngũ tạng, nó bừng sáng, trăm hoa đua nở trong nội thức của các bạn, nó vui hòa với các giới, sung sướng vô cùng! Lúc đó cái pháp tướng nó phát quang ra ngoài, người ta nhìn ta người ta thấy sự thanh tịnh rõ rệt, mà chính ta tu thiền rồi chúng ta thấy cũng thanh tịnh hơn xưa rồi. So sánh trong lúc mới tu và hiện tại đã tu nó khác xa lắm, một trời một vực! Tôi buông bỏ tất cả, trước kia tôi có một đồng tôi đếm tới hai, hai đếm tới ba, đếm tới mười là tôi cất rồi! Bây giờ không! Bây giờ tôi có tiền đời đời bất diệt là cái của của Thượng Đế, thanh khí điển không có mất. Tôi có sự thông minh, tôi có sự hòa ái tương thân như mọi giới, tôi đi làm đâu đâu có bị người ta đuổi, đó là tiền đó các bạn. Tôi tới nhà người ta tôi đem cái từ điển mà tôi nói những lời dịu ngọt để người ta tự thức. Tôi cũng có chén cơm ăn, tôi cũng có ly nước uống, cơm nước là của Trời cho các bạn, chúng ta đang sống trong luật Trời chớ không ngoài luật Trời đâu! Các bạn đừng nói tôi xa luật Trời, tôi làm đúng theo luật đời là thôi, tôi không cần luật Trời! Luật Trời nó siêu diệu lắm! Không giờ phút khắc nào mà nó không theo dõi các bạn; không giờ phút khắc nào mà nó không ghi tội của các bạn. Cho nên các bạn phải hiểu chỗ này. Tội là gì? là tăm tối! Khi các bạn tăm tối chừng nào thì đó là tạo tội cho chính bạn; mà các bạn bừng sáng lên, cởi mở, vị tha, buông bỏ tất cả, đó là các bạn đang sống với luật trời, và hưởng của trời, đó mới cảm thấy hạnh phúc! Nhiều người đã bỏ tất cả gia cang vợ con đi tu, tu cái gì? Đó, nó phải khôn hơn chớ, của đời nó đã vật lộn với đời bao nhiêu năm, nó tìm ra có chút xíu tiền không nghĩa lý gì, mà tạo ra sự tranh chấp tràn đầy trong gia cang! Rồi nó bỏ nó đi tìm cái gì? nó đi tìm của đời đời bất diệt của Thượng Đế và chính của tiền kiếp nó tu và nó đã dành sẵn đó nó hưởng, cái của đó nó không có mất và không bị tiêu diệt. Nó phải khôn hơn, nó đâu có dại hơn; người tu nó không có dại hơn. Sống đời đời bất diệt! Bây giờ tất cả mọi người đuổi nó ra ngoài nó ngồi đó nó thiền, lòng Trời cũng cảm động, lòng người đến thăm hỏi nó, rồi cũng cho nó ăn chớ không ai bỏ đói nó. Con chim mà chúng ta dư cơm còn đem cho nó ăn mà huống chi con người hiền tại thế. Cho nên các bạn tu là trở về với quân bình hiếu thảo, hiền lương, tận độ gia cang, tận độ những người kích động và cảm ơn những người kích động chúng ta. Chúng ta đã khổ vì nó mà nó lại phản bội chúng ta, chúng ta thấy cuộc đời nó chán quá! Nhưng mà nhờ nó tôi mới có cơ hội tu, thì tôi phải làm thế nào? tôi phải ban ơn cho nó, tôi phải cầu nguyện cho nó sớm thoát như tôi đã và đang thoát. Thì cái lòng từ ái vô biên, đổi từ sân si eo hẹp mà tiến đến sự rộng rãi vô cùng để cởi mở thanh cao cái chuyện đó thì phải qua cơn nhồi quả không các bạn? Qua cơn nhồi quả nó mới thành tựu một quả vị tốt đẹp, ứng dụng cho ba cõi Thiên-Địa-Nhân. Cho nên chúng ta phải chấp nhận, khi mà nhồi quả xảy đến chúng ta bằng lòng chấp nhận hết, vì chúng ta đã cảm thông thể xác này là tạm, nhưng mà thể xác này là quyền uy của Thượng Đế đang kiểm soát hành động của chính chúng ta. Chúng ta phải chấp nhận sự kiểm soát đó chúng ta mới tiến được. Nếu mà chúng ta không chấp nhận sự kiểm soát đó thì không bao giờ chúng ta tiến, và chúng ta sẽ thua lỗ và mất tất cả mà thôi! Cho nên nhiều người ở thế gian bất chấp Trời Phật, nói chết là như cái đèn tắt, bây giờ tôi ăn nhậu trước, tôi đi chơi bời trước! Nhưng mà nó không thấy luật, nó đang sống luật trời mà nói luật trời nó không biết! Ăn nhậu rồi đau gan, rồi đau bao tử; rồi đi chơi bời đau thận! Nó tự hủy thể xác nó là tự hủy cơ cấu nguyên năng Trời Phật đã ân ban cho nó mà nó không hay! Nó tưởng là nó bảnh rồi, nó tốt rồi, nó hay rồi! Rốt cuộc nó tự hủy, tự diệt rồi đọa nó luôn! Chính nó xử tội nó mà nó không biết, nó tưởng rằng nó hay! (T4, 5:52)
Cho nên cái chuyện của Trời Phật nó rất uy nghi, huyền bí, thâm thúy, luật lệ nằm trong nội thức chúng ta. Cho nên nhiều người tu nói: ”Ui da, Tam Giáo Tòa phạt tôi không sợ đâu!”. Nói một tiếng không sợ, rồi sau này sẽ sợ trối chết! Luật nó ban rồi thì cái tâm thức chúng ta càng ngày càng kém, và thần trí của chúng ta càng ngày càng mất sự thông minh, rồi tự đọa mình lần lần vô trong cái nhóm sân si, sát phạt lẫn nhau, không nhìn huynh đệ, đó là tạo khổ mà thôi! Càng ngày càng khổ, đang phạt mà không hay! Ghét người này, giận người kia, đó là bị phạt, luật trời đang phạt; mà thương yêu và tha thứ lại được ban khen, và được thưởng trong chu trình tiến hóa. Vì từ bi là sức mạnh, nhịn nhục là sức mạnh. Nếu chúng ta không biết nhịn nhục, không có từ bi làm sao thường độ chúng sanh? Nếu ông Trời không có nhịn nhục, không có từ bi làm sao thường độ chúng ta được ngồi đây an nhiên tự tại mà nghe đạo, học đạo? Có phải Trời ban phước cho chúng ta không? Cái căn nhà này ai làm? Biết bao nhiêu sự thông minh đóng góp đó các bạn, bạn thấy không? Rồi sự thông minh đó ai cho? phải Đại Thanh Tịnh ban ơn không? Cho nó sáng suốt, cho nó tình nguyện, cho nó đóng góp, cho nó học hỏi, rồi không lý ông Trời vắt chanh bỏ vỏ sao? Ông Trời lại ban cho nó cái phước để nó nhìn thấy của cải tiền kiếp nó đã làm, nó bỏ đó mà nó không xài! Ngày nay bành trướng lên, nhiều quá rồi thanh khí điển dồi dào mà nó không học và nó không hưởng, đó là uổng cho chính nó! Cho nên những người làm công quả thấy họ không có gì đâu, họ khổ lắm, kể cả miếng nước sôi không có, uống miếng nước lạnh! Nhưng mà của họ nhiều hơn chúng ta, cái của vô tận họ sẽ nắm được và lấy được. Chớ đừng có thấy tội nghiệp những người đó, những người đó sẽ hưởng phước ở tương lai. Làm công quả cho đạo pháp, làm công quả cho chúng sanh đều là được hưởng phước. Có luật trời công bằng rõ rệt chứ không bỏ một ai, ban chiếu cho tất cả. Đã nói là biết được thanh khí điển là người người được hưởng, nhưng mà chứa hay không là do tâm người mà thôi! Tâm người động loạn, tâm người độc tài, tâm người hướng dẫn một số người về với chính mình để làm chính trị, phản loạn cái tâm đó là tâm bị động; còn tâm ta tu mọi người tu, thực hành tu, đem kỹ thuật trao đổi cho nhau, và ban phước cho nhau, đồng hành đồng tiến trong thức bình đẳng đó là không bị. Cho nên tôi kêu các bạn không nên làm thầy, làm thầy rồi một thời gian độc tài, khuyến rũ người này người nọ chém giết lẫn nhau, rồi bất minh Thiên Đạo thì trở về tà đạo, đau khổ vô cùng! Chống ông Trời làm sao chống được? Hiện tại trong 3 cõi cũng đang chống ông Trời mà làm sao chống được? Nói mà chơi thôi! Có dựng cái gì, có sửa đổi ông Trời làm sao sửa đổi được! Luật là luật, luật siêu nhiên kia mà, làm sao sửa được?! Cho nên mọi người hiểu được cái luật của ông Trời là luật siêu nhiên để cấu trúc thành cái hình hài hiện tại. Tôi đã thường nói cái ngón tay các bạn không à, nó cũng siêu diệu vô cùng! Nếu bạn là một bà hoàng hậu, một bà công chúa, vua của một nước, cái ngón tay của bạn là quý giá vô cùng, ngoắc một cái cũng chết người, mà chỉ một cái cũng chết người, thấy không? Cho nên những cái nguy hại mà cấu trúc từ siêu nhiên, ý lành thì ngón tay sẽ thường độ chúng sanh, chỉ lên cho mọi người đi lên và giải thoát; mà chỉ xuống là mọi người chém giết lẫn nhau và không có bao giờ giải thoát được! Có ngón tay thôi à, nó siêu diệu vô cùng! Và ngón tay đó nó liên hệ với cái gì? liên hệ cái thức của các bạn. Các bạn đang ngồi ở đây tu thiền, các bạn nghĩ về giải thoát, đi lên đời đời bất diệt, trở về quê xưa chốn cũ, nguồn cội của chính tôi. Nhưng mà ngày nay các bạn nghĩ: “Tôi không cần về nguồn cội, cái thức tôi đi xuống, đi xuống địa ngục, chết bỏ đi; đi chơi đã rồi chết cũng chịu thì càng ngày càng tiều tụy, đâu có ngồi yên như vậy được! Chúng ta hướng thượng giải tỏa để về quê xưa chốn cũ, khai thông những sự lố bịch bên trong, triền miên hưởng hạnh phúc của đấng Cha Trời, lò lửa lớn nhất của Càn Khôn Vũ Trụ, lửa thanh tịnh thường độ chúng sanh, không bao giờ mất. Tại sao chúng ta không bước vào đó để hưởng. Ở thế gian này các bạn không có lửa thì các bạn chết rồi! Lửa là gì? Các bạn đang mang áo ấm đó bạn, ăn no là ấm đó bạn, phải có lửa hết, không có lửa không được. Lửa điển, lửa điển, lửa điển, đang sống trong lửa điển mà không biết lửa điển! Mà lửa điển cả Càn Khôn Vũ Trụ, cái quy luật đó là mạnh nhất, ai nắm? Thượng Đế. Mà chúng ta lại phản bội Ngài và quên Ngài để ôm cái chuyện nho nhỏ thôi! Đàn bà con gái nói: tôi có chồng là đủ rồi, kiếm Thượng Đế chi cho khổ; đàn ông nói: tôi cưới vợ đẹp là xong rồi, kiếm Thượng Đế chi khổ! Nhưng mà rốt cuộc chính những người đó là Thượng Đế tới với bạn, nó sẽ kích động bạn, rồi các bạn xa ra, các bạn chán đời, các bạn tìm đạo, rốt cuộc cũng về Thượng Đế, trước sau cũng về Thượng Đế. Tại sao các bạn có duyên lành về với Thượng Đế các bạn không làm? Đó, chúng ta thấy ta đi nhanh được một phút đỡ một phút, trước một phút đỡ một phút, và chúng ta sẽ tận hưởng của cái của tiền kiếp của chúng ta, chớ không phải bây giờ. Chúng ta đã nhiều kiếp tu học rồi, nhiều kiếp đóng góp rồi, nhiều kiếp dành dụm rồi, và bây giờ phải trở về với cái lò lửa lớn để tận hưởng cái nguyên năng sẵn có của Bề Trên. (T4, 12:11)
Cho nên cái đường tu của chúng ta càng ngày càng phân tách càng thấy lớn rộng, càng thấy quyền uy trong cơ tạng của chúng ta. Con mắt của chúng ta nháy một chút là có nhiều chuyện thay đổi; thiên cơ cũng vậy, ông Trời mà nháy một chút là chuyển động hết! Chúng ta nháy một chút là cái cơ tạng chúng ta không yên, ngồi liếc liếc người này nháy một chút, làm cái mật mã rồi đi vào sự động loạn thì cơ tạng bị thiệt thòi. Còn ông Trời nháy nháy một chút cũng bão bùng nguy hiểm rất nhiều, các bạn thấy đó. Cho nên nhiều người nói thiên cơ, nói đủ thứ tương lai sao,tương lai sao, tương lai sao? mà có mấy sợi lông nheo trước mắt đếm không được nói thiên cơ làm cái gì? Thì ta phân tách cái thực trạng của ta sẵn có ở đây còn hay hơn. Có mấy sợi lông nheo trước mắt thường nhật, nhìn ra mà đếm không được! Vậy tôi nói tiên đoán việc gì nữa, vô ích! Trụ tâm tu để khai thác những cái gì sẵn có của chúng ta ở đây, đám đất phì nhiêu này khai thác ra, rồi cấy cái phúc điền, cấy cái thiện nghiệp trong tâm chúng ta để chúng ta tiến hóa còn hơn nghĩ cái chuyện thiên cơ u ơ vô ích! Động loạn chạy đây chạy đó nhưng mà không đạt được cái gì, chỉ đạt cái khờ mà thôi, không có tiến được! Rồi bày ra cho mọi người lo âu thêm, nhưng mà kỳ thật cái sẵn có của chúng ta mà khai thác cho nó trở về với thanh tịnh, sống động rồi bây giờ có bom nguyên tử xuống chúng ta cũng đổ bộ nơi chỗ thanh tịnh. Vì luật là luật, nhẹ thì ở trên nhẹ, nặng thì ở dưới nặng, chắc chắn như vậy. Chúng ta còn ôm cái nặng làm gì? Thiên cơ để thức tâm người hiền và kêu người tu ăn năn giải thoát trở về với chính họ, nhưng mà không biết! Bỏ chạy tông, chạy tột, chạy đi đâu khỏi lưới trời? Cái răng cưa của lưới trời làm sao tránh khỏi? Chúng ta phạm tội là phải chịu tội, chúng ta ăn năn hối cải, mở tội, mở trói buộc cho chúng ta thì chúng ta sẽ không còn bị trói buộc. Đó là luật, chớ ông Trời đã ban tất cả cho chúng ta rồi, bây giờ còn muốn hành ông Trời làm gì nữa, phải lo tu. Cho nên mọi người phải khép mình lo tu, đừng có nghe cái vọng động này kia nọ mà bỏ tu là nguy hiểm cho bổn mạng mà thôi! Tôi khuyên các bạn như vậy. Nhớ lo trì niệm Lục Tự, lo tu trong sự thanh tịnh, cởi mở và khai hóa tâm can của chúng ta, thường độ trở về với thanh tịnh nhiên hậu mới ảnh hưởng chúng sanh, đưa cái giềng mối thanh tịnh cho mọi người đồng tu đồng tiến như chúng ta, đó là cái hạnh từ bi, hạnh Bồ Tát. Bồ Tát đã ban cho chúng ta rất nhiều, chúng ta phải noi gương Bồ Tát và thực hành như Bồ Tát. Chớ đừng nói Bồ Tát là lớn hơn tôi, tôi không bao giờ thực hành được như Ngài, thì tôi luôn luôn bị sa đọa. Các bạn đã có gương lành, có ăn học, văn chương chữ nghĩa càng ngày càng sống động để thường độ các bạn tu tiến, mà nếu các bạn không chịu làm thì tự các bạn tự hủy bỏ các bạn mà thôi! (T4, 15:33)
Cho nên chúng ta cố gắng, bữa nay là buổi thứ 3, trong buổi học của khóa tư, thì chúng ta không nhiều thì ít cũng thâu lượm được một phần giá trị của chính mình, và chúng ta phải tự hành tự tu tự tiến, và tất cả ta là người có lỗi không ai có lỗi, một đại nạn xảy ra từ gia đình là do ta mà thôi, không phải do người khác, nhớ cái câu này. Nếu các bạn biết các bạn có lỗi thì tất cả gia đình của các bạn sẽ được hòa; mà các bạn không nhận lỗi của các bạn là các bạn phải xa cái lòng từ ái của gia cang và không bao giờ được tiến triển ở tương lai, rồi cũng phải trở lại phục vụ mới có tinh thần tiến hóa ở tương lai. Thiếu phục vụ mới chán chê, nếu có tinh thần phục vụ thì không có chán chê một việc gì, nhận để tiến nhận để hòa, nhận để rốt cuộc chúng ta sẽ thành đạo.
Thành thật cảm ơn sự hiện diện của các bạn ngày hôm nay./.
[kết thúc 19860514L4]