THIỀN VIỆN VĨ KIÊN, KHOÁ 2: THANH TỊNH - VẤN ÐẠO - Cuốn A&B -

Bạn Đạo1: Nam Mô A Di Đà Phật, kính thưa Thầy ; buổi học tập chiều hôm này chúng con không có câu hỏi nào để đặt lên Thầy ; chúng con xin Thầy chỉ dạy thêm ; xin cảm ơn Thầy.

Đức Thầy: Vậy chớ, cấm khẩu có lợi lộc gì không, hử ; cấm khẩu có lợi lộc gì không ?

Bạn Đạo1: Dạ thưa Thầy, có !

Đức Thầy: Lợi chỗ nào ?

Bạn Đạo1: Dạ thưa, dễ tập trung lên bộ đầu, và thanh tịnh.

Đức Thầy: Ừ !

Bạn Đạo1: Dạ thưa, Bạn nào có câu trả lời tiếp ?

Đức Thầy: Lý thuyết thì học rất nhiều ; thực hành thì không ; phải không ; "Vì bận việc này, việc kia, việc nọ" ; ít ! Bây giờ, cấm khẩu, trong mấy ngày cấm khẩu này mới là có cơ hội thực hành : làm thinh để phẳng lặng nghe hơi thở của chính mình ; nghe ý niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" của chính mình ; nghe được ý niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" đó, thì nghe được chấn động lực của trên bộ đầu ; và từ chấn động lực ở trên bộ đầu biết được, thì nghe được cái âm thinh ngoài thân của chúng ta !

Cho nên, tịnh khẩu là một chuyện lợi lộc nhứt của người tu.

Cả ngày nói chuyện, nói lung tung, nó kéo đây, kéo kia, kéo nọ ; kéo, rồi mình lộn xộn không có lối thoát !

Mà thanh tịnh đó, mình mới có cái lối thoát : mình bớt nói chuyện, mình khống chế được cái lưỡi, mình đóng được cái cửa thế gian, mình mở cửa thiên đàng ; cái tâm nó mới có cơ hội thức !

Hỏi chớ, “Tại sao trong thời gian bận rộn làm ăn khổ cực này kia, kia nọ, mà kêu niệm Phật ?” Tranh thủ cho kỳ được, phải niệm Phật ; niệm được Phật, niệm được "Nam Mô A Di Đà Phật" rồi, nó mới có cơ hội tập trung, thật sự tập trung !

Mình hiểu mình, biết mình ; càng ngày càng thanh tịnh càng thấy sự sai lầm của chính ta, và sửa sự sai lầm, thì không có tái phạm. Chớ ở thế gian, phạm rồi tái phạm rất nhiều, vì thiếu thanh tịnh ! [02:57]

Hướng ngoại, động loạn tranh chấp một hồi thì đâm ra mê với chấp nữa ; không có phát triển nổi. Cho nên, người tu cần bớt nói chuyện mà để hưởng lấy cái thanh điển sẵn có trong nội tâm của chúng ta, chúng ta mới thâu ngắn được cái đường đi ; đi trong thanh tịnh, ý tưởng mới hành động ; mà ý tưởng chúng ta càng ngày càng dồi dào càng thanh tịnh, hỏi chớ, sự hành động của chúng ta có sáng suốt không ?

Chắc chắn là sáng suốt ! Chúng ta có thể mổ xẻ bất cứ những chuyện gì nếu chúng ta, khi mà chúng ta đạt tới thanh tịnh ; rất rõ rệt ! Nhắm mắt đó mà hiểu tất cả ; mấy chục năm trên đường đời, chúng ta chưa bao giờ xem cuốn phim của chính chúng ta. Ngày nay, thanh tịnh rồi, chúng ta mới thấy ; càng, các Bạn càng thanh tịnh càng bớt nói, thì các Bạn sẽ thấy từ lúc sơ sanh, lúc bé thế nào, những cái hành động đó nó hiển hiện trong tâm thức của các Bạn ; lúc đó các Bạn mới thấy cái tâm là ở đâu.

Còn nói chuyện, lý luận hoài, chỉ dồn một cục động loạn mà thôi, không phát triển nổi.

Chúng ta không phải lớn gồ ghề như cái thể xác hiện tại mấy chục kí lô đâu ; không phải ! Nếu cho ta là mấy chục kí lô, là không đúng ! Kỳ thật, rất nhẹ, rất nhanh ! Bây giờ tôi nói, các Bạn nhận liền ; cái đó là cái gì ? Cái gì nhận ? Cái sự nhanh nhẹ, nhỏ, gọn ; chớ không phải sự lớn rộng từ sự nặng nề như bây giờ, thể xác.

Cho nên, chúng ta niệm Phật rồi, chúng ta mới gom lại cái chỗ nhẹ, chỗ thanh tịnh ! Trong cái thanh tịnh, chúng ta mới thấy rõ sự sáng suốt. Cái sáng suốt đó là vô cùng và bất diệt : càng tu càng thấy vô cùng bất diệt trong tâm thức !

Hồi nào tới giờ, chúng ta nghe giảng rất nhiều, mà không thấy sự bất diệt ; cứ thấy, “Tui đi ra là đụng, rồi thấy ra, rồi nói đi, nói lại, cãi không được ; thấy tôi sân si rồi, buồn bực rồi. Mà ngày nay tôi thanh tịnh, tôi cấm khẩu, tôi càng ngày càng mở trí ; tôi thấy vị trí của tôi không có gồ ghề, không có nặng trược nữa ; vị trí của tôi thanh tịnh và ở trên cao, liên hệ trên cao ! Quê xưa chốn cũ của chúng tôi không phải là gồ ghề như thể xác ô trược dơ dáy này, là cái khám giam hãm phần hồn tôi ! Bây giờ tôi tu, nhất quyết tôi phải giải tỏa tất cả những sự động loạn để tôi trở về với thanh tịnh !”

Thì các Bạn càng làm thinh, các Bạn càng thấy các Bạn nhỏ thật, chịu hạ mình dẹp tự ái, cởi mở tâm thức.

Mà càng nói chừng nào thì tự vệ ; tự vệ rồi tranh cãi, tranh cãi rồi tự vệ, tự vệ tranh cãi ; nó gút thành một cục ; rồi cứ giữ cái đó và nhớ cái đó, rồi sanh ra động loạn ; khùng điên là vậy ! [06:11]

Cho nên, chúng ta tu ở đây có cái Soi Hồn nó mở ; nó mở bộ đầu các Bạn rồi, các Bạn sẽ quên, quên tất cả những chuyện không cần thiết,mà các Bạn chỉ nhớ những chuyện cần thiết để phát triển.

Các Bạn thấy cái luồng điển là quan trọng, không bao giờ bị cắt đứt ; sáng suốt vô cùng ! Các Bạn có sáng suốt, các Bạn mới hòa với sự sáng suốt : cái tâm bác ái của các Bạn nó mở ra, rồi nó đi tới cái từ ái thương yêu tất cả muôn loài vạn vật.

Ra đám rừng chúng ta dòm thấy họ bơ vơ, đang sống trong sự chen chúc, cây này chen cây kia, cây kia chen cây nọ, và phấn đấu đi lên ! Và chúng ta ở đây cũng vậy : cũng như đám rừng, mà chúng ta biết được cái mật pháp là phấn đấu, mở ngay chỗ đó, thì chúng ta thấy thanh nhẹ.

Cho nên, các Bạn tu một thời gian, các Bạn thấy cái trí thức của các Bạn nó khác rồi, nó thay đổi rồi ; hồi nhỏ lớn cũng học bao nhiêu văn chương đó, mà bây giờ văn chương khác rồi : viết ra một bài thơ khác rồi ; mỗi năm mỗi khác, mỗi tiến triển, ngắn gọn và sáng suốt. Thơ thi của các Bạn tự nhiên nó gọn gẽ lại !

Tại sao phải dùng thơ ? Là cái điển nó có rồi, nó gom lại ; nếu không dùng thơ, không có tả hết những lời văn. Cho nên, càng ngày càng ngắn gọn ; và từ đó nó lại càng mở trí : chính mình làm thơ để dạy mình và khai triển tâm thức, khai triển phần hồn !

Biết làm thơ là có Hồn Thơ rồi, rồi càng ngày nó càng ngắn gọn ; rồi chúng ta thấy cái hồn chúng ta nhẹ nhàng chưa ? Không có tham muốn những cái gì ; tham tới đâu nó mở tới đó, tham tới đâu mở tới đó ; ý các Bạn động tới đâu thì tác văn nó khác rồi, nó nhắc Bạn, nó dạy Bạn, nó mở cho Bạn.

Cho nên, người tu nó lợi lộc, là vô trong chừng nào thì lợi chừng nấy ; đi vô trong thì thấy rõ cái quyền năng của cả Càn Khôn Vũ Trụ và sự thông minh của chính mình.

Khi mà biết chúng ta có sự thông minh, thì ai đã cho sự thông minh của chúng ta ? Cho nên, đấng Tạo Hóa, đấng tối cao đã cho chúng ta ;mà chúng ta không biết tận dụng, không biết sử dụng, rồi đâm ra ỷ lại ; ỷ lại thành trì trệ, chớ kì thật, căn nào quả nấy rõ ràng : chúng ta thấy duyên nghiệp nó lôi cuốn, nó đòi hỏi từ giờ, phút, khắc ; đồng xu, một cắc, nó cũng lấy lại hết, chớ nó không có cho chúng ta cái gì trước khi chúng ta ra đi. Xuống đây là chỉ trả nợ ; trả cho hết kiếp này mà chưa có xong thì kiếp tới ; kiếp này là trả cho cái kiếp quá khứ đó ; nợ này, bây giờ chúng ta trả, chớ không có hưởng ! Khi không, nó xảy chuyện gì tới không à ; chúng ta không có biết trước được, không ngờ được ; rồi nó xảy ra, chúng ta phải trả nợ !

Cho nên, ngày hôm nay chúng ta có cơ hội hướng thiện, là cái nợ chúng ta dễ trả ; còn nếu không biết hướng thiện đó, thì cái nợ càng ngày càng gia tăng ! [09:18] Trù tính, mưu mẹo, thì trói buộc mình ; chớ không có ai trói buộc mình ; mưu mô chừng nào thì trói buộc chừng nấy ; kẹt !

Mà thành thật chừng nào thì mở chừng nấy. Cho nên, các Bạn ngồi đó, các Bạn thanh tịnh cấm khẩu, là các Bạn bắt đầu thành thật với chính Bạn rồi ; thấy rõ sự sai lầm của Bạn rồi, các Bạn mới nhận định ra Kinh Vô Tự : “Té ra, từ ngày tôi cấm khẩu tới bây giờ tôi thấy, tôi đọc được nhiều chuyện của tôi đã làm : cũng có hữu ích, mà cũng có vô ích, tôi hiểu rõ ; đến lúc hữu ích, tôi thấy khoan khoái : tôi đọc qua những cái chuyện của tôi đã làm, hữu ích, tôi thấy tôi khoan khoái ; mà đọc tới cái chuyện phá quấy người khác, giận hờn người khác, tôi thấy bực !”

Mà cái bực đó, là ai lo ? Chính mình phải quét ! Đó là đống rác bự ở trong tâm hồn chính mình phải lo làm, mình lại giải quyết ; không ai giải quyết cho mình được hết.

Cho nên, càng tu nó càng mở ; nó mở cho các Bạn từ tạng một, từ sớ thịt, từ sợi gân, các Bạn hiểu hết : cả Càn Khôn Vũ Trụ nằm trong Bạn mà thôi : Thượng Đế cũng trong đó, Phật cũng trong đó, tất cả đều ở trong đó hết thảy !

Cho nên, bất cứ cuốn kinh nào ở thế gian, bất cứ vị thiêng liêng nào giáng lâm thế gian, bất cứ người tu nào được thành đạo, cũng là khuyên chúng ta phải tu ! Uổng lắm, nếu không tu, không giải quyết được món nợ của Cửu Huyền Thất Tổ ! Chỉ có tu mới giải quyết được.

Cho nên, chúng ta nguyện tu, mà không biết làm sao tu ? Tu, càng ngày cái miệng nói bậy, thì càng, nợ càng nhiều !

Mà bây giờ, từ ngày chúng ta làm thinh rồi, thấy lần lần nó giảm đi !

Mà người đời họ chê chúng ta là ngu, “Nói gì cũng ‘Dạ’, cũng ‘Ừ’ ! Nhưng mà, kỳ thật, nó đang sửa máy : nó đang tập trung tinh thần để sửa từ cơ tạng cho tới khối óc sẵn có của chính nó ; rồi nó mới trở về với tiền kiếp nó ! Nó ngồi đó mà nó đi, không ai hay ; không ai hay ! Tất cả những sử sách, nó đã viết hết rồi ; chớ không cần mượn sách của ai hết. Các Bạn mấy chục tuổi, các Bạn viết hết rồi trong tâm các Bạn ; không có chạy đi đâu hết ! Mà nó động tới đâu thì mở tới đó ;nếu các Bạn thanh tịnh thì cái, cái, cái điện não các Bạn chứa tất cả những cái gì từ bao nhiêu kiếp, đều có hết trọi, hiển hiện trong tâm thức các Bạn !

Kiếp này là cái kiếp chưa hoàn tất những cái chuyện của tiền kiếp, nhiều tiền kiếp nữa ! Luân hồi mãi mãi, để cho hoàn tất : cứ một khóa học là mấy chục năm, một khóa học là mấy chục năm. Học hoài ở thế gian này, và chưa phát triển được ! Cho nên, ngày hôm nay chúng ta cũng thấy, dòm lại cuốn phim, thấy đương trong cuộc hành hương : lội chỗ này, lội chỗ nọ, tầm đạo ; rồi ngày hôm nay chúng ta thấy rằng cái đạo tự chủ Như Ý mà chính ta làm cho chúng ta, thì chúng ta bằng lòng ; mà cái đạo mà lệ thuộc nữa thì không có làm, không có học ; bởi vì nhiều kiếp rồi, không có giải quyết được !

Cho nên, ngày nay phải đứng lên chịu trách nhiệm và khai khám phá tất cả những cái gì sẵn có của chính mình, và thực hiện cho kỳ được mục đích theo đại nguyện lúc chúng ta giáng lâm xuống thế gian.

Ngày hôm nay, chúng ta vẫn còn ôm sự sáng suốt : hỏi chớ, chúng ta ngu, nhưng mà dòm xuống dưới, ta vẫn sáng suốt ; mà nếu càng ngày càng dòm xuống dưới, và cuống cuồng trong cái tham dục, và để phục vụ sự tham dục, thì bị kẹt nữa : nghiệp duyên nó đã làm cho chúng ta, nghĩa là, bơ vơ rồi ; bây giờ còn, còn, còn đi tìm nghiệp duyên nữa mà không lo giải tỏa cái phần ô trược sẵn có của chính chúng ta và tiến tới cái sự thanh tịnh và sáng suốt, thì kẹt càng kẹt thêm !

Đó ; cái tánh các Bạn đó : Bạn cứ nguyện với Trời, Phật, “Bữa nay tôi sửa, tôi không nóng nữa !” Nhưng mà vẫn còn nóng đó ! Ai chịu trách nhiệm ?

Cho nên, chính mình phải tự săn sóc lấy mình ! Nếu không săn sóc, không thể được, không có ai giúp Bạn và không có ai thay Bạn săn sóc cho Bạn được !

Cho nên, ngồi đó tính : may lắm, may lắm, may lắm chúng ta mới biết đạo ; và đàm đạo, và hướng về con đường đạo để tự thức !

Rất may mới có cái dịp này ; chớ đừng có cho đây là, là, là bị người ta mê hoặc ! Không ! Mình hoàn toàn tự chủ sáng suốt ; mình hành cho mình, mình mở cho mình, mình khai triễn cho mình ; không có lệ thuộc, không ai là chủ mình ; mình là tự chủ.

Mình là phần hồn, chủ cái cơ tạng này ; phải điều khiển, phải trách nhiệm, phải làm sao xứng đáng như ông Trời đã phục vụ chúng ta ; chúng ta phải có cái tinh thần phục vụ, là xây dựng cho nó tiến hóa tới vô cùng và không có nên bỏ, bỏ bê nó nữa !

Chúng ta bỏ bê nó, bây giờ chúng ta lôi thôi, chúng ta mới tầm đạo.

Nếu mà chúng ta, khi giáng lâm là ta ôm cái thanh tịnh và sáng suốt tiếp tục tới bây giờ, thì chúng ta không có đi tầm đạo nữa ; chúng ta đâu có kẹt trong xác phàm !

Xuống đây ứng để làm việc ; nhưng mà càng ngày thấy càng hay, nhập xác, ở luôn ; thành ra bị kẹt. Cho nên, ngày hôm nay chúng ta đã bị Địa Ngục, rồi luân hồi lại mới mong sao được làm con người !

Ngày nay chúng ta làm người, và chúng ta được nghe những chân lý, và chúng ta đi truy tầm chân lý ! Phải thật thà với chính mình mới tầm được ; còn nếu mà mình xảo trá, biết được chút mà mình tưởng là hay, đó là xảo trá, gạt lấy mình, thì mất cơ hội học.

Biết ít, nói ít đi ; biết nhiều, nói nhiều ; có bao nhiêu đó để cống hiến cởi mở, để chia sẽ cho huynh đệ, tỷ muội ở cõi phù sanh này, để mọi người được thức tâm và thấy rõ giá trị của Thượng Đế, thấy rõ Cha Mẹ trên Trời ; thấy rõ có cơ cấu, có nhà cửa đàng hoàng ; chúng ta chết, chúng ta ngày đêm cứ nhớ đi về quê xưa, chốn cũ, là chúng ta không có bao giờ bị xuống Địa Ngục.

Khi các Bạn hướng thượng mà nhớ cái con đường tinh tấn đó thì không có bao giờ các Bạn làm bậy ở Thế Gian được ; không bao giờ ! Các Bạn nghĩ: “Bỏ cái này để đi về Trời kia mà,” các Bạn còn ôm cái chuyện nặng trược, cướp giật của người ta làm gì nữa ; thì đương nhiên cái tánh đó nó phải mất và không có lưu trữ trong tâm thức của chúng ta. Chúng ta trở nên một người hiền và thực hiện cái thiện nghiệp sẵn có của chính chúng ta, thì chúng ta được thăng hoa nhẹ nhàng, không bị kẹt nữa !

Cho nên, ngày đêm các Bạn lo tu, lo thiền, lo niệm Phật thanh tịnh để thức tâm : cái quan trọng nhất là làm sao cai quản lấy mình và hiểu mình, mới sửa được tánh ! Sửa tánh thì không có tâm bệnh nữa : sửa cái tánh ác, tánh ngu, tánh tăm tối sân si, thì chuyển hướng nó đi lên hướng thượng, thì nó cũng hữu dụng, nó cũng như chiếc xe cho người ta sử dụng khi người ta cần dung, mà thôi !

Cho nên, cái bản chất Tham, Sân, Si, Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Dục đó là cái bản chất của Thượng Đế ; mà chúng ta hướng thượng thì chúng ta độ người.

Tham, tham cái gì ? “Tôi tham đạo, tôi mới sáng suốt.”

Sân si cái gì ? “Tại sao tôi sân si ? Tôi cảnh cáo cái sự mê muội của Lục Căn Lục Trần trong bản thể tôi, để cho chúng nó được thức tâm và tiến theo tôi, thì tôi nên sân si.” Thấy không ? Đó !

Còn “Tôi hỉ nộ ; tôi hỉ là cái gì ? Tôi vui hòa với cả Càn Khôn Vũ Trụ, tôi xây dựng cái sáng suốt” thấy không ?

Mà “Khi tôi cũng có cái tánh chất phẫn nộ nữa, buồn bực, trong này cũng có nữa, là buồn bực gì ? Buồn bực sự bê trễ của tôi để tôi tiến tới !” Đó !

Rồi, “Ái, Ố, Dục, tôi cũng có nữa : tôi thương, thương tất cả Càn Khôn Vũ Trụ ; có bao nhiêu tôi phải thương bao nhiêu, tôi thương là tôi độ ; còn nếu tôi không biết thương yêu, là tôi không biết độ.” Còn cái Ố, Dục, là “Tôi gom cái điển để phóng tôi đi, chớ tôi không ở đây, dục tiến Thiên Đàng ; bất cứ giờ phút nào, nó lật ngược trở lộn lên là thành hữu dụng.

Mà không biết lật ngược, không tu, không biết đường đạo, thì thấy Tham, Sân, Si, Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Dục, rồi chấp với nhau: “Thằng đó nó còn tham quá ; tôi không cho vô làm đạo hữu !” Không phải ! Cái đó trật rồi : nó từ cái tham này nó mới, chỉ cho nó thấy đường hướng, nó mới đổi cái chiều hướng tham chiều khác để nó thăng hoa đi lên ; nó cũng là một tinh thần cứu độ ; và nó chịu tu, nó cũng trở thành một vị Bồ Tát.

Cho nên, chỉ cái kỹ thuật thanh lọc, mới có cơ hội chuyển hướng ; mà không biết cái kỹ thuật thanh lọc, thì không có cái cơ hội chuyển hướng ! Cho nên, các Bạn đã có cái cơ hội thanh lọc rồi, khứ trược lưu thanh là pháp Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định, là khứ trược lưu thanh ! Hằng ngày rảnh cứ làm, không có lỗ vốn đâu ! Cái vốn của Bạn không phải là đô la ; cái vốn của Bạn là thanh khí điển ; mà các Bạn thu được thanh khí điển là các Bạn thu được tiền của ông Trời rồi, không có mất cơ hội !

Lúc đó các Bạn muốn đi tới đâu thì nó có sẵn vé máy bay cho các Bạn đi : ý Bạn tưởng, thì điển nó rút các Bạn rồi ; các Bạn đã làm trước,rồi Bạn mới sử dụng sau. Cho nên, “Tu mấy chục năm, nháy mắt, tôi đi về Trời !”

“Tu Nhất Kiếp, Ngộ Nhất Thời,” cái câu này có nói, nhưng mà không ai giải thích, là điển phải làm sao mới có cái cơ hội đi ; cứ lấy cái câu đó, “Tu Nhất Kiếp Ngộ Nhất Thời” ; rồi đệ tử tới hỏi, cái nói không biết đường trả lời, nói: “Thôi, im đi ; lo tu đi ! Người ta nói ‘Tu nhất kiếp,’ Mày tu mới mấy tháng, mà tới hỏi hoài !” Cái đó là người thiếu nhẫn.

Tại sao các Bạn hỏi tôi đủ thứ, tôi trả lời đủ thứ ? Vì tôi thấy không còn chấp nữa : tôi thấy Thế Gian tất cả đều là phương tiện dẫn độ tâm linh ! Không còn chấp nữa, không còn trách nữa ; không cho người đó là phàm, ta là tu ; không có nữa ! Nó là anh em ruột thịt, con của Trời, thương yêu nó không hết, không có thể giận nó được ; nó có quyền sai, vì nó ngu, nó không hiểu, nó đòi hỏi cái này, cái kia, cái nọ ; nó đem cục tối tăm cho mình, mình giải cho nó để cho nó trở về với sự sáng suốt sẵn có của chính nó, mới là thật người phá mê, phá chấp.

Các Bạn đã từng nghe nhiều băng ; người ta hỏi đi, hỏi lại, hỏi bao nhiêu đó, mà tôi vẫn trả lời ; vì tôi học ! Học nơi đâu ? Học nơi những người hỏi. Mà những người đó họ làm vậy có ích gì cho tôi không ? Dạy tôi học “Nhẫn”, dạy tôi học “Hòa” ! Tôi biết nhẫn, biết hòa, tôi mới sớm thức được ; còn nếu tôi không biết nhẫn, biết hòa, làm sao tôi sớm thức ?

Vì tôi tu cái gì ? Tôi tu, tôi ôm cuốn kinh, cuốn sách, rồi tôi lấy tôi thị oai, ‘Ta là Thầy ; Mày không được hỏi !” Cái đó là trật lất rồi ; phải hạ mình xuống, người đi trước phải dẫn người đi sau. Cái người dẫn đường, cái người nhờ người dẫn đường, có quyền hỏi người dẫn đường ; hỏi cho nó chắc chắn, rồi người ta đi ; đó là cái nhiệm vụ tu học ! Chúng ta phải trả lời.

Cho nên, các Bạn tới đây, học gì ? Học “Nhẫn”, học “Hòa” ! Làm thinh đi, để đi về địa phương chúng ta, chúng ta lại nói cho mọi người nghe. Khi người ta thấy cái hạnh chúng ta kiên nhẫn và vui vẻ trong sáng suốt, đó là độ tha rồi ; họ mới bắt chước con đường đó họ đi ;mình mới dìu tiến họ được.

Họ tới họ hỏi một, hai câu ; mình gây với họ, làm sao mà mình dẫn dắt ai được mà nói cứu độ chúng sanh, nói ta từ bi ? Nói ta làm cha,làm mẹ ; mà thiếu “Nhẫn,” làm sao được ?

Phải nhẫn, phải hòa : nhẫn trong học hỏi là nhẫn ; khi người ta hỏi gì, mình phải bình tâm nghe, rồi mình học cái đó ; khi mình trả lời được, là mình học được rồi ; mình học cái phục vụ trong sáng suốt ; rất rõ ràng ! Rồi mình đưa chìa khóa cho họ sử dụng. Cho nên, lời giảng, lời thức tâm của các Bạn, là các Bạn đưa cái cây ba-ton cho họ mượn họ đi trong lúc họ không thấy đường.

Cho nên, các Bạn hết sức nhẫn ; học như tôi vậy ; làm người không có ai ghét ! Mình chỉ thấy rằng mình ngu, tất cả đều khôn : người ta khôn, người ta tới, người ta đặt câu hỏi ; thì mình ngu mình phải ôn tồn trả lời cho họ, để cho họ hiểu cách nào ; hay là mình ngu dại mình không biết, họ sẽ giúp cho chúng ta : hành động của họ, phỉ báng của họ, cũng giúp cho chúng ta ; chê, khen của họ cũng giúp cho chúng ta, để cho chúng ta thấy rõ “Động” là gì, “Tịnh” là gì !

Động là ở đâu ? Động là do sự tăm tối, không hiểu, mới là động.

Còn tịnh là ở đâu ? Là do sự sáng suốt mới là kêu, “Tịnh.” Đó !

Cho nên, nhiều khi các Bạn thấy một đứa bé nói một câu rất đơn giản, mà mình thức tâm, vì nó thanh tịnh hơn mình : nó cười một cái,mình thấy ngọt à ; mà người khác cười một cái, mình thấy mệt quá ! Phải đứa bé đó nó thanh tịnh hơn chúng ta không ? Cho nên, tất cả phương diện đều học. Con chim đang hót trên cành mà các Bạn thanh tịnh các Bạn nghe nó nói đạo, hành động nó dễ thương, từ tâm nó rõ rang : những con chim y ến, các Bạn đứng đó chiêm ngưỡng coi thử, nó hiểu đạo nhiều lắm. Cho nên, chúng ta thiếu thanh tịnh rồi chúng ta chê đủ thứ hết ! Cọng cỏ cũng nói chuyện với các Bạn được ; cây bông cũng nói chuyện với các Bạn được ; rừng rú này họ cũng than thở với các Bạn được; mà các Bạn thiếu thanh tịnh thì không thấy.

Chính ngay chúng ta ngồi trong căn nhà này là sự thông minh của loài người đã đóng góp cho chúng ta : nó đâu có ngu, căn nhà đâu có phải ngu, đâu phải vật vô tri ! Hữu tri đóng góp mới kết thành một căn nhà ; hữu tri trước rồi mới xây dựng những cái vật vô tri : những cái vật này là nó có chủ, chủ của nó, hữu tri, là sự thông minh của loài người đã đóng góp.

Mà sự thông minh đó, ai cho ? Thượng Đế cho, Chúa cho ; quý vô cùng ! Đại phước đức chúng ta mới được hưởng được cái cảnh này ; miếng tapis êm ả, chúng ta ngồi lên đó, chúng ta hết sức yêu thương nó, quý nó, và quý những người làm : sự thông minh của những vị đó đã đóng góp cho chúng ta, phục vụ cho chúng ta ; nó xứng đáng hết sức trong cái tâm thức của Thượng Đế. Cho nên, muốn thấy chơn tướng của Thượng Đế thì đâu đâu cũng có Ngài ; miếng tapis này cũng là Ngài. Ngài đã ban, Ngài đã làm, Ngài đã thực hành, và để hỗ trợ chiều các con Ngài để các con Ngài thức tâm và hiểu giá trị này : nó từ đáy biển đem lên đây, mà để cho những người ở đây hưởng thụ, để biết cái đây là cái gì, cái này là cái gì.

Nhưng mà nhiều người dùng rồi, không hiểu, không biết, không quý Cha Trời : ngồi trong lòng Ngài mà không hiểu Ngài !

Cái áo chúng ta đang mặc đây cũng Ngài chớ không ai hết; cái xác chúng ta đang có đây cũng Ngài chớ không ai hết; chính cái xác của chúng ta mà ta không hòa, ta đã giấu ta rất nhiều, ta gạt ta rất nhiều : thiếu hòa đối với cái xác này, xử sự không tốt với nó ; nhiều khi hướng về dục để xài phí, hủy hoại cái cơ tạng này ; hướng về sân si để hủy hoại cái cơ tạng của Thượng Đế, là cái chùa cho chúng ta ở, trù trì để lo tu, mà chúng ta thái quá là hại Tim, Gan, Tỳ, Phế, Thận ; là hại tới ông Trời ! T ội bất hiếu mà không hay.

Khi chúng ta thấy chúng ta bất hiếu đối với Cha Trời, chúng ta lại không có sử dụng mạnh đối với cơ tạng của chúng ta : lúc nào chúng ta cũng ôn tồn, hòa, học, tiến ; thì cái phần hồn của chúng ta đâu có bị tan rã, mà đâu có bị hủy hoại ?

Chúng ta cứ ôm cái sân, si mà hủy hoại cái cơ cấu siêu nhiên của Thượng Đế, thì chúng ta hủy hoại phần hồn, không có chỗ ở : Thượng Đế là chỗ duy nhất cho phần hồn để ở mà thôi ! Nhưng mà không biết trú ngụ nơi Thượng Đế.

Ngày hôm nay, chúng ta tu đi lên, hướng thanh điển hướng thượng đi lên là đi về cái cấu trúc siêu nhiên; có “Hữu Vi”, chúng ta ôm cái xác này và chúng ta truy tầm ra “Vô Vi” là siêu nhiên; bây giờ chúng ta tu đi về thì chúng ta có nhà có cửa, có nơi trú ngụ, có cơ sở để quản lý làm việc thích hợp theo thiên ý. Cho nên, các Bạn tu càng tu càng mở, càng tu càng thấy rõ: “Mình là ai, ở đâu đến đây, rồi sẽ về đâu”; chớ ở thế gian này không ai chế chúng ta ra được hết, không ai in chúng ta ra được .

Mỗi người một cái tâm thức, một cái nghiệp duyên khác nhau hết, không có ai giống ai hết; cho nên, ông Trời rất tinh vi, rất sáng suốt, hướng độ chúng ta từ li từ tí và không có bao giờ bỏ qua. Nếu bỏ qua, Ngài đâu có cho cái xác quản lý chúng ta đâu ! cái xác này nó tạo ra Tham Sân Si Hỉ Nộ Ái Ố Dục; nó đang quản lý cái thức của chúng ta; hỏi “Chúng ta chịu gánh vác và làm việc xây dựng đúng theo thiên ý không ?”; nếu chúng ta xây dựng đúng theo thiên ý thì những cái cơ tạng này hoàn toàn hữu dụng, rất thích hợp !

Hằng ngày các Bạn có cơ hội đọc cái kinh vô tự trong nội thức các bạn, và các Bạn không có bao giờ từ bỏ các Bạn nữa. Cho nên sẽ công phu đúng giờ đúng giấc và sung sướng trong mùi đạo, thực hành cho kì được sự thanh nhẹ sẵn có; càng tu càng mến thương tất cả, càng tu càng thấy Càn Khôn Vũ Trụ nó không xa chúng ta; nó với chúng ta là “Một”, không còn xa nữa, không còn sự ly gián nữa.

Khi mà chúng ta nhận thức được vô hình vô tướng; chỉ có một điểm linh quan sống tại thế này thì chúng ta đều là “Một” hết thảy ! mọi người hướng thượng rồi sẽ có cơ hội hòa tan chung thức để tiến hóa và làm việc không ngừng nghỉ, sáng suốt, không đòi hỏi ăn ngủ nhiều như thế gian, không đòi hỏi địa vị u ơ như ở thế gian đã sắp đặt. Tất cả là ở thế gian đều là trì trệ nhưng mà nó là môi trường để học, nó là bãi trường thi để cho chúng ta dự thi và tiến hóa.

Các Bạn giữ về trung dung thì các Bạn mới thoát khỏi cái thể xác này, mà không giữ trung dung theo phe này bỏ phe nọ thì chắc chắn là không có bao giờ các Bạn thoát khỏi cái thể xác này và sẽ có nơi xử tội; không còn sự sát phạt nữa mới tiến về sự trung dung sẵn có trong nội tâm. Cho nên, bây giờ ở đây ai có gì thắc mắc nữa ? hỏi đi ! hỏi để đóng góp.

Bạn Đạo2: Thưa Thầy, hồi sáng tất cả các Anh các Chị ở đây,

Đức Thầy: Ừ !

Bạn Đạo2: Người nào cũng bắt được cái luồng điển Thầy ban cho.

Đức Thầy: Ừ !

Bạn Đạo2: Còn riêng con thì con ngồi con ngủ luôn ạ !

Đức Thầy: Ừ !

Bạn Đạo2: Có phải chăng là con u mê ạ?

Đức Thầy: Không phải u mê ! Bị rút ra là nó nhẹ vậy thôi ! Khi mà Chị, Chị thấy Chị ngủ, là Chị đi đâu nhưng mà chưa tỉnh thôi ; cái phần Hồn chưa tỉnh : mình thấy mình đi, mình thấy mình không còn ở đây nữa là mình đã đi đâu ! Nhờ ai rút ?

Cho nên, tôi không có mặt ở đây mấy tiếng đồng hồ, nhưng mà vẫn có mặt tự nhiên ! Tôi ngồi ở bên đó, nhưng mà tôi vẫn làm việc bên này ! Đó !

Cho nên, hôm trước, những vị kia nhập xác được này kia, kia nọ, rồi tôi cũng nhập thử cho con Ngọc chút, nó cũng nói những cái lời mà tôi muốn nói bên kia, thì bên này nó cũng nói được vậy, cũng y vậy thôi !

Cho nên, luồng điển của chúng ta nó thông cảm rất dễ, không có khó khăn ; cũng làm việc khắp các nơi.

Cho nên, Chị thấy cái chấn động lực của Chị hiện tại, tại sao Chị nghe những cái lời triết lý, tâm hồn Chị tê tái ; rồi Chị nhắm mắt cái, thấy nó nhẹ ? Mà có người nó nghe rồi cái nó thấy nó nặng ? Tại vì nó chưa mở ; nó không có bỏ công ! Rồi đây, Chị đã bỏ công rồi thì Chị tự nhiên Chị phải hưởng cái đó chớ !

Tu để hưởng cái nhẹ, chớ hưởng cái nặng sao ? Nếu Chị nặng, Chị đâu có nhắm mắt rồi có đi luôn được đâu ? Chị thấy cái nhẹ chưa ? Rồi từ đó đi lên đó, điêu luyện rồi nó mới thành hình, thành dáng ; lúc đó mới đi, đứng, ra, vô dễ dãi ; rồi sau này muốn chuyển điển đi đâu, dễ ;không có khó khăn.

Cho nên, thiêng liêng họ là vậy đó ! Họ không có cái xác cho nên họ không có lên cao được ! Chỉ trừ phi cái phần ở trên cao chiếu điển xuống dưới, thì được ; còn cái phần mà thiêng liêng ở thế gian này nó cũng như cái xã hội loài người vậy, nhưng mà nó muốn đi lên, lên không được ! Mình nói đạo ở đây, chớ nó cũng đứng nó nghe, thiếu gì ! Nó cũng học đạo vậy ; nó thích lắm, mến lắm ; muốn nghe đạo, thích lắm ; nhưng mà tiếc không còn cái xác để tu !

Cái xác là nó quản lý từ giờ, phút, khắc. Cho nên, những người nào mà chịu niệm Phật rồi mới thấy rằng: “Ô, chúng ta sai, một ngày 24 tiếng đồng hồ sai bét hết 23 tiếng rồi ; nghĩ bậy không à !”

Niệm Phật rồi mới thấy : khi mà lặp lại trật tự rồi mới thấy rằng: “Té ra, lộn xộn do mình bị mất trật tự : Thượng, Trung, Hạ quy nhứt rồi thì lúc nào cũng thấy hết à, thấy mình sai, chớ đâu có ai sai đâu !”

Khi mà hiểu thấy mình sai, không có ai sai, thì mình mới xây dựng cái tinh thần phục vụ tốt đẹp, mình không còn so đo nữa. Mình sai, mà so đo cái gì nữa ? Phải làm để chuộc tội đi ; đừng có nói, “Tôi làm cha mẹ rồi ; tôi cao rồi !” Không được ! Vẫn còn sai.

Mình biết mình sai là mình mới hạ mình xuống; mà hạ mình mà lập hạnh tốt thì cái gia cang con cái đều tốt hết, một sức ảnh hưởng của luồng điển từ ái. Mỗi đêm mỗi công phu cái luồng điển từ ái đó phóng ra và cứu độ ngay những người ở gia cang; Bạn bè tới chơi cũng vậy, mình mỗi đêm mỗi thiền thì tự nhiên, ngồi tự nhiên mình không nghĩ vấn đề đó; nó nói, nói, nói, nói; nó mở, là tại sao ? cái luồng điển từ ái nó phóng cho đối phương. Mà đối phương đang bị kẹt cái vụ đó thì nó phản ảnh lại cái thì mình dùng cái đó mình nói, nói rồi cái mở; nó nói: “Ủa ! ông biết chuyện tôi hả ? tình trạng tôi nó vậy”, cái nó khai hết.

Cho nên, không phải lo; không phải là nói: “Tôi tu rồi tôi lo người ta tới người ta hỏi tôi tôi không biết đường trả lời”, cứ thả tự nhiên rồi trả lời. Bởi vì mỗi đêm mình mỗi chùi cái Minh Cảnh Đài của mình; cái kiếng của mình càng ngày càng sáng suốt thì họ tới tự nhiên; cho nên, tôi đã nói rằng có nhiều người khi không đương ngồi đó có Bạn tới, thấy sao nó buồn quá. Tôi đang vui mà thấy ông đó ông tới, tôi cảm thấy tôi buồn thiệt buồn; rồi mình mới lấy cái chuyện buồn ra mình nói, té ra ông đó buồn rồi ổng yêu cầu mình giải.

Có lúc mình đương ngồi vậy, thấy vui vẻ; mà thấy một bên này nó nặng; tu mà đúng rồi thì tự nhiên không cần phải là tôi bấm độn đồ làm chi. Cái tay này sao nó đau, mình hỏi: “Cái tay của Chị sao nó nặng vậy ?”; “ Ủa, làm sao ông biết bệnh tôi ?”, rồi từ đó nó nói ra; cái kiếng mà ! cho nên, tôi cho các Bạn thờ cái kiếng Vô Vi là các Bạn đang làm cái kiếng Vô Vi trong này; mỗi đêm làm Pháp Luân Thường Chuyển là chỗ nào nó cũng chùi trong sạch hết; rồi cái ngồi đó cái nó phản ảnh à ! Hồi nào giờ không biết làm thầy bói mà sao nói đâu trúng đó, sợ ; về, sợ, “Không biết phải không ? Sao ông đó phục mình quá ? Mình có tu gì đâu ? có tụng kinh, có làm gì ?”

Kỳ thật là mình làm rất nhiều, mình tu rất nhiều ; các Bạn làm Pháp Luân Thường Chuyển là tu rất nhiều, nhiều hơn người tụng kinh xài phí ! Xài phí nghĩa là nói, la ê a, mất khí, mất nguyên khí; cho nên, những người đó tu tới già coi, nó yếu lắm ! C ái hơi nó yếu. Mà khi nó biết rồi, có những người trong chùa như ở Úc Châu đó, có người tu 40 năm, bây giờ qua tu Vô Vi họ thấy họ mạnh ! Vì họ giữ được cái nguyên khí, thay vì họ mỗi đêm cứ niệm mà họ rất cố công, họ niệm cho Phật chứng họ. Nhưng mà rốt cuộc họ không hiểu, lấy cuốn “Kinh A Di Đà” ra cho họ coi, họ không cắt nghĩa được ; mà họ đọc không có chữ nào thiếu hết; nhưng mà cắt nghĩa không nổi ; vì không có điển ! Cái đó là điển kinh, mà không tu ; tu không có điển, làm sao mà hiểu ? Còn người tu Vô Vi nó lại khác ; nó có điển rồi, cái nó vô nó nắm cái cuốn kinh nó đọc, nó đọc hai ba cái nó thấy buồn ngủ, rút nó ; nó biết buồn ngủ hết, nắm cuốn sách khác nó không buồn ngủ mà nắm cuốn kinh Di Đà nó đọc một chặp nó thấy buồn ngủ ; rút nó ! Rồi từ cái rút, nó cứ coi thét, coi thét; nó hòa với cái điển đó nó đi tới minh; vô nó đọc cái thấy buồn ngủ à ! mà hòa một thời gian rồi thì cái điển Đức Di Đà chiếu, cái nó minh; “Ô ! cái này đúng, nói đúng, không sai !” Rồi mới nghiệm ra, đọc cái chữ Nho đó, thì thấy nó chạy từ đâu tới đâu ; cái chữ làm sao, “Ma Ha” nó chạy chỗ nào, nó ngưng chỗ nào, và nó phát triển chỗ nào ! cái luồng điển nó chạy ở đâu ; mình biết !

Cho nên, những vị hồi xưa tu trong thanh tịnh, trên núi, ăn rất ít ; mấy ông pháp sư cho tụng kinh, cũng tụng “Kinh A Di Đà” ; tụng, tụng, tụng, rồi có dạy thiền nữa, nó mới có điển ; rồi từ đó nó cảm thức, nó mở tâm; nó mới giải nghĩa được ; mà giải một phần nào. Tôi thấy những vị đó dịch ra, giải một phần, giải tuốt ra ngoài đời chớ không có giải vô trong ! Còn như ông Tư, ổng giải là độ luôn ; càng đọc,càng tìm, càng thấy mở trong tâm thức của chúng ta.

Khi mà các Bạn thấy mở hết nội tạng rồi, các Bạn là cái gì ? Định rồi ; hiểu rồi ! có cái gì đâu phải lo; hồi trước tôi không biết, tôi sợ người ta đụng chớ cái này không có cái gì hết; cái phần nào theo phần nấy, nhân nào quả nấy phát triển theo trật tự cả Càn Khôn Vũ Trụ, không có ai cướp giật nó được hết thì ổn định mà tu, hiểu không ? cho nên, nghe lại mấy chục cuốn băng mà tôi giảng ở Úc Châu đó, nghe đi ! cố gắng nghe để thức; có cái tôi không có giảng, tôi để người ta thức. Bởi vì cái đó dễ, họ sẽ đi tới đó và họ sẽ tham gia vô cái cuốn kinh đó, để họ đi; còn nếu mà nói hoạch toẹt hết rồi đó, họ không có đi ; cũng như mình tắm cho họ, họ đâu cần tắm nữa ! Thấy chưa ? Cho nên, có úp có mở, có úp có mở ; họ sẽ đi tới.

Cho nên, sau này các Bạn cũng vậy ! Các Bạn muốn giảng thông suốt, ý các Bạn muốn giảng thông suốt mà tới đó cấm rồi, quên mất, ở trên người ta che ! Cái quyền của Ngài, cuốn sách của Ngài, cuốn kinh của Ngài, Ngài che, để cho người khác tham gia vô nó được mở như mình ; chớ không phải mình nói hết cho nó đâu; nói hết, là cũng như tắm rửa cho nó, nó không cần tắm nữa !

Cho nên, Bề Trên làm cái gì cũng có dụng ý hết ! Nhiều khi tôi nói như quê mùa, không ra cái gì hết; nhưng mà các Bạn tức, các Bạn tham gia vô trong cái câu nói tôi, và phê bình một chặp, các Bạn mới thấy đúng; té ra cái điển các Bạn được đi với tôi ! Vậy nó mau hơn ! Đọc, nghe, mở ; nó mau hơn ! Còn đọc, nghe, mà không mở, không có ích gì ; lặp lại lời nói của người truyền pháp không có ích gì ! Chính mình phát ra lời nói tương đương với người truyền pháp, và rõ rệt hơn người truyền pháp, đó là mình đã hành rồi ; thấy chưa ?

Cho nên, kinh kệ cũng vậy nữa ; Đức Thích Ca cũng vậy, ở đâu cũng úp, mở hết á ! Có chỗ úp có chỗ mở; nhưng mà không hiểu ; hiểu được cái đó là nó đã mở được cái khuyết ở trong nội tâm rồi ; còn chưa mở những cái khuyết trong nội tâm, không hiểu ! Đọc không hiểu nó nói cái gì, rồi lý luận về đầu này, rồi gặp cuốn khác họ lý luận hay hơn, rồi tự mình chê mình ; rồi rốt cuộc không đi đến đâu, bởi tuổi tác nó có mấy chục năm, mà nghiên cứu một cuốn kinh không phải dễ !

Còn cái này, nó thực hành rồi, bước vào điển giới rồi, là nó khác rồi ! Nó khác rồi ; nó dễ lắm ! Nắm cái cuốn kinh này nó giải cũng được; mà nó giải cuốn kinh khác nó cũng giải được ; nó hướng về thiện nghiệp tình thương và đạo đức thì nó giải cái gì cũng được ; mà nó phải thực tế hành cái điển tới chỗ giới đó, tới trình độ đó mà cái điển nó không tiến tới đó thì nó không có giảng nổi ; giảng tới đó, kẹt liền ;không nổi ! Rồi tìm cái này cái kia làm thí dụ vậy ; chớ, kì thật, không cần tìm ! Thực hành rồi cái điển nó quang chiếu ; mở hết, không có bị kẹt.

Cho nên, các Bạn tu ở đây không có sách vở gì ; cho đọc sơ chơi vậy, mà cứ kêu các Bạn công phu thôi, cứ công phu đi ; cứ lì đi, rồi nó mở ra ; càng ngày nó càng mở, mà luôn luôn gặp về chuyện thực tế, những chuyện xé tim, những chuyện kích động trong gia đình, chuyện dữ dội không à ! Khi mà các Bạn nhẹ rồi gặp chuyện dữ dội mà nó xé tâm các Bạn để các Bạn thức ; nó chọc ghê lắm ! Đêm nay khỏe là ngày mai có chuyện rồi, có chuyện nghịch với mình rồi đó ! Chắc chắn là phải trả lời cái câu gì, ngày mai đó, mình biết ! Mình mở ra được chút thì mình tiến một chút; chớ đừng có sợ, nói: “Tôi tu rồi tôi không dám trả lời !” Cứ việc nói đại, rồi họ chửi cho mình mách cái thì mình mở lên lớp nữa, mình thấy trong thực hành !

Chớ còn ông Tư, ổng đâu có dạy tôi tụng kinh hằng ngày đâu ; không ! Ổng giảng cuốn kinh, rồi ông bỏ đó thôi ; “Bạn cần thì Bạn coi ;còn Bạn không cần, thì thôi !” Mình không cần, mình không hành, coi, thì cũng như đống rác à ! Coi, còn chửi ổng nữa là khác : “Cái văn chương gì đâu nó lạ vậy, nói ngược, nói tầm bậy tầm bạ không ; không có đúng !” Nhưng mà có điển rồi mới thấy, mới thấy, “Cái ông già này ổng không học nhiều, nhưng mà ổng dám giảng ‘Kinh A Di Đà’ là không phải chuyện tầm thường ; ổng không phải học nhiều ; ổng dám giảng là ổng phải có cái phần điển nào !”

Cho nên, những người tu có điển rồi, nắm đọc, chặp thấy buồn ngủ, là kinh đó có điển, và kì thật cuốn kinh đó nó mở tâm ; mỗi buổi sáng,các Bạn dòm 1 trang thôi ; cứ, trước khi đi làm lật một trang đọc. Cái đó là nó nhắc Bạn rồi, mở rồi ; mà mình thấy rõ mình trì trệ chỗ nào nữa ; càng tu càng thấy rõ mình đang trì trệ chỗ nào ; nó sống động mãi mãi, chớ nó không bị bế tắc đâu ! Đừng có tưởng cuốn kinh đó mà bế tắc. Sau này họ tìm ghê lắm ; chính nó là cây đuốc dẫn đường con người đi tới Thiên Đàng, đi tới Niết Bàn mà không ai biết !

Cho nên, tôi bây giờ tôi chỉ cố gắng cho các Bạn niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” ; niệm nhiều, niệm thanh tịnh, niệm cho đến nỗi mình nghiêng bên này cũng nghe, nghiêng bên này cũng nghe ; đó là sung sướng rồi; nó mở tới luôn cho các Bạn và không có bao giờ các Bạn bị mất cái đường đạo trong tâm ! Nhưng mà trước kia, trước hết mình phải dày công một chút, phải niệm, phải làm, không nên bỏ ! Đừng cho cái gì hay; cái mà mình chưa biết mình là không có cái gì hay hết ! Mình tìm ra, biết mình, mới là hay ; nên phải dày công; mà dày công được rồi ; thấy sung sướng lắm ! Không cần chữ nghĩa ; sách vở, liệng đi, không có sao ! đụng đâu mở đó, không cần ; không cần phải học dữ lắm ; mệt óc !

Các Bạn tu này là về, trở về với chơn giác ; mà các Bạn còn chun vô trong cái phàm trí, các Bạn thấy nặng đầu ! Hồi trước các Bạn thích đọc sách này, sách kia, sách nọ ; tu một thời gian, không có thèm đọc nữa, thấy nó nặng đầu lắm, vì cái tác giả kia chưa biết tu, chưa biết nó là ai, thì cái trí phàm nó không có mở được, đọc thấy vậy thôi, không có ăn chung gì đâu ! Còn cái, kỳ thật này là các Bạn đọc được cái Kinh Vô Tự này, đọc cả Càn Khôn Vũ Trụ ; cuốn sách lúc nào cũng hiện trong tâm thức các Bạn, không phải đi tìm sách đọc chi cho bận tâm ; cứ người đối diện với người, tối chúng ta cứ công phu, sáng người đối diện với người thì cái người kia nó không có công phu, nó không có tu, điển nó không có tập trung ; mình chỉ có chiếu cho nó thôi và độ nó, thì các Bạn thấy cứ nói sơ sơ là họ tin rồi, họ được mở trí rồi, vì mình lấy cái từ tâm cứu độ mà ! mình không có xảo trá và không có lường gạt người ta ; nói sơ sơ thì truyền cảm rồi.

Cho nên, nhiều người, nhiều Bạn nói: “Tôi nói thiệt với ông Tám, hồi trước tôi cũng học bao nhiêu sách, mà tới bây giờ cũng bao nhiêu sách đó, mà sao tôi tu rồi tôi mới biết sử dụng cái hồi trước tôi học tới bây giờ ! Hồi trước tôi học mà tôi không biết sử dụng, mà bây giờ tôi mới biết sử dụng ; cũng bao nhiêu công chuyện đó mà tôi tác văn hay hơn hồi xưa nữa, mà nhanh nhẹ hơn hồi xưa nữa ! Nhớ là viết rồi ; nhắc tới là tôi thảo liền cái công việc đó, không có phải ngồi suy nghĩ cả đêm ; không có vụ đó ! Mà hồi trước, tôi phải suy nghĩ cả đêm!” Những người trí thức nói chuyện với tôi như vậy ! Nó khác ở chỗ đó ; Chị mới thấy điển hóa văn, chớ văn đâu có hóa điển.

Khi các Bạn có điển rồi, thì có văn, chớ gì ? Văn là để ghi chép đó ; chấm cái chấm cho biết vậy thôi, chớ còn kỳ thật, có điển đó nó mới tác văn hay ; mà không có điển, văn chương không hay, không sống động ; mà có điển tác văn nó sống động. Thì, một người chưa tu với một người tu, hai cái thơ nó khác nhau xa lắc à ! Cho nên, tôi có làm những cuốn băng “Thư Từ Lai Vãng” ; các Bạn nghe, đọc sơ cho tôi nghe, là tôi trả lời liền chớ tôi không phải công mà đọc coi cái gì, dò câu này, câu nọ ; không có ! Chút xíu là nó xong, điển hóa văn ! Muốn viết dài thiệt dài cũng được, mà viết ngắn thiệt ngắn, viết một câu, cũng được nữa, tập trung lại viết một câu cũng được nữa ; mà muốn viết thiệt dài, cũng được nữa. Tại sao tôi viết thơ cắt nghĩa thiệt dài ; để chi ? Để người đó không coi, liệng người khác coi, cũng trong hoàn cảnh đó : một lá thơ mình ứng dụng cho mọi trạng thái. Cho nên, các Bạn nghe những cuốn băng “Thư Từ Lai Vãng” rồi mới thấy: “Ồ cha, ông Tám ổng viết hay !” Không phải ông Tám hay đâu ! Ông Tám tu, ông Tám mới có cái điển ; mà Bạn tu, thì Bạn là ông Tám rồi, còn cái gì nữa mà nói, “Ông Tám hay !” Cũng một thứ mà thôi ; tại chưa làm ! À, rồi khi mà làm rồi, thấy cái chuyện đó tầm thường, không có cái gì quan trọng ; lo tu là quan trọng.

Ở nhà tôi thiếu gì trí thức, tiến sĩ đồ, xung quanh ; rồi có cái thơ tới, tôi nói: “ Làm ơn trả lời đi !” Thì thử, thì thử các Cô, các Cậu, các Cô,các Cậu nói dong dài, không ra cái gì hết ! Tôi nắm, tôi nói rồi nó đánh ra, nó đọc, nó thấy tại sao. Không phải là mình khoe ! Điển nó thu gọn, lời nói truyền cảm ; gởi thơ cho họ, họ đọc tới cái thơ, cái tình cảnh khổ cực, họ đọc cái thơ rồi đó, chảy nước mắt cho đến nỗi mà cái thơ mà rách luôn hết trọi ; xin cái thơ khác ! Thấy không ? Nó ở trong cái thâm tâm của họ : cái điển mình thần giao cách cảm, mình lấy cái điển của họ, lấy cái tình trạng của họ, phổ hóa cho họ cho họ thức ; chớ có cái gì đâu ! Tôi có nhiều ông bạn, hồi trước nói chuyện lưu loát hay hơn tôi lắm, thi thơ hay lắm, mà bây giờ nhận thơ tôi là hết rồi, cứ, làm sao viết thơ cho tôi, mà mong cho tôi có thể gởi ít lời, là y khỏe ; kể cả những ông sư huynh ở trong trường đạo tôi học hồi nhỏ, bây giờ cũng chỉ chờ thơ tôi để nghe, học ! Ổng nhắc, có nhắc lại những lời Chúa, nhưng mà ông thấy khác : “Tại sao tôi đọc cái thơ, tôi đọc cái thơ của Anh, mà tôi thấy, tôi cảm thấy sung sướng ; tôi thấy tôi mừng rỡ trong nội tâm !”


----
vovilibrary.net >>refresh...