19840109Q2

VẤN ĐẠO TẠI THIỀN ĐƯỜNG BOTHELL - Cuốn A&B

ĐT: Con chỉ tự tu con mới tìm ra cái nhân đạo ở đâu và nhân nghĩa ở đâu. Khởi điểm tốt mới gặt hái được điểm tốt, mà khởi điểm xấu thì gặt hái xấu mãi mãi. Ông Tám đã nói, ra đời sát rồi; “Giết con gà cúng cho con tôi được bình an.” Bình an ở chỗ nào? Tạo cái ác không à! Lớn lên, cưới vợ, lấy chồng rồi cũng đãi năm ba bàn, mấy chục bàn; cũng sát! Chết rầm rầm, khóc la um sùm, mà đâu có hay. Ngồi đó nhậu nhẹt; cho sướng? Đâu có sướng đâu! Sướng trên cái khổ của người ta, mà sướng cái gì? Phải không? Con người có lý trí phải xét cái này: sướng trên cái khổ của người ta mà sướng cái gì?

: Con thấy ba má con lắm lúc làm những chuyện, tiếp tục làm những chuyện sai lầm. Con không có muốn im lặng, nhưng con cũng chưa có lần nào dám nói ra.

ĐT: Đâu có nói được! Con nói, người ta đâu có nghe.

BĐ: Dạ, con biết như vậy.

ĐT: Con phải làm thinh, lo tu. Rồi may ra một ngày nào, thấy sự sáng lạng vinh quang của con, lúc đó cha mẹ mới nghe. Chớ bây giờ con nói thì cha mẹ nói, “Con ở trong tăm tối mà con nói cái gì?” Phải không?

: Dạ.

ĐT: Phải thấy rằng sức mạnh là từ bi; nhớ chưa?

: Dạ.

ĐT: Con chó nó còn học được hạnh từ bi.

: Dạ.

ĐT: Từ bi ở đâu? Là con người đã nuôi con chó, con chó luôn luôn mang ơn con người; dù quen một phút, một giờ, nó cũng trìu mến. Thấy chưa?

: Dạ.

ĐT: Đó! Cho nên, sức mạnh của từ bi là vô cùng. Mà xét lại, nếu mình xét lại mình, đúng hay là không; mình có từ bi không?

: Dạ.

ĐT: À! (nghe không rõ…) Thì ta lo ăn năn, lo thực hiện từ bi; học từ bi và thực hiện từ bi. Thì con chó nó cho cái điều lành cho chúng ta thấy: nghĩa là anh nuôi con chó, anh đánh bao nhiêu đánh, về, gặp chủ nó cũng ngoắc đuôi, cũng mừng! Anh thấy không?

: Dạ.

ĐT: Nó không bao giờ giận chủ của nó; con chó đó! Cho nên, người ta càng nuôi con chó càng lâu, nó càng có cảm tình. Nó khôn ngoan; nó là con người mà! Nó chỉ là một tội hồn mà thôi. Và nó muốn ăn năn để trở về kiếp con người; rất khao khát muốn làm con người; con chó! Cho nên, ý trí của nó, khôn ngoan, phục vụ, trả nợ cho chủ nó thì không lâu sau đó nó sẽ trở về kiếp người. Cho nên, tất cả là tội hồn. Cho nên, tôi nói là con thú nào mà Anh dòm cho kỹ và Anh tâm tình với nó, Anh muốn nói chuyện với nó, nó mừng lắm. Anh thấy con cọp mà người ta còn về người ta còn dạy được; thấy không? Cái bản tánh của nó cũng biết thương yêu: cũng có vợ, có chồng; cũng biết sống mà; phải không?

: Dạ.

ĐT: Có nhiều con cọp nó cũng ăn chay, không thèm ăn thịt.

: Dạ.

ĐT: Trên rừng có chớ không phải không!

: Dạ có!

ĐT: Người ta kêu bằng “Ông Hổ!” À! Người ta ngạc nhiên là con thú cũng biết tu!

: Dạ.

ĐT: Chớ đừng có nói con thú không tu, và gặp con thú nào cũng đập chết hết; là mang tội; hiểu không?

Cho nên, ráng tu về Vô Vi để khám phá được nhiều chuyện lắm. Khi mình xuất hồn lên cái cõi con thú nó tu sẽ thấy chúng tu thiếu gì; tu để cơ thể của nó trở thành con người rõ ràng; chỉ có cái đầu vẫn ngu muội. Mang cái đầu con thú một thời gian, nó mới tiến hóa tới trọn lành, trở lại con người. Nó cũng làm việc như chúng sanh; nhiều cái giới đó, phải đi qua! Người tu Vô Vi mà được đi rồi thì ai cũng đi qua chỗ đó mà xem, mà học; mà học cái đoàn tụ của nhơn sinh qua kiếp con thú, qua kiếp con người, rồi mới xác nhận rõ ràng như vậy.

Cho nên, rồi đây tôi cố gắng dịch cái “Luân Hồi Du Ký” để thấy rõ con thú là con người, nó đồng sống chung trong quả địa cầu với chúng ta, cũng như chim, này kia, kia nọ cũng sống chung trong quả địa cầu. Nó cũng mang ngũ tạng, tứ quan: lỗ tai nghe, mắt thấy, mũi, miệng, đủ hết, cũng như chúng ta, nhưng nó bị thu hẹp trong một phạm vi nhỏ hơn, chớ khả năng của nó cũng là hung dữ chớ không phải tầm thường. Khi mình chọc phá nó, nó cũng cắn lại một cái! Con gà mà còn cắn lại con người nữa! Thấy không? Thật ra nó cũng là đồng loại sinh hoạt tứ quan và ngũ tạng với chúng ta, trong quả địa cầu. Cho nên, ở chỗ Âu Mỹ này họ có cái Hội Bảo Vệ Gia Súc. Anh thấy không?

: Dạ.

ĐT: Còn xứ Việt Nam không có hội bảo vệ gia súc; giết gia súc; cho nên nghiệp nặng lắm! Cho nên ngày hôm nay cứ bị hoài, bị hoài, bị phong ba bão táp, bị đủ thứ; bị cho chán nản đường đời, rồi mới tu! Bão lụt nguy hiểm vô cùng, mà để cho mọi người thức tâm lo tu, ăn năn, ăn chay. Khi đó mà ăn trường chay được rồi, tu thiền được rồi, thì mới lập lại thái bình cho xứ Việt Nam: nghìn năm thái bình. Lúc đó là nghìn năm thái bình; không có chiến tranh nữa! Cho nên, nhiều cái núi ở Việt Nam có nhiều Ông Hổ tu. Tối tối người ta thắp nhang cúng Ông Hổ mà! Rồi những người ở trên rừng ở Pleiku, Ban Mê Thuật, đã thấy có những ông hổ xuất hiện mà không ăn thịt người, chớ không phải không đâu! Người ta lập chùa người ta thờ ông hổ đó; Anh thấy không?

BĐ: Nghe nói những con cọp tu, không có ăn, riết rồi ốm còn xương với da!

ĐT: Ừ;

BĐ: Vì lúc đó là con còn nhỏ quá, chỉ nghe cha mẹ thuật lại thôi. Người dượng rể của con có làm một cái am ở trong rừng;

ĐT: Ừ;

BĐ: Thì thường thường vào những cái rằm lớn như là rằm tháng Giêng với rằm tháng Bẩy đó Thầy,

ĐT: Ừ;

BĐ: Thì con cọp nó về mé bên kia kìa, để nghe kinh;

ĐT: Ừ;

BĐ: Khi nghe xong thời kinh thì con cọp đi; nhưng mà tới hai, ba năm sau những con cọp mà nó về nghe kinh thì nó đi muốn hết nổi,

ĐT: Ừ;

BĐ: Ốm nhom à. Thì có người đoán là con cọp đã tu và nó,

ĐT: Có đại nguyện; nó có đại nguyện. Con cọp là biểu hiện của loại người hung hăng, bất chấp luật lệ, hung hăng, muốn sống tự chủ một mình! Dữ lắm! Cho nên, chết luân hồi thành con cọp; Dữ lắm; giết người không gớm tay mà; dữ lắm! Có chỗ về phần hồn của con cọp nó thức tâm rồi đó; sống đoàn kết trong một cái động rồi; cũng có sự cấu xé của con khác: con rắn cũng tới ăn hiếp con cọp! Có nhiều chuyện ly kỳ lắm! Nó có những cái động cọp tu đó! Có động, có nơi có chỗ đàng hoàng; đoàn tụ các loại súc vật ở chung, cũng có nữa! Cũng có đàn anh, đàn em, đàng hoàng! Mà có một số nó tu rồi nó không chịu ăn thịt! Tha thịt về, nó không ăn! Đàn anh bắt buộc! Nó xẩy ra nhiều chuyện lắm, nhiều việc rắc rối lắm.

Nhưng mà rốt cuộc là để cho nó thức tâm, và nó ăn năn và phát đại nguyện, “Kiếp sau tôi không làm nữa!” hay, “Kiếp này tự nhiên tôi không ăn thịt nữa!” Nhiều con thú hoàn toàn không ăn thịt! Bởi vì nó, thấy cái xác thú chớ nó là hồn! Vì nó là, ví dụ nó là 110 volts mà nó xài còn có 3 volts, 6 volts, thì nó chỉ nhập vô chỗ đó là thôi, không làm gì hơn được. Bởi vì hồi còn sống, nó chơi bời, dâm dục, tiêu hao tinh khí; điển nó càng ngày càng sa sút. Tới lúc nó chết rồi nó bị hành nơi địa ngục. Nó làm không gì hữu ích cho xã hội, mà nó còn cướp bóc người ta, này kia, kia nọ. Nó bị hành xác, hành tội ở dưới địa ngục; hành đã rồi lên nó xin, phải vô trình độ nó ở đó thì người ta chỉ vô chỗ đó thôi! Suốt cả đời nó phạm tội thì nó sợ bị bắt mà thôi. Người ta cho nó đầu thai làm con chuột: nó chun ra là cảnh sát nắm đầu! Cảnh sát, con mèo, chực sẵn; chun ra là bị nắm đầu! Ra ngoài đường, người thấy, người đập! Thấy con chuột khổ không? Mà bây giờ chúng ta nghĩa là thuốc men gì để thử nghiệm chích cho con người, thì trước tiên phải chích cho con chuột trước; thấy rõ chưa? Nó có cái máu đồng với máu của con người. Nó cũng là tứ quan, ngũ tạng. Nó khôn lanh lắm; nó ở trên nóc nhà, kín đáo vậy mà cũng bị truy bắt và bị giết nó. Vì tội của nó quá nặng mà nó phải chịu nhiều kiếp làm chuột rồi mới được trở lại con người. À, khi mà nó lên được con chuột rồi thì phải làm chuột nữa, chuột nữa, chuột nữa, mới trở lại làm con người! Mà lên con người, cực ác rồi thì trở lại con thú!

Chỉ con người mới có cơ hội tu! Những người ăn năn, hối cải, sửa tâm, sửa tánh, mới được tiến hóa, đương nhiên được tiến hóa. Kiếp sau, dù cho không thành đạo, thành Tiên, thành Phật, mà ăn hiền ở lành, cũng tạo được thiện nghiệp rồi thì cũng trở lại làm một người ở gia đình tốt hơn, và có phương tiện tu hơn.

: Thưa Thầy, như Thầy nói là mình giết súc vật thì mang cái tội nặng. Nhưng nếu gặp phải những loài như rắn độc, rắn hổ chẳng hạn, thí dụ như nó cắn mình hay nó định tấn công mình, thì mình cũng phải tự vệ, hay phải giết nó; như vậy mình mang tội không Thầy?

ĐT: Không phải! Không phải ai cũng có thể gặp rắn độc. Người mà có thiện nghiệp là nó không bao giờ gặp được rắn độc! Muốn gặp cũng gặp không được! Con rắn độc nó phải có giờ, có phút mới giết cái người nào đó để trả cái thù tiền kiếp! Chớ không phải ai cũng gặp được đâu! Anh hỏi, ở thành phố này có bao nhiêu người gặp rắn độc, phải không?

: Dạ.

ĐT: Không có cơ hội gặp. Mà có người không bao giờ nghĩ tới nó, mà nói chuyện “Tôi làm thiện” đồ này kia, kia nọ; nhưng kiếp trước nó ở ác, kiếp này cũng bị rắn độc cắn; bất ngờ bị giết; không có biết trước được! Cho nên, cái nào cũng đều có luật hết. Thấy rừng rú vậy chớ có luật hết à! Phần nào giết phần nào, phần nào giết phần nào; phần nào cố ý, không cố ý; có hết, có luật hết! Cho nên, người ta cứ ngồi suy luận, “À, nếu tôi gặp con rắn độc thì sao? Tôi phải giết nó!” này kia, kia nọ. Suốt cả đời không gặp được một con rắn độc; tới chết cũng không gặp con rắn độc! Thiếu gì người! Phải không?

: Thưa Thầy, hồi nãy bảo thể xác là cái tội; vậy chớ mùa Hè mà ruồi muỗi đầy quá rồi không giết thì làm sao mà nhà cửa sạch sẽ được Thầy?

ĐT: Bây giờ đâu cần phải giết? Bây giờ có lưới mùng, chúng đâu có vô được? Người ta làm cái lưới mùng là nhân đạo đó!

: Còn những nhà nghèo mà không có lưới mùng thì làm sao Thầy?

ĐT: Nghèo thì nghèo cũng làm được, cũng che được. Ở Việt Nam thì ruồi nó bu thét rồi cũng xong, chớ có gì đâu (bạn đạo cười). Xứ là xứ ruồi mà! Mình ăn cơm, tôi là người ăn cơm chung với ruồi; rồi cũng xong. Mà có cách gì ăn không? Có chứ! Tôi nấu nước sôi trộn với cơm, ăn; ảnh vô ảnh giành không được, tôi giành được, tôi ăn (cười). Tôi giành lộn với ruồi đó. Không thể nào đuổi chúng đi được. Nó bu lấy tôi; làm gì nó? Nó tưới bằng phân hữu cơ này, thấy không? Vô đây là mình ăn cơm, rồi nó sanh ra ruồi. Nhắm mắt đập một cái cũng chết mười mấy con ruồi.

BĐ: Dạ thưa ông Tám, (nghe không rõ…)

ĐT: Diệu pháp trong tâm, thì mình phải sử dụng cái diệu pháp sẵn có của chính mình; hai bên mới được tiến hóa; thấy không? Ngay trong gia đình mình mà mình không (nghe không rõ…) làm sao mình tiến? Cây ngay nó cũng thành quẹo rồi; nó ngả, nó rầu quá, nó ngả! (cười) nó không có trái; phải không? Phải cho nó vui vẻ cho nó đi lên, nó có niềm tin, nó có người hỗ trợ nó, nó có tình thần xây dựng, nó an tâm đi lên, nó mới phát triển; thấy chưa?

Cái tu hành cũng vậy. Giữa bạn đạo với bạn đạo, người tu lâu phải hạ mình để cho người mới tu hỏi; mà lắm khi chúng ta phải làm như người ngốc hơn người mới tu, để chúng ta mới quét được cái đống rác bên kia qua bên này; thấy chưa? Người mới tu tưởng là: “Ôi, thưa Anh, Anh vô đây Anh hỏi đạo, chớ cái căn Anh cao hơn tui!” “Cái căn của Anh cao hơn tui!” Nó mừng lắm rồi, nó có cái gì chút hết cho mình nghe hết rồi! “Nhưng mà,” câu “Nhưng mà,” là bổ túc cho chàng để cho chàng đi về (nghe không rõ…) dễ hơn, rồi nhớ thêm. Thấy không? Đó. Cho nên, người dạy đạo phải luôn luôn mềm dẻo, phải uyển chuyển luôn luôn, phải kiên nhẫn luôn luôn; thấy không? Thì mới đi tới chỗ trao cái sáng suốt cho họ. Phải hiểu chỗ đó! Đừng có sai lầm mà tưởng là, “Ta tu cao;” là ta lầm đường lạc lối. Thấy không? Hạ mình xuống thì chúng ta quy tụ tất cả những gì thanh sạch về ta, mà cái dũng trí ta luôn luôn được vun bồi; hiểu không? Chớ tình yêu sướng lắm mà! Hỏi anh Trần Văng Tánh hiểu (bạn đạo cười). Trần Văng Tánh.

: Con ngạc nhiên, bữa Vancouver tới nay, không biết Thầy có cái dụng ý hay là vô tình, con không biết, mà Thầy đổi tên con; hay là Thầy quên; thì con không biết?

ĐT: Trần Vĩnh Tánh

: Dạ, Trần Vĩnh Tánh

ĐT: Nhưng mà tôi kêu là Trần Văng (cười).

BĐ: Văng cái tánh ra là (Thầy và bạn đạo cùng cười)… Văng cái tánh, bỏ cái nóng (bạn đạo cười). Thầy nói Anh ôm cái tánh Anh á, khổ lắm!

ĐT: Ôm cái tánh nóng không à!

: Dạ thưa Thầy, đó là vĩnh viễn luôn, cái tánh vĩnh viễn.

ĐT: Ờ!

BĐ: Vĩnh tánh (bạn đạo cười).

ĐT: Vĩnh Tánh là nó nóng lắm, giờ Văng Tánh là nó đi mất (bạn đạo cười). Tôi nói Văng Tánh chứ tôi không có nói Văn Tánh đâu. Trần Văng Tánh, bỏ tánh nóng đi! (Thầy và bạn đạo cùng cười).

BĐ: (nghe không rõ…)

ĐT: Mấy kiếp á! (bạn đạo cười). Rồi ở trong đó, trong đó... (bạn đạo cười) tưởng tượng, tưởng tượng sung sướng, tưởng đâu ... (bạn đạo cười) mà không hiểu cái gì hết (bạn đạo cười), không hiểu cái gì hết! Bả đụng tới, không chịu, “Để tôi suy nghĩ,” mà không biết suy nghĩ cái gì? (bạn đạo cười) “À, té ra mình ngược lại, mình làm giáo huấn sai, mình dạy tụi nó làm công tác này; hít cái nóng vô, tạo cái nóng ở bên trong, thành ra hư hết! Cho nên, thức tâm rồi, mình lấy cái nguyên lý của “Nam Mô A Di Đà Phật!” Thay vì hút thuốc thì ta co lưỡi, răng kề răng niệm, “Nam, Mô, A, Di, Đà, Phật,” thay cho điếu thuốc; thét rồi nó quen, sẽ bỏ hết!” Phải không? Lấy cái mạc này đổi cái mạc kia cho rồi; phải không?

BĐ: Dạ.

ĐT: Trời! Bỏ vợ thì dễ, bỏ thuốc thì không được! Tôi đã nói rồi.

BĐ: Dạ, con cũng nói vậy! (bạn đạo cười)

ĐT: (nghe không rõ…) hai ngàn đồng bạc Việt Nam đau đớn lắm, hồi đó lớn lắm. Bắt tay với thằng bạn: “Tao mà hút nữa, ra kia mà tao còn hút nữa sẽ chung cho mày hai ngàn.” Đi ra kia, nói bà kia: “Bán chịu cho tôi một điếu!” (bạn đạo cười). Vô ngồi đó suy nghĩ: “Trời ơi, mình không quân tử! Thôi, phải chung thằng này hai ngàn cho có quân tử tánh một chút.” Thua hai ngàn, đau quá; mà phải trả, không có nói un, deux gì hết! Hứa một tiếng rồi. Cho nên, con người yếu hèn đó, mình tìm sự yếu hèn của chính mình. Nội có điếu thuốc mà gạt nó ra không được! Tôi đã nói cái tội của tôi là cái tội bất hiếu à. Hồi đó ông già tôi có mấy đứa con trai, thường thường ổng họp, ổng nói: “Tụi bay lớn đừng có xài tiền; bây giờ tiền bạc khó kiếm lắm.” Bây giờ ổng nói chuyện khó khăn về kinh tế, nói nhiều với đám con trai, nhồi sọ chúng, “Đừng có xài tiền.” Tôi nói: “Ba nói làm sao chớ con thấy ai kiếm tiền cũng dễ hết!” “Mày làm sao mày trình bày cái chuyện dễ tao nghe coi?” “Giờ phút này mà họ còn lấy tiền họ đốt kìa Ba!” Ông đương hút thuốc (bạn đạo cười). Rồi ông nói nhỏ: “Thằng này, mới có chút xíu mà nó nhiều chuyện, mà nó thông minh! Nó chửi tao, tụi bây biết không? (bạn đạo cười). Tụi bây lớn, tụi bây kẹt vô vấn đề bán thuốc!” Thấy ham lợi đó! Mà hồi lính (nghe không rõ…) tới Việt Nam đó, mình mua thuốc Caraven-A, ba số 5 đem lên Nam Vang bán. Nhưng mà hồi đó họ hỏi chớ, “Ba số 5 với Caraven-A, cái khác biệt của hai bên thế nào mà bán khác giá quá đi? Hút nó ra làm sao, cái gôut nó ra làm sao?” Mình đâu có biết, mình có biết hút thuốc đâu, bởi ghét người ta hút thuốc mà; hồi nhỏ ghét người ta hút thuốc! Bây giờ bị bắt buộc; “Thôi, phải thử!” Thử thét rồi nó quen; rồi từ đó nghiền thuốc! Bán bao nhiêu thuốc cũng không đủ tiền hút thuốc! Hút thuốc hồi đó nó mắc lắm, mỗi ngày mỗi lên giá, vì thuốc nhập cảng mà! Hút ba cái đó mà sạt nghiệp! Có phải bị phạt không? Hồi nhỏ mình chê ông già mình là mình bị (cười) cái đó là tội bất hiếu ở trong đó chớ (cười); hiểu không? Chửi khéo người ta đó; nhưng mà mình bị.

: Thầy, hồi nhỏ Thầy nói chuyện có duyên như bây giờ không Thầy? Hay là nhờ tu bây giờ Thầy nói chuyện có duyên? (bạn đạo cười)

ĐT: Hồi nhỏ đâu có duyên như giờ! Hồi nhỏ cũng còn sợ; bây giờ tu, không có sợ nữa! Bây giờ tu nó mở ra, mọi trạng thái được mở ra; trạng thái nào tới cũng ứng dụng được; nó khác rồi! Quen, không quen, nhưng mà ngồi một chập thì cũng như quen lâu rồi; phải không; phải không Chú? Quen lâu (cười), bồ; có gì đâu. “Thế gian vô nan sự,” mà họ cứ tìm chuyện khó họ làm. Họ cho là khó, mà đâu phải khó. Mà thấy chuyện là dễ thì chẳng có gì khó hết.

: (nghe không rõ…)

ĐT: Cái gì Ổng nói cũng được hết. Khi không có chuyện để nói với Ổng thì Ông nói chuyện máy bay không à (cười). Khoa học, cái gì Ông cũng nói được. Mà Ông nói nghĩa là lấy những chuyện nhà quê mộc mạc, rất đơn giản, làm thí dụ y như khoa học. Vậy phải nhờ tu không?

: Cái đó là mình tu, như Thầy tu riết thì cái trí mình nó mở ra, mới biết được như vậy, hả Thầy?

ĐT: Nó mở và nó thấy.

: Dạ

ĐT: Ông Tư ổng nói, “Dễ lắm, phi công,” Ổng nói: “Ông phi công, có gì đâu: ngồi lên máy bay, bấm cái nút, coi cái đồng hồ, nó kéo cái, nó chạy!” Ổng nói vậy đó (cười); thằng kia nói, “Đúng! Có mấy công chuyện đó thôi” (cười). Nhưng mà hồi nào Ổng đâu có biết phi cơ! (cười). Ổng nói, “Kéo cái nó chạy!” (cười). Ông nói, “Dễ lắm!” Rồi nó nói chuyện này, chuyện nọ về khoa học, cái Ổng ví dụ những cái đơn giản. Ông lấy trái bưởi, trái cam (cười), trái ổi, rồi ông nói vậy mà thằng kia chịu! Vô khạp đựng đầy không có ai ăn cho, nhiều quá, cúng đầy hết. Nổi tiếng, tới bây giờ nhắc tới Ổng là người ta ai cũng sợ! Thương lắm, cứu biết bao nhiêu cái bệnh mà nhà thương không trị được! Ổng, hồi trước Ổng cũng khổ lắm, nửa đêm, nửa hôm bệnh hoạn chở tới nhà, chuyện gì đâu không! Tôi nói, “Thôi, Ông dẹp đi, không làm nữa!”. Ông hỏi: “Làm sao? Rồi lỡ rồi, làm sao?” Tôi nói: “Dẹp! Nếu Ông làm vậy, đâu có được? Ông khuyên tôi đừng đi, đừng qua cảnh giới đó, chỉ làm mọi cho nhân gian; mà rốt cuộc bây giờ Ông cũng làm vậy! Vậy chừng nào Ông mới giải thoát được? Lớn tuổi rồi” Ông nói: “Thôi, tôi nghe lời Bạn; dẹp!” Sau đó, Ông dẹp và nói các cô, các cậu đi chỗ khác, đi xuống chỗ Thầy Hai; bây giờ Thầy Hai nuôi nó! Thầy Hải Sa Đéc, người kế nghiệp Ổng.

: Còn sống hả thầy?

ĐT: Còn sống. Ông nói, “Bây giờ vẽ bùa Ngũ Lôi cũng hay lắm: bệnh tà, Anh đứng Anh làm (nghe không rõ…) nhào (cười). Thấy cũng hay (Thầy và bạn đạo cùng cười). Nhưng mà tui tới, tôi có nói, “Anh phải tu nha! Anh biết, Ông Tư cũng hay, vậy mà Ngài cũng phải tu! Anh mà không tu, rồi làm sao Anh cứu mạng?” “Ờ, thì tui cũng nghĩ đến chuyện tu mà Bề Trên cứ chuyển cho tôi trị bệnh hoài! Bây giờ làm sao?” Cộng Sản tới, ổng cũng trị bệnh như vậy đó; Cộng Sản họ nghi Ông, sợ nó bắt đi cải tạo, nhưng tình thế bắt buộc, ông phải trị bệnh cứu người. Mà đâu có tốn gì đâu; ông đứng oánh cái “Bốp!” Ôi thôi, nhào! (cười) Sợ ghê lắm! Bùa Ngũ Lôi mà! Bởi anh ta học có bấy nhiêu đó thôi; các môn khác không biết. Ông Tư không có dạy; dạy một chút để cứu người trong lúc khẩn cấp; còn chuyện khác không có dạy; thành ra ảnh chỉ biết có cái môn đó; ngoài cái môn đó ảnh không làm được (cười).

Còn ông Tư nhiều bùa lắm, đủ thứ bùa hết á. Ổng có thể làm cho người ta bỏ vợ, bỏ chồng; có thể làm cho vợ chồng người ta bỏ nhau, và sum họp lại. Phải học trọn khóa, nhưng mà Ông không bao giờ làm cho người ta bỏ vợ, bỏ chồng; làm cho sum họp lại. Ổng làm thì làm, nhưng mà rốt cuộc rể Ổng cũng lấy vợ bé; Ổng cũng phải chịu. Ông nói Ổng không có quyền làm xa; nhưng ông có quyền làm xum hợp. “Bây giờ nó hợp rồi, bây giờ làm phân ly không được; trái với luật của nhà Phật! Tu theo nhà Phật rồi.” Hồi xưa thì Ông làm được: nó hợp rồi Ổng làm cho tan được; nhưng bây giờ, nghĩa là hai đứa nó đã hợp, Ổng không có quyền làm cho tan: đó là duyên nghiệp của chúng! Càng thấy rõ hơn, không có làm cho tan; không có quyền làm; để cho nó trả xong cái nghiệp ở kiếp này. Còn hồi trước Ổng không biết, hồi còn trẻ Ổng không biết: “Học bùa này làm để có chút đỉnh tiền nuôi con,” nên bắt buộc Ổng phải làm. Sau đó, Ổng không làm nữa; nhất định không làm.

(nghe không rõ…)

Biết mình là quan trọng, thấy không? Luật cuộc đời của mình là luật tự cứu. Phần hồn không dễ gì có, mà xác cũng không có dễ gì có. Nhưng mất phần hồn, mất xác đó, không bao giờ tìm lại được! Con nhớ điều này! Ông Tám nói đi, nói lại: con thú khao khát muốn làm con người; con người rất khao khát được làm một vị Tiên trọn lành, vị Phật trọn lành. Nhưng muốn làmTiên làm Phật phải thực hiện đại nguyện của chính mình. Lúc nào cũng bước vào tu, mình nguyện làm cái gì thì hãy làm cái đó cho kỳ được; không quản trở ngại. Phải hiểu điều này! Chớ con người, đang làm việc, dù ở bếp cũng vậy, nếu gặp trở ngại mà bỏ, thì cái nồi canh sẽ bị hư, món xào kia nó sẽ khét; thấy không?

Nếu chúng ta cương quyết thì cái gì cũng tốt đẹp. Đừng có vì cái này mà bỏ cái kia; đừng vì cái chuyện đời mà bỏ cái đại nguyện. Khi đại nguyện có rồi thì phải thực hiện cho kỳ được! Không gì dễ có đại nguyện! Thiếu gì người ở thế gian không có đại nguyện tu học. Các con tuổi còn trẻ, có đại nguyện tu học thì phải nắm lấy; không nên bị người ta lợi dụng mà mất cơ hội! Tới tuổi ông Tám rồi mới ngồi đó hối tiếc (cười). Tuổi trẻ được cái này thì sướng lắm; tu được cái pháp này sướng lắm. Hãy thực hiện để vượt qua những cái trở ngại này rồi mới thấy rằng, “Ta là vô cùng!” Lúc đó mặc sức mà độ nhơn. Còn vì lý này, lẽ kia, thì làm khổ cho mình và không bao giờ tiến nổi.

Học ở trường là một chuyện, mà học ở trong tâm là một chuyện. Cái tâm mình, nhốt sự động loạn, đừng thả sự động loạn ra! Nếu thả sự động loạn ra nó sẽ trì kéo, mình sụp đổ luôn. Mình nhốt được sự động loạn thì nhốt luôn cho nó thành luôn! Mà thả sự động loạn ra là bị sụp đổ. Cái cơ đồ không phải là sự nghiệp nhà cửa, mà cơ đồ là trong tâm. Tâm sụp đổ thì tất cả cái gì cũng sụp đổ hết! Đại nguyện của người tu học là làm đại sự ở tương lai, chớ không có làm tiểu sự. Không có vì người này, vì người nọ; vô ích! Làm việc lớn: làm một việc cho tất cả mọi vệc ở tương lai.

Cho nên Đức Thích Ca đã thành công; những người hành đạo đã trì kỳ chí thành công, vì bất chấp bất cứ sự trở ngại nào, mới tiến được. Thì ngày nay tuổi trẻ có sự trở ngại là món quà quý để cho mình thức tâm và giữ lấy, và thấy rõ những gương lành thành công thì mình phải thành công! Kỳ diệu vậy đó; thấy không? Chớ tuổi trẻ đừng có sợ vấp! Vấp, vấp, tôi nói, “Vấp, nhưng mà tôi có cách gỡ, thì tôi gỡ.” Chớ đừng có làm cái lối mình không có thể gỡ được; thì hồn xác tan tành hết, rồi làm sao gỡ được?

Cho nên, con người giáng lâm xuống thế gian, cư ngụ trong thể xác; ông Trời cho thử thách một chút tình dục, coi thử có lung lay không? Lời nói và hành động, coi thử hành động và lời nói có ăn khớp với nhau không? Người ta mới thực hiện được đại ngưyện. Cho nên, con người bây giờ có trí khôn, muốn làm điều tốt cho tương lai, thì phải gặp trở ngại sớm. Mà gặp trở ngại sớm dứt khoát đi, cũng như đạp gai và gỡ gai liệng, tiếp tục đi nữa. Đó mới là anh, mới xây dựng được anh hùng tánh, xây dựng được cái tánh anh hùng.

Tuổi trẻ có cái (nghe không rõ…)

33:36 - Chữ “Yêu,” trong tiếng Việt Nam viết rất rõ: I, Ê, U. Đầu u mê thành, “Yêu,” chớ không có gì hết! U mê luôn, khùng luôn đó. Anh yêu tiếng hát, lời ca anh cũng yêu. Rốt cuộc (nghe không rõ…) khùng luôn; thấy không? U mê là yêu đó. Yêu - nó tê tái, ê ẩm trong này, thành u mê luôn. Yêu! Nhiêu đó là thành quỷ. Ông này ổng sợ quỷ ổng mới đi tìm tui! (cười). Yêu ca sĩ mà, yêu ca sĩ lắm! 35:09

: Con thấy vấn đề tình dục là nó mạnh nhứt, ở trên thử thách của người tu đó Thầy!

ĐT: Ờ, gớm lắm; gớm lắm đó; là con hổ,

: Dạ.

ĐT: Thả nó ra là nó cắn chết (cười)

: Con thấy đi kỳ này Thầy nhấn mạnh và lặp đi lặp lại vấn đề nhắc nhở bạn đạo vấn đề tình dục và về chay mặn. Thì con thấy Thầy có giảng một băng về tình dục. Kính xin Thầy, lúc nào có dịp, Thầy giảng cho một băng về chay mặn.

ĐT: Chay mặn, nói từ lâu rồi!

: Dạ, nhưng là một băng giảng riêng. Thí dụ khi Thầy nói về tình dục, có băng giảng riêng.

ĐT: Nói bao nhiêu cũng vậy. Chay mặn do tâm. Muốn diệt dục thì nó phải trường chay chớ có gì nữa đâu (cười). Chay mặn, nói rồi, nói rồi. Mặn nó càng mặn thêm! Xuống biển nó càng chìm sâu! Phải không? Ở trên bờ thì thấy thơi thới, mà xuống biển thì càng chìm sâu (cười). Mấy ông già, bà già bây giờ nói lại cũng vậy, 36:47 “Hồi nhỏ, ổng yêu, mà đẻ thằng quỷ này nó khó chịu quá (cười); phải không? Tại sao đẻ thằng quỷ, thấy khó chịu quá? (cười). Tại yêu đó! I, Ê, U đó! (cười). Tại yêu thôi, mà không biết đường lối gì hết chọi. Nhiều bà, ông bà nói, “Tôi ghét ổng; ổng theo tôi mới lấy ổng, chớ bộ! Nếu không, sức mấy tôi lấy ổng! Mà không biết tại sao lại đẻ ba cái thằng quỷ như thế đó!” Phải không? Nhưng không biết ba ông đó là ba ông minh sư xuống dạy mình học đạo. Ba ông minh sư dạy mình học nhẫn, học hòa; bỏ ổng không được; thấy chưa? (cười).

Tìm hiểu lý đạo thì trong nhà cái gì cũng giáo dục mình hết. Hỏi bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu chuyện kích thích hằng ngày, để cho mình thức tâm, chớ không có gì đâu! Cho nên, trong gia đình, giận rồi hết giận. Đó, thức tâm rồi, giận cái gì nữa? “Kỳ này tôi giận Ông; giận rồi tui bỏ tui đi luôn!” Đi nửa đường cũng quay về; thấy không? Đã quy định rồi: ở đó học; học cho hết lớp mới ra trường; hết lớp rồi tự nhiên họ đuổi ra trường; khỏi lo!

: (Nghe không rõ…) Nhảy vào thiền hoặc làm những cái pháp của mình,

ĐT: Ừ,

: Những cái người mà yếu, trường hợp như vợ của con, hoặc anh Vĩnh, hay bạn đạo còn nhỏ khác, họ vào nhưng chưa có một căn bản, cũng như là phải đi từ A, B, C.

ĐT: Đó! A, B, C!

BĐ: Mà họ vào, họ làm đại, gấp rút, thì có bị ảnh hưởng, hay cái gì?

ĐT: Không được! Người ta đã dặn khi mới vô chỉ Soi Hồn, Chiếu Minh thôi.

: Dạ!

ĐT: Trước tiên là sức khỏe,

: Dạ!

ĐT: Rồi từ sức khỏe mới ý thức được cái phần hồn.

: Dạ!

ĐT: Lúc đó tu hay không là một chuyện khác. Chớ không phải nhảy vô làm đủ thứ như người ta, làm kiểu cho người ta coi! Như vậy đâu có kết quả gì, mà có thể còn tai hại nữa! Cho nên người ta phải đi từ giai đoạn một: con người ở thế gian cần nhứt là sức khỏe; mà đạt sức khỏe rồi mới nói chuyện tâm linh. Sức khỏe không có, tâm linh cái gì? Phải không?

BĐ: Dạ.

ĐT: Ờ! Cho nên, giải cái sức khỏe được rồi thì mới biết mình sai ở chỗ nào. À! “Tại sao tôi như vậy, như vậy; bây giờ tôi mới bệnh như vậy? Ờ, tại vì thất tình lục dục lôi cuốn tôi, tôi mới bị bệnh. Bây giờ tôi nhờ cái này, tôi bớt được cái gì? Hồi trước tập quán của tôi hay buồn tủi này, hay lo này, hay nhớ tình dục này, hay ham đi chơi này; bây giờ tôi bớt rồi. Tôi bớt cái đó, tôi thấy tôi mạnh rồi! Lúc đó tôi mới thức về tâm linh, phần hồn; lúc đó tôi mới quyết định tu!“ Tu bằng cách nào? “Tôi phải dứt bỏ những sự rộn ràng của thế gian tôi mới trở về với thanh tịnh!” Thấy không? Lúc đó nó mới mở ra, mới tiến được, mới chọn con đường đi! Thấy không?

Cho nên, cái Vô Vi rất trật tự: người ta dậy mình làm sao, mình làm vậy. Mình làm quá thì không thành cái gì hết! Làm tùm lum, không có thành cái gì hết; rồi mình đem mình sửa pháp! Ráng chịu thôi. Ở đây người ta chỉ cho mình rằng sức khỏe là trên hết. Làm gì thì làm nhưng sức khỏe là trên hết. Đó, rồi mới chọn con đường về tâm linh. Có nhiều người vô làm đủ thứ hết, thấy cũng khỏe. Rồi ít bữa bị tình dục, Thất Tình Lục Dục, nó khôi phục một cái, nó thử! Nhào liền! Cho nên, người ta kêu làm cái Chiếu Minh năm, sáu tháng thì cứ làm năm, sáu tháng để nó dang cái phần đó ra. Nghĩa là khi người ta nói cho mình nghe là người ta muốn ngừa tất cả những chuyện xảy ra ở tương lai; nhưng có nhiều người nôn nóng, bị sụp đổ là vậy! Rồi cũng loi choi, cũng trở lại chớ không đi đâu; nhưng nó trễ đi, nó trễ chuyến tầu. Cái thức nó không phải vậy.

Còn những người lớn tuổi là họ hiểu rồi, họ đã chán ngán cuộc đời rồi, họ đã bị vày xéo bởi tâm trạng, bởi xã hội, bởi đủ chuyện hết rồi; họ chán rồi họ lần lần, lần lần họ thức là họ tầm con đường họ đi, chớ họ không muốn trở lại con đường cũ nữa!

Còn tuổi trẻ, bị ngoại cảnh quyến rũ được chuyện này, chuyện kia, chuyện nọ. Nó thúc đẩy được, thành ra có thể bị vấp ngã trong giai đoạn đó! Nên làm Chiếu Minh để dang bớt cái Thất Tình Lục Dục đi. Tự nó, nó thức rồi, nó thấy, “À, bây giờ tôi bớt rồi, tôi bớt, tôi không ham mê đi chơi, này kia, kia nọ,” tức là sự động loạn càng ngày càng bớt đi. Bớt sự buồn tủi nó mới thấy nó vui; vui thì lúc đó tự nhiên nó thức, “Đường nào đi sướng hơn? Đường thanh nhẹ!” Nó mới tìm con đường thanh nhẹ để đi.

Nghe pháp, chạy về cạo trọc đầu, bỏ hết chọi, không động tới giường vợ! Qua bữa sau, bí rồi, chạy đi kiếm mèo! Chết á! Cái đó không được. Chuyện gia đình, không ai cấm mình hết đó! Gia đình là hợp pháp: Ông Trời xây dựng mà, không sao đâu! Rồi tới vợ chồng thì luôn luôn nó giới hạn; một ngày nào nó tự động giới hạn; nó bớt dần, bớt dần. Từ việc tu mình mới đi tới chỗ phù hợp: có vợ, có chồng đàng hoàng mà, không có sao. Ông Trời không cấm; Ổng đã xây dựng mà! Người đời không hiểu, làm sai, làm ẩu; khùng, rồi gây cảnh gia đình lộn xộn. Đâu có ông sư nào mà kêu bỏ vợ, bỏ chồng đâu?

BĐ: Thưa Thầy,

ĐT: Tu phần Thiền Định, nhưng phải nhớ làm Chiếu Minh, là bởi vì thất tình lục dục có thể phản trắc bất cứ lúc nào; hiểu không? Cho nên mình phải nhớ làm cái đó, vì để làm từ rún sắp xuống được thanh lọc thì không có phản động. Nếu từ lỗ rún đi xuống không được thanh lọc thì nó sẽ phá bất cứ lúc nào! Cho nên cái pháp đó là một pháp bí yếu, cần thiết cho người tu.

Cho nên, nhiều người tu nửa chừng: mấy ông sư, thiền lâu lắm, nhưng một ngày nào đó nó tháo bỏ, đi lấy vợ! Vì không chịu giải quyết cái chỗ đó! Cái bộ phận đó phải được giải quyết hằng ngày! Cho nên, khi tu con người sẽ trở lại trẻ trung, nó mạnh lại chớ không yếu đâu. Con người mạnh trở lại mạnh, mạnh hơn hồi xưa. Đó! Cho nên mình phải ngừa để giải tỏa, để hai luồng điển nó đi lên, thay vì đi xuống; thấy không? Thành ra việc đời rồi, không phải việc đạo. Còn nó đi lên luôn, không có! Nó đi lên luôn, thuộc về Long Thần Hộ Mạng rồi; không có nữa. Nó làm việc, làm việc ngày, việc đêm ở Bên Trên, mà quên đi cái chuyện trần truợc ở dưới thế gian.

: Soi Hồn, làm Pháp Luân Thường Chuyển cùng một lúc có sao không Thầy?

ĐT: Đâu có được. Nó tức ở trong đó: Soi Hồn là Soi Hồn; thở thường. Pháp Luân Thường Chuyển, người ta hít cho đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu, để có chỗ thoát. Đằng này bịt cứng ở đây, nó tung lên, lộn xộn hết; đâu có được! Soi Hồn là thở thường thôi, còn Pháp Luân Thường Chuyển là Pháp Luân Thường Chuyển.

: Dạ.

ĐT: Có một ông ở Việt Nam được người ta chỉ một đường, lại làm một ngả: ảnh cứ bịt vậy nè, rồi ảnh hít cho thiệt nhiều; ảnh hít, “Để cho nó bể cái đầu, dễ đi!” Thét rồi đầu óc lùng bùng. Hỏi, “Tại sao tôi làm lại bị lùng bùng?” Tôi nói, “Đâu có ai dạy ông làm vậy? Soi Hồn là Soi Hồn; Pháp Luân là Pháp Luân. Ông lấy sách vở về mà coi!”

Cho nên, cái gì cũng phải có trật tự hết. Tại mình không có trật tự, tạo loạn cho chính mình mà thôi. Lái xe cũng vậy: người ta bỏ số một, rồi số hai, số ba, số bốn! Nó nói: “Bỏ số bốn cũng chạy được!” (nghe không rõ…) Nó thấy hay hơn, nhưng chạy một thời gian, lỏng hết. Ráng quá nó hư. Cái nào ráng là sẽ hư hết à! Cái nào cũng cần có chừng mực thôi, đừng có làm quá. Có người có thể ngồi tới sáng thì tự nhiên tới lúc đó nó ngồi tới sáng. Có người muốn ngồi thêm một phút cũng không ngồi được. Phải xả là phải xả! Đó! Rồi kiểm điểm cái sai lầm của chính mình, rồi tu nữa, tu nữa, tu nữa, mới xây dựng được! Lúc đó, “Tôi cần dùng ý chí của tôi nhiều hơn.” Càng ngày càng vun bồi ý chí càng mạnh hơn, cho nó hiểu cái này, hiểu cái kia, hiểu cái nọ. Do sự kích động và phản động nó mới hiểu, mà không có sự kích động và phản động thì không bao giờ hiểu được.

Rồi, tối nay có ai có thắc mắc gì thì hỏi, tôi nói chuyện. Nếu không, tôi đi ngủ.

: Dạ thưa Thầy, nhiều khi nằm thở Chiếu Minh, mình ngủ quên rồi dậy, nó có hại gì không?

ĐT: Không sao! Dỗ ngủ, nó ngủ.

: Dạ, còn mỗi ngày thở Chiếu Mình thì Thầy nói chừng một ngày ba lần hay hai lần.

ĐT: Ừ, nhưng nếu nó ngủ thì cứ ngủ. Ngủ đây rồi chị mập khỏe.

: Dạ. Ví dụ một ngày chỉ thở được ba bốn lần thôi hả Thầy? Không được thở được nhiều hả Thầy?

ĐT: Nếu có thì giờ thì cứ thở. Thở nhiều thì tốt, đâu có sao. Chiếu Minh thì làm nhiều được. Làm nhiều con người trở nên cái tánh kiên nhẫn, trở nên kiên nhẫn, bớt nóng đi. Chiếu Minh làm nhiều là con người tốt, trị nhiều bệnh trong mình lắm.

Tối nay hít nóng quá hả? Bớt hút thuốc đi (nghe không rõ…) là tà khí. Xác con thú là tà; hiểu không?

: Dạ.

ĐT: Không phải chơn đâu. Đừng có tưởng ăn vô là mạnh giỏi đâu, hại chứ không phải mạnh giỏi. Chỉ có hại thêm, không có mạnh; sự thật nó vậy. Khi mà người ta mở huệ rồi người ta thấy (nghe không rõ…) cái mặt (nghe không rõ…) ghê lắm. Nó báo oán mình, nó rình rập mình bất cứ lúc nào; vật ngã mình bất cứ lúc nào.

: Con thấy ánh sáng một thời gian. Nhưng sao có lúc con ngồi rảnh, con ngồi thường thôi, thí dụ ngồi học bài. Con thử, nhiều khi đọc sách mỏi mắt, con ngồi thì giờ rảnh, không làm gì, con thử nhắm mắt coi có thấy như thấy những cái đã nhìn thấy trong lúc thiền không. Đôi lúc con cũng thấy như vậy. Con không hiểu đó là thế nào?

ĐT: Con có ấn chứng đây này, ấn chứng tròn ở trán này; con hiểu chưa? Đó là ấn chứng của luồng điển Di Đà mà con đã niệm Phật đó! Cái đó nó mới có ánh sáng. Trì kỳ chí, giữ phần thanh tịnh. Không phải ngồi thiền mới thấy; sau này thiền không thể thiền là không thiền nữa. Hiểu chưa? Tương lai mà được rồi thì thiền không có thể thiền, không có thể thiền. Thiền là đi cũng thiền, đứng cũng thiền, ngồi cũng thiền, chớ không phải ngồi trong tư thế thiền mới là thiền; hiểu không? À.

BĐ: Dạ. Nhiều khi con ngồi không, nhắm mắt con cũng thấy nữa.

ĐT: Đó! Cho nên, đó là cái hữu ích, đó là luồng điển xuất phát ra. Cho nên, con có ấn chứng, bây giờ con ngồi đây thấy cái đầu con khác rồi đó, nó rút rồi đó. Nẫy giờ là tao rút cho mày. Hồi mới vô là nó rút tới giờ, thành ra nó nổi lên ngay giữa trán lên; thấy không?

BĐ: Dạ. Đôi khi con thiền một chút cũng lâu, con người con tự nhiên nó cũng nhẹ, nó bổng lên, nó bổng, nó lơ lơ, lơ lơ.

ĐT: Ừ, ở trên không trung, không còn ở trong nhà nữa, hiểu không? Đó, sau này con học rồi con thấy là một chút xíu là con hiểu hết rồi, mau lắm.

: Con sợ là chắc con ngồi lâu, chắc người con nó tê hay gì đó, thành ra nó bổng bổng.

ĐT: Không phải đâu; bộ đầu mở nó mới bổng được. Con phải cố gắng ăn chay, cho nó nhẹ; hiểu chưa? Nhẹ rồi nó sẽ còn thấy cảnh rõ rệt hơn; còn nặng là mất cảnh. Đi chơi chỗ nọ, chỗ kia (nghe không rõ…) động (nghe không rõ…) mất à!

: Khi nhắm mắt thì phải nhắm chặt lại hả Thầy?

ĐT: Ừ, nhắm chặt nó thấy; cũng như con dòm cái đèn, con nhắm con thấy có cái đèn trong đó; là nó đã lọc cái luồng điển ở bên trong. Rồi từ cái đó, nó mất đi; sẽ có cái ánh sáng khác. Rồi thanh nhẹ nó mới dòm thấy cả một con đường rộng lớn thênh thang. Cho nên, người ta thích ngồi thiền là người ta phải có thấy cái gì khác hơn họ mới thích. Ngồi mà tối hù, ngồi cái gì ngồi nó nóng nó đứng dậy đi liền. Cho nên, sau này nó mới đổi qua cái Pháp tướng, đổi cái tướng khác. Mà người tu mở huệ, người ta thấy con, người ta phải nể; dòm mặt là thấy nể rồi. Cái pháp tướng nó khác: nhìn nhơn tướng nó khác. Lúc đó là nói chuyện có người ta nghe; mở miệng nói đạo là người ta nghe.

(Nghe không rõ…) Mật Tông, muốn làm cái việc gì người ta phải xin một cái thần lực ở bên trên. Còn cái đằng này mở như vậy, sau này nó trụ rồi, phóng điển thẳng lên, mình là thần lực, phóng điển hỗ trợ; nó khác. Cho nên, “Ông tu, ông đắc; bà tu, bà đắc,” pháp này là nó vậy đó. Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phía, cái nào đến, ứng liền; Đông Nam-Tây Nam, Đông Bắc-Tây Bắc, ứng liền; lẹ làng như vậy mới có an ninh cho cơ thể. Cái đó nó mới mắc hơn bùa hộ mạng, vì tất cả trời đất Tam Giới biết mình thì có an ninh rồi. Mình phải dày công tu. Nhiều khi thấy được ánh sáng như vậy nhưng sẽ còn thay đổi nhiều nhiều, nhiều, nhiều, nhiều. Thấy một ông Tiên trước mắt như vậy không bao giờ gần được, phải cố gắng tu thiệt lâu mới được gần một chút.

Vậy người ta cần gì? Cần sự thanh nhẹ. Tiêu chuẩn của Bề Trên là thanh sạch, nhẹ nhàng. Còn tiêu chuẩn của thế gian là kêu bằng mạnh hiếp yếu; thấy chưa? Tiêu chuẩn của Thiên Đàng Cực Lạc là thanh sạch, nhẹ nhàng. Đó! Tiêu chuẩn của thế gian là nhà giàu hiếp nhà nghèo, mạnh hiếp yếu; vậy đó. Từ cái giới con thú cho tới giới con người cũng vậy: mạnh hiếp yếu, mạnh hiếp yếu, mạnh hiếp yếu; cá lớn ăn cá nhỏ, cứ vậy hoài.

Còn ai có gì thắc mắc nữa? Con còn có gì thắc mắc nữa không?

: Thưa Thầy, Thầy dạy là, “Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc!” Nếu mà mình tu xong rồi có ảnh hưởng đến người khác, nghĩa là thế nào, thưa Thầy ạ?

ĐT: Ảnh hưởng đến người khác là những cái vong linh mà những phần hồn (nghe không rõ…) mấy cục thịt mà mình ăn đây này, mấy chục kí lô ở trong này này, nó cũng là cửu huyền thất tổ mình, anh em bà con mình, chớ ai? Mình tu mình đắc thì tụi này cũng đắc. À, cái “Ông đắc,” này là cả Tiểu Thiên Địa, cả Càn Khôn Vũ Trụ bây giờ nó liên hệ với cửu huyển thất tổ; thấy chưa?

: Dạ thưa, nếu mà gia đình thì có ảnh hưởng gì không hả Thầy?

ĐT: Anh hưởng thì có gương lành thôi; có ánh sáng gương lành để gia đình, khi thất bại rồi nó mới dòm, nghĩ tới mình; thấy không? Ờ, rồi lo ăn năn tu. Nhưng gia đình mình thấy mình nhiều hơn: bây giờ mình thay đổi như thế đó thì nó mới theo cái chiều hướng mình nó thay đổi. Cho nên, nhiều người đã đắc đạo mà gia đình, vợ con đâu có tu, nhất định không tu! Khi người đó đã chết rồi người đó mới tìm; vì thấy mọi người tìm, nó cũng đi tìm; nhiều người tìm.

: Con thấy người Việt Nam mình, người Á Đông mình, về đức độ thì thấy có nhiều; còn ở bên này thì về khoa học. Dạ thưa Thầy, phải chi mà có thể chứng minh cho họ thấy rõ để mà họ tin.

ĐT: Ừ.

BĐ: Dạ, thành ra con thấy nó hơi khó đối với người Tây phương.

ĐT: Không có khó. Khi mà người hành giả mà nó đắc rồi á, thì có thể chứng cho đối phương thấy rõ. Hồi trước tánh tình của nó như vậy, bây giờ nó như vậy. Nội tánh tình không à; rồi cách đối đãi; rồi kiến thức, trí thức của nó trong này cũng đổi luôn, thì cái người mà chồng nó hay vợ cũng phải nghiên cứu, bắt buộc phải nghiên cứu. Bởi vì người này bây giờ thông minh hơn hồi trước rồi, không phải đi học như người không có tu; người về khoa học, thì phải đi học; còn đằng này nó không đi học mà nó lại trở về, nó trả lời còn nhanh nhẹ hơn người đi học! Nó khác ở chỗ đó! Nó có sự thay đổi của tâm linh, mà chính một người trong gia đình phải xác nhận rằng, “Cái này có tiến bộ thật sự, nhưng không biết tiến bằng cách nào?” Cho nên, lúc đó, nghĩa là, “Ông tu, ông đắc; bà tu, bà đắc.” Nhưng phải viết cuốn sách để lại chớ rủi mình có chết đi thì họ mới lấy sách ra họ đọc, “À, té ra làm như vậy, như vậy, có kết quả như vậy.” Thấy không?

: Thưa Thầy, về niệm Phật. Khi niệm “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật,” là tốt, hay chẳng hạn như hít vô là “Nam,” rồi thở ra là “Mô,” như Thầy dạy? Chậm vậy tốt hơn hay là niệm,

ĐT: Không, cái chậm đó là khác. Bây giờ chỉ chú ý ngay trung tim bộ đầu thôi; niệm như vậy liên tục ở trên bộ đầu, thì tốt hơn. Cái kia là để người ta phá mê, phá chấp. “Nam,” là nó chạy ở đây này. Khi mà mình tập trung ở đây, sáu cái này nó cũng chạy đều; tập trung ở đây; thấy không? Như vậy mới trụ đảnh, “Tam huê trụ đảnh.” Phải tập cái điểm đó, sau này Pháp Luân Thường chuyển đầy đủ, “Ngũ khí chiều ngươn, tam huê trụ đảnh,” lúc đó mới nhẹ nhàng; kêu, “Hái hoa dâng Phật.”

: Tại con nghe Thầy nói là “Nam,”

ĐT: Thì đó, để hiểu đó, để hiểu, mấy người mới tu. “Nam” ở đây cho nó đúng với khoa học, là một chấn động lực của luồng điển, để mà người ta khỏi mê lầm: “Tôi niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ cho ông Phật nghe ông Phật thưởng tôi.” Nghĩ vậy thì tu hoài không có tiến. Còn ở đây mình khám phá ra sáu điểm này; mấy người mới tu khám phá cái đó, rồi nhiên hậu nó mới trụ ở đây. Bởi vì sáu tháng phải quy một, lục tâm phải quy nhất; thấy không? Ở đây.

: Nhưng mình niệm nhiều quá nó ngứa mặt.

ĐT: Ngứa thì tốt, nó là cái dâm tánh.

: Nó chạy qua, chạy lại, chạy qua, chạy lại.

ĐT: Mình có dâm tánh; cứ niệm thét cho nó ra luôn, rồi mới đổi tướng. Đó là cái dâm tánh; người nào cũng có hết. Nó ngứa mà nó nổi cục, nổi hòn! Thây kệ, cho nó ra, cho nó ra.

: Hay là hoặc ngồi nghe Thầy nói đạo với bạn đạo, nó cũng ngứa, nó chạy ra.

ĐT: Chứ sao, cái dâm tánh mình đó! Ăn chay một thời gia là không còn nữa, nó phải ra hết. Hồi đó mình vì cái ngứa này mình sợ, mà mình rờ á, nên nó chạy vô. Có nhiều người đương ngồi như vậy thấy nhét một cái thiệt đau, bỏ tay xuống bắt coi thử, “Không có gì hết, đâu mất rồi?” Họ cũng tưởng là con bọ cạp, con gì cắn. Đâu có con nào đâu! Không có; thấy không? Chuyện này rất khoa học. Đuổi nó ra; cái tê, cái ngứa trong bản thể, phải chiến thắng nó thì mình mới trở về tâm linh được. Còn cái tê, cái ngứa mà mình nghe lời theo nó là mình không bao giờ tiến triển về tâm linh được. Mình phải chiến thắng hai cái này; hai cái này tai hại vô cùng! Đây là tạo ra dâm tánh!

Và nếu mình chiến thắng hai cái nó hết, nó thua, lúc nào mình cũng an nhiên tự tại. Cho nên, nhiều người người ta ngồi được ba tiếng đồng hồ, bốn tiếng đồng hồ, “Ôi, chu choa, sao mà sung sướng biết bao nhiêu!” Vậy mà nhiều người ngoài mở mắt dòm, thấy nó ngu; còn mấy người ngồi đó lại cảm thấy sướng hơn tỉ tỉ phú nữa! Họ nhẹ nhàng ngồi được mấy tiếng đồng hồ mà không mệt mỏi; sung sướng vô cùng! Cho nên người ta mới ngồi, chớ ai điên dại gì mà ngồi! Thử kêu mấy người thường ngồi thử coi. Chỉ ngồi một tiếng đã thấy bực bội, phải đứng dậy đi, ngồi không được: bởi vì bên trong không có điều hòa; ở trong nó điều hòa, ở trong này, rồi phải hòa hợp với bên ngoài thì mới hợp nhất được. (nghe không rõ...) cho con người nó nhàn hạ rồi nó trẻ lại, có gì đâu lo.

: Cái đó không có hại hả Thầy?

ĐT: Không có hại. (nghe không rõ...) Nhưng chị phải ghi đi, ở đời dễ ợt chứ có gì đâu: thứ nhất làm cái gì; thứ hai làm cái gì; thứ ba làm cái gì; thứ tư làm cái gì.

: Dạ, con hứa cái gì với ai con hay quên quá!

ĐT: Ghi đi! Luôn luôn, hễ đi đâu là dở cuốn sổ ra, coi. Một thời gian rồi sẽ nhớ lại hết; không quên đâu! Cái đó là tôi đã qua rồi đó!

: Dạ.

BĐ: Trong một băng giảng của Thầy có nói là niệm danh Cha bao gồm luôn “Nam Mô A Di Đà Phật” trong đó. Tại sao trước khi thiền mình niệm danh Cha, rồi còn niệm thêm “Nam Mô A Di Đà Phật,” ba lần nữa, thưa Thầy?

ĐT: Niệm là niệm cho có trật tự: Phật cũng như là con cưng của Cha; phần hồn của mình tu nguyện về Phật. Tu không thành Phật, tu làm cái gì, phải không? Tu mà thành quỷ thì tu làm chi? Mình phải đặt mục đích nó như vậy. Có tú tài mới lên đại học; thấy không? Phải niệm vậy cho có trật tự Càn Khôn Vũ Trụ; mình tu là để học lại cái trật tự của Càn Khôn Vũ Trụ, chớ không có gì đâu.

: Có một người hỏi con mà con không biết trả lời; thí dụ như mình niệm tới chỗ, “Cực Lạc Thế Giới Quan Thế Âm Bồ Tát,” rồi mới tới “Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ.” Họ hỏi con nếu như vậy là đẳng cấp! Vậy nên, “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Quan Thế Âm,”

ĐT: Không phải đâu! Đó là mấy luồng điển. Mấy luồng điển này cũng có trật tự của Càn Khôn Vũ Trụ. Niệm như vậy cũng có sự chứng minh của Đức Di Đà và của Quan Âm. Có chứng minh, mơi có sự chứng của, của, của Đức Di Đà, Quan Thế Âm. Còn ở đằng này người ta tu về điển thì nó phân về điển giới. Phải có trình độ thì cắt nghĩa mới hiểu được. Cho nên, mỗi cái câu, mỗi chữ đều có mỗi chấn động khác. “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Quán Thế Âm Bồ Tát,” nó chạy. Nhưng mà nếu người không có điển, cắt nghĩa cũng không hiểu; nếu mà cắt nghĩa cho nó hiểu thì nó khùng rồi. Cho nên, những người ở thế gian phải làm cái lễ. Cái lễ là phải có trật tự: trên, dưới, có trật tự. Nói với những người ở thế gian, những người mà hiểu về Phật lý, này kia, kia nọ, nói phải học trật tự của cả Càn Khôn Vũ Trụ như vậy. Mà khi mà có điển rồi, tự nó thức. Luồng điển nào chạy đến đâu, luồng nào đi lên, luồng điển đi xuống, nó biết liền. Nó vừa niệm, nhắm mắt thấy ánh sáng đi lên, ánh sáng đi xuống; thấy rõ ràng chỗ nào, chỗ nào; “Di Lạc,” là sao; “Di Thiện Tối Lạc,” là sao; mà “Đức Di Lạc,” là sao. Nó phải có hết.

Cho nên, cái chấn động lực, cái âm thinh mình mà vừa động một cái thì trên kia người ta chứng rồi. À, cho nên người bằng lòng tu thì những vị đó chiếu liền. Cho nên, người lầm lỗi này kia, kia nọ, tội lỗi nhưng chịu tu thì bên trên người ta xóa liền. Cho nên, không phải là nói là tu là không có hiệu lực; có hiệu lực, nhưng người thế gian đâu có hiểu.

Nhiều người nói: “Chu choa, tôi tu bây giờ sao tôi nghèo, tôi không có tiền!” Thấy không? Nhưng, không tiền nhưng mà không bao giờ đói và không có tạo thêm nợ. Còn nó có tiền nó gieo duyên, tạo nợ mà không hay. Cho nên, mấy người có tiền thấy nợ không à: nợ đời; thấy không? Nợ vợ, nợ con, nợ duyên, nợ tình, rồi nợ về vật chất nữa. Làm ăn có hên, có xui. Xui là thiếu nợ hết, tùm lum hết. Còn cái người nghèo này nó không có nữa, chỉ có bấy nhiêu đó đủ sống thôi. Cái tâm nó túc, cái tâm nó đầy đủ. Còn người có tâm bất túc thì thế nào cũng phải tiêu, bị kẹt vì thời gian có chục năm, làm sao mình tham quá được; ôm được đâu mà tham? Cho nên “Nhân tâm bất túc, xà thân tượng:” Con người có tâm không túc: còn tham; con rắn nó mở miệng ra, con xà thân tượng là con tượng nó mở miệng ra, là vô nó muốn ăn, vô muốn ăn, vô sâu muốn lấy, lấy. Cắn trúng cái mật nó, nó cắn lại, tiêu rồi, kẹt ở trong đó, thấy không? Người ta kêu bằng, “Xà thân tượng,” là cái thân con rắn mà chui vô con tượng, bị kẹt ở trong đó; thấy không? Cái lòng tham con người là không được.

Cho nên, người tu phải bỏ hết. Người ta kêu bằng, “Giải nghiệp,” mới được tiến bộ. Mà cái người không có là người được giải nghiệp. Cho nên, vợ chồng nghèo khổ, không có, vừa đủ ăn, thương yêu, anh nói em nghe, em nói anh nghe; tới hồi có tiền rồi sinh chứng, không có hòa thuận đâu. “Được là được, không được tôi xách vali đi chỗ khác!” Thành ra gia đình bất hòa. Vì gì? Vì đồng tiền. Khi còn đói khổ, nương tựa lấy nhau, thì vợ chồng sống một cách lý thú lắm; phải không? Có chén cơm chia hai, có hột muối chia hai, sống cuộc đời bình an, thấm thía, vui tươi lắm. Mà có tiền là có chuyện, tạo cảnh phân ly, không thích sống chung. Cho nên, người tu mà được giải nghiệp rồi nó càng ngày càng nghèo; càng không có tiền, đại phước; chớ đừng mong, “Tôi tu mà tôi có tiền, tôi tạo thêm nghiệp! Tiền để làm gì? Để trói buộc thân tôi. Đủ ăn rồi; có cơm ăn là phước rồi!” Cho nên, người tu không cần chỗ nằm, không cần bận áo sang, mà có chút cơm ấm dạ là đủ rồi, thành ra không bị ràng buộc bởi ngoại cảnh nữa. Còn người nhà giàu kia phải kiểu cọ lắm: đôi giày phải kiểu theo cái áo, cái quần, này kia, kia nọ; đòi kiểu không; kẹt hết chọi!

Người tu không cần thiết. Cái nào có là được rồi, cái nào cũng là phương tiện của Thượng Đế ân ban. Họ hiểu được giá trị đó thì cái gì họ cũng thấy đẹp. Nếu không hiểu giá trị đó thì cái gì cũng chê xấu, nó tạo khổ thêm cho mình mà thôi. Cho nên, những người tu sống một cách đơn giản. Ăn đơn giản, mặc đơn giản, cái gì cũng đơn giản. Họ là những người sung sướng hơn những người kiểu cọ, và không bị trói buộc như những người kiểu cọ; phải không? Mà lúc nào họ cũng mạnh dạn chớ nó không bệnh hoạn như người có kiểu cọ; thấy không? Nó có khác. Rồi; ai có gì thắc mắc nữa?

: Dạ, kính thưa Thầy! Khi con thở thì bụng con rất lớn, và khi thở ra thì nó ép vô rất là sát. Xin hỏi Thầy: hít vô bụng, thở ra lớn nhiều chừng nào tốt chừng ấy, hay là thở ra bụng ép sát như vậy là tốt?

ĐT: Đúng! Con làm rất đúng; không sao hết đó, không có sai chút nào hết. Rồi nó càng ngày càng mạnh; đúng không?

: Dạ.

ĐT: Càng ngày càng mạnh. Con thử có vợ, con dâm, cái con làm không được; hai ba cái rồi cái pass luôn: “Thức chi cho khổ?” Ngủ đó là hại lắm; thấy không? Vì mất trung khí rồi.

: Theo con nghĩ thì muốn hành theo cái pháp Vô Vi... (Băng lỗi. Nhiều chỗ nghe âm thanh hỗn loạn)

ĐT: (nghe không rõ) ... có đòi hỏi ... tụi con trẻ mà tu thì mau lắm. Cương quyết qua được thử thách về tình dục rồi đó, đắc đạo như không, mạnh lắm. Lúc đó sự ăn uống không còn cần thiết nữa, nó bớt dần, bớt rồi mà trí óc bình tĩnh, sáng suốt. Khi con học được bao nhiều đó rồi con sẽ phân tách cái lớn rộng hơn, sâu rộng hơn khoa học. Tại vì sao con biết? Con thấy Khoa Học Huyền Bí phối hợp với khoa học giải thích hay vô cùng! Rồi lên trình bày một chặp thì tự nhiên nó (nghe không rõ...) biến chuyển ra nói ra thao thao bất tuyệt, ông thầy cũng ngán mình á.

: Thì con học, con thấy con người mình, coi vậy mà khi mà chết rồi không còn cái gì hết, mổ xẻ rồi tùm lum con người, cắt (nghe không rõ...)

ĐT: Bởi vì con thấy là thấy phần vật thể thôi. Còn con thiền là con thấy điển thể, cho nên cái đầu con là cái rừng cây rất đẹp, rất lớn rộng, núi non đủ kiểu hết, dưới này không à! Tôi nói dưới này, quý lắm! Một tấc, một tấc, một tấc đều quý hết, không có chỗ nào không hay, tổ chức quá hay, quá hay. Khi con khám phá ra được, quá hay, quá hay của Thượng Đế, lúc đó con mới thương Thượng Đế nhiều hơn! “Quá hay!” Còn về cái khoa học này chỉ khám phá ra vậy vậy vậy, nhưng mà chưa đâu, chưa có thấy. Trong sự huyền vi, huyền là mắt phàm không thấy, vi là nhỏ nhất mình cũng thấy; khoa học chưa làm nổi! Lúc đó con mới thấy giá trị vô cùng, và con thấy rằng chuyện thiên cơ bí mật của ông Trời tinh vi lắm, không ai biết trước được. Nói để nhóe một chút, để độ người ta tu thôi, chớ kỳ thực không ai biết trước được.

: Vậy những người bệnh, chẳng hạn như là họ mổ hay cắt xén một bộ phận nào trong người, họ tu có bị ảnh hưởng gì không? Tức là, khi mà Thượng Đế tạo ra, chẳng hạn: tim, gan, tỳ, phế, thận đủ như vậy, khi mình tu, như Thầy nói là mở cái huệ thì nó mất?

ĐT: Không có mất! Mở huệ thì cái điển nó còn. Anh thấy cái tay này chặt, làm tay giả. Mấy thằng cha có tay giả khi ngứa họ gãi bàn tay giả, cũng đã tự nhiên (bạn đạo cười) cái energy còn nguyên. Anh hỏi mấy người tay giả, anh hiểu, ngứa mà anh cứ hỏi, “Tại sao anh gãi gãi ở đây?” Anh nói: “Cũng vậy à, đã ngứa lắm!” (bạn đạo cười). Tay giả, đâu phải tay thiệt? Nhưng cái energry nó còn, luồng điển nó còn, cái sống này là do cái luồng điển sống chớ không phải cái tay sống! Tay là tay chết. Cho nên, khi Anh chết rồi, chặt ngón tay một trăm khúc có nghĩa lý gì đâu, có đau đớn gì đâu! Nhưng còn luồng điển là Anh cảm thấy đau đớn; thấy không? Đụng cái nó biết liền, đụng đây nó báo cáo vô óc liền, sợi chân lông này để ở đây, đó, nó báo cáo rồi, lên óc nó đi (nghe không rõ...) sợi chân lông là da thịt (nghe không rõ...) của mình, báo cáo vô trong. Càng tu càng thanh tịnh, thanh tịnh, thanh tinh; mình thấy nghĩa là vạn linh trong mình, phần hồn là vua một cõi; nó sướng lắm.

Cho nên, người ta thiền, an nhiên tự tại; của đời nó không có một xu mà trong này nó giầu lắm, mở miệng nói chuyện sang không, nói chuyện tốt (nghe không rõ...) nói Bồng Lai Tiên Cảnh (nghe không rõ...), nói chuyện thanh sạch (nghe không rõ...) cần gì có nấy. Phần hồn được rồi, ngồi đó, muốn bận áo gì, màu gì, là có mầu nấy. Muốn uống ly trà, ly trà bay tới chớ không phải đi “Ê,” kêu la mất công. Cho nên, anh thấy ở xã hội này cái thứ giàu, mà họ làm tới president, cái gì cũng bấm nút là chạy vô; thấy không?

: Dạ.

ĐT: Cái gì cũng nhẹ hết, cái gì cũng có liền, có liền. Mấy ông nhà giầu muốn may cái áo thì ông chỉ gọi téléphone, thằng kia lấy mesures, rồi chút nữa đem tới, cũng được nữa; phải không? Còn mình nhà nghèo thì lâu lắm, command nó lâu lắm; phải không? À; lên cao chừng nào thì tiện lợi chừng nấy. Tu thanh sạch chừng nào thì được hưởng nhiều điều không thể nói cho thế gian biết được. Bây giờ lên tới tầng lớp khác, Anh bận đồ khác, nói chuyện khác nữa nha (cười) anh bận đồ khác. Anh nói về thiên cơ tùm lum, rồi sau này Anh lên lớp nữa Anh nói chuyện khác, kêu người ta đừng nói những chuyện đó không có hay, còn cái này hay hơn (cười) (nghe không rõ...) Anh lên lớp nữa, Anh nói cái hay hơn nữa. Đến khi Anh làm Phật rồi thì thôi, không nói nữa, không thèm nói; “Tụi bay nói chớ tao không nói nữa;” phải không? À, khi làm Tiên nói chuyện, Địa Tiên nói nhiều nhất, rồi Thiên Tiên cũng nói về (nghe không rõ...) văn chương nhiều nhất; rồi qua tới Phật giới thì không nói nữa, không nói. Cho nên, tu phần hồn mà tu thành Phật thì cho cái vía nói thôi, cũng như (nghe không rõ...) thế gian (nghe không rõ...) cần gì phải cái hồn nói nữa.

: Chẳng hạn như Thầy bây giờ là cái vía nói chớ không phải hồn nói?

ĐT: Không có xài cái hồn đâu. Có gì quan trọng đâu. Chừng nào có chuyện nghiêm nghị thì phần hồn mới xuất, vì mình có tam hồn. Những người mà xuất ra được rồi sẽ quen với thanh khí bên trên, kêu nó về trở lại cái chỗ này nó cũng mệt rồi, nói chi kêu nó xuống chỗ này. Chỗ này nặng lắm, mà hồn con người ở đây rồi chuyển qua đây, mới tới Sơn Đình. Lo tu mà đi được, đâu có ai (nghe không rõ...) nhiều lắm; ghé qua đây chút thôi.

: Thí dụ, bây giờ tụi con yêu cầu Thầy cho hầu về Thầy (nghe không rõ...) cho tụi con (nghe không rõ...)

ĐT: Làm chi? Ich gì? Có trình độ nào thấy đâu!

BĐ: Dạ.

ĐT: Dòm tôi bận áo, hỏi tôi bận áo gì, mấy người cũng không biết mà! “Ông bận áo sơ mi chứ áo gì?” Đâu có biết cái áo gì đâu! Thử hỏi thằng này hồi nó đi qua Núi Cấm này kia, kia nọ, nó bận áo gì, mấy người thấy không? Đâu phải bận áo này! Áo khác à. Phá vách tường này, qua cái lớp kia là có thay đổi rồi. Thấy không? Ở Việt Nam bận khác, qua Mỹ bận nhiều chuyện lôi thôi lắm, nhiều chuyện khác. Ở Việt Nam nó bận khác; ở đây nó bận khác; phải không? Cho nên học hoài, học không hết. Nó tùy theo cái trình độ để cảm thức mà thôi. Người nào tu khá, tu khá, tu khá hơn thì thấy khác; người nào tu dở thì thấy khác.

(nghe không rõ...) Thấy không? Còn phản đạo là nó làm cho nó tăm tối, là phản cái đạo tâm. Muốn phản cái đạo đó, là phải phản mình trước mới phản được đạo, thì đi xuống. À, trước kia ăn chay, bây giờ nó bỏ đi, nó đi ăn thịt; tái tạo nghiệp. Hồi trước nó giải nghiệp, bây giơ tái tạo nghiệp. Nói chuyện tu thì nó bác, rồi chửi luôn người tu nữa. Mà nó đã không chọn đường nào để tu thì phải đi sai, sa lầy luôn, đi xuống. Nhưng sau này chết, đi tới cái phần hồn, họ phải khổ. Nó phản họ chớ đâu có phản người truyền pháp đâu, không cần cái vụ đó.

Còn ở đời nói, “Phản đạo, phản Thầy,” là khác ạ! Phản đạo, phản Thầy bây giờ nghĩa là, “Tôi chỉ cho Anh tu, Anh tu Anh nắm được cái mối Vô Vi. Có mấy chục người, mỗi tháng Anh thâu mấy chục đồng;” ví dụ như vậy đó. Rồi bây giờ nghĩa là, Anh nói, “Vô Vi này, Vô Vi C mới là đúng;” Vô Vi không đúng nên Anh sửa thành Vô Vi C, và Anh lên làm giáo chủ luôn. Ở đời đó, ở đời học của ông sư này rồi ăn cướp tiền của ông sư, cũng như vô làm công một chủ tiệm rồi gạt chủ, mình trở nên ông chủ; vậy đó!

: Là lừa Thầy?

ĐT: “Lừa thầy phản bạn,” đó là về mặt đời; cái đó tội còn nặng hơn nữa. Là “Lừa thầy phản bạn,” ở đời nó vậy.

Còn tu là những người nào đương tu, đương tầm đạo ngon lành, mình tìm cái hay mình đi, nhưng mình có đầu, có đuôi. “Ờ, tôi cho Ông hay, hồi trước, cảm ơn Ông nhiều lắm, nhờ Ông chỉ cho tôi bây giờ tôi đã tìm ra cái mối đạo đi như vầy, như vầy, như vầy, nó sáng suốt hơn; phải không? Mong rằng nó thích hợp với tôi và tôi sẽ trở về đóng góp nếu Ông cần tôi giúp đỡ. Tôi thấy Ông tối hơn, hay là không thích hợp với tôi. Thấy không? Và tôi bây giờ tôi xin phép tôi tách rời tôi đi qua bên kia một thời gian coi nó tiến triển thế nào.” Phải không? Thì đương nhiên khi mà người ta tìm đường đi thì phải có đường đi lui, có lợi cho hành giả và không đánh mất tình thầy trò, bởi vì mình tu Vô Vi mà đi chửi chùa là trật rồi đó, phải không?

: Dạ.

ĐT: Hồi trước, nhờ có chùa, mình buồn, hàng tuần mình lên chùa ăn chay, chơi vui, xem tượng Phật này kia, kia nọ. Bây giờ mình được tu thiền rồi lại chửi chùa! Đâu có được! Rồi nói, “Tôi không bao giờ trở lại chùa!” Không được! “Nhờ chỗ đó nó mới độ cho tôi biết ngày nay cái pháp này tôi tu. Phải không? Nhờ nó đã dìu tiến tôi. Nếu không có cái đó, tôi đã sa lầy vào cái cảnh kêu bằng hung ác thế gian rồi. Nhờ cái đó tôi mới biết đạo và mến đạo nên mới tìm ra đạo. Làm sao tôi bỏ được những kỷ niệm đó, tôi phải trở lại. Tôi có khá, có hay, có giỏi tôi cũng phải giúp chùa cho nó còn mãi mãi cho những người khác đau khổ sẽ đến đó, nhờ đó mà tiến hóa.”

Mình nhớ lúc nhờ chùa mình mới biết đạo, một chút xíu. Dù bây giờ mình tu cao, nhưng lại nói, “Chùa làm sai!” Không sai đâu! Đó là cuốn sách lịch sử để cho chúng sanh tự thức. Dù nó không có nói, không có ân sư, không có gì, nhưng ngôi chùa luôn luôn có giá trị. Chớ mái chùa, cột chùa có rách nát đi nữa cũng vẫn còn giá trị, mình không nên chê ngôi chùa. Nếu có sai là người ở trong chùa làm sai thôi, mình không thể trách nhà chùa được. Ngôi chùa là vĩnh viễn như vậy. Còn những người mà trụ trì chùa làm sai, họ phải chịu tội. Còn đường mình, mình tầm; chấp thuận hay không là do mình chớ đâu phải do họ; phải không? Lỗi của mình chớ không phải lỗi của họ. Phải hiểu rõ; đừng có trách tầm bậy tầm bạ, nói tùm lum, mất lòng. Cái hồi mình mới biết về đạo màu một chút, mình thích đi chùa lắm. Ai ở đây cũng thích đi chùa hết. Nhờ ảnh hưởng đó, một chút ảnh hưởng thôi, mình mới tìm ra mối đạo.

: Con không biết, con đang nghĩ không biết là hỏi... (bạn đạo cười) (nghe không rõ...) thương yêu nhau, dìu dắt nhau trong đường tu đạo, đừng có chấp, đừng có mê, đừng làm những gì thương tổn đến Thầy như việc làm đã qua mà đã làm Thầy đau buồn. Hôm nay có một số bạn đạo tại thiền đường Bothell, cũng hướng dẫn về, chỉ dạy làm sao, thế nào cho chúng con thương yêu nhau hơn và tu thế nào được thành đạo chớ không giành đạo.

ĐT: Trên năm trăm cuốn bang, Thầy nói đều hết rồi; nói tất cả phải làm thế nào để đạt đạo. Cái thứ nhứt quan trọng là phải biết thương yêu và tha thứ. Thương yêu ai trước? Thương yêu ta, ta mới đem cái xác này ta đi tu. Cái quan trọng là ta biết thương yêu ta, ta mới đem cái xác này ta đi tu. Rồi ta tu rồi ta lại gây lộn bạn đạo giữa bạn đạo, là ta ghét ta. Ta tạo thêm đối phương ghét ta, có phải là ta ghét ta không? Tưởng, “Tôi chống trả người khác là tôi được cái gì?” Không! Đương nhiên người khác sẽ chống trả tôi!” Thấy không? Bằng đầu, “Tôi đem nó đi tu thì tôi thương nó; rồi bây giờ tôi làm người ta ghét nó thì người ta đâu có biết cái hồn tôi, người ta chỉ biết cái xác, cứ nhè cái xác chửi! Rồi tôi muốn dẹp sự động loạn cho cái xác mà ngày nay tôi tạo thêm sự động loạn cho cái xác!” Đó! Cho nên, trong giữa bạn đạo và bạn đạo, sự tha thứ và thương yêu không có, mà cũng chả có nghe băng của người truyền pháp, rồi đâm ra nghĩa là tự mình luận thuyết trong sự mê chấp! Thì đạo cũng không thành mà đời cũng không xong.

: Dạ.

ĐT: Cho nên có sự biến chuyển các nơi về tinh thần của Vô Vi, đụng với nhau, và ngày nay vỡ lẽ ra, mở: “Té ra chúng ta, ban đầu nói chuyện thương yêu, thương yêu ta, mà rốt cuộc lại tạo hại cho ta. Như vậy là ta ngu hay là khôn?” Rồi bây giờ những người bạn đó mới hiểu là mình không khôn. Mình đổi một cuộc mới hơn, nhưng mà té ra mình cũng trở lại tạo một cái cuộc tệ hơn hồi trước. Rồi mới tự thức, ăn năn hối cải; rồi mới dòm thấy huynh đệ cả càn khôn vũ trụ, cả con thú đi nữa cũng sống chúng trong một quả địa cầu, sống ngày đêm như ta đã và đang sống, sống, hít thở như ta đã và đang sống, sống trong sự dòm ngó thức tâm cũng như ta đã và đang sống. Cho nên, muôn loài vạn vật có ngũ tạng như ta có thể gom vào đồng loại của tất cả, ta không nỡ nào mà chia lìa và tạo sự cách biệt, sân si nữa.

Cho nên, cái người tu phải thanh tịnh một chút để hiểu ta, cứu ta, mới cứu người. Mà Khi chúng ta bằng lòng cứu ta rồi thì đương nhiên cái thức hòa đồng sẽ mở. Cũng như Anh Trọng nói: “Bây giờ tôi tu, tôi thương yêu tất cả mọi người. Tu rồi tôi thấy có một số người tranh chấp, không thương yêu, tôi rất tiếc cho những người đó sẽ đi tới chỗ đổ vỡ ở tương lai. Cho nên Anh nhắn một hai câu, “Ráng tu cho đúng đi để thức tâm.” Phải cố gắng tu là biết yêu mình mới biết yêu họ; còn chưa biết yêu ta mà yêu ai?

Cho nên, rốt cuộc mình phải lo cho chính mình, nhiên hậu mới ảnh hưởng người khác. Chúng ta có gương lành của Đức Phật: Ngài cứu độ chúng sanh bằng cách thức tâm và cứu Ngài trước, nhiên hậu mới ảnh hưởng chúng sanh. Đó! Ngày hôm nay chúng ta muốn theo Đức Phật mà chúng ta không thiền như Ngài, không tu như Ngài, và chúng ta cứ chóp chép, chóp chép, chóp chép những sự tranh chấp. Vậy chúng ta đi học tu hay là học thị phi? Nếu chúng ta đi học thị phi thì ta ở đời hơn, tu làm chi? Tu có cái gì hay hơn chứ?

Cho nên, chúng ta làm cái gì khác hẳn với cái đời chúng ta mới là người tu; mà y như đời làm sao tu được? Nói rằng, “Đời đạo song tu” của Vô Vi, “Đời” là thể xác này, làm cho thể xác này ổn định, là cái đời nó yên. Cho nên, các bạn ngồi yên để thiền là đời đó. Còn cái xác này là đời, mà lập lại trật tự cho cái xác này thì nó trở về cái gì? Trở về cái đạo. “Đời đạo song tu,” đó! Còn nói: “Ồ, ông Tám ổng nói ‘Đời đạo song tu,’ vậy tôi ăn nhậu, đi uống bia, đi nhảy đầm, là đời.” Không phải! “Đời” là cuộc sống của hiện tại đương nhiên của cuộc sống, là cái xác phàm này; mà biết hỗ trợ xác phàm này cho nó trở về trật tự, thì cái hồn mới được thanh nhẹ. Đó! Cho nên, ngồi thiền đó là đời đạo song tu. Còn mang xác này mà lập lại quân bình cho xác và quân bình cho chơn tâm, nó kêu bằng “Giải thoát.” Từ đó chúng biết ta tha thứ và thương yêu.

Cho nên, phải tu đúng pháp, không nên sửa pháp mà hại mình, hại họ. Cứ trầm lặng mượn cái pháp. Bao nhiêu gương lành thoáng trước mắt chúng ta thấy rõ. Hình ảnh của Chư Phật, Chư Tiên tài giỏi hơn chúng ta nhiều, nhưng Ngài vẫn trầm lặng lo tu thiền để thức tâm. Hỏi chớ, chúng ta là loài gì mà hơn họ? Chúng ta còn thấp hèn hơn Ngài mà chúng ta không biết tu, là bê trễ. Lúc đó không thể mà than thở oán trách được nữa. Cho nên, mọi người, kể cả thiêng liêng đến người phàm, đều phải tự thức tâm mới giải quyết được. Còn nếu không chịu thức tâm thì không bao giờ giải quyết được. Chỉ tạo khổ và trầm luân mãi mãi xuống thế. Chư Vị thiêng liêng cũng vậy, cũng cần giữ pháp và nghe pháp để tu tiến chứ nói chi người phàm thế gian. Sống trong cảnh ô trược mà cũng đành hy sinh tất cả để thức tâm lo tu luyện, huống hồ gì thiêng liêng cõi trên mà không chịu (nghe không rõ...)

Cho nên, ta thích cái xác. Nếu cái xác nào có thể nhập được, cư ngụ được, thì họ nhập vô, họ ở đó mượn cái xác để tu. Vị thiêng liêng nào cũng quý cái xác vì họ thấy cái bãi trường thi và trường tu quý báu hiện tại là nhân gian. Thế gian này đầy đủ các tài liệu, các pháp mà để độ cho tâm thân được an nhiên tự tại, cho nên người ta quý xác phàm. Người ta tìm xác phàm, nhập vô xác phàm để tu. Cho nên, chúng ta có xác, có hồn, mà không biết lo tu thì rồi đây một ngày nào đó xác hồn động loạn, rồi tạo cơ hội kêu bằng mất xác, mất hồn! Bẩy ức niên mới tái hồi, thì biết chừng nào mới có cơ hội đàm đạo về đạo pháp nữa?

Cho nên, có cái duyên lành học đạo thì phải học cho chót và phải học cho đàng hoàng cho trật tự, phải làm cho đứng đắn, không bao giờ trì trệ. Chớ có rủ rê, sanh động loạn. Một số người nhỏ mà biết tu còn hơn một triệu người ngồi nói dóc! Tôi nói vậy đó! Cho nên, mọi người phải ý thức điều này. Hồi đó ông Thích Ca đi tu có một mình; bốn năm người ngồi ở bãi sa mạc nhưng chỉ một mình ông tu thôi. Ông không cần biết, không rủ thằng A, thằng B; Ông ngồi, Ông tìm gốc cây ngồi một mình. Bây giờ mình cũng tìm được con đường ở trong thức mình; mình ngồi yên trong gia đình mình, trong gia đình mình cũng năm, mười người, bốn, năm người, nhưng mà một người tu, cũng như cái đám kia hồi xưa vậy. Mà mình cương quyết, rồi mình cũng đắc đạo và độ những người xung quanh, rồi từ đó sẽ bành trướng. Làm gương cho mọi người rồi mọi người tự tìm thực chất của họ, họ mới có cơ hội tiến hóa, kêu bằng, “Cứu khổ ban vui,” cứu độ chúng sanh.

Cho nên, cái cơ duyên đến, phải nắm lấy mà tu, tu trong trật tự. Phải nhớ kỹ: mấy chục năm rất ngắn chớ không có dài đâu. Đừng tưởng các bạn sống tới bảy chục năm là nhiều lắm! Không có nhiều đâu! Có mấy lăm ngày ở Thiên Đàng thôi: một năm là một ngày, cộng ra bao nhiêu ngày? Mà một giờ, một ngày, mình tu được mấy giờ? Tu không kịp! Cho nên, cố gắng giữ lấy sự thức tâm để có được cơ duyên an lành ở kỳ sau này. Dù tu không thành cũng không đến nỗi nào. Vì sao không đến nỗi? Vì chúng ta biết vun bồi đường tu thì kiếp sau chúng ta sẽ có cơ hội.

(Hết băng)


----
vovilibrary.net >>refresh...